NƠI MẸ TÔI ĐẾN
 (Báo Ứng Tập 7)
 Biên dịch: Hạnh Đoan

 

NGƯỜI XƯA NAY Ở ĐÂY

Một pháp hữu trong nhóm bạn đồng tu của tôi xin tạm gọi là cô X. Cô dung mạo xinh đẹp, có năng khiếu âm nhạc bẩm sinh, tuổi còn thơ đã vào học viện âm nhạc, trong mắt thầy bạn, cô là ngôi sao nhỏ, đã sớm lên sân khấu biểu diễn, được kết nạp vào đoàn âm nhạc chuyên nghiệp và vinh dự ký hợp đồng với công ty ca vũ nổi tiếng.

Năm 2000 cô phát tâm quy y học Phật và ngưng ca hát tính đến nay đã hơn 10 năm, nhưng tài không hề mất, khả năng thưởng thức âm nhạc vẫn rất tinh tế, cô dễ dàng nhận ra những sai sót nhỏ trong lúc các minh tinh biểu diễn mà không ai nhận ra.

Cô tài hoa, xinh đẹp, đặc biệt từ khuôn mặt thanh thoát luôn toát ra nét anh hùng oai phong. Dù cô sống phong lưu quyền quý, nhưng không hiểu kiếp trước cô đã tạo nghiệp chi mà đời này hiển lộ rất nhiều bệnh lạ:

1. Da quá mẫn cảm

Khi cô đến tiệm may thử y phục, hễ y phục vừa chạm vào hay quét sơ qua, thì toàn thân cô giống như bị roi đánh, lập tức một lằn đỏ xuất hiện trên da, nhìn rất đáng sợ. Tay cô mà bị ngứa thì nhìn cũng giống như bị roi đánh qua, vì có từng lằn đỏ nổi lên. Thậm chí đối với ánh sáng huỳnh quang cô cũng bị dị ứng, hễ ở trong phòng có ánh sáng này chừng 10 phút, là da cô nổi đỏ. Rửa mặt cũng bị nổi đỏ đầy mặt, phài mười phút sau mới hết. Dù có đến các y viện, đi khám đủ bác sĩ Đông lẫn Tây thì họ đều nói: Cô bị bịnh mề đay mẫn cảm, trong máu có độc, năng lực miễn dịch đề kháng cao, do hệ thống phòng vệ quá mức, có thể nói giống như kiểu: “Ngay cả cỏ cây cũng nghi là giặc”. Cô tốn tiền chữa trị nhiều mà bệnh không thuyên giảm.

Năm 2001, cô lên Ngũ Đài Sơn lễ Bồ tát Văn Thù. Qua hôm sau thì không hiểu sau da cô bị mẫn cảm nghiêm trọng, mặt cô nổi đỏ và sưng phù. Cô sợ rằng sẽ bị hủy dung, nên chuẩn bị quay về Bắc Kinh khám bệnh. Lúc ấy, sư phụ cô an ủi giải thích: Không nên lo, đây là hiện tượng tiêu nghiệp!

Nghe nói thế, cô an tâm phần nào nên không về Bắc Kinh nữa. Cô dẫn mấy người bạn cùng đi lễ khắp Ngũ Đài.

Từ Ngũ Đài Sơn quay về, cô rửa mặt xong thì hết thấy sưng, kể từ đó độ mẫn cảm của da cũng giảm hơn phân nửa. Tận đáy lòng cô rất tri ân Bồ tát Văn Thù đã từ bi gia hộ.

Sau khi cô phát nguyện ăn chay trường thì bệnh trạng bắt đầu chuyển tốt, độ mẫn cảm của da giảm đi sáu bảy phần. Đến nay cô đã ăn chay hơn mười năm, song chứng bệnh vẫn chưa dứt tuyệt gốc.

2. Luôn thấy thiếu nước

Cô khoảng 50 kí, nhưng hễ thức dậy là uống nước không ngừng, uống mãi cho đến đêm khuya đi ngủ mới thôi.

Hằng ngày cô uống khoảng tám đến mười lăm pound nước, lúc nào cũng mang nước kè kè theo bên mình. Còn phải phun nước lên mặt. Do cô cần nước nên rất thích tắm rửa, bơi lội, cô có thề tắm, ngâm nước lâu cả ngày, mới chịu lên bờ.

Nếu theo thuật bói toán “Bát tự” thì ngày tháng năm sinh của cô cung mệnh vững, thổ chắc, thủy vượng, không hề bị thiếu nước chi. Nhưng thực tế nhìn vào cách sinh hoạt, thì thấy cô cư xử như luôn bị thiếu nước, không nước thì không thể sống, thường khát nước, uống không ngừng, còn phải rưới nước lên mặt và ưa ngâm mình trong nước.

