NHẬT TINH MA NI THỦ CHÚ LUÂN
Soạn dịch: Huyền Thanh

 

Kinh Thiên Quang Nhãn ghi là: “Nếu người mắt mờ cầu ánh sáng, có thể tu pháp Nhật Tinh Ma Ni. Tượng Nhật Tinh Quán Tự Tại Bồ Tát, tướng tốt đẹp trang nghiêm như trên đã nói, chỉ có tay trái cầm hỏa Pha Lê (nhật tinh) trên bàn tay, tay phải ngửa lòng bàn tay đặt ở trái tim”.

𑖡𑖦𑖺 𑖨𑖝𑖿𑖡-𑖝𑖿𑖨𑖧𑖯𑖧
𑖡𑖦𑖾 𑖁𑖨𑖿𑖧-𑖀𑖪𑖩𑖺𑖎𑖰𑖝𑖸𑖫𑖿𑖪𑖨𑖯𑖧 𑖤𑖺𑖠𑖰𑖭𑖝𑖿𑖪𑖯𑖧 𑖦𑖮𑖯- 𑖭𑖝𑖿𑖪𑖯𑖧 𑖦𑖮𑖯-𑖎𑖯𑖨𑖲𑖜𑖰𑖎𑖯𑖧
𑖌𑖼_ 𑖪𑖕𑖿𑖨-𑖠𑖨𑖿𑖦 – 𑖁𑖟𑖰𑖝𑖿𑖧-𑖕𑖿𑖪𑖩-𑖓𑖎𑖿𑖬𑖲 – 𑖭𑖿𑖪𑖯𑖮𑖯

NAMO  RATNA-TRAYĀYA
NAMAḤ  ĀRYA-AVALOKITEŚVARĀYA  BODHISATVĀYA  MAHĀ- SATVĀYA  MAHĀ-KĀRUṆIKĀYA
OṂ_ VAJRA-DHARMA – ĀDITYA-JVALA-CAKṢU –  SVĀHĀ.

Nhật Tinh Ma Ni là cung điện của Nhật Thiên Tử (Āditya-devaputra) là chỗ thành của Hỏa Châu (viên ngọc lửa) nên nói là Nhật Luân (mặt  trời)

Do mặt trời hay phóng tỏa ánh sáng, xua đuổi sự tối tăm và đem lại sự ấm áp cho vạn vật, nên Nhật Tinh Ma Ni  biểu thị cho nghĩa “Trừ ám biến  minh”

Lại nữa trong Nhật Luân đồ (hình vẽ mặt trời) có vẽ một con quạ 3 chân nhằm biểu thị cho nghĩa “Trong phiền não biểu hiện Bồ  Đề”.

*Nhật Luân có nghĩa là LÝ TÍNH, màu của LÝ là màu vàng nên mặt trời còn gọi là Kim Ô (con quạ vàng )

*Con quạ là THAM Ô (con quạ tham lam). Thể của trái châu là ÁC Ô (con quạ ác). Nay dùng 3 chân của quạ để biểu thị ý nghĩa 3 độc phiền  não.

Như vậy con quạ 3 chân ở trong mặt trời biểu hiện cho nghĩa “ ở trên phiền não biểu hiện LÝ TÍNH” hay là “phiền não tức Bồ  Đề

_Kinh Tú Diệu ghi: TINH của DƯƠNG hóa làm mặt trời, TINH của mặt trời hóa làm trái châu nên gọi là Ma Ni (Maṇi). Trong kiếp sơ, tự thân con người phát ra ánh sáng và phi hành tự tại, dần dần do ăn uống mà mất ánh sáng cho nên tuy có 2 mắt nhưng chẳng thấy màu sắc của sự vật. Lúc đó Quán Thế Âm Bồ Tát hóa làm Nhật Thiên Tử  phóng tỏa ánh sáng chiếu soi các  ám.

)Có Thuyết cho rằng: “Chỉ dùng Hỏa Châu làm Nhật Tinh Ma Ni mà chẳng cần phải làm Nhật Luân. Do châu này hấp thụ được ánh sáng mặt trời lại tự phóng tỏa ánh sáng nên có tên là Nhật Châu. Như Tam Tạng Sư nói: “Có một pháp bí mật nên dựa vào Pháp này tu học. Nếu mất mắt người sẽ được MINH NHÃN, ấy là nhiếp Tâm quán Bản Tôn cầm một trái NHẬT CHÂU trên tay, phóng tỏa ánh sáng, dần dần tăng trưởng chiếu vào TƯỚNG ẤN sẽ khai mở TÂM NHÃN thành tựu MINH   NHÃN.

Bồ Tát Quán Thế Âm Bồ Tát dùng bản nguyện Từ Bi hóa làm Nhật Thiên Tử cư ngụ tại cung điện Hỏa Tinh, trừ bệnh mắt