LUẬN A TỲ ĐÀM TÂM
Tác giả: Tôn giả Pháp Thắng
Hán dịch: Đời Đông Tấn, Đại sư Tăng Già Đề Bà và Tuệ Viễn
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 3

Phẩm thứ 6: TRÍ

Trí tuệ tánh hay tỏ

Quán rõ tất cả hữu

Có không có Niết-bàn

Là tướng nay sẽ nói.

Nghĩa là ở phẩm Hiền Thánh đã lược nói về trí có không. Cảnh giới có nay sẽ nói.

Ba trí, Phật đã nói

Ý đệ nhất tối thượng

Pháp trí, vị tri trí

Cùng thế tục, đẳng trí.

Ba trí này gồm thâu tất cả trí. Ở đây pháp trí được gọi là cảnh giới, tức đối với cảnh giới của trí vô lậu khổ, tập, diệt, đạo thuộc cõi dục, là đầu tiên thọ nhận pháp tướng, nên nói là pháp trí.

Từ căn của pháp trí hiện thấy rồi, không phải căn hiện, cũng thấy là vị tri trí. Vị tri trí được gọi là cảnh giới, tức nơi cảnh giới của trí vô lậu khổ, tập, diệt, đạo thuộc cõi sắc, cõi vô sắc, sau đấy trí này thọ nhận pháp tướng, nên nói là vị tri trí.

Đẳng trí được gọi là hữu lậu trí. Trí này phần nhiều nhận lấy sự hiểu biết về các đế, về nam, nữ, dài, ngắn làm đầu.

Khổ, tập, ngừng dứt, đạo

Hai trí như có được

Đây gọi cùng bốn trí

Thầy giải thoát đã nói.

Hai trí này là pháp trí và vị tri trí. Nếu hành nơi đế, có tên gọi tương tợ như vậy, nên nói: Cảnh giới của khổ đế nói là khổ trí. Cảnh giới của tập đế nói là tập trí. Cảnh giới của diệt đế nói là diệt trí. Cảnh giới của đạo đế nói là đạo trí. Là Thầy giải thoát đã nói.

Nếu trí quán tâm người

Là từ trong ba nói

Tận, vô sinh trí, hai

Cảnh giới ở bốn môn.

Nếu trí quán tâm người, Là từ trong ba nói: Nghĩa là tha tâm trí là cảnh giới hữu lậu, là cảnh giới của đẳng trí. Đạo của cõi dục là cảnh giới của pháp trí. Đạo của cõi sắc là vị tri trí.

Tận, vô sinh trí, hai: Nghĩa là hai trí vô học là tận trí, vô sinh trí. Trong đó, việc làm đã xong, thọ nhận vô học trí là tận trí. Không còn tạo tác nữa, nhận lấy vô học trí là vô sinh trí, cũng là pháp trí và vị tri trí.

Hỏi: Tận trí, vô sinh trí là cảnh giới của đế nào?

Đáp:Cảnh giới ở bốn môn. Tức hai trí này là cảnh giới của bốn đế: khổ, tập, diệt, đạo.

Đã nói về mười trí. Về hành nay sẽ nói.

Hai trí, mười sáu hành

Pháp trí, vị tri trí

Hành như thế hoặc không

Tức nói là đẳng trí.

Hai trí, mười sáu hành, Pháp trí, vị tri trí: Nghĩa là tánh của pháp trí là mười sáu hành. Bốn hành thọ, khổ bốn hành, tập bốn hành, diệt bốn hành, đạo là vị tri trí. Cõi sắc và cõi vô sắc cũng như vậy.

Hành như thế hoặc không, Tức nói là đẳng trí: Nghĩa là hành của đẳng trí được gồm thâu trong noãn, đảnh, nhẫn và pháp thế đệ nhất. Hành vô lậu thuộc về hai đế, là mười sáu hành. Pháp đệ nhất gồm thâu bốn hành cùng văn, tư và tư duy khác. Mười sáu hành của đẳng trí nếu lìa, đẳng trí khác không phải là mười sáu hành, nghĩa là thí, giới, từ. Nên so sánh như vậy.

Bốn trí có bốn hành

Hành quyết định đã nói

Chánh quán tha tâm trí

Đây hoặc phải hoặc không.

Bốn trí có bốn hành, Hành quyết định đã nói: Nghĩa là khổ trí có bốn hành như trên đã nói. Tập, diệt, đạo trí cũng như vậy.

Chánh quán tha tâm trí, Đây hoặc phải hoặc không: Nghĩa là tha tâm trí vô lậu có bốn hành, như đạo trí. Hữu lậu thì không phải.

Tận trí, vô sinh trí

Lìa hành không, vô ngã

Nói có mười bốn hành

Thọ tướng là hơn hết.

Tận trí, vô sinh trí, Lìa hành không, vô ngã, Nói có mười bốn hành: Tức tận trí, vô sinh trí có mười bốn hành, trừ hành không và hành vô ngã. Vì sao? Vì hành nơi các đế kia, Ta đã tạo tác nên không còn tạo tác nữa. Không, vô ngã không do ở đây hành.

Thọ tướng là hơn hết: Nghĩa là không phải hết thảy trí vô lậu đều ở nơi mười sáu hành. Vì mười sáu hành là hành chung, lại còn có trí vô lậu thọ nhận mười sáu tướng, như thân ý chỉ (Thân niệm xứ) là trí tự tướng, không ở nơi mười sáu hành, do trước đã thọ nhận mười sáu hành. Vì hành của tự tướng này ở nơi các trí vô lậu, trước đã nhận lãnh nên vượt hơn.

Đã nói mười sáu hành. Như trí này đã có được nay sẽ nói.

Tâm vô lậu thứ nhất

Hoặc có thành tựu một

Hai hoặc thành tựu ba

Ở trên tăng ích một.

Tâm vô lậu thứ nhất, Hoặc có thành tựu một: Nghĩa là tâm vô lậu thứ nhất tương ưng với khổ pháp nhẫn. Chưa lìa dục thì thành tựu một là đẳng trí. Đã lìa dục thì thành tựu tha tâm trí.

Hai hoặc thành tựu ba: Nghĩa là tâm vô lậu thứ hai tương ưng với khổ pháp trí. Chưa lìa dục thì thành tựu ba là pháp trí, khổ trí, đẳng trí. Đã lìa dục thì thành tựu tha tâm trí.

Ở trên tăng ích một: Nghĩa là ở trong bốn thời trên nói thêm một. Bốn thời được khổ vị tri trí, được vị tri trí, tập pháp trí, được tập trí, diệt pháp trí, được diệt trí, đạo pháp trí, được đạo trí. Trong nhẫn không được trí.

Hỏi: Trí này thuộc về địa nào?

Đáp:

Chín trí Thánh đã nói

Nương dựa nơi địa trên

Trong thiền có mười trí

Tám trong địa vô sắc.

Chín trí Thánh đã nói, Nương dựa nơi địa trên: Nghĩa là thiền vị lai, thiền trung gian, không có tha tâm trí vì trí này thuộc về thiền căn bản.

