NHẬT TINH MA NI THỦ NHÃN

 

Nhật Tinh Ma Ni Thủ (Tay cầm vành mặt trời):

Tay thứ bảy trong tám tay thuộc Kim Cương Bộ của Mật Pháp, là Pháp Điều Phục.

Câu thứ 32 trong Chú Đại Bi là:Thất Phật Ra Dadịch nghĩa là phóng ánh sáng  tức Nhật Tinh Ma Ni Thủ Nhãn trong tướng tay Đại Bi.

Đại Bi xuất tướng câu 32: Thất Phật Ra Da

– Thiên Thủ Thiên  Nhãn Đại Bi Tâm Đà La Ni: Bản dịch của Tam Tạng BẤT KHÔNG Pháp Sư ở Đời Đường, là tướng tay thứ ba trong Kinh Văn:

“Nếu người bị mắt mờ không có ánh sáng thì nên cầu nơi tay Nhật Tinh Ma Ni”.

– Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh: Bản dịch của Tây Thiên Trúc GIÀ PHẠM ĐẠT MA Pháp Sư ở Đời Đường, là tướng tay thứ tám:

“Nếu người nào vì mắt bị mờ tối không có ánh sáng thì nên cầu nơi bàn tay cầm Nhật Tinh Ma Ni”.

– Thiên Quang Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Bí Mật Pháp Kinh: Tướng tay Ấn thứ tám là:

Nếu người bị mắt mờ cầu ánh sáng, có thể tu pháp Nhật Tinh Ma Ni. Tướng NHẬT TINH QUÁN TỰ TẠI BỒ TÁT…. chỉ có tay trái  trên bàn tay cầm Hoả Pha Lê (Nhật tinh) tay phải ngửa lòng bàn tay đặt ở trái tim, vẽ tượng xong.

Tướng ấn đó là Nâng tay Định (tay trái) làm thế nhận mặt trời, quán trong mắt của ta có chữ 𑖦 (MA)-trong mắt phải, 𑖝𑖿 (T) trong mắt trái] Nếu muốn được Thiên Nhãn, quán ngay giữa hai lông mày có một con mắt. 

Nhật Tinh Quán Tự Tại Bồ Tát

8) Nhật-Tinh-Ma-Ni Thủ Nhãn Ấn Pháp

Kinh nói rằng: “Nếu muốn trị bịnh mắt mờ không thấy ánh sáng, nên cầu nơi Tay cầm châu Nhựt-Tinh-Ma-Ni.”

Thần-chú rằng: Thất Phật Ra Da [32]

𑖂𑖫𑖿𑖪𑖨𑖯𑖧
IŚVARĀYA

IŚVARĀYA (Tự Tại Đẳng)

IŚVARĀYA: Tự tại phóng ra Đại Quang Minh

Thất Phật Ra Da” là tiếng Phạn, bạn niệm một tiếng “Thất Phật Ra Da” thì trong vũ trụ đều có một luồng điện sáng. Bạn niệm một tiếng “Thất Phật Ra Da” thì giống như sẹt một ánh chớp, phóng một luồng điện sáng. “Thất Phật Ra Da” dịch ra nghĩa là “phóng quang”, còn gọi là “Quán Tự Tại”. “Thất Phật Ra Da” tôi tin rằng là chữ Śvarā của Avālokiteshvāra, ý nghĩa là “tự tại”. Quán Tự Tại, bạn phải quán thì mới có thể tự tại; bạn không quán thì chẳng tự tại. Quán cái gì ? Chẳng phải hướng ra ngoài quán, mà là hướng vào bên trong để quán; quán tự tại tức là quán sát chính bạn tại hay bất tại. Bạn tự quán sát chủ nhân ông của bạn tại hay bất tại ? Bạn quán sát tự tính của bạn tại hay bất tại ? Bạn quán sát chân tâm của bạn tại hay bất tại ? Thường trụ chân tâm, tính tịnh minh thể này tại hay bất tại ? Nếu tại thì tự tại, nếu bất tại thì chẳng tự tại. Nếu chẳng tự tại, đã chạy đi đâu thì bạn tự hỏi mình “bạn chạy đi đến đâu ?” tức là quán tự tại.

