KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Hán dịch: Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Trí Nghiêm
Giảo chính: Hòa Thượng Quảng Độ

 

HỘI ĐẦU – PHẦN ĐẦU

XXIX. PHẨM NHIẾP THỌ

(Giữa quyển 99 đến đầu quyển 103)

Lúc bấy giờ, trong hội, trời Đế Thích v.v… Thiên chúng Phạm Thiên Vương v.v… trong cõi Dục, chư Thiên và Y-xá-na Thần Tiên Thiên nữ trong cõi Sắc, cùng lúc lớn tiếng xướng lên ba lần: Hay thay! Hay thay! Tôn giả Thiện Hiện nương thần lực Phật, lấy Phật làm chỗ nương, khéo vì trời người thế gian chúng tôi mà phân biệt, khai thị chánh pháp vi diệu, đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Nếu có Bồ-tát đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này có khả năng làm như nói không xa lìa thì chúng tôi đối với vị ấy cung kính phụng sự như Phật, như vậy, trong giáo pháp thậm thâm Bát-nhã-ba-la-mật-đa không có pháp có thể nắm bắt được. Đó là, trong pháp này:

Không có sắc có thể nắm bắt được, không có thọ, tưởng, hành, thức có thể nắm bắt được.

Không có nhãn xứ có thể nắm bắt được, không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có thể nắm bắt được.

Không có sắc xứ có thể nắm bắt được, không có thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có thể nắm bắt được.

Không có nhãn giới có thể nắm bắt được, không có sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra có thể nắm bắt được.

Không có nhĩ giới có thể nắm bắt được, không có thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra có thể nắm bắt được.

Không có tỷ giới có thể nắm bắt được, không có hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra có thể nắm bắt được.

Không có thiệt giới có thể nắm bắt được, không có vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra có thể nắm bắt được.

Không có thân giới có thể nắm bắt được, không có xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra có thể nắm bắt được.

Không có ý giới có thể nắm bắt được, không có pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra có thể nắm bắt được.

Không có địa giới có thể nắm bắt được, không có thủy, hỏa, phong, không, thức giới có thể nắm bắt được.

Không có Thánh đế khổ có thể nắm bắt được, không có thánh đế tập, diệt, đạo có thể nắm bắt được.

Không có vô minh có thể nắm bắt được, không có hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não có thể nắm bắt được.

Không có cái không nội có thể nắm bắt được, không có cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh có thể nắm bắt được.

Không có chơn như có thể nắm bắt được, không có pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì có thể nắm bắt được.

Không có bố thí Ba-la-mật-đa có thể nắm bắt được, không có tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có thể nắm bắt được.

Không có bốn tịnh lự có thể nắm bắt được, không có bốn vô lượng, bốn định vô sắc có thể nắm bắt được.

Không có tám giải thoát có thể nắm bắt được, không có tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có thể nắm bắt được.

Không có bốn niệm trụ có thể nắm bắt được, không có bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo có thể nắm bắt được.

Không có pháp môn giải thoát không có thể nắm bắt được, không có pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện có thể nắm bắt được.

Không có năm loại mắt có thể nắm bắt được, không có sáu phép thần thông có thể nắm bắt được.

Không có mười lực của Phật có thể nắm bắt được, không có bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng có thể nắm bắt được.

Không có pháp không quên mất có thể nắm bắt được, không có tánh luôn luôn xả có thể nắm bắt được.

Không có trí nhất thiết có thể nắm bắt được, không có trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể nắm bắt được.

Không có tất cả pháp môn Đà-la-ni có thể nắm bắt được, không có tất cả pháp môn Tam-ma-địa có thể nắm bắt được.

Không có Dự-lưu có thể nắm bắt được, không có Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán có thể nắm bắt được.

Không có Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả có thể nắm bắt được, không có Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả có thể nắm bắt được.

Không có Độc-giác có thể nắm bắt được, không có Độc-giác hướng, Độc-giác quả có thể nắm bắt được.

Không có đại Bồ-tát có thể nắm bắt được, không có Tam-miệu-tam Phật-đà có thể nắm bắt được.

Không có pháp của đại Bồ-tát có thể nắm bắt được, không có quả vị giác ngộ cao tột có thể nắm bắt được.

Không có Thanh-văn thừa có thể nắm bắt được, không có Ðộc-giác thừa, Vô-thượng thừa có thể nắm bắt được.

Tuy không có các pháp như vậy có thể nắm bắt được nhưng có đặt bày ra giáo pháp ba thừa, đó là giáo pháp của Thanh-văn, Ðộc-giác, Vô-thượng.

Lúc bấy giờ, Phật bảo chư Thiên Tiên v.v…: Đúng vậy! Đúng vậy! Như các ông đã nói, ở trong giáo pháp thậm thâm Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, tuy không có các pháp sắc v.v… có thể nắm bắt được nhưng có đặt bày ra giáo pháp của ba thừa. Nếu có Bồ-tát đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này lấy vô sở đắc làm phương tiện, có khả năng nói như làm không lìa nhau, thì Thiên Tiên các ngươi đối với Bồ-tát ấy, nên cung kính phụng sự như Như Lai. Các ngươi nên biết:

Chẳng phải ngay nơi bố thí Ba-la-mật-đa có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa bố thí Ba-la-mật-đa có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi cái không nội có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa cái không nội có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi chơn như có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa chơn như có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi Thánh đế khổ có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa Thánh đế khổ có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi Thánh đế tập, diệt, đạo có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa Thánh đế tập, diệt, đạo có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi bốn tịnh lự có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa bốn tịnh lự có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi bốn vô lượng, bốn định vô sắc có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa bốn vô lượng, bốn định vô sắc có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi tám giải thoát có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa tám giải thoát có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi bốn niệm trụ có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa bốn niệm trụ có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi pháp môn giải thoát không có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp môn giải thoát không có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi năm loại mắt có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa năm loại mắt có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi sáu phép thần thông có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa sáu phép thần thông có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi mười lực của Phật có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa mười lực của Phật có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi pháp không quên mất có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp không quên mất có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi tánh luôn luôn xả có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa tánh luôn luôn xả có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi trí nhất thiết có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa trí nhất thiết có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi tất cả pháp môn Đà-la-ni có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa tất cả pháp môn Đà-la-ni có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi tất cả pháp môn Tam-ma-địa có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa tất cả pháp môn Tam-ma-địa có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi Dự-lưu có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa Dự-lưu có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi Độc-giác có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa Độc-giác có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi Độc-giác hướng, Độc-giác quả có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa Độc-giác hướng, Độc-giác quả có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi đại Bồ-tát có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa đại Bồ-tát có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi Tam-miệu-tam Phật-đà có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa Tam-miệu-tam Phật-đà có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi pháp của đại Bồ-tát có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp của đại Bồ-tát có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi quả vị giác ngộ cao tột có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa quả vị giác ngộ cao tột có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi Thanh-văn thừa có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa Thanh-văn thừa có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi Ðộc-giác thừa, Vô-thượng thừa có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa Ðộc-giác thừa, Vô-thượng thừa có thể đắc Như Lai.

Chư Thiên Tiên! Các ngươi nên biết: Nếu đại Bồ-tát lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì đối với tất cả pháp luôn luôn chuyên cần tu học. Đó là:

Học bố thí Ba-la-mật-đa, học tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Học cái không nội, học cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh.

Học chơn như, học pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì.

Học chư Thánh đế.

Học bốn tịnh lự, học bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Học tám giải thoát, học tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Học bốn niệm trụ, học bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Học pháp môn giải thoát không, học pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.

Học năm loại mắt, học sáu phép thần thông.

Học mười lực của Phật, học bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Học pháp không quên mất, học tánh luôn luôn xả.

Học trí nhất thiết, học trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Học tất cả pháp môn Đà-la-ni, học tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Học Dự-lưu, học Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán.

Học Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, học Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả.

Học Độc-giác, học Độc-giác hướng, Độc-giác quả.

Học đại Bồ-tát, học Tam-miệu-tam Phật-đà.

Học pháp của đại Bồ-tát, học quả vị giác ngộ cao tột.

Học Thanh-văn thừa, học Ðộc-giác thừa, Vô-thượng thừa.