Trong thiền có mười trí: Nghĩa là trong bốn thiền căn bản có mười trí.

Tám trong địa vô sắc: Nghĩa là trong địa vô sắc có tám trí, trừ pháp trí, tha tâm trí. Cảnh giới của pháp trí là ở cõi dục, không lấy cảnh giới của vô sắc. Hành của tha tâm trí là ở nơi cõi dục, chỉ nương theo vô sắc trong địa sắc, vô sắc.

Đã nói về địa. Về phần tu nay sẽ nói.

Tu có hai thứ: Tu đắc và tu hành.

Tu đắc là công đức chưa từng được mà được. Được rồi thì các công đức khác sẽ dựa vào công đức đó nên cũng được. Công đức đã được rồi, thời gian về sau không cầu mong mà vẫn sinh.

Tu hành là công đức đã từng được, nay hành được hiện ra trước.

Hỏi: Các trí trên đây tu như thế nào?

Đáp:

Nếu đã được do tu

Người trí, các Thánh thấy

Người kia tu vị lai

Các nhẫn cũng như vậy.

Nếu đã được do tu, Người trí, các Thánh thấy, Người kia tu vị lai: Nghĩa là trí tu được hiện ở trước trong đạo kiến đế, tức người kia nơi vị lai sẽ tu pháp trí cho đến đạo trí.

Các nhẫn cũng như vậy: Nghĩa là nhẫn thì cũng như vậy, cũng tu khổ pháp nhẫn hiện ở trước. Tức tu khổ pháp nhẫn ở vị lai, không phải trí, không phải nhẫn khác. Tất cả là như vậy.

Là ở trong ba tâm

Tu đắc nơi đẳng trí

Hoặc tu bảy hoặc sáu

Tâm sau cùng đã nói.

Là ở trong ba tâm, Tu đắc nơi đẳng trí: Nghĩa là ba khoảnh tâm trong đạo kiến đế, tu đẳng trí ở vị lai: Khổ vị tri trí, tập vị tri trí, diệt vị tri trí. Lúc hành ba đế này là tu đắc đẳng trí. Vì sao? Vì ba đế ấy từng đã quán, không phải là đạo đế, nghĩa là kiến đạo của địa, tức đẳng trí của địa ấy và cõi dục.

Hoặc tu bảy hoặc sáu, Tâm sau cùng đã nói: Nghĩa là đạo vị tri trí lìa dục thì tu bảy trí, tức là thuộc về quả A-na-hàm. Chưa lìa dục thì tu sáu trí, trừ tha tâm trí. Người kia trong đạo của phi tưởng phi phi tưởng được quả Sa-môn, là do không tu đẳng trí.

Mười bảy tâm vô lậu

Nơi đạo tư duy trên

Nên biết tu nơi bảy

Sáu tu căn tăng ích.

Mười bảy tâm vô lậu, Nơi đạo tư duy trên, Nên biết tu nơi bảy: Nghĩa là đạo tư duy trên là quả Tu-đà-hoàn, mười bảy khoảnh tâm, tu bảy trí. Đạo này thuộc về thiền vị lai, là do không có tha tâm trí. Tận trí, vô sinh trí là trí vô học, do không có bảy trí khác cần phải tu. Vì sao? Vì ý kia và công đức này là thường còn, là chẳng không. Nếu người không tu, từng được rồi xả bỏ nên lại chưa được. Nơi trung gian kia tức nên không nhưng chẳng không, do đấy tất tu.

Sáu tu căn tăng ích: Căn tăng tích được gọi là tín giải thoát. Các căn tăng trưởng là đạt được kiến đáo. Ở đây có chín đạo vô ngại, chín đạo giải thoát, là hết thảy đạo vô ngại, hết thảy đạo giải thoát, đều tu sáu trí. Đó là nói chưa lìa dục, do đấy không có tha tâm trí. Bấy giờ, học đạo, không học, đều đoạn trừ phiền não. Người kia chưa từng được tu công đức, không phải là đã từng được, là vì không tu đẳng trí.

Lúc được quả Bất hoàn

Xa lìa nơi bảy địa

Tư học các đạo thông

Giải thoát tu tập tám.

Lúc được quả Bất hoàn: Nghĩa là nếu được quả Bất hoàn tức tu tám trí. Trong quả đó, chính yếu là được thiền căn bản, do đấy nên tu tha tâm trí. Các trí khác như trước đã nói.

Xa lìa nơi bảy địa: Tức là nơi bốn thiền và ba vô sắc lúc lìa dục, tất cả chín đạo giải thoát đều tu tám trí, trong ấy tất cả đều tu thiền của địa dưới.

Tư học các đạo thông, Giải thoát tu tập tám: Nghĩa là ba thông là Như ý túc, Thiên nhãn, Thiên nhĩ, tất cả chín đạo giải thoát đều tu tám trí. Vì sao? Vì gồm thâu thiền căn bản.

Trong đạo vô ngại này

Cùng diệt hữu thứ nhất

Tám đạo giải thoát kia

Nói là tu tập bảy.

Lúc bảy địa lìa dục thì trong tất cả đạo vô ngại tu bảy trí, trừ tha tâm trí. Vì sao? Vì đạo vô ngại này tu diệt trừ kiết, còn hành tập tha tâm trí chẳng phải là diệt bỏ kiết, do đấy không tu hữu thứ nhất của phi tưởng phi phi tưởng xứ. Hành giả kia lúc lìa dục, trong tám đạo giải thoát tu bảy trí trừ đẳng trí. Vì sao? Vì đẳng trí ở nơi xứ phi tưởng phi phi tưởng đã chuyển trở lại, do chẳng phải là lìa.

Lìa nơi hữu thứ nhất

Đạo vô ngại tu sáu

Nương địa trên nên biết

Tu tập nơi địa dưới.

Lìa nơi hữu thứ nhất, Đạo vô ngại tu sáu: Nghĩa là lúc thứ nhất lìa dục ở trong chín đạo vô ngại đã tu sáu trí trừ tha tâm trí và đẳng trí.

Nương địa trên nên biết, Tu tập nơi địa dưới: Nghĩa là ở đây tu tất cả địa, nên biết là tu các trí của tự địa cùng thuộc về địa dưới, gọi là dựa nơi thiền thứ nhất để lìa dục, tu công đức của hai địa kia, thuộc về tự địa và thiền vị lai, như vậy cho đến xứ vô sở hữu.

Tất cả lậu, vô lậu

Tu công đức các địa

Trong tâm vô học đầu

Là ý vị tri trí.

Tất cả lậu, vô lậu, Tu công đức các địa, Trong tâm vô học đầu: Nghĩa là lúc được quả Vô trước (A-la-hán) thì nơi chín địa và tự địa, cũng như trong tất cả địa thảy đều tu. Vì sao? Vì nơi địa của xứ phi tưởng phi phi tưởng là cùng trái với phiền não. Vì tất cả địa có phiền não thì tâm ý không sáng sạch, không có phiền não thì tâm ý sáng sạch. Do đấy nên lìa bỏ phiền não và tu tất cả.