3. Mộng thấy tiền thân

Mấy năm trước, mẹ cô mộng thấy nhân duyên kiếp trước của hai người (mẹ cô cũng là một Phật tử thuần thành, đồng quy y một lượt với cô. Sau khi quy y Phật rồi, bà cũng ăn chay trường đến nay đã hơn mười năm. Bà thường xuyên lễ bái, sám hối, hằng ngày sớm tối đều công phu, tĩnh tọa, niệm Phật không biếng lười).

Bà mộng thấy con gái kiếp quá khứ là một vị Nguyên soái tóc xanh trẻ tuổi, còn bà là một danh tướng đầu bạc dưới trướng của vị nguyên soái này.

Tỉnh dậy bà hiểu ra, hèn gì mà đời này, con gái vẫn có thói quen thích chỉ huy bà, bà cũng một bề nương tựa, nghe theo, phục vụ… Nhưng cũng có lúc bà nhìn lại, cảm thấy con gái sao mà vượt quá phận, dám sai sử bà, nên tỏ thái độ phản kháng không vui. Nhất là khi bà sực nhớ mình là mẫu thân, không thể để cho con tùy tiện sai sử. Mẹ và con đều có tính quật cường, lãnh đạo. Chính vì vậy mà đời này, giữa họ thường xảy ra xung đột, cãi nhau chẳng ngưng, đến nổi nhiều lần phát sinh giận hờn chia xa. Nhưng rồi Sự việc vẫn như cũ, vì tình thương khó chia khó cắt, mẹ một bề sống theo con gái, con cũng hết lòng phụng dưỡng mẹ.

Mẹ sống cứ thỉnh thoảng bị lâm vào cảnh con chỉ huy, họ vô tình hành xử theo thói quen và nghiệp lực quá khứ còn gieo ảnh hưởng đến đời này, hoàn toàn không biết mình là ai, vì sao như thế?

4. Vén màn quá khứ, sám hối lỗi xưa

Tháng 7 năm 2012, dưới Phật lực gia trì, nhân duyên khuất tất trong đây được một vị đồng tu thông tuệ tình cờ đến nhà họ tham dự đại lễ cầu siêu và ngụ lại ba ngày, đã giải ra đáp án.

Sau khi đại lễ hoàn tất, mọi người cùng ngồi trò chuyện thì vị thông tuệ bỗng im bặt, nhìn chăm chú vào cô X, đầy vẻ ngạc nhiên…

Cô X thấy vậy thì mĩm cười hỏi:

– Sao ông nhìn lạ thế, đã thấu tiền kiếp của tôi rồi phải không?

Vị này nghiêm trang gật đầu, đáp:

– Tôi nhìn có một trại quân vào thời cổ đại, vị nguyên soái thập phần oai vệ anh tuấn. CHÍNH LÀ CÔ!… đang đóng trú ở đó!

Lão sư Trịnh Bá Đức nghe vậy liền hỏi:

– Ông xem trên lá cờ của vị nguyên soái này ghi chữ gì?

– Ô! Tôi nhìn thấy rồi, là chữ “Chu”!

Họ “Chu” ư? – Chúng tôi đồng suy nghĩ, thế thì ông tướng “Chu” này thuộc triều đại nào đây?…

Vị thông tuệ nhắm mắt một lát thì nói:

– Tôi nhìn thấy cô rồi: Là một nam tử trẻ trông rất uy vũ anh tuấn, mọi người chung quanh đều gọi cô là Đô đốc”…

– Đô đốc ư? – Chúng tôi đồng lên tiếng hỏi, nhìn nhau ngần ngơ…

– Phải! Cô chính là Đô đốc Chu Du của nước Ngô thời Tam quốc, mẹ cô là tướng quân Hoàng Cái nổi danh với khổ nhục kế… “trá hàng” để gạt Tào Tháo.

Căn cứ theo sử ghi, để đối địch với quân Tào hùng mạnh, Hoàng Cái đã cùng Chu Du đề ra mưu kế hỏa thiêu Xích Bích. Hoàng Cái nói: Địch đông ta ít, khó đánh lâu. Tôi quan sát thấy thuyền Tào nối liền đầu đuôi, có thề dùng hỏa công để thắng… Tôi cam chịu ngài đánh thảm sau đó sẽ ra bộ bất mãn và lén gửi thư cho Tào Tháo trước, giả vờ đầu hàng. Đợi quân sĩ Tào chủ quan, thì ta phóng hỏa. Nương sức gió mạnh, lửa sẽ thiêu cháy hết doanh trại của địch”.