Đại Bồ-tát học như vậy nên đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa luôn luôn chuyên nhất tu hành không xao lãng. Vì vậy nên các ngươi đối với Bồ-tát ấy phải nên cung kính, phụng sự giống như Như Lai. Các ông nên biết, thuở xưa, thời đức Nhiên Đăng Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác xuất hiện ở thế gian, ở đầu ngã tư đường, trong thành Chúng hoa, thấy Phật Nhiên Đăng, ta trải năm cành hoa và xỏa tóc trên bùn, cầu nghe pháp vô thượng. Nhờ lấy vô sở đắc làm phương tiện, nên được:

Chẳng lìa bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng lìa tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng lìa an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng lìa tinh tấn Ba-la-mật-đa, chẳng lìa tịnh lự Ba-la-mật-đa, chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Chẳng lìa cái không nội, chẳng lìa cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh.

Chẳng lìa chơn như, chẳng lìa pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì.

Chẳng lìa chư Thánh đế.

Chẳng lìa bốn tịnh lự, chẳng lìa bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Chẳng lìa tám giải thoát, chẳng lìa tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Chẳng lìa bốn niệm trụ, chẳng lìa bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Chẳng lìa pháp môn giải thoát không, chẳng lìa pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.

Chẳng lìa năm loại mắt, chẳng lìa sáu phép thần thông.

Chẳng lìa mười lực của Phật, chẳng lìa bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Chẳng lìa pháp không quên mất, chẳng lìa tánh luôn luôn xả.

Chẳng lìa trí nhất thiết, chẳng lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Chẳng lìa tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng lìa tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Chẳng lìa vô lượng Phật Pháp khác.

Khi ấy, Phật Nhiên Đăng liền thọ ký cho ta đắc quả vị giác ngộ cao tột, nói rằng: Thiện nam tử! Vào đời vị lai, trải qua một vô số đại kiếp, ở trong hiền kiếp thế giới này, người sẽ đắc thành quả Phật, hiệu là Năng Tịch Như Lai, Ứng Chắng Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhơn Sư, Phật, Bạc-già-phạm.

Khi ấy, chư Thiên Tiên v.v… bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy rất là hy hữu, khiến các chúng đại Bồ-tát nhanh chóng có thể nhiếp thủ trí nhất thiết trí, vì lấy vô sở đắc làm phương tiện. Đó là:

Đối với sắc, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với thọ, tưởng, hành, thức, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với nhãn xứ, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với sắc xứ, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với nhãn giới, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với nhĩ giới, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với tỷ giới, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với thiệt giới, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với thân giới, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với ý giới, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với địa giới, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với Thánh đế khổ, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với vô minh, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với cái không nội, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với chơn như, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với bốn tịnh lự, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với tám giải thoát, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với bốn niệm trụ, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với pháp môn giải thoát không chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với năm loại mắt, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với sáu phép thần thông, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với mười lực của Phật, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với pháp không quên mất, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với tánh luôn luôn xả, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với trí nhất thiết, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với Dự-lưu, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với Độc-giác, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với Độc-giác hướng, Độc-giác quả, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với đại Bồ-tát, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với Tam-miệu-tam Phật-đà, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với pháp của đại Bồ-tát, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với quả vị giác ngộ cao tột, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với Thanh-văn thừa, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với Ðộc-giác thừa, Vô-thượng thừa, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn biết rõ bốn chúng, đó là: Bí-sô, Bí-sô-ni, Ô-ba-sách-ca, Ô-ba-tư-ca và đại Bồ-tát cùng với bốn đại vương, thiên chúng, trời Ba-mươi-ba, trời Dạ-mạ, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc-biến-hóa, trời Tha-hóa-tự-tại, trời Phạm-chúng, trời Phạm-phụ, trời Phạm-hội, trời Đại-phạm, trời Quang, trời Thiểu-quang, trời Vô-lượng-quang, trời Cực-quang-tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu-tịnh, trời Vô-lượng-tịnh, trời Biến-tịnh, trời Quảng, trời Thiểu-quảng, trời Vô-lượng-quảng, trời Quảng-quả, trời Vô-phiền, trời Vô-nhiệt, trời Thiện-hiện, trời Thiện-kiến, trời Sắc-cứu-cánh, đều tập hợp hòa hiệp để làm chúng, liền bảo trời Đế Thích:

Kiều Thi Ca! Hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bí-sô, Bí-sô-ni, Ô-ba-sách-ca, Ô-ba-tư-ca, hoặc các Thiên tử, hoặc các Thiên nữ, hoặc thiện nam tử, hoặc thiện nữ nhơn, chẳng lìa tâm của trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu tập, như lý tư duy, vì người diễn thuyết, truyền bá rộng rãi, nên biết những người ấy không bị các ác ma vương và quyến thuộc của ma có thể làm não hại được. Vì sao? Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của sắc; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng thể dùng cái không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng cái vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng cái vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì sắc uẩn v.v… tự tánh đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại, sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của nhãn xứ; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì nhãn xứ v.v… tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của sắc xứ; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì sắc xứ v.v… tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của nhãn giới; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì nhãn giới v.v… tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của nhĩ giới; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì nhĩ giới v.v… tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của tỷ giới; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì tỷ giới v.v… tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của thiệt giới; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì thiệt giới v.v… tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của thân giới; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì thân giới v.v… tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của ý giới; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì ý giới v.v… tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của địa giới; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì địa giới v.v… tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của Thánh đế khổ; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì Thánh đế khổ v.v… tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của vô minh; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì vô minh v.v… tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của cái không nội; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì cái không nội v.v… tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của chơn như; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì chơn như v.v… tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của bố thí Ba-la-mật-đa; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa v.v… tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của bốn tịnh lự; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì bốn tịnh lự v.v… tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của tám giải thoát; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì tám giải thoát v.v… tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của bốn niệm trụ; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì bốn niệm trụ v.v… tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của pháp môn giải thoát không; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không v.v… tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của năm loại mắt; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của sáu phép thần thông, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì năm loại mắt v.v… tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của mười lực của Phật; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì mười lực của Phật v.v… tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của pháp không quên mất; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của tánh luôn luôn xả, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì pháp không quên mất v.v… tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của trí nhất thiết; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì trí nhất thiết v.v… tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của tất cả pháp môn Đà-la-ni; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của tất cả pháp môn Tam-ma-địa, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni v.v… tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của Dự-lưu; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì Dự-lưu v.v… tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả v.v… tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của Độc-giác; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của Độc-giác hướng, Độc-giác quả, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì Độc-giác v.v… tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của đại Bồ-tát; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của Tam-miệu-tam Phật-đà, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì đại Bồ-tát v.v… tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của pháp của đại Bồ-tát; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của quả vị giác ngộ cao tột, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì pháp của đại Bồ-tát v.v… tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của Thanh-văn thừa; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của Ðộc-giác thừa, Vô-thượng thừa, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì Thanh-văn thừa v.v… tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy là những người, mà loài người, chẳng phải người không thể dễ dàng làm hại được. Vì sao? Vì các thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với tất cả hữu tình, khéo tu tâm từ bi, hỷ xả.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy chẳng bao giờ bị não hại bởi các sự kiện hiểm ác một cách bất ngờ, cũng chẳng chết đột ngột. Vì sao? Vì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, đối với các hữu tình cấp dưỡng bình an chơn chánh.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Ở thế giới ba lần ngàn này, có chúng trời Tứ-đại-vương,

trời Ba-mươi-ba, trời Dạ-mạ, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc-biến-hóa, trời Tha-hóa-tự-tại, trời Phạm-chúng, trời Cực-quang-tịnh, trời Biến-tịnh, trời Quảng-quả v.v… đã phát tâm cầu sự giác ngộ cao tột, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, nếu vị nào chưa được nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, chánh tư duy, thì nay nên chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này chú tâm nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy.

Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chí tâm nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, hoặc tại nhà trống, hoặc tại đồng hoang, hoặc tại đường hiểm và nơi có tai nạn chẳng bao giờ sợ hãi, kinh khủng dựng lông. Vì sao? Vì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, khéo tu cái không nội, khéo tu cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh.