Hỏi: Tâm vô học ban đầu này là tương ưng với trí nào?

Đáp: Ý của vị tri trí ấy là tâm vô học ban đầu, tương ưng với vị tri trí. Tâm vô học ban đầu kia khởi suy niệm: Nẻo sinh tử của ta đã hết, là duyên nơi sinh của xứ phi tưởng phi phi tưởng. Vì sao? Vì là diệt tận sau cùng, thế nên tương ưng với khổ vị tri trí.

Hỏi: Lại như Đức Thế Tôn nói: Kiến, Trí, Tuệ. Ba thứ này là một loại hay là nhiều loại?

Đáp: Ba thứ này là sự sai biệt của tuệ, là tánh hiện có của tuệ. Chỉ do sự tướng nên Đức Thế Tôn hoặc nói là kiến, hoặc nói là trí.

Hỏi: Nghĩa này là thế nào?

Đáp:

Quyết định có thể biết

Các nhẫn phi tánh trí

Tận trí tức phi kiến

Vô sinh trí cũng vậy.

Quyết định có thể biết, Các nhẫn phi tánh trí: Nghĩa là tu hành tám nhẫn, có thể cầu đạt nên là kiến, có thể thấy biết nên là tuệ, song không phải là trí, do không quyết định. Vì sao? Vì dụng là duyên ban đầu.

Tận trí tức phi kiến, Vô sinh trí cũng vậy: Nghĩa là tận trí, vô sinh trí là thấy biết nên là tuệ, vì quyết định nên là trí, song không phải là kiến, vì không mong cầu, nên không có chỗ tạo tác. Ba tánh hiện có của tuệ chủng vô lậu khác là kiến, trí và tuệ.

Trí hữu lậu tục thiện

Tại ý và các kiến

Nên biết đây tức kiến

Nói tất cả là tuệ.

Trí hữu lậu tục thiện, Tại ý và các kiến, Nên biết đây tức kiến: Nghĩa là tuệ hữu lậu thiện trong địa của ý thức, là ba tánh kiến, trí và tuệ. Tánh phiền não của năm kiến, vì kiến này hiện có quan sát, nhưng cũng không lìa trí và tuệ. Tuệ chủng hữu lậu khác, tánh hiện có không phải là kiến. Vì sao? Vì ý thức vô ký tương ưng với tuệ chủng, tánh hiện có không phải là kiến, vì không quan sát. Tuệ chủng cấu uế, tánh hiện có cũng không phải là kiến, vì bị phiền não hủy hoại. Tuệ chủng tương ưng với năm thức, tánh hiện có cũng không phải là kiến, vì không quan sát, nên cũng không lìa tánh của trí.

Nói tất cả là tuệ: Nghĩa là như trước đã nói về việc lìa bỏ. Như trong nhẫn nói lìa trí là tận trí, vô sinh trí. Lìa kiến là trừ địa của ý thức thiện và năm kiến xong, tuệ hữu lậu khác là lìa kiến. Tuệ thì không như vậy. Vì sao? Vì tất cả chủng loại trí, tất cả chủng loại kiến, tức là chủng loại tuệ.

Hỏi: Mỗi mỗi trí có bao nhiêu trí duyên?

Đáp:

Pháp trí, vị tri trí

Hiểu rõ nơi chín trí

Nhân trí và quả trí

Là hai cảnh giới trí.

Pháp trí, vị tri trí, Hiểu rõ nơi chín trí: Nghĩa là pháp trí quán chín trí, duyên với chín trí, trừ vị tri trí. Vì sao? Vì vị tri trí không phải là quả của cõi dục, không phải là nhân của cõi dục, không phải là diệt của cõi dục, không phải là đạo của cõi dục. Vị tri trí cũng như thế, tức duyên với chín trí, trừ pháp trí.

Nhân trí và quả trí, Là hai cảnh giới trí: Tức tập trí là nhân trí. Tha tâm trí hữu lậu và đẳng trí kia đồng duyên với tập. Ngoài ra, không phải duyên với vô lậu. Khổ trí cũng như vậy. Khổ trí này tức là quả trí.

Đạo trí là chín trí

Trí giải thoát không duyên

Tất cả cảnh giới khác

Trí quyết định đã nói.

Đạo trí là chín trí: Tức chín trí là cảnh giới của đạo trí, không duyên với đẳng trí, vì là hữu lậu. Ngoài ra đều duyên, vì đồng là đạo đế.

Trí giải thoát không duyên: Nghĩa là trí giải thoát là diệt trí, không duyên với trí, vì duyên với vô vi.

Tất cả cảnh giới khác, Trí quyết định đã nói: Nghĩa là còn có bốn trí duyên với tất cả mười trí. Đẳng trí duyên với mười trí, vì cảnh giới là tất cả pháp. Tha tâm trí cũng duyên với mười trí, vì hội đủ cảnh giới của tha tâm. Tận trí, vô sinh trí cũng duyên với mười trí, vì tất cả là cảnh giới hữu vi.

Hỏi: Lại như Đức Thế Tôn nói: Vị tri trí như lìa xứ phi tưởng phi phi tưởng, được quả vô trước. Vị tri trí là đạo của xứ kia, không phải do xứ này có thể nhận biết. Vị tri trí là đạo của xứ kia, không phải là xứ khác chăng?

Đáp: Cũng có pháp trí là đạo của cõi sắc, vô sắc.

Hỏi: Vì sao?

Đáp:

Nếu ngừng dứt cùng đạo

Chốn hành của pháp trí

Là diệt nơi ba cõi

Phi dục vị tri trí.

Nếu ngừng dứt cùng đạo, Chốn hành của pháp trí, Là diệt nơi ba cõi: Nghĩa là diệt pháp trí và đạo pháp trí ở nơi đạo tư duy là diệt trừ kiết của ba cõi. Hoặc có pháp trí, lìa sự dục của cõi sắc, vô sắc, gọi đấy là lại thấy pháp ác, là tư duy diệt và đạo của cõi dục. Lìa bỏ dục của cõi sắc, vô sắc, không phải là khổ trí, không phải là tập trí. Vì sao? Vì không đồng với khổ, tập mà đồng với diệt, đạo.

Hỏi: Từng có vị tri trí diệt nơi cõi dục không?

Đáp: Vị tri trí không phải là dục, nên không có vị tri trí có thể diệt nơi cõi dục. Vì sao? Vì không có vị tri trí kia thấy lại pháp ác để thương xót cõi dục này.

Hỏi: Tánh của trí thần thông hiện có trí kia. Cũng cần nên nói mỗi mỗi thần thông có bao nhiêu trí?

Đáp:

Như ý túc, đẳng trí

Thiên nhãn, nhĩ cũng vậy

Sáu ở trong túc mạng

Năm nói tha tâm trí.

Như ý túc, đẳng trí, Thiên nhãn, nhĩ cũng như vậy: Nghĩa là như ý túc nói là đẳng trí, thiên nhãn, thiên nhĩ cũng như vậy. Trí vô lậu không do nơi hành này.