Còn gọi là “phóng quang”, phóng quang tức nghĩa cũng là tự tại. Nếu bạn tự tại thì sẽ phóng quang; nếu bạn chẳng tự tại thì không thể phóng quang.

Còn có một ý nghĩa dịch ra nữa gọi là “hỏa diệm quang”. Hỏa diệm quang cũng là hỏa quang. Hỏa quang là gì ? Hỏa này chẳng phải là lửa giận dữ, chẳng phải sinh lửa phiền não, chẳng phải lửa “Oh, I have too much temper”. Phải do nước trí huệ sinh ra để thu phục lửa vô minh. Nước trí huệ hay hàng phục lửa vô minh, hiện ra trí huệ chân chính, đây gọi là “hỏa diệm quang”. Bạn niệm “Thất Phật Ra Da” tức sẽ phóng quang. Song nếu tự tại mới phóng quang, nếu bạn chẳng tự tại thì không thể phóng quang, bạn nên nhớ ở điểm này. Ðây là Thủ Nhãn gì ? Tức là Nhật Tinh Ma Ni Thủ Nhãn. Thủ Nhãn này có thể trị bệnh. Trị bệnh gì ? Trị bệnh mù mắt, mắt chẳng thấy được nữa, bạn có thể dùng Nhật Tinh Ma Ni Thủ Nhãn để trị, cho nên đây gọi là phóng quang.

Kệ:

Hàng phục chư ma chánh pháp hưng
Tích lịch thiểm điện quỷ thần kinh
Vũ trụ trừng thanh yêu phân tức
Tuệ nhật cao chiếu khánh hòa bình

Dịch:

Hàng phục ma chánh pháp càng hưng thịnh
Sấm chớp xé trời quỷ hoảng thần kinh
Vũ trụ sạch trong, yêu khí tan tành
Mặt trời tuệ tỏa ngời an thế giới.

Chơn-ngôn rằng: Án– độ tỉ, ca giả độ tỉ, bát ra phạ rị nảnh, tát-phạ hạ.

𑖌𑖼_ 𑖠𑗜𑖢𑖸-𑖎𑖯𑖧, 𑖠𑗜𑖢𑖸 𑖢𑖿𑖨𑖪𑖨𑖿𑖜 _ 𑖭𑖿𑖪𑖯𑖮𑖯
OṂ_ DHUPE-KĀYA, DHUPE PRAVARṆA _ SVĀHĀ

OṂ (Quy mệnh) DHUPE-KĀYA (nhiệt năng thân: Thân có sức nóng) DHUPE PRAVARṆA (màu sắc thắng thượng của nhiệt năng) SVĀHĀ (quyết định thành tựu)

Nhật Tinh Ma Ni là cung điện của Nhật Thiên Tử (Àditya Devaputra) là chỗ thành của Hỏa Châu (viên ngọc lửa) nên nói là Nhật Luân (mặt trời)

Do mặt trời hay phóng tỏa ánh sáng, xua đuổi sự tối tăm và đem lại sự ấm áp cho vạn vật, nên Nhật Tinh Ma Ni  biểu thị cho nghĩa “Trừ ám biến minh”

Lại nữa trong Nhật Luân đồ (hình vẽ mặt trời) có vẽ một con quạ 3 chân nhằm biểu thị cho nghĩa “Trong phiền não biểu hiện Bồ Đề”.

*Nhật Luân có nghĩa là LÝ TÍNH, màu của LÝ là màu vàng nên mặt trời còn gọi là Kim Ô (con quạ vàng).

*Con quạ là THAM  Ô (con quạ tham lam).Thể của trái châu là ác ô (con quạ ác ). Nay dùng 3 chân của quạ để biểu thị ý nghĩa 3 độc phiền não.

Như vậy con quạ 3 chân ở trong mặt trời biểu hiện cho nghĩa “ ở trên phiền não biểu hiện LÝ TÍNH” hay là “phiền não tức Bồ Đề”.