Lúc bấy giờ, ở thế giới ba lần ngàn này có chúng trời Tứ-đại-vương, trời Ba-mươi-ba, trời Dạ-mạ, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc-biến-hóa, trời Tha-hóa-tự-tại, trời Phạm-chúng, trời Phạm-phụ, trời Phạm-hội, trời Đại-phạm, trời Quang, trời Thiểu-quang, trời Vô-lượng-quang, trời Cực-quang-tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu-tịnh, trời Vô-lượng-tịnh, trời Biến-tịnh, trời Quảng, trời Thiểu-quảng, trời Vô-lượng-quảng, trời Quảng-quả, trời Vô-phiền, trời Vô-nhiệt, trời Thiện-hiện, trời Thiện-kiến, trời Sắc-cứu-cánh v.v… cùng bạch Phật:

Bạch Thế Tôn! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu này, thường hay thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, sao chép, giảng giải, truyền bá rộng rãi thì chúng con thường theo cung kính, hộ vệ chẳng để tất cả tai nạn xâm phạm bất ngờ. Vì sao? Vì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy chính là đại Bồ-tát.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên khiến các hữu tình vĩnh viễn xa lìa các đường hiểm ác, địa ngục, bàng sanh, quỷ giới, A-tố-lạc.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên các trời, người vĩnh viễn xa lìa tất cả các khổ về tai họa, tật dịch, bần cùng, đói khát, nóng lạnh v.v…

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có mười thiện nghiệp đạo.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có bố thí Ba-la-mật-đa, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có cái không nội, cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có dòng họ lớn Sát-đế-lợi, dòng họ lớn Bà-la-môn, dòng họ lớn Trưởng giả, dòng họ lớn Cư sĩ, các tiểu quốc vương chuyển luân Thánh vương, Bề tôi phụ tá.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có chúng trời Tứ-đại-vương, trời Ba-mươi-ba, trời Dạ-mạ, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc-biến-hóa, trời Tha-hóa-tự-tại.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có trời Phạm-chúng, trời Phạm-phụ, trời Phạm-hội, trời Đại-phạm, trời Quang, trời Thiểu-quang, trời Vô-lượng-quang, trời Cực-quang-tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu-tịnh, trời Vô-lượng-tịnh, trời Biến-tịnh, trời Quảng, trời Thiểu-quảng, trời Vô-lượng-quảng, trời Quảng-quả.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có trời Vô-phiền, trời Vô-nhiệt, trời Thiện-hiện, trời Thiện-kiến, trời Sắc-cứu-cánh.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có trời Không-vô-biên-xứ, trời Thức-vô-biên-xứ, trời Vô-sở-hữu-xứ, trời Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có Dự-lưu, Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán và Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có Độc-giác và Độc-giác hướng, Độc-giác quả.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có đại Bồ-tát thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, chuyển pháp luân nhiệm mầu, độ vô lượng chúng sanh.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có Phật bảo, Pháp bảo, Bí-sô Tăng bảo.

Bạch Thế Tôn! Vì nhơn duyên ấy nên chúng con: Thiên, Long và A-tố-lạc, Kiền-đạt-phược, Yết-lộ-trà, Khẩn-nại-lạc, Dược-xoa, La-sát-ba, Mạc-hô-lạc-già, nhơn phi nhơn v.v… thường theo cung kính ủng hộ đại Bồ-tát ấy, chẳng để cho tất cả tai họa xâm phạm não hại.

Lúc bấy giờ, Thế Tôn bảo trời Đế Thích và các Thiên, Long, A-tố-lạc v.v…: Đúng vậy! Đúng vậy! Như các ngươi đã nói. Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn … chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu này, thường thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, sao chép, giảng giải, truyền bá rộng rãi thì nên biết Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy chính là đại Bồ-tát.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên các hữu tình vĩnh viễn được dứt trừ địa ngục, bàng sanh, quỷ giới, A-tố-lạc v.v… Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên chư thiên, nhơn vĩnh viễn được xa lìa tất cả các khổ tai họa, bệnh tật, bần cùng, đói khát, nóng lạnh v.v…

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên mười thiện nghiệp đạo xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên bố thí Ba-la-mật-đa, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên cái không nội, cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên năm loại mắt, sáu phép thần thông xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên dòng họ lớn Sát-đế-lợi, dòng họ lớn Bà-la-môn, dòng họ lớn Trưởng giả, dòng họ lớn Cư sĩ, các tiểu quốc vương chuyển luân Thánh vương, Bề tôi phụ tá xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên chúng trời Tứ-đại-vương, trời Ba-mươi-ba, trời Dạ-mạ, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc-biến-hóa, trời Tha-hóa-tự-tại xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên trời Phạm-chúng, trời Phạm-phụ, trời Phạm-hội, trời Đại-phạm, trời Quang, trời Thiểu-quang, trời Vô-lượng-quang, trời Cực-quang-tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu-tịnh, trời Vô-lượng-tịnh, trời Biến-tịnh, trời Quảng, trời Thiểu-quảng, trời Vô-lượng-quảng, trời Quảng-quả xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên trời Vô-phiền, trời Vô-nhiệt, trời Thiện-hiện, trời Thiện-kiến, trời Sắc-cứu-cánh xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên trời Không-vô-biên-xứ, trời Thức-vô-biên-xứ, trời Vô-sở-hữu-xứ, trời Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên Dự-lưu, Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán và Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên Độc-giác và Độc-giác hướng, Độc-giác quả xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên đại Bồ-tát xuất hiện ở thế gian, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác xuất hiện ở thế gian, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, chuyển pháp luân nhiệm mầu, độ vô lượng chúng sanh.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên Phật bảo, Pháp bảo, Bí-sô Tăng bảo xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì duyên cớ này, Thiên, Long, A-tố-lạc v.v… các ngươi thường nên theo cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, và siêng năng ủng hộ đại Bồ-tát này, chớ để tất cả tai họa xâm phạm não hại.

Kiều Thi Ca! Nếu có người thường cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen đại Bồ-tát như vậy, thì nên biết chính là cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen ta và tất cả các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trong mười phương. Vì vậy, nên tất cả Thiên, Long, A-tố-lạc v.v…các ngươi thường nên theo cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen và siêng năng ủng hộ đại Bồ-tát này, chớ để tất cả tai họa xâm phạm não hại.

Kiều Thi Ca! Giả sử Thanh-văn, Duyên-giác đầy khắp châu Nam Thiệm Bộ như rừng mía, lau, trúc, nếp, mè, rừng rậm dày đặc không hở, có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… đối với ruộng phước ấy, dùng vô lượng các thứ đồ dùng tốt đẹp vừa ý, cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, suốt cả cuộc đời, hoặc lại có người chỉ trong khoảnh khắc cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen một đại Bồ-tát sơ phát tâm chẳng lìa sáu phép Ba-la-mật-đa; nếu lấy công đức của những người trước so với phước đức của người này thì trăm phần chẳng bằng một, ngàn phần chẳng bằng một, trăm ngàn phần chẳng bằng một, ức phần chẳng bằng một, trăm ức phần chẳng bằng một, ngàn ức phần chẳng bằng một, trăm ngàn ức phần chẳng bằng một, phần tính đếm, phần thí dụ cho đến phần cực số cũng chẳng bằng một.

Kiều Thi Ca! Giả sử Thanh-văn, Ðộc-giác đầy khắp cả châu Nam Thiệm Bộ, châu Đông Thắng Thân như rừng mía, lau, trúc, nếp, mè, rừng rậm v.v… dày đặc không chỗ hở, có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… đối với ruộng phước ấy, dùng vô lượng các thứ đồ dùng tốt đẹp vừa ý, cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, suốt cả cuộc đời, hoặc lại có ngươi chỉ trong khoảnh khắc cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen một đại Bồ-tát sơ phát tâm chẳng lìa sáu phép Ba-la-mật-đa; nếu lấy công đức của những người trước so với phước đức của người này thì trăm phần chẳng bằng một, ngàn phần chẳng bằng một, trăm ngàn phần chẳng bằng một, cho đến phần cực số cũng chẳng bằng một.

Kiều Thi Ca! Giả sử Thanh-văn, Ðộc-giác đầy khắp cả châu Nam Thiệm Bộ, châu Đông Thắng Thân, châu Tây Ngưu Hóa như rừng mía, lau, trúc, nếp, mè, rừng rậm dày đặc không chỗ hở, có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… đối với ruộng phước ấy, dùng vô lượng các thứ đồ dùng tốt đẹp vừa ý cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, suốt cả cuộc đời, hoặc lại có ngươi chỉ trong khoảnh khắc cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen một đại Bồ-tát sơ phát tâm chẳng lìa sáu phép Ba-la-mật-đa; nếu lấy công đức của những người trước so với phước đức của người này thì trăm phần chẳng bằng một, ngàn phần chẳng bằng một, trăm ngàn phần chẳng bằng một, cho đến phần cực số cũng chẳng bằng một.