Sáu ở trong túc mạng: Nghĩa là túc mạng thông có sáu trí. Pháp trí nhớ nghĩ về phần pháp trí. Vị tri trí nhớ nghĩ về phần vị tri trí.

Đẳng trí ghi nhớ về thế tục. Khổ trí ghi nhớ khổ quá khứ. Tập trí ghi nhớ tập quá khứ. Đạo trí ghi nhớ đạo quá khứ.

Năm nói tha tâm trí: Nghĩa là tha tâm trí thông có năm trí. Pháp trí nhận biết pháp trí trong tâm người khác và tâm tâm số pháp, tương ưng với pháp trí đó. Vị tri trí cũng như thế. Đẳng trí nhận biết tâm tâm số pháp thế tục của người khác. Đạo trí nhận biết tâm tâm số pháp vô lậu của người khác. Tha tâm trí là năm.

Chín trí, lậu tận thông

Là Thánh nhân đã nói

Tám cảnh giới nơi thân

Pháp mười, chín trí hai.

Chín trí, lậu tận thông, Là Thánh nhân đã nói: Nghĩa là lậu tận thông có chín trí vô lậu, vì đều cùng trái với lậu.

Hỏi: Lại như Đức Thế Tôn nói: Thân thân quán ý chỉ. Quán là tuệ. Vậy ý chỉ này là tánh hiện có của trí nào? (Ý chỉ = Niệm xứ)

Đáp: Tám cảnh giới nơi thân là tám trí quán sắc thân giả gọi là thân, là đối tượng nhận biết của tám trí, trừ tha tâm trí và diệt trí. Nếu trí duyên với sắc, là thân ý chỉ (Thân niệm xứ), thì hai trí này không duyên với sắc.

Pháp mười: Nghĩa là pháp ý chỉ (Pháp niệm xứ) có mười trí, lìa sắc, tâm thọ và pháp khác. Gọi pháp là cảnh giới, có mười trí là cảnh giới của tự tướng tất cả trí chung, là pháp ý chỉ.

Chín trí hai: Nghĩa là chín trí của thọ và tâm, trừ diệt trí, gọi là trí duyên với thọ là thọ ý chỉ (Thọ niệm xứ). Trí duyên với tâm là tâm ý chỉ (Tâm niệm xứ).

Hỏi: Các Đức Như Lai có trí lực. Thế nào là lực của Như Lai thiết lập trí? Cùng tánh hiện có của trí nơi bốn vô sở úy của Đức Như Lai, như đã nói: Ta là Đẳng chánh giác. Các pháp này khi chưa Đẳng chánh giác thì không thấy tướng ấy.

Như vậy, tất cả pháp này cũng cần phải phân biệt. Mỗi mỗi pháp có bao nhiêu của trí tánh hiện có?

Đáp:

Lực thị xứ phi xứ

Cùng vô úy thứ nhất

Đây là mười trí Phật

Ngoài ra trong đây khác.

Lực thị xứ phi xứ, Cùng vô úy thứ nhất, Đây là mười trí Phật: Nghĩa là Đức Phật có mười trí, là lực thị xứ phi xứ. Trí của thị xứ gọi là thọ nhận tướng chân thật, hành chân thật của các pháp. Nhận biết pháp này có tướng như vậy, hành như vậy, đó gọi là trí của thị xứ. Trí của phi xứ gọi là tướng khác, hành khác không thể đạt được của các pháp. Tức nhận biết không phải là pháp này có tướng như vậy, hành như vậy, đó gọi là trí của phi xứ, là pháp vô úy thứ nhất trong mười trí của Phật, cũng gọi là mười trí cùng chánh thọ.

Ngoài ra trong đây khác: Nghĩa là sự sai biệt của lực thị xứ, phi xứ, có mười lực là sự sai khác của pháp vô úy thứ nhất. Có trí xứ phi xứ của bốn pháp vô sở úy, là cảnh giới sai biệt, nên có mười thứ phân biệt. Vì pháp vô úy thứ nhất cũng là cảnh giới sai biệt, nên có bốn thứ phân biệt.

Hỏi: Bốn biện tài cũng là trí tánh hiện có. Vậy pháp này cũng cần phải phân biệt. Mỗi mỗi biện có bao nhiêu trí?

Đáp:

Pháp biện, Từ biện, một

Ứng Nghĩa biện đều mười

Nguyện trí là bảy trí

Trí tối thắng đã nói.

Pháp biện, Từ biện một: Nghĩa là pháp biện gọi là giác, các pháp gọi là đẳng trí, không phải do trí vô lậu nhận tên. Trong thế tục danh là giả hiệu, trí vô lậu không dùng hành này. Từ biện gọi là giác nói đúng. Đây cũng là đẳng trí, là trí giả hiệu trong thế tục.

Ứng Nghĩa biện đều mười: Nghĩa là ứng biện gọi là quán và hiện, là trí phương tiện không có trở ngại, là mười trí. Nghĩa biện gọi là giác các pháp chân thật. Nghĩa biện này cũng do mười trí thọ nhận tướng chân thật.

Hỏi: Nguyện trí có bao nhiêu trí?

Đáp: Nguyện trí là bảy trí, Trí tối thắng đã nói: Tức nguyện trí có bảy trí, trừ tha tâm trí, tận trí và vô sinh trí. Nguyện trí là cảnh giới nhanh chóng nhạy bén, thọ nhận hết thảy các pháp của ba đời, là tánh hiện có của bảy trí (Kinh Sư nói: Một đẳng trí).

 

Phẩm thứ 7: ĐỊNH

Hỏi: Như thế là nhận biết các trí, trí ấy nên như thế nào?

Đáp:

Trí dựa nơi các định

Hành hạnh không trở ngại

Là do tư duy định

Nhằm cầu chân thật định.

Trí dựa nơi các định, Hành hạnh không trở ngại: Nghĩa là như ngọn đèn dựa vào dầu, tránh khỏi xứ có gió, ánh sáng của đèn rất là rõ. Như vậy trí dựa vào định, ở đó ý lìa các thứ tán loạn, ánh sáng của trí thật sáng tỏ, tất không có nghi ở hành đối với duyên.

Là do tư duy định,

Nhằm cầu chân thật định:

Quyết định nói bốn thiền

Cùng với định vô sắc

Trong đây mỗi mỗi nói

Vị tạp, vô lậu tịnh.

Quyết định nói bốn thiền, Cùng với định vô sắc: Tức có tám định là bốn thiền và bốn định vô sắc.

Trong nay mỗi mỗi nói, Vị tạp, vô lậu tịnh: Nghĩa là thiền thứ nhất có ba thứ là vị tương ưng, tịnh và vô lậu. Tất cả các định đều như vậy.

Hỏi: Thế nào là vị tương ưng? Thế nào là tịnh? Thế nào là vô lậu?

Đáp:

Thiện hữu lậu là tịnh

Không nóng là vô lậu

Vị khí tương ưng ái

Tối thượng không vô lậu.