Lão tướng Hoàng Cái cùng Chu Du đồng diễn màn kịch gạt Tào thành công. Thế là trong trận Xích Bích, tướng sĩ quân Tào bị thiêu chết thương vong không thể tính kể…

Hóa ra hai mẹ con họ là Chu Du và Hoàng Cái, hai vị tướng tài, danh đồn vang dội? Không riêng gì mọi người mà ngay cả cô X cũng kinh ngạc đến há hốc mồm, không nói được lời nào.

Vị thông tuệ kể rằng: ông nhìn thấy, những tướng sĩ bị thương hại này nằm trong các đội ngũ cực kỳ to lớn, do bị thiêu chết nên không còn mặt mày, tứ chi thi thể tàn khuyết, rất nhiều người hiện nay còn chìm trong ác đạo, thọ khổ không thể nói, muốn thoát ra cũng không có ngày… Một số bọn họ đang hiện thân ở trước chúng ta, thỉnh cầu siêu độ cho họ…

Vị thông tuệ bảo cô X:

– Do cô hiện tại còn phúc báu lớn, nên oan gia trái chủ không thể quấy rối cô nhiều được, nhưng cô nhất định phải sám hối, hơn nữa phải dốc sức giúp cho những oan gia bị hại chết này được xuất ly khổ hải, bọn họ thật quá thảm và đáng thương!

Nghe đến đây, cô X rơi lệ, phát tâm sám hối, cô hướng về các chúng sinh bị hại thốt lời xin lỗi, và phát nguyện dùng Phật pháp làm lợi cho họ.

Đô đốc Chu Du vào thời đó, là vị nguyên soái trẻ tuổi oai hùng, tài hoa xuất chúng, danh lưu truyền khắp thiên hạ, song do sát sinh nhiều nên ông chỉ sống tới 36 tuổi.

Hiện thời là 2012, là năm rồng, cũng là năm mệnh vận 36 tuồi của cô trong đời này.

Nhờ cô biết tu theo Phật pháp nên sự việc còn có thể cứu vãn, cô hiểu được vì sao mình bị nhiều bệnh khổ và đã tìm ra đáp án.

Riêng tôi cảm thấy, do quá khứ là Chu Du nên đời nay cô X vẫn còn mang theo hào khí anh hùng.

Chu Du trong quá khứ vốn là một mỹ nam tài hoa, anh tuấn? Thì đời hậu thân vẫn là mỹ nữ thanh tú, trên mặt còn toát ra khí chất nam tử anh hùng, tính vẫn ưa đọc sách, phong cách lịch lãm, học rộng tài cao.

Quá khứ Chu Du tính phóng khoáng, đại lượng, cư xử đắc nhân tâm, tuồi còn trẻ đã được Tôn Quyền nước Ngô đề bạt trọng dụng. Trong “Tam quốc diễn nghĩa”, tác giả La Quán Trung tả Chu Du bị chọc tức chết, nhưng đó chỉ là lời bịa đặt chứ không phải sự thực.

Đời này xem hậu thân Chu Du tính cách vẫn hào sảng, khoan dung, rất thích hành thiện bố thí, rộng kết duyên lành.

Chu Du từ thời thiếu niên đã giỏi âm nhạc, ông có thính giác rất tinh tế về nhạc, nghe kể rằng dù ông đã uống ba bình rượu, nhưng khi nghe nhạc tấu lên mà bị sai, ông vẫn nhận ra và lập tức quay đầu nhìn nghệ nhân. Vì vậy mà đương thời còn lưu truyền câu ca dao: “Nhạc nếu tấu sai, là Chu lang lập tức ngoái đầu nhìn!”…

Người ta thường kể nhiều giai thoại thú vị về thiên tài âm nhạc của ông.

Do quá khứ Chu lang là một trong những người đã lập mưu hỏa thiêu quân Tào, nên hiện tại cô X cũng phải trả báo, bởi làm người chết cháy, thèm nước… Nên bản thân cô luôn khát nước và bị cảm giác nóng dày vò triền miên.

Cô X đã phát tâm sám hối dũng mãnh, chân thành hướng về tất cả những chúng sinh bị hại, nguyện từ đây dùng Phật pháp làm lợi ích cho họ, đời đời dùng công đức tu tập hành thiện cùa mình hồi hướng cho tất cả bọn họ được thoát ly biển khổ sinh tư.

Tất nhiên đại nguyện được phát ra với tâm ăn năn sám hối vô bờ, vì thương xót những nạn nhân chết thảm mà cô quyết tâm thực hành sự cứu chuộc chân chính, bền bĩ. Bệnh cô nhờ đó được tiêu tan. Tín tâm càng thêm kiên cố, thu được kết quả tốt đẹp.

Đây là tất cả những gì tôi chứng kiến và viết ra trung thực, bạn cỏ thể không tin. Nhưng tôi hi vọng câu chuyện này sẽ đem đến lợi ích cho những ai hữu duyên đọc đến nó.