Kiều Thi Ca! Giả sử Thanh-văn, Ðộc-giác đầy khắp cả châu Nam Thiệm Bộ, châu Đông Thắng Thân, châu Tây Ngưu Hóa, châu Bắc Cu Lô như rừng mía, lau, trúc, nếp, mè, rừng rậm v.v… dày đặc không hở, có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… đối với ruộng phước ấy, dùng vô lượng các thứ đồ dùng tốt đẹp, vừa ý cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, suốt cả cuộc đời, hoặc lại có ngươi chỉ trong khoảnh khắc cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen một đại Bồ-tát sơ phát tâm chẳng lìa sáu phép Ba-la-mật-đa; nếu lấy công đức của những người trước so với phước đức của người này thì trăm phần chẳng bằng một, ngàn phần chẳng bằng một, trăm ngàn phần chẳng bằng một, cho đến phần cực số cũng chẳng bằng một.

Kiều Thi Ca! Giả sử Thanh-văn, Ðộc-giác đầy khắp cả bốn châu như rừng mía, lau, trúc, nếp, mè, rừng rậm dày đặc không chỗ hở, có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… đối với ruộng phước ấy, dùng vô lượng các thứ đồ dùng tốt đẹp, vừa ý cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, suốt cả cuộc đời, hoặc lại có ngươi chỉ trong khoảnh khắc cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen một đại Bồ-tát sơ phát tâm chẳng lìa sáu phép Ba-la-mật-đa; nếu lấy công đức của những người trước so với phước đức của người này thì trăm phần chẳng bằng một, ngàn phần chẳng bằng một, trăm ngàn phần chẳng bằng một, cho đến phần cực số cũng chẳng bằng một.

Kiều Thi Ca! Giả sử Thanh-văn, Ðộc-giác đầy khắp Tiểu Thiên thế giới như rừng mía, lau, trúc, nếp, mè, rừng rậm v.v… dày đặc không chỗ hở, có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… đối với ruộng phước ấy, dùng vô lượng các thứ đồ dùng tốt đẹp, vừa ý cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, suốt cả cuộc đời, hoặc lại có ngươi chỉ trong khoảnh khắc cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen một đại Bồ-tát sơ phát tâm chẳng lìa sáu phép Ba-la-mật-đa; nếu lấy công đức của những người trước so với phước đức của người này thì trăm phần chẳng bằng một, ngàn phần chẳng bằng một, trăm ngàn phần chẳng bằng một, cho đến phần cực số cũng chẳng bằng một.

Kiều Thi Ca! Giả sử Thanh-văn, Ðộc-giác đầy khắp Trung Thiên thế giới như rừng mía, lau, trúc, nếp, mè, rừng rậm v.v… dày đặc không chỗ hở, có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… đối với ruộng phước ấy, dùng vô lượng các thứ đồ dùng tốt đẹp, vừa ý cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, suốt cả cuộc đời, hoặc lại có ngươi chỉ trong khoảnh khắc cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen một đại Bồ-tát sơ phát tâm chẳng lìa sáu phép Ba-la-mật-đa; nếu lấy công đức của những người trước so với phước đức của người này thì trăm phần chẳng bằng một, ngàn phần chẳng bằng một, trăm ngàn phần chẳng bằng một, cho đến phần cực số cũng chẳng bằng một.

Kiều Thi Ca! Giả sử Thanh-văn, Ðộc-giác đầy khắp cảnh giới chư Phật trong thế giới ba lần ngàn như rừng mía, lau, trúc, nếp, mè, rừng rậm v.v… dày đặc không chỗ hở, có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… đối với ruộng phước ấy, dùng vô lượng các thứ đồ dùng tốt đẹp, vừa ý cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, suốt cả cuộc đời, hoặc lại có ngươi chỉ trong khoảnh khắc cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen một đại Bồ-tát sơ phát tâm chẳng lìa sáu phép Ba-la-mật-đa; nếu lấy công đức của những người trước so với phước đức của người này thì trăm phần chẳng bằng một, ngàn phần chẳng bằng một, trăm ngàn phần chẳng bằng một, cho đến phần cực số cũng chẳng bằng một.

Kiều Thi Ca! Giả sử Thanh-văn, Ðộc-giác đầy khắp vô lượng, vô biên thế giới trong mười phương như rừng mía, lau, trúc, nếp, mè, rừng rậm v.v… dày đặc không chỗ hở, có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… đối với ruộng phước ấy, dùng vô lượng các thứ đồ dùng tốt đẹp, vừa ý cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, suốt cả cuộc đời, hoặc lại có ngươi chỉ trong khoảnh khắc cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen một đại Bồ-tát sơ phát tâm chẳng lìa sáu phép Ba-la-mật-đa; nếu lấy công đức của những người trước so với phước đức của người này thì trăm phần chẳng bằng một, ngàn phần chẳng bằng một, trăm ngàn phần chẳng bằng một, cho đến phần cực số cũng chẳng bằng một. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng do Thanh-văn và Ðộc-giác mà có đại Bồ-tát và các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác xuất hiện ở thế gian, chỉ do đại Bồ-tát mà có Thanh-văn, Ðộc-giác và các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác xuất hiện ở thế gian. Vì vậy nên các ngươi, tất cả Thiên, Long, A-tố-lạc, Kiền-đạt-phược, Yết-lộ-trà, Khẩn-nại-lạc, Dược-xoa, La-sát-ba, Mạc-hô-lạc-già, nhơn phi nhơn thường nên ủng hộ bảo vệ cung kính cúng dường, tôn trọng, ngợi khen đại Bồ-tát này, chớ để tất cả tai họa xâm phạm não hại.

Lúc bấy giờ, trời Đế Thích bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thật là hy hữu! Đại Bồ-tát ấy, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu này, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, sao chép, giảng giải, truyền bá rộng rãi. Nhiếp thọ công đức của những việc cụ thể như vậy, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, thân cận, phụng sự chư Phật Thế Tôn. Theo đó sự vui vẻ, căn lành thù thắng, do đối với chư Phật cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, liền được viên mãn; đối với Chánh pháp của chư Phật đã được nghe, cho đến khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, không bao giờ quên. Những pháp yếu đã được nghe, có khả năng nhanh chóng nhiếp thọ, nên được dòng họ viên mãn, thân mẫu viên mãn, sự sanh viên mãn, quyến thuộc viên mãn, tướng hảo viên mãn, quang minh viên mãn, nhãn viên mãn, nhĩ viên mãn, âm thanh viên mãn Đà-la-ni viên mãn, Tam-ma-địa viên mãn. Lại dùng sức phương tiện thiện xảo, biến thân như Phật, từ thế giới này đến thế giới khác, đến nước không có Phật, giảng thuyết khen ngợi bố thí Ba-la-mật-đa, giảng thuyết khen ngợi tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; giảng thuyết khen ngợi cái không nội, giảng thuyết khen ngợi cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh; giảng thuyết khen ngợi chơn như, giảng thuyết khen ngợi pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; giảng thuyết khen ngợi Thánh đế khổ, giảng thuyết khen ngợi Thánh đế tập, diệt, đạo; giảng thuyết khen ngợi bốn tịnh lự, giảng thuyết khen ngợi bốn vô lượng, bốn định vô sắc; giảng thuyết khen ngợi tám giải thoát, giảng thuyết khen ngợi tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; giảng thuyết khen ngợi bốn niệm trụ, giảng thuyết khen ngợi bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; giảng thuyết khen ngợi pháp môn giải thoát không, giảng thuyết khen ngợi pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; giảng thuyết khen ngợi năm loại mắt, giảng thuyết khen ngợi sáu phép thần thông; giảng thuyết khen ngợi mười lực của Phật, giảng thuyết khen ngợi bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; giảng thuyết khen ngợi pháp không quên mất, giảng thuyết khen ngợi tánh luôn luôn xả; giảng thuyết khen ngợi trí nhất thiết, giảng thuyết khen ngợi trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; giảng thuyết khen ngợi tất cả pháp môn Đà-la-ni, giảng thuyết khen ngợi tất cả pháp môn Tam-ma-địa; giảng thuyết khen ngợi Phật bảo; giảng thuyết khen ngợi Pháp bảo, Bí-sô Tăng bảo. Lại dùng sức phương tiện thiện xảo, vì các hữu tình, tuyên thuyết pháp yếu, tùy nghi an trí trong pháp Ba-thừa, khiến vĩnh viễn giải thoát sanh, lão, bệnh, tử, chứng cảnh giới Vô-dư-y Niết-bàn; hoặc lại cứu giúp nỗi khổ trong các đường ác, khiến được vào cõi nhơn, thiên hưởng sự an lạc.