Thiện hữu lậu là tịnh: Nghĩa là vì thiện là tịnh, nên nói tịnh.

Không nóng là vô lậu: Nghĩa là phiền não giả gọi là nóng bức, định thì không có phiền não nên là vô lậu.

Vị khí tương ưng ái: Nghĩa là thiền nơi định vô sắc tương ưng với ái, là do có đầy đủ cùng tương ưng, cùng hành, là nói vị tương ưng.

Tối thượng không vô lậu: Nghĩa là trên hết tức là xứ phi tưởng phi phi tưởng, trong xứ ấy không có vô lậu. Vì hành nơi xứ ấy không nhanh nhẹn nên chỉ có hai thứ. Ngoài ra đều có ba thứ.

Hỏi: Thiền hiện có tánh gì?

Đáp:

Năm chi có giác quán

Cũng lại có ba thọ

Từng ấy thứ bốn tâm

Gọi là thiền thứ nhất.

Năm chi: Nghĩa là năm chi thâu nhận thiền thứ nhất khiến được vững chắc. Cũng từ đấy nên được gọi là giác, quán, hỷ, lạc, nhất tâm. Giác gọi là lúc đang nhập định, bắt đầu sinh công đức thiện, tâm thô mới tư duy. Quán gọi là khiến tâm vi tế nối tiếp liên tục. Hỷ là ở trong định được vui vẻ. Lạc là đã được vui vẻ, nên ở trong thân tâm được an ổn, khoan khoái vui thích. Nhất tâm là ở trong duyên, tâm chuyên nhất không tán loạn. Chủng loại này lúc trụ nơi định là chi. Lúc nhận, lúc xả nên nói là năm chi.

Thiền nhất có giác quán: Nghĩa là có giác có quán tức là thiền thứ nhất.

Hỏi: Do thọ nhận năm chi, nay giác quán thì có công dụng gì?

Đáp: Chi nghĩa là thiện, là ở trong năm chi, nói cấu uế cùng vô ký, vì cũng có giác, có quán nhưng không là thiện.

Cũng lại có ba thọ: Nghĩa là thiền thứ nhất có ba thọ, là lạc căn, hỷ căn và xả căn. Ở trong thọ, lạc căn là thân thọ, hỷ căn là ý địa, xả căn thì ở nơi bốn thức.

Từng ấy thứ: Nghĩa là trong cõi Phạm thế cũng từng thứ, có trên có dưới, là nói xứ sinh đầy đủ.

Bốn tâm: Nghĩa là thiền thứ nhất có bốn tâm: Nhãn thức, nhĩ thức, thân thức và ý thức, được gọi là thiền thứ nhất. Tức tất cả các pháp ấy gọi là thiền thứ nhất.

Đã nói thiền thứ nhất xong. Thiền thứ hai nay sẽ nói.

Hai thọ từng ấy thứ

Hai thiền có bốn chi

Năm chi là thứ ba

Thiền này nói hai thọ.

Hai thọ: Tức nơi thiền thứ hai có hai thọ là hỷ căn và xả căn.

Từng ấy thứ: Nghĩa là ở đây, thân có từng ấy thứ. Đã lìa giác quán tức có từng ấy tâm, có lúc nhập hỷ căn, hoặc có lúc nhập xả căn, nhưng hỷ là căn gốc, bên cạnh có xả căn.

Hai thiền có bốn chi: Nghĩa là thiền thứ hai có bốn chi là nội tịnh, hỷ, lạc, nhất tâm. Nội tịnh gọi là tín, tức ở trong phần lìa sinh khởi tín. Đã được phần lìa của thiền thứ nhất liền khởi suy nghĩ: Tất cả có thể lìa bỏ. Chi còn lại như trước đã nói. Chủng loại này ở nơi thiền thứ hai là chi.

Năm chi là thứ ba: Nghĩa là thiền thứ ba có năm chi là lạc, hộ (xả), niệm, trí và nhất tâm. Lạc là lạc căn trong địa của ý thức. Xả là đã lạc thì đối với an vui ấy không cầu tìm thứ khác. Niệm là giữ gìn phương tiện không bỏ. Trí là không khiến quá vui. Nhất tâm là định. Chủng loại này ở trong thiền thứ ba là chi.

Thiền này nói hai thọ: Nghĩa là thiền thứ ba có hai thứ thọ, là lạc căn và xả căn. Lạc căn là căn gốc, xả căn là bên cạnh.

Lìa hơi thở ra vào

Thiền tư có bốn chi

Chi này nói là thiện

Cũng lại phân biệt chủng.

Lìa hơi thở ra vào: Nghĩa là thở vào là đến, thở ra là đi, tức trong thiền thứ tư thì không có. Vì sao? Vì hành giả kia do nơi sức của định, nên các lỗ chân lông trên thân đã khép lại.

Thiền tư có bốn chi: Tức thiền thứ tư có bốn chi là không khổ không vui, xả, tịnh, niệm. Nhất tâm mong cầu lìa khổ, vui là không khổ không vui. Các chi khác như trước đã nói.

Hỏi: Thiền nào là chi tương ưng?

Đáp: Chi này nói là thiện. Thiện là chi tương ưng với chi thiền, không phải là cấu uế, cũng không phải là vô ký.

Cũng lại phân biệt chủng: Nghĩa là chủng loại theo xứ đã nói, nên biết là nơi xứ khác không nên có. Như thiền thứ nhất có giác, có quán, bốn tâm được nói là chủng loại này, ngoài ra hết thảy địa đều không có.

Thiền thứ tư đã lìa hơi thở ra vào, là trong thiền thứ ba không có nên không nói.

Đã nói bốn thiền, bốn định vô sắc. Các thứ khác nay sẽ nói.

Hỏi: Như Đức Thế Tôn nói: Có căn bản nương dựa, nếu chưa lìa dục thì chưa có được căn bản nương dựa nhưng vẫn có công đức vô lậu. Vậy công đức vô lậu này thuộc về địa nào?

Đáp: Thuộc về thiền vị lai.

Lại như Đức Thế Tôn nói: Có ba định: Có giác có quán, không giác một ít quán, không giác không quán.

Trong thiền thứ nhất là có giác có quán. Thiền thứ hai là không giác không quán. Vậy định không giác một ít quán là thuộc về địa nào?

Đáp: Là thuộc về thiền trung gian.

Về tướng của thiền vị lai, thiền trung gian, nay sẽ nói.

Có giác, quán tương ưng

Đều tại thiền vị lai

Quán tương ưng trung gian

Bậc trí sáng đã nói.

Có giác, quán tương ưng, Đều tại thiền vị lai: Nghĩa là trong thiền vị lai có giác, có quán.

Quán tương ưng trung gian, Bậc trí sáng đã nói: Nghĩa là thiền trung gian chỉ có một ít quán, không có giác. Người tu thiền này dần dần tâm được ngừng dứt.

Không dựa mà hai thứ

Trừ vị tương ưng kia

Thiền trung gian ba thứ

Đều là nói một thọ.