-Tú Diệu Kinh ghi: TINH của DƯƠNG hóa làm mặt trời, TINH của mặt trời hóa làm trái châu nên gọi là Ma Ni (Mani). Trong kiếp sơ, tự thân con người phát ra ánh sáng và phi hành tự tại, dần dần do ăn uống mà mất ánh sáng cho nên tuy có 2 mắt nhưng chẳng thấy màu sắc của sự vật. Lúc đó Quán Thế Âm Bồ Tát hóa làm Nhật Thiên Tử  phóng tỏa ánh sáng chiếu soi các ám .

-Có Thuyết cho rằng: “Chỉ dùng Hỏa Châu làm Nhật Tinh Ma Ni mà chẳng cần phải làm Nhật Luân. Do châu này hấp thụ được ánh sáng mặt trời lại tự phóng tỏa ánh sáng nên có tên là Nhật Châu. Như Tam Tạng Sư nói: “Có một pháp bí mật nên dựa vào pháp này tu học. Nếu mất mắt người sẽ được MINH NHÃN, ấy là nhiếp tâm quán Bản Tôn cầm một trái NHẬT CHÂU trên tay , phóng tỏa ánh sáng, dần dần tăng trưởng chiếu vào TƯỚNG ẤN sẽ khai mở TÂM NHÃN thành tựu MINH NHÃN .

Bồ Tát Quán Thế Âm Bồ Tát dùng bản nguyện Từ Bi hóa làm Nhật Thiên Tử cư ngụ tại cung điện Hỏa Tinh, trừ bệnh mắt mờ cho tất cả chúng sanh và hiển thị  ý nghĩa “ Trừ ám biến minh” .

Muốn thành tựu Pháp này, Hành Giả hướng về mặt trời làm lễ, quán niệm mọi tướng tốt của Quán Tự Tại Bồ Tát, tụng Chú tức được mắt sáng, trừ các Ám .

Kệ tụng:

Tâm địa quang minh chiếu thế gian
Lục căn thanh tịnh hỗ dụng huyền
Ngu si chuyển thành chân trí huệ
Hắc ám biến tác cự hỏa diệm.

[Tâm địa bất động, thì phát ra quang minh chiếu soi tới các nơi ẩn sâu tối tâm nhất.
Sáu-căn thanh tịnh, thì làm việc thay nhau mà trí thế gian không thể hiểu được.
Một niệm vô-minh không sanh, thì trí huệ chơn tâm hiện tiền.
Một ngọn lửa ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ”, thì “3 A TĂNG KỲ KHIẾP” không còn tối đen âm u.
]

Khi Sáu-căn thanh tịnh, thì “ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ” hiện tiền chiếu sáng khắp thế gian. Trí nầy không phải nhân duyên, không phải tự nhiên, không phải suy nghĩ hiểu biết, cũng không phải ở Sáu-căn…lìa tất cả tướng sanh diệt.

Cho nên, sáu căn làm việc thay phiên nhau mà không bị chướng ngại như  “THẦN THUẤN NHÃ ĐA”, tức là thần “HƯ-KHÔNG”  không  cần có “THÂN CĂN” mà biết cảm xúc, Tôn giả A-NA-LUẬT không cần có “NHÃN CĂN” mà thấy khắp TAM THIÊN …(KINH THỦ LĂNG NGHIÊM)

Kệ tụng Việt dịch:
Đất tâm trong sáng chiếu thế gian
Dùng thế cho nhau cả sáu căn
Ngu muội chuyển thành chân trí tuệ
Tối tăm đổi lấy lửa rực hồng.

Nhật-Tinh-Ma-Ni Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Tám

Thất Phật Ra Da [32]
𑖂𑖫𑖿𑖪𑖨𑖯𑖧
IŚVARĀYA

Án– độ tỉ, ca giả độ tỉ, bát ra phạ rị nảnh, tát-phạ hạ.
𑖌𑖼_ 𑖠𑗜𑖢𑖸-𑖎𑖯𑖧, 𑖠𑗜𑖢𑖸 𑖢𑖿𑖨𑖪𑖨𑖿𑖜 _ 𑖭𑖿𑖪𑖯𑖮𑖯
OṂ_ DHUPE-KĀYA, DHUPE PRAVARṆA _ SVĀHĀ