Khi ấy, trời Đế Thích lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa thật hy hữu! Nếu có nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì là nhiếp thọ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa; nếu có nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì là nhiếp thọ cái không nội, cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh; nếu có nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì là nhiếp thọ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cõi hư không, cõi không thể nghĩ bàn; nếu có thọ nhiếp Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì là nhiếp thọ Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo; nếu có nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì là nhiếp thọ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; nếu có nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì là nhiếp thọ tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; nếu có nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì là nhiếp thọ bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; nếu có nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì là nhiếp thọ pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện; nếu có nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì là nhiếp thọ năm loại mắt, sáu phép thần thông; nếu có nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì là nhiếp thọ mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; nếu có nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì là nhiếp thọ pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; nếu có nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì là nhiếp thọ trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; nếu có nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì là nhiếp thọ tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa; nếu có nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì là nhiếp thọ Dự-lưu quả, Nhất-lai quả, Bất-hoàn quả, A-la-hán quả; nếu có nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì là nhiếp thọ quả vị Độc-giác; nếu có nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì là nhiếp thọ mười địa Bồ-tát; nếu có nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì là nhiếp thọ quả vị giác ngộ cao tột; nếu có nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì là nhiếp thọ tất cả thiện pháp ở thế gian, xuất thế gian.

Lúc bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích: Đúng vậy! Đúng vậy! Như ông đã nói, Bát-nhã-ba-la-mật-đa thật là hy hữu! Nếu đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa người có khả năng nhiếp thọ thì có khả năng nhiếp thọ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa; nếu đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa người có khả năng nhiếp thọ thì có khả năng nhiếp thọ cái không nội, cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh; nếu đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa người có khả năng nhiếp thọ thì có khả năng nhiếp thọ chơn như pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; nếu đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa người có khả năng nhiếp thọ thì có khả năng nhiếp thọ Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo; nếu đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa người có khả năng nhiếp thọ thì có khả năng nhiếp thọ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; nếu đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa người có khả năng nhiếp thọ thì có khả năng nhiếp thọ tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; nếu đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa người có khả năng nhiếp thọ thì có khả năng nhiếp thọ bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; nếu đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa người có khả năng nhiếp thọ thì có khả năng nhiếp thọ pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện; nếu đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa người có khả năng nhiếp thọ thì có khả năng nhiếp thọ năm loại mắt, sáu phép thần thông; nếu đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa người có khả năng nhiếp thọ thì có khả năng nhiếp thọ mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; nếu đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa người có khả năng nhiếp thọ thì có khả năng nhiếp thọ pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; nếu đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa người có khả năng nhiếp thọ thì có khả năng nhiếp thọ trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; nếu đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa người có khả năng nhiếp thọ thì có khả năng nhiếp thọ tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa; nếu đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa người có khả năng nhiếp thọ thì có khả năng nhiếp thọ Dự-lưu quả, Nhất-lai quả, Bất-hoàn quả, A-la-hán quả; nếu đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa người có khả năng nhiếp thọ thì có khả năng nhiếp thọ quả vị Độc-giác; nếu đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa người có khả năng nhiếp thọ thì có khả năng nhiếp thọ mười địa Bồ-tát; nếu đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa người có khả năng nhiếp thọ thì có khả năng nhiếp thọ quả vị giác ngộ cao tột; nếu đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa người có khả năng nhiếp thọ thì có khả năng nhiếp thọ tất cả thiện pháp thế gian, xuất thế gian.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… đối Bát-nhã-ba-la-mật-đa này thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, sao chép, giảng giải, truyền bá rộng rãi, thì hiện pháp và hậu pháp của thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy được công đức thù thắng. Ngươi nên lắng nghe, khởi lên thiện ý mạnh mẽ, Ta sẽ vì ngươi phân biệt giảng thuyết.

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Xin Ngài nói ngay lúc này, chúng con muốn được nghe.

Phật dạy: Kiều Thi Ca! Nếu có các hàng phạm chí ngoại đạo, hoặc có các ma và quyến thuộc của ma, hoặc kẻ bạo ác tăng thượng mạn khác, ở chỗ đại Bồ-tát ấy muốn gây gổ, lăng nhục làm hại, những kẻ ấy mới vừa khởi tâm, thì liền gặp tai họa, tự bị tiêu diệt, chẳng đạt được ý muốn. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy lấy tâm của trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, luôn luôn kiên trì tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy nguyện đại bi làm đầu.

Nếu các hữu tình vì xan tham mà mãi tranh đấu nhau, thì đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả sự kiện trong, ngoài đều bỏ hết, phương tiện làm cho họ an trụ bố thí Ba-la-mật-đa.

Nếu các hữu tình luôn luôn phá giới thì đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả sự kiện trong, ngoài đều bỏ hết, phương tiện làm cho họ an trụ tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Nếu các hữu tình luôn luôn sân giận thì đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả sự kiện trong, ngoài đều bỏ hết, phương tiện làm cho họ an trụ an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Nếu các hữu tình luôn luôn lười biếng thì đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả sự kiện trong, ngoài đều bỏ hết, phương tiện làm cho họ an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Nếu các hữu tình luôn luôn loạn tâm thì đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả sự kiện trong, ngoài đều bỏ hết, phương tiện làm cho họ an trụ tịnh lự Ba-la-mật-đa.

Nếu các hữu tình luôn luôn ngu si thì đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả sự kiện trong, ngoài đều bỏ hết, phương tiện làm cho họ an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu các hữu tình xoay vần trôi giạt trong sinh tử, luôn luôn bị các loại tùy miên, triền cấu của tham, sân, si v.v… làm nhiễu loạn, đại Bồ-tát ấy thường dùng các thứ phương tiện thiện xảo, làm cho họ đoạn diệt, vĩnh viễn xa lìa sanh tử, hoặc an lập họ, làm cho an trụ cái không nội; cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh; hoặc an lập họ, làm cho an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; hoặc an lập họ, làm cho an trụ Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo; hoặc an lập họ, làm cho an trụ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc an lập họ, làm cho an trụ tâm giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; hoặc an lập họ, làm cho an trụ bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; hoặc an lập họ, làm cho an trụ pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện; hoặc an lập họ, làm cho an trụ năm loại mắt, sáu phép thần thông; hoặc an lập họ, làm cho an trụ mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc an lập họ, làm cho an trụ pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; hoặc an lập họ, làm cho an trụ trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; hoặc an lập họ, làm cho an trụ tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa; hoặc an lập họ, làm cho an trụ Dự-lưu quả, Nhất-lai quả, Bất-hoàn quả, A-la-hán quả; hoặc an lập họ, làm cho an trụ quả vị Độc-giác; hoặc an lập họ, làm cho an trụ mười địa Bồ-tát; hoặc an lập họ, làm cho an trụ quả vị giác ngộ cao tột; hoặc an lập họ, làm cho an trụ thiện pháp thế gian, xuất thế gian.

Kiều Thi Ca! Như vậy gọi là thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, sao chép, giảng giải, truyền bá rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đó là sự thu hoạch thắng lợi công đức hiện pháp của đại Bồ-tát.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, sao chép, giảng giải, truyền bá rộng rãi, vào đời sau, nhanh chóng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, chuyển pháp luân nhiệm màu, độ vô lượng chúng sanh, tùy theo sở nguyện an lập hữu tình, làm cho đối với ba thừa tu học rốt ráo cho đến chứng nhập Vô-dư-y Niết-bàn.

Kiều Thi Ca! Như vậy gọi là thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, sao chép, giảng giải, truyền bá rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đó là sự thu hoạch thắng lợi công đức hậu pháp của đại Bồ-tát.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, sao chép, giảng giải, truyền bá rộng rãi, ở bất kỳ nơi nào, nếu có ác ma và quyến thuộc của ma, hoặc có các hàng phạm chí ngoại đạo và những kẻ bạo ác tăng thượng mạn khác ghét chê Bát-nhã-ba-la-mật-đa, muốn làm trở ngại vặn hỏi, chê bai, chống phá, khiến mau tiêu diệt, chẳng bao giờ thành đạt được. Vì những kẻ ấy nghe qua Bát-nhã, nên các ác dần dần tiêu diệt, công đức dần dần phát sanh, về sau nương vào ba thừa mà được hết khổ.