Không dựa mà hai thứ, Trừ vị tương ưng kia: Nghĩa là thiền vị lai hoàn toàn là thiện hữu lậu và vô lậu. Hữu lậu là tịnh, vô lậu tức là vô lậu.

Thiền trung gian ba thứ: Nghĩa là thiền trung gian có ba thứ là vị tương ưng, tịnh và vô lậu, vì ở trong sinh tử.

Đều là nói một thọ: Tức thiền vị lai và thiền trung gian đều có chung một thọ, là xả căn, không phải là địa căn bản.

Đã nói các định. Công đức khác được gồm thâu trong các định ấy nay sẽ nói.

Tam-ma-đề có thông

Vô lượng tu tất cả

Trừ nhập cùng các trí

Giải thoát ở trong khởi.

Tam-ma-đề: Là ba Tam-ma-đề không, vô nguyện, vô tướng, gắn liền với tâm vô lậu.

Có thông: Là có sáu thông: Như ý túc trí, thiên nhĩ trí, tha tâm thông trí, ức túc mạng trí, sinh tử trí và lậu tận thông trí.

Vô lượng: Là bốn vô lượng: Từ, bi, hỷ, hộ (xả). Vì cảnh giới của chúng sinh là vô lượng, nên nói là vô lượng.

Tu tất cả: Nghĩa là mười nhất thiết nhập: Nhất thiết nhập của đất, nhất thiết nhập của nước, lửa, gió, các sắc xanh, vàng, đỏ, trắng. Nhất thiết nhập của vô lượng không xứ. Nhất thiết nhập của vô lượng thức xứ. Nhất thiết nhập khiến đều đủ giải thoát. (Nhất thiết nhập =

Biến xứ. Trừ nhập = Thắng xứ)

Trừ nhập: Là tám trừ nhập: Bên trong chưa trừ tưởng sắc quán bất tịnh về một ít cảnh giới. Quán vô lượng cảnh giới. Trừ tưởng sắc, quán một ít cảnh giới. Quán vô lượng cảnh giới. Lại trừ bỏ tưởng sắc, quán sắc xanh, vàng, đỏ, trắng.

Trừ nhập: Là trừ cảnh giới khiến tịnh, nên nói là trừ nhập.

Cùng các trí: Là các trí có mười (Như trước đã nói).

Giải thoát: Là tám giải thoát: Chưa trừ bỏ tưởng sắc, tư duy bất tịnh là một. Trừ bỏ tưởng sắc, tư duy bất tịnh là hai. Tư duy tịnh là ba. Bốn vô sắc và định diệt tận là tám. Vì trừ bỏ cảnh giới, không hướng tới nữa nên nói là giải thoát.

Ở trong khởi: Là các công đức này, ở trong chín địa có thể đạt được và ở trong ấy sinh khởi.

Đã nói các công đức. Thuận theo địa có thể đạt được nay sẽ nói.

Một tuệ bi và hộ (xả)

Từ cũng có năm thông

Nói khắp trong bốn thiền

Trong sáu có hiện trí.

Một tuệ bi và hộ, Từ cũng có năm thông, Nói khắp trong bốn thiền: Nghĩa là một tuệ là tha tâm trí nơi ba vô lượng. Cùng năm thông là tất cả công đức trong bốn thiền căn bản, không phải là thứ khác.

Trong sáu có hiện trí: Hiện trí là pháp trí. Nơi sáu địa có bốn thiền căn bản, thiền vị lai và thiền trung gian.

Trừ nhập trong nói bốn

Ở giữa cũng có hỷ

Giải thoát một cùng hai

Công đức thiền một, hai.

Hỷ v.v… của bốn trừ nhập trước cùng giải thoát thứ nhất, thứ hai. Công đức này là trong thiền thứ nhất, thứ hai, không phải là thứ khác.

Trừ nhập nói hữu dư

Cùng với giải thoát một

Cũng tám, tất cả nhập

Phật nói thiền tối thượng.

Tịnh, giải thoát của bốn trừ nhập sau cùng, tám nhất thiết nhập trước, công đức này là trong thiền thứ tư, không phải là thứ khác.

Thoát khác tức gọi nêu

Hai nhất thiết cũng vậy

Diệt tận ở sau cùng

Chín khác là vô lậu.

Thoát khác tức gọi nêu, Hai nhất thiết cũng vậy: Nghĩa là bốn giải thoát còn lại tự gọi tên như đã nói và hai nhất thiết nhập cũng như vậy. Tức giải thoát của vô lượng không xứ, nhất thiết nhập của vô lượng không xứ là thuộc về ở trong vô lượng không xứ. Như vậy cho đến phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Diệt tận ở sau cùng: Nghĩa là định diệt tận, thuộc về phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vì sao? Vì chưa lìa dục kia, cũng nhập định ấy.

Chín khác là vô lậu: Nghĩa là pháp vô lậu khác, thuộc về chín địa. Như ba Tam-ma-đề, bảy trí lậu tận thông là thuộc về chín địa. Bốn thiền, ba vô sắc, đẳng trí của thiền vị lai cùng thiền trung gian là thuộc về mười địa. Đây cũng ở nơi xứ phi tưởng phi phi tưởng có thể đạt được, do thuộc về định.

Hỏi: Công đức này có bao nhiêu là hữu lậu, bao nhiêu là vô lậu?

Đáp:

Ba giải thoát nên biết

Hữu lậu và vô lậu

Định trí đã phân biệt

Thứ khác đều hữu lậu.

Ba giải thoát nên biết, Hữu lậu và vô lậu: Nghĩa là giải thoát của vô lượng không xứ, giải thoát của vô lượng thức xứ và giải thoát của vô sở hữu xứ là hữu lậu, vô lậu.

Định trí đã phân biệt: Định như nơi phẩm Khế kinh nói. Trí vô lậu và các thông như nơi phẩm Trí nói.

Thứ khác đều hữu lậu: Nghĩa là tất cả công đức khác hoàn toàn là hữu lậu. Như ba thông là pháp oai nghi, nên thọ nhận tướng của sắc, thanh, vì duyên nơi vô lượng chúng sinh, vì nhất thiết nhập là ý giải hy vọng.

Ba giải thoát cũng như vậy. Vì nơi xứ phi tưởng phi phi tưởng các hành không phải là nhanh chóng, nên tưởng trí diệt, lìa giác quán. Trừ nhập cũng là ý giải hy vọng.

Đã nói tướng của các công đức. Về sự thành tựu công đức nay sẽ nói:

Chưa thể vượt nơi dục

Thành tựu vị tương ưng

Vượt dưới chưa đến trên

Thành tựu các định tịnh.

Chưa thể vượt nơi dục, Thành tựu vị tương ưng: Nghĩa là nếu địa chưa lìa dục, thì ở địa ấy tức thành tựu vị tương ưng.

