The Forty-Two Hands
With the commentary of
THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA

Translated into English by
BHIKSHUNI HENG YIN
THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY
SAN FRANCISCO
1976

Translated into Vietnamese by
The late Dharma Master THÍCH THIỀN-TÂM

15. The Shield Hand and Eye      

The Sutra says: “For warding off tigers, wolves, and wildcats, and all evil beasts, use the Shield Hand.”

The Mantra: Fa she ye di.

The True Words: Nan. Yau ge shan nang nwo ye jan nai. La da o be li ye. Ba she ba she. Sa wa he.

The verse:

Wolves, tigers, and wildcats are savage and cruel.
Lions and bears are even fiercer yet.
When the shield is held up high, all of them take flight;
And though walking a dangerous road, one remains at ease.

15) Bàng-Bài Thủ Nhãn Ấn Pháp

Kinh nói rằng: “Nếu muốn xua đuổi loài hổ báo, sài lang và tất cả ác thú, nên cầu nơi Tay cầm cái Bàng-Bài.”

Thần-chú rằng: Phạt Xà Da Ðế [28]

Chơn-ngôn rằng: Án– dược các sam nẵng, na dã chiến nại-ra, đạt nậu bá rị-dã, bạt xá bạt xá, tát-phạ hạ.

Kệ tụng:

Sài lang hổ báo mạnh hựu hung
Sư tử hùng bi cánh tranh nanh
Bàng bài cao cử giai hồi tỵ
Tuy phùng hiểm lộ diệc khang bình.

[Hổ, Sói và Beo mạnh lại còn hung ác.
Sư-tử, Gấu và “BI” thậm chí còn dữ tợn hơn.
Khi Bàng-bài giơ lên cao, thì chúng lẩn tránh xa, mất cả oai phong thường ngày.
Cho nên, dù “Ta” đi trên con đường hiểm nạn, vẫn cảm thấy bình an vô-sự.
]

Con “BI” to hơn con gấu, lông vàng phớt, cổ dài, chân cao, đứng thẳng được như người.

Khi “Bàng-bài” giơ lên cao là ý nói khi Qúy-vị tụng “Thần-chú và Chơn-ngôn” thì Cái Bàng Bài sẽ xuất hiện trên đỉnh đầu của Qúi-vị. Tuy Qúy-vị không thấy, nhưng tất cả Ác-thú, Yêu-ma và Qủy-quái đều thấy được, nên rất sợ hãi mà tránh xa, không dám lại ngần người trì tụng “Bàng-bài Thủ Nhãn” này là vậy. Cho nên, các vị được bình an vô-sự.

Cảnh giới này cũng giống như người  trì tụng câu “TÁT-ĐÁT-ĐA BÁT-ĐÁT-RA” (CHÚ THỦ LĂNG NGHIÊM) thì có một cái “TÀN LỌNG  TRẮNG LỚN” (ĐẠI BẠCH TÁN CÁI)  che trên đỉnh đầu, tùy theo Đức-hạnh và Công-phu trì tụng cộng với phạm vi kiết giới hoặc lớn hay nhỏ…thì trong phạm vi đó được bình an vô-sự.

Lời Bàn:

Thật ra “THỰC TƯỚNG CỦA VẠN PHÁP LÀ NHƯ THỊ”, dù Qúy-vị “TIN”  hay “KHÔNG TIN” thì cũng vẫn hiện hữu. Không phải ‘TIN THÌ CÓ, KHÔNG TIN THÌ KHÔNG CÓ” . Như nếu muốn có “NIỀM TIN CHƠN CHÁNH” thì phải nương theo “THÁNH NGÔN LƯỢNG” , lời của Phật, Bồ-tát, Tổ-sư  trong KINH, LUẬT, LUẬN để có “NIỀM TIN KIÊN CỐ”.

CÓ TIN THÌ MỚI TU, CÓ TU THÌ MỚI CÓ CẢM ỨNG. KHÔNG TIN THÌ KHÔNG TU, “DÙ CÓ TU” CŨNG KHÔNG CÓ CẢM ỨNG, VÌ TÂM “NGHI NGỜ” LÀM CHO QÚY VỊ RẤT KHÓ NHIẾP TÂM.

Cho nên,  Kinh Hoa Nghiêm nói: “ Niềm-tin là bước đầu vào đạo, là mẹ của của tất cả công đức. Niềm-tin hay nuôi lớn các căn lành. Niềm-tin hay tựu quả Bồ Đề của Phật.”

 

Bàng-Bài Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Mười Lăm 

Phạt Xà Da Ðế [28]

Án– dược các sam nẳng, na dã chiến nại-ra,
đạt nậu bá rị-dã, bạt xá bạt xá, tát-phạ hạ.