Kiều Thi Ca! Như có một loại thuốc hay tên là Mạc kỳ, công dụng cực mạnh của loại thuốc này, có thể tiêu trừ các thứ độc. Có một con rắn lớn đói đi tìm ăn, gặp loài sanh vật khác muốn mổ ăn, sanh vật ấy sợ chết chạy vào trong thuốc kia. Rắn nghe mùi thuốc liền chạy lui. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tác dụng cực mạnh của loại thuốc Mạc kỳ có thể chế phục các độc, có ích cho thân mạng. Nên biết công dụng to lớn đầy đủ của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng lại như vậy. Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn thọ trì, đọc tụng kinh, tinh cần tu học, như lý tư duy, sao chép, giảng giải, truyền bá rộng rãi, thì các loại ác ma ở chỗ đại Bồ-tát ấy muốn làm các việc ác, nhưng vì sức oai thần của Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên các việc ác ngay chỗ ấy tự nhiên tiêu diệt. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì sức oai thần to lớn đầy đủ của Bát nhã này có khả năng xua tan các việc ác, làm tăng trưởng các điều thiện.

Kiều Thi Ca! Thế nào là Bát-nhã-ba-la-mật-đa có khả năng diệt trừ các điều ác, làm tăng trưởng các điều thiện?

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy có khả năng diệt trừ các tham dục, sân nhuế, ngu si và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ vô minh, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, thuần là khổ uẩn lớn và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ tất cả sự chướng ngại, mê muội, ô uế, trói buộc và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ kiến chấp về ngã, kiến chấp về hữu tình, kiến chấp về dòng sinh mạng, kiến chấp về sự sanh, kiến chấp về sự dưỡng, kiến chấp về sự trưởng thành, kiến chấp về chủ thể luân hồi, kiến chấp về sự người do người sanh, kiến chấp về ngã tối thắng, kiến chấp về khả năng làm việc, kiến chấp về thọ quả báo, kiến chấp về cái biết, kiến chấp về cái thấy và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ tất cả thường kiến, đoạn kiến, hữu kiến, vô kiến cho đến con đường đưa đến các ác kiến khác và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ các loại xan tham, phá giới, sân hận, lười biếng, tán loạn, ngu si sẵn có và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ các vọng tưởng sẵn có về thường, lạc, ngã, tịnh và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ tất cả các hành tham, sân, si, mạn, nghi, kiến v.v… làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ chấp thủ sắc và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ thọ, tưởng, hành, thức và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ nhãn xứ và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ sắc xứ và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ nhãn giới và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ nhĩ giới và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ tỷ giới và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ thiệt giới và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ thân giới và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ ý giới và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ địa giới và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ thủy, hỏa, phong, không, thức giới và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ Thánh đế khổ và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ Thánh đế tập, diệt, đạo và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ vô minh và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh , lão, tử sầu than khổ ưu não và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ cái không nội và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ chơn như và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ bố thí Ba-la-mật-đa và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

 

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ bốn tịnh lự và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ bốn vô lượng, bốn định vô sắc và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ tám giải thoát và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ bốn niệm trụ và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ pháp môn giải thoát không và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ năm loại mắt và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ sáu phép thần thông và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ mười lực của Phật và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp phật bất cộng và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ pháp không quên mất và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ tánh luôn luôn xả và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ trí nhất thiết và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ tất cả pháp môn Đà-la-ni và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ tất cả pháp môn Tam-ma-địa và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ Dự-lưu và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ Độc-giác và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ Độc-giác hướng, Độc-giác quả và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ đại Bồ-tát và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ Tam-miệu-tam Phật-đà và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ pháp của đại Bồ-tát và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ quả vị giác ngộ cao tột và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ Thanh-văn thừa và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế cho đến có khả năng diệt trừ sự chấp thủ Bát-niết-bàn và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ tất cả pháp mà ma dựa vào và có khả năng sanh trưởng việc lành. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa có vô số lượng sức oai thần lớn.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, sao chép, giảng giải, truyền bá rộng rãi thì đại Bồ-tát ấy thường được bốn đại Thiên vương và trời Đế Thích trong thế giới ba lần ngàn, vua trời Đại phạm, chủ thế giới Kham Nhẫn, trời Cực Quang Tịnh, trời Biến Tịnh, trời Quảng Quả, trời Tịnh Cư v.v… cùng các thiện thần đều cùng ủng hộ, chẳng để cho tất cả tai họa xâm phạm, não hại, những điều mong cầu như pháp đều được đầy đủ. Chư Phật hiện tại trong thế giới mười phương cũng thường hộ niệm. Bồ-tát như thế, làm cho ác pháp tiêu diệt, thiện pháp tăng trưởng, đó là:

Tăng trưởng bố thí Ba-la-mật-đa, khiến không tổn giảm; tăng trưởng tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa khiến không tổn giảm. Vì sao? Vì lấy vô sở đắc làm phương tiện.

Tăng trưởng cái không nội, khiến không tổn giảm; tăng trưởng cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh, khiến không tổn giảm. Vì sao? Vì lấy vô sở đắc làm phương tiện.

Tăng trưởng chơn như, khiến không tổn giảm; tăng trưởng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, khiến không tổn giảm. Vì sao? Vì lấy vô sở đắc làm phương tiện.

Tăng trưởng Thánh đế khổ, khiến không tổn giảm; tăng trưởng Thánh đế tập, diệt, đạo, khiến không tổn giảm. Vì sao? Vì lấy vô sở đắc làm phương tiện.

Tăng trưởng bốn tịnh lự, khiến không tổn giảm; tăng trưởng bốn vô lượng, bốn định vô sắc, khiến không tổn giảm. Vì sao? Vì lấy vô sở đắc làm phương tiện.

Tăng trưởng tám giải thoát, khiến không tổn giảm; tăng trưởng tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, khiến không tổn giảm. Vì sao? Vì lấy vô sở đắc làm phương tiện.

Tăng trưởng bốn niệm trụ, khiến không tổn giảm; tăng trưởng bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, khiến không tổn giảm, Vì sao? Vì lấy vô sở đắc làm phương tiện.

Tăng trưởng pháp môn giải thoát không, khiến không tổn giảm; tăng trưởng pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, khiến không tổn giảm. Vì sao? Vì lấy vô sở đắc làm phương tiện.

Tăng trưởng năm loại mắt, khiến không tổn giảm; tăng trưởng sáu phép thần thông, khiến không tổn giảm. Vì sao? Vì lấy vô sở đắc làm phương tiện.

Tăng trưởng mười lực của Phật, khiến không tổn giảm; tăng trưởng bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, khiến không tổn giảm. Vì sao? Vì lấy vô sở đắc làm phương tiện.

Tăng trưởng pháp không quên mất, khiến không tổn giảm; tăng trưởng tánh luôn luôn xả, khiến không tổn giảm. Vì sao? Vì lấy vô sở đắc làm phương tiện.

Tăng trưởng trí nhất thiết, khiến không tổn giảm; tăng trưởng trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, khiến không tổn giảm. Vì sao? Vì lấy vô sở đắc làm phương tiện.