Vượt dưới chưa đến trên, Thành tựu các định tịnh: Nghĩa là đã lìa dục của cõi dục, nếu chưa sinh lên địa trên của cõi Phạm thế, người kia tức thành tựu tịnh nơi thiền thứ nhất cùng công đức hữu lậu nơi địa của thiền thứ nhất. Tất cả đều nên biết như vậy.

Trụ địa trên nên biết

Vô lậu thành tựu thiền

Cầu được các công đức

Biết trong phi vô dục.

Trụ địa trên nên biết, Vô lậu thành tựu thiền: Tức đã lìa dục của địa dưới, người kia trụ nơi địa trên cũng thành tựu vô lậu của địa dưới. Như kiến đế lìa dục, an trụ nơi địa trên của cõi Phạm thế, thành tựu vô lậu nơi thiền thứ nhất, cùng các công đức vô lậu như định v.v… nơi địa của thiền thứ nhất. Tất cả đều nên biết như vậy. Công đức của thế tục gắn liền với chốn tùy sinh. Vô lậu thì ở trong sự đoạn trừ. Do đấy nơi xứ lìa sinh thì xả bỏ công đức hữu lậu, không xả bỏ vô lậu.

Cầu được các công đức, Biết trong phi vô dục: Tức đã nói lìa dục của địa dưới, thành tựu công đức của địa trên, nên biết không phải tất cả các công đức đều do lúc lìa dục mà có được. Như trí như ý túc, trí thiên nhãn, trí thiên nhĩ, tánh hiện có đều là vô ký kể cả định diệt tận. Các công đức này cầu đạt được không phải đợi đến lúc lìa bỏ dục của địa dưới mới có được.

Đã nói về sự thành tựu. Về nhân duyên nay sẽ nói.

Về chủng loại của định có hai mươi ba: Vị tương ưng có tám, tịnh tám, vô lậu bảy.

Hỏi: Mỗi mỗi chủng loại này có bao nhiêu thứ nhân?

Đáp:

Diệu vô lậu không nhiễm

Bảy thứ nói là nhân

Tịnh vị tương ưng thiền

Nên biết nhân có một.

Diệu vô lậu không nhiễm, Bảy thứ nói là nhân: Nghĩa là mỗi mỗi vô lậu có bảy thứ nhân tự nhiên, nơi tự địa là nhân tương ưng, nhân cộng.

Tịnh vị tương ưng thiền, Nên biết nhân có một: Nghĩa là vị tương ưng nơi thiền thứ nhất đối với vị tương ưng nơi thiền thứ nhất là nhân, không phải là thứ khác. Không phải là nhân thiện, vì không giống nhau. Không phải là nhân cấu uế của địa khác, vì hành là trái nhau. Tịnh nơi thiền thứ nhất đối với tịnh nơi thiền thứ nhất là nhân, không phải là nhân cấu uế, vì không giống nhau. Không phải là nhân vô lậu, vì cũng không giống nhau. Không phải là nhân của tịnh nơi địa khác, vì là quả báo của tự địa, vì sự hệ thuộc của tự địa. Tất cả như vậy đều nên biết.

Đã nói về nhân duyên. Về thứ đệ duyên nay sẽ nói.

Hỏi: Mỗi mỗi thứ lớp sinh bao nhiêu thứ?

Đáp:

Thứ lớp thiền vô lậu

Hưng khởi sáu thứ thiền

Bảy, tám, chín, có mười

Khởi thiền cũng không định.

Vô lậu nơi thiền thứ nhất theo thứ lớp sinh sáu thứ tịnh và vô lậu của tự địa. Như vậy nơi thiền thứ hai, thiền thứ ba cũng thế.

Vô lậu nơi vô sở hữu xứ theo thứ lớp sinh bảy: Tự địa hai, địa dưới bốn, địa trên một. Vô lậu nơi thiền thứ hai theo thứ lớp sinh tám: Tự địa hai, địa dưới hai, địa trên bốn.

Vô lậu nơi vô lượng thức xứ theo thứ lớp sinh chín: Tự địa hai, địa dưới bốn, địa trên ba. Vô lậu nơi các xứ còn lại theo thứ lớp sinh mười: Tự địa hai, địa dưới bốn, địa trên bốn.

Tịnh sáu có bảy, tám

Chín mười sinh mười một

Vị tương ưng các thiền

Sinh hai cho đến mười.

Tịnh sáu có bảy tám, Chín mười sinh mười một: Nghĩa là tịnh nơi xứ phi tưởng phi phi tưởng theo thứ lớp sinh sáu: Vị tương ưng và tịnh của tự địa, địa dưới bốn. Vô lậu, tịnh nơi vô sở hữu xứ, nơi vô lượng thức xứ, không phải là vị tương ưng, do đã lìa dục. Như vậy tất cả đều nên nhận biết.

Tất cả vị tương ưng của tự địa, Vị tương ưng các thiền, Sinh hai cho đến mười: Nghĩa là vị tương ưng nơi thiền theo thứ lớp sinh hai vị tương ưng và tịnh của tự địa, không sinh thứ khác, vì mỗi mỗi thứ đều cùng trái nhau.

Như vậy, tất cả tự địa có hai, tịnh địa dưới một. Tất cả vị tương ưng phát sinh vào lúc chết.

Đã nói về thứ đệ duyên. Duyên duyên nay sẽ nói.

Hỏi: Mỗi mỗi thứ có bao nhiêu thứ duyên?

Đáp:

Tịnh do thiền vô lậu

Tất duyên tất cả địa

Thiền tương ưng cấu uế

Riêng duyên nơi địa mình.

Tịnh do thiền vô lậu, Tất duyên tất cả địa: Tức tịnh và vô lậu nơi thiền thứ nhất duyên nơi tất cả địa, tất cả thứ.

Thiền tương ưng cấu uế, Riêng duyên nơi địa mình: Nghĩa là vị tương ưng nơi thiền duyên với vị tương ưng nơi thiền cùng tịnh của tự địa, không phải là vô lậu, vì ái không duyên với vô lậu. Cũng không ưa thích địa khác.

Vô sắc không có lực

Duyên địa hữu lậu dưới

Thiện có địa căn bản

Cấu uế như vị thiền.

Vô sắc không có lực, Duyên địa hữu lậu dưới: Nghĩa là định vô sắc không thể duyên với pháp hữu lậu của địa dưới, vì định vô sắc là rất vắng lặng.

Hỏi: Vì sao nói vô sắc không thể duyên với pháp hữu lậu của địa dưới?

Đáp: Thiện có địa căn bản là tịnh và vô lậu nơi vô sắc căn bản, là duyên của tự địa. Lại, địa trên không duyên với địa dưới.

Cấu uế như vị thiền: Nghĩa là như vị tương ưng nơi thiền, nói vô sắc cũng như vậy.

Nói khác nơi cõi sắc

Vô lượng đẳng công đức

Là tất duyên cõi dục

Đức Thế Tôn đã nói.