Tăng trưởng tất cả pháp môn Đà-la-ni, khiến không tổn giảm; tăng trưởng tất cả pháp môn Tam-ma-địa, khiến không tổn giảm. Vì sao? Vì lấy vô sở đắc làm phương tiện.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy nói năng nghiêm túc, người nghe đều kính thọ; khen ngợi, đàm luận ngôn từ không lầm lẫn, rối loạn, tri ân sâu đậm, bền bỉ giúp bạn, chẳng bị sân, tật phẩn hận phú não siểm cuống kiêu mạn v.v… làm mờ ám.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy tự xa lìa sự giết hại sinh mạng, dạy người khác xa lìa sự giết hại sanh mạng, khen ngợi sự xa lìa giết hại sanh mạng, vui vẻ khen ngợi người xa lìa sự giết hại sanh mạng. Tự xa lìa sự không cho mà lấy, dạy người khác xa lìa sự không cho mà lấy, khen ngợi sự xa lìa không cho mà lấy, vui vẻ khen ngợi người xa lìa sự không cho mà lấy. Tự xa lìa sự tà hành về dục, dạy người khác xa lìa sự tà hành về dục, khen ngợi sự xa lìa tà hành về dục, vui vẻ khen ngợi người xa lìa sự tà hành về dục. Tự xa lìa sự nói dối trá, dạy người khác xa lìa sự nói dối trá, khen ngợi sự xa lìa nói dối trá, vui vẻ khen ngợi người xa lìa sự nói dối trá. Tự xa lìa sự nói ly gián, dạy người khác xa lìa sự nói ly gián, khen ngợi sự xa lìa nói ly gián, vui vẻ khen ngợi người xa lìa sự nói ly gián. Tự xa lìa sự nói thô ác, dạy người khác xa lìa sự nói thô ác, khen ngợi sự xa lìa nói thô ác, vui vẻ khen ngợi người xa lìa sự nói thô ác. Tự xa lìa sự nói uế tạp, dạy người khác xa lìa sự nói uế tạp, khen ngợi sự xa lìa nói uế tạp, vui vẻ khen ngợi người xa lìa sự nói uế tạp. Tự xa lìa sự tham dục, dạy người khác xa lìa sự tham dục, khen ngợi sự xa lìa tham dục, vui vẻ khen ngợi người xa lìa sự tham dục. Tự xa lìa sự sân nhuế, dạy người khác xa lìa sự sân nhuế, khen ngợi sự xa lìa sân nhuế, vui vẻ khen ngợi người xa lìa sự sân nhuế. Tự xa lìa sự tà kiến, dạy người khác xa lìa sự tà kiến, khen ngợi sự xa lìa tà kiến, vui vẻ khen ngợi người xa lìa tà kiến.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy tự tu hành pháp bố thí Ba-la-mật-đa, dạy người khác tu hành pháp bố thí Ba-la-mật-đa, khen ngợi pháp bố thí Ba la mât đa, vui vẻ khen ngợi người tu hành pháp bố thí Ba-la-mật-đa. Tự tu hành pháp tịnh giới Ba-la-mật-đa, dạy người khác tu hành pháp tịnh giới Ba-la-mật-đa, khen ngợi pháp tịnh giới Ba-la-mật-đa, vui vẻ khen ngợi người tu hành pháp tịnh giới Ba-la-mật-đa. Tự tu hành pháp an nhẫn Ba-la-mật-đa, dạy người khác tu hành pháp an nhẫn Ba-la-mật-đa, khen ngợi pháp an nhẫn Ba-la-mật-đa, vui vẻ khen ngợi người tu hành pháp an nhẫn Ba-la-mật-đa. Tự tu hành pháp tinh tấn Ba-la-mật-đa, dạy người khác tu hành pháp tinh tấn Ba-la-mật-đa, khen ngợi pháp tinh tấn Ba-la-mật-đa, vui vẻ khen ngợi người tu hành pháp tinh tấn Ba-la-mật-đa. Tự tu hành pháp tịnh lự Ba-la-mật-đa, dạy người khác tu hành pháp tịnh lự Ba-la-mật-đa, khen ngợi pháp tịnh lự Ba-la-mật-đa, vui vẻ khen ngợi người tu hành pháp tịnh lự Ba-la-mật-đa. Tự tu hành pháp Bát-nhã-ba-la-mật-đa, dạy người khác tu hành pháp Bát-nhã-ba-la-mật-đa, khen ngợi pháp Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vui vẻ khen ngợi người tu hành pháp Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy tự an trụ pháp không nội, dạy người khác an trụ pháp không nội, khen ngợi pháp không nội, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp không nội. Tự an trụ pháp không ngoại, dạy người khác an trụ pháp không ngoại, khen ngợi pháp không ngoại, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp không ngoại. Tự an trụ pháp không nội ngoại, dạy người khác an trụ pháp không nội ngoại, khen ngợi pháp không nội ngoại, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp không nội ngoại. Tự an trụ pháp không không, dạy người khác an trụ pháp không không, khen ngợi pháp không không, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp không không. Tự an trụ pháp không lớn, dạy người khác an trụ pháp không lớn, khen ngợi pháp không lớn, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp không lớn. Tự an trụ pháp không thắng nghĩa, dạy người khác an trụ pháp không thắng nghĩa, khen ngợi pháp không thắng nghĩa, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp không thắng nghĩa. Tự an trụ pháp không hữu vi, dạy người khác an trụ pháp không hữu vi, khen ngợi pháp không hữu vi, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp không hữu vi. Tự an trụ pháp không vô vi, dạy người khác an trụ pháp không vô vi, khen ngợi pháp không vô vi, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp không vô vi. Tự an trụ pháp không rốt ráo, dạy người khác an trụ pháp không rốt ráo, khen ngợi pháp không rốt ráo, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp không rốt ráo. Tự an trụ pháp không không biên giới, dạy người khác an trụ pháp không không biên giới, khen ngợi pháp không không biên giới, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp không không biên giới. Tự an trụ pháp không tản mạn, dạy người khác an trụ pháp không tản mạn, khen ngợi pháp không tản mạn, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp không tản mạn. Tự an trụ pháp không không đổi khác, dạy người khác an trụ pháp không không đổi khác, khen ngợi pháp không không đổi khác, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp không không đổi khác. Tự an trụ pháp không bản tánh, dạy người khác an trụ pháp không bản tánh, khen ngợi pháp không bản tánh, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp không bản tánh. Tự an trụ pháp không tự tướng, dạy người khác an trụ pháp không tự tướng, khen ngợi pháp không tự tướng, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp không tự tướng. Tự an trụ pháp không cộng tướng, dạy người khác an trụ pháp không cộng tướng, khen ngợi pháp không cộng tướng, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp không cộng tướng. Tự an trụ pháp không tất cả pháp, dạy người khác an trụ pháp không tất cả pháp, khen ngợi pháp không tất cả pháp, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp không tất cả pháp. Tự an trụ pháp không chẳng thể nắm bắt được, dạy người khác an trụ pháp không chẳng thể nắm bắt được, khen ngợi pháp không chẳng thể nắm bắt được, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp không chẳng thể nắm bắt được. Tự an trụ pháp không không tánh, dạy người khác an trụ pháp không không tánh, khen ngợi pháp không không tánh, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp không không tánh. Tự an trụ pháp không tự tánh, dạy người khác an trụ pháp không tự tánh, khen ngợi pháp không tự tánh, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp không tự tánh. Tự an trụ pháp không không tánh tự tánh, dạy người khác an trụ pháp không không tánh tự tánh, khen ngợi pháp không không tánh tự tánh, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp không không tánh tự tánh.