Nói khác nơi cõi sắc, Vô lượng đẳng công đức: Nghĩa là các công đức khác của cõi sắc như vô lượng v.v… Nhất thiết nhập, trừ nhập và giải thoát, chỉ duyên nơi cõi dục, duyên nơi vô lượng chúng sinh khổ, cùng các sắc như màu xanh v.v…, thì đấy tức là cõi dục. Vì sao? Vì thần thông duyên nơi hai cõi.

Hỏi: Như Đức Thế Tôn đã nói, thế nào là huân tập thiền?

Đáp: Là huân tập tất cả vô lậu của bốn thiền. Tức huân tập hữu lậu là do sức của vô lậu, thọ nhận quả báo của cõi Tịnh cư.

Hỏi: Nếu tất cả bốn thiền đều huân tập thì vì sao trong ba thiền dưới không có quả của cõi Tịnh cư?

Đáp:

Nếu hay huân các thiền

Là dựa thiền thứ tư

Ái ba địa đã dứt

Quả Tịnh cư thật trung.

Nếu được thiền thứ tư là có thể huân tập thiền, thiền thứ tư đạt được là trước, huân tập các thiền khác là sau. Tức đạt được thiền thứ tư, lìa dục của ba thiền, do đấy nên ở địa dưới không có quả trung hữu thật của cõi Tịnh cư.

Hỏi: Như Đức Thế Tôn nói, có nguyện trí là thế nào?

Đáp:

Tánh vô trước, bất động

Là được tất cả định

Tức do sức của định

Nên khởi đảnh bốn thiền.

Ở đây, nếu ý của người tu định kia sinh khởi công đức, thì nguyện trí không tranh biện, là các công đức hàng đầu. Nguyện trí là như điều đã nguyện khi nhập định, hoặc trong quá khứ, hoặc nơi hiện tại, vị lai, hoặc hữu vi, hoặc vô vi, là tất cả đều nhận biết.

Không tranh chấp là muốn khiến ý của người khác không khởi tranh chấp, tức không khởi biện luận. Về nghĩa và vị của các pháp là quyết định, không nghi, không ngăn ngại, không sợ hãi.

Hỏi: Nguyện trí không tranh chấp và không biện luận này thuộc về địa nào?

Đáp:

Ba địa có nguyện trí

Không tranh dựa năm địa

Pháp từ biện dựa hai

Hai biện dựa nơi chín.

Ba địa có nguyện trí: Tức nguyện trí thuộc về ba địa là thiền thứ tư, thiền thứ nhất và cõi dục. Nhập thiền thứ tư là nhận biết thiền thứ nhất và cõi dục.

Không tranh dựa năm địa: Nghĩa là năm địa không tranh chấp, có thể đạt được bốn thiền căn bản và cõi dục, cùng muốn khiến tất cả không tranh.

Pháp từ biện dựa hai: Nghĩa là pháp biện gọi là duyên với vị, là cõi dục và trời Phạm thế, không phải là địa trên đã lìa giác quán. Từ biện gọi là trí lựa chọn vị, trí ấy cũng có thể đạt được trong hai địa là cõi dục và trời Phạm thế.

Hai biện dựa nơi chín: Tức nghĩa biện và ứng biện có thể đạt được trong chín địa là bốn thiền, bốn vô sắc và cõi dục.

Đã nói thiền thứ nhất, nên biết là cũng đã nói về thiền vị lai và thiền trung gian, vì hai thiền này là quyến thuộc của thiền thứ nhất.

Hỏi: Làm thế nào đạt được định này? Đáp:

Đoạn dục cũng lại sinh

Nhưng được nơi tịnh thiền

Cấu uế thoái cùng sinh

Vô lậu chỉ đoạn dục.

Đoạn dục cũng lại sinh, Nhưng được nơi tịnh thiền: Nghĩa là tịnh nơi thiền thứ nhất đạt được vào hai lúc là lúc lìa dục và lúc mất ở địa trên sinh lên trời Phạm thế. Như vậy, tất cả đều nên biết rõ.

Cấu uế thoái cùng sinh: Tức cấu uế nơi vị tương ưng có được là lúc thoái chuyển. Nếu ở nơi cõi dục và trời Phạm thế bị trói buộc rồi thoái chuyển thì bấy giờ là có được. Còn vị tương ưng nơi thiền thứ nhất, vào lúc sinh thì được. Nghĩa là nếu ở nơi địa trên mạng chung, sinh vào cõi dục và trời Phạm thế, thì bấy giờ là được. Vị tương ưng nơi thiền thứ nhất tất cả đều nên biết như vậy.

Vô lậu chỉ đoạn dục: Nghĩa là vô lậu chỉ vào lúc đoạn trừ dục thì được, tức là Thánh có thể lìa dục, lúc ấy là có được. Vô lậu nơi thiền thứ nhất, tất cả đều nên biết như vậy.

Hỏi: Công đức gì có thể đoạn trừ phiền não?

Đáp:

Vô lậu trừ phiền não

Cũng lại định trung gian

Tất cả định trung gian

Tương ưng nơi xả căn.

Vô lậu trừ phiền não: Nghĩa là vô lậu nơi thiền thứ nhất thuộc tám địa tức đoạn trừ phiền não. Như vậy tất cả đều nên biết.

Cũng lại định trung gian: Định trung gian được gọi là phần đoạn trừ dục của địa dưới. Vì dùng đạo phương tiện, nên chung quy không được sinh khởi định căn bản. Nếu chưa được lìa dục thì các thứ khác không thể đoạn trừ.

Tất cả định trung gian, Tương ưng nơi xả căn: Nghĩa là tất cả định trung gian đều tương ưng với xả căn, chung cuộc không được hỷ, cho đến không được nghĩa.

Hỏi: Tâm biến hóa có bao nhiêu thứ? Nghĩa là có như ý túc, có thể biến hóa?

Đáp: Có tám: Quả của bốn thiền nơi cõi dục và quả của bốn thiền nơi địa thiền thứ nhất.

Hỏi: Địa nào thành tựu tâm biến hóa ấy?

Đáp:

Ý biến hóa địa dưới

Thành tựu quả loại kia

Nếu hợp ba thứ tâm

Địa trên cần nên nói.

Ý biến hóa địa dưới, Thành tựu quả loại kia: Nghĩa là nếu thành tựu thiền là thành tựu tâm biến hóa của địa dưới, tức quả của thiền ấy.

Hỏi: Như nói thiền thứ nhất có bốn tâm, trụ nơi địa trên, muốn nghe, muốn thấy. Tâm ấy làm sao thấy, nghe?

Đáp: Thức nơi địa của cõi Phạm thế luôn hiện ở trước.

Hỏi: Tâm của địa kia được thành tựu vào những lúc nào?

Đáp: Nếu hợp ba thứ tâm, Địa trên cần nên nói: Tức nếu vào lúc thức của địa Phạm thế kia hiện ra ở trước: Hoặc là nhãn thức, hoặc là nhĩ thức, hoặc là thân thức, bấy giờ tức thành tựu thức của địa ấy. Nếu thức của địa kia không hiện ở trước, tức là diệt, bấy giờ là không thành tựu.

HẾT – QUYỂN 3

Pages: 1 2 3 4