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy tự an trụ pháp chơn như, dạy người khác an trụ pháp chơn như, khen ngợi pháp chơn như, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp chơn như. Tự an trụ pháp pháp giới, dạy người khác an trụ pháp pháp giới, khen ngợi pháp pháp giới, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp pháp giới. Tự an trụ pháp pháp tánh, dạy người khác an trụ pháp pháp tánh, khen ngợi pháp pháp tánh, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp pháp tánh. Tự an trụ pháp tánh chẳng hư vọng, dạy người khác an trụ pháp tánh chẳng hư vọng, khen ngợi pháp tánh chẳng hư vọng, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp tánh chẳng hư vọng. Tự an trụ pháp tánh chẳng đổi khác, dạy người khác an trụ pháp tánh chẳng đổi khác, khen ngợi pháp tánh chẳng đổi khác, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp tánh chẳng đổi khác. Tự an trụ pháp tánh bình đẳng, dạy người khác an trụ pháp tánh bình đẳng, khen ngợi pháp tánh bình đẳng, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp tánh bình đẳng. Tự an trụ pháp tánh ly sanh, dạy người khác an trụ pháp tánh ly sanh, khen ngợi pháp tánh ly sanh, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp tánh ly sanh. Tự an trụ pháp định pháp, dạy người khác an trụ pháp định pháp, khen ngợi pháp định pháp, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp định pháp. Tự an trụ pháp trụ pháp, dạy người khác an trụ pháp trụ pháp, khen ngợi pháp trụ pháp, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp trụ pháp. Tự an trụ pháp thật tế, dạy người khác an trụ pháp thật tế, khen ngợi pháp thật tế, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp thật tế. Tự an trụ pháp cảnh giới hư không, dạy người khác an trụ pháp cảnh giới hư không, khen ngợi pháp cảnh giới hư không, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp cảnh giới hư không. Tự an trụ pháp cảnh giới bất tư nghì, dạy người khác an trụ pháp cảnh giới bất tư nghì, khen ngợi pháp cảnh giới bất tư nghì, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp cảnh giới bất tư nghì.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy tự an trụ pháp Thánh đế khổ, dạy người khác an trụ pháp Thánh đế khổ, khen ngợi pháp Thánh đế khổ, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp Thánh đế khổ. Tự an trụ pháp Thánh đế tập, dạy người khác an trụ pháp Thánh đế tập, khen ngợi pháp Thánh đế tập, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp Thánh đế tập. Tự an trụ pháp Thánh đế diệt, dạy người khác an trụ pháp Thánh đế diệt, khen ngợi pháp Thánh đế diệt, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp Thánh đế diệt. Tự an trụ pháp Thánh đế đạo, dạy người khác an trụ pháp Thánh đế đạo, khen ngợi pháp Thánh đế đạo, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp Thánh đế đạo.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy tự tu pháp sơ tịnh lự, dạy người khác tu pháp sơ tịnh lự, khen ngợi pháp sơ tịnh lự, vui vẻ khen ngợi người tu pháp sơ tịnh lự. Tự tu pháp đệ nhị tịnh lự, dạy người khác tu pháp đệ nhị tịnh lự, khen ngợi pháp đệ nhị tịnh lự, vui vẻ khen ngợi người tu pháp đệ nhị tịnh lự. Tự tu pháp đệ tam tịnh lự, dạy người khác tu pháp đệ tam tịnh lự, khen ngợi pháp đệ tam tịnh lự, vui vẻ khen ngợi người tu pháp đệ tam tịnh lự. Tự tu pháp đệ tứ tịnh lự, dạy người khác tu pháp đệ tứ tịnh lự, khen ngợi pháp đệ tứ tịnh lự, vui vẻ khen ngợi người tu pháp đệ tứ tịnh lự.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy tự tu pháp từ vô lượng, dạy người khác tu pháp từ vô lượng, khen ngợi pháp từ vô lượng, vui vẻ khen ngợi người tu pháp từ vô lượng. Tự tu pháp bi vô lượng, dạy người khác tu pháp bi vô lượng, khen ngợi pháp bi vô lượng, vui vẻ khen ngợi người tu pháp bi vô lượng. Tự tu pháp hỷ vô lượng, dạy người khác tu pháp hỷ vô lượng, khen ngợi pháp hỷ vô lượng, vui vẻ khen ngợi người tu pháp hỷ vô lượng. Tự tu pháp xả vô lượng, dạy người khác tu pháp xả vô lượng, khen ngợi pháp xả vô lượng, vui vẻ khen ngợi người tu pháp xả vô lượng.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy tự tu pháp định không vô biên xứ, dạy người khác tu pháp định không vô biên xứ, khen ngợi pháp định không vô biên xứ, vui vẻ khen ngợi người tu pháp định không vô biên xứ. Tự tu pháp định thức vô biên xứ, dạy người khác tu pháp định thức vô biên xứ, khen ngợi pháp định thức vô biên xứ, vui vẻ khen ngợi người tu pháp định thức vô biên xứ. Tự tu pháp định vô sở hữu xứ, dạy người khác tu pháp định vô sở hữu xứ, khen ngợi pháp định vô sở hữu xứ, vui vẻ khen ngợi người tu pháp định vô sở hữu xứ. Tự tu pháp định phi tưởng phi phi tưởng xứ, dạy người khác tu pháp định phi tưởng phi phi tưởng xứ, khen ngợi pháp định phi tưởng phi phi tưởng xứ, vui vẻ khen ngợi người tu pháp định phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy tự tu pháp tám giải thoát, dạy người khác tu pháp tám giải thoát, khen ngợi pháp tám giải thoát, vui vẻ khen ngợi người tu pháp tám giải thoát. Tự tu pháp tám thắng xứ, dạy người khác tu pháp tám thắng xứ, khen ngợi pháp tám thắng xứ, vui vẻ khen ngợi người tu pháp tám thắng xứ. Tự tu pháp chín định thứ đệ, dạy người khác tu pháp chín định thứ đệ, khen ngợi pháp chín định thứ đệ, vui vẻ khen ngợi người tu pháp chín định thứ đệ. Tự tu pháp mười biến xứ, dạy người khác tu pháp mười biến xứ, khen ngợi pháp mười biến xứ, vui vẻ khen ngợi người tu pháp mười biến xứ.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy tự tu pháp bốn niệm trụ, dạy người khác tu pháp bốn niệm trụ, khen ngợi pháp bốn niệm trụ, vui vẻ khen ngợi người tu pháp bốn niệm trụ. Tư tu bốn chánh đoạn, dạy người khác tu pháp bốn chánh đoạn, khen ngợi pháp bốn chánh đoạn, vui vẻ khen ngợi người tu pháp bốn chánh đoạn. Tự tu pháp bốn thần túc, dạy người khác tu pháp bốn thần túc, khen ngợi pháp bốn thần túc, vui vẻ khen ngợi người tu pháp bốn thần túc. Tự tu pháp năm căn, dạy người khác tu pháp năm căn, khen ngợi pháp năm căn, vui vẻ khen ngợi người tu pháp năm căn. Tự tu pháp năm lực, dạy người khác tu pháp năm lực, khen ngợi pháp năm lực, vui vẻ khen ngợi người tu pháp năm lực. Tự tu pháp bảy chi đẳng giác, dạy người khác tu pháp bảy chi đẳng giác, khen ngợi pháp bảy chi đẳng giác, vui vẻ khen ngợi người tu pháp bảy chi đẳng giác. Tự tu pháp tám chi thánh đạo, dạy người khác tu pháp tám chi thánh đạo, khen ngợi pháp tám chi thánh đạo, vui vẻ khen ngợi người tu pháp tám chi thánh đạo.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy tự tu pháp pháp môn giải thoát không, dạy người khác tu pháp pháp môn giải thoát không, khen ngợi pháp pháp môn giải thoát không, vui vẻ khen ngợi người tu pháp pháp môn giải thoát không. Tự tu pháp pháp môn giải thoát vô tướng, dạy người khác tu pháp pháp môn giải thoát vô tướng, khen ngợi pháp pháp môn giải thoát vô tướng, vui vẻ khen ngợi người tu pháp pháp môn giải thoát vô tướng. Tự tu pháp pháp môn giải thoát vô nguyện, dạy người khác tu pháp pháp môn giải thoát vô nguyện, khen ngợi pháp pháp môn giải thoát vô nguyện, vui vẻ khen ngợi người tu pháp pháp môn giải thoát vô nguyện.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy tự tu pháp năm loại mắt, dạy người khác tu pháp năm loại mắt, khen ngợi pháp năm loại mắt, vui vẻ khen ngợi người tu pháp năm loại mắt. Tự tu pháp sáu phép thần thông, dạy người khác tu pháp sáu phép thần thông, khen ngợi pháp sáu phép thần thông, vui vẻ khen ngợi người tu pháp sáu phép thần thông.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy tự tu pháp mười lực của Phật, dạy người khác tu pháp mười lực của Phật, khen ngợi pháp mười lực của Phật, vui vẻ khen ngợi người tu pháp mười lực của Phật. Tự tu pháp bốn điều không sợ, dạy người khác tu pháp bốn điều không sợ, khen ngợi pháp bốn điều không sợ, vui vẻ khen ngợi người tu pháp bốn điều không sợ. Tự tu pháp bốn sự hiểu biết thông suốt, dạy người khác tu pháp bốn sự hiểu biết thông suốt, khen ngợi pháp bốn sự hiểu biết thông suốt, vui vẻ khen ngợi người tu pháp bốn sự hiểu biết thông suốt.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy tự tu pháp đại từ, dạy người khác tu pháp đại từ, khen ngợi pháp đại từ, vui vẻ khen ngợi người tu pháp đại từ. Tự tu pháp đại bi, dạy người khác tu pháp đại bi, khen ngợi pháp đại bi, vui vẻ khen ngợi người tu pháp đại bi. Tự tu pháp đại hỷ, dạy người khác tu pháp đại hỷ, khen ngợi pháp đại hỷ, vui vẻ khen ngợi người tu pháp đại hỷ. Tự tu pháp đại xả, dạy người khác tu pháp đại xả, khen ngợi pháp đại xả, vui vẻ khen ngợi người tu pháp đại xả.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy tự tu pháp mười tám pháp Phật bất cộng, dạy người khác tu pháp mười tám pháp Phật bất cộng, khen ngợi pháp mười tám pháp Phật bất cộng, vui vẻ khen ngợi người tu pháp mười tám pháp Phật bất cộng.

Pages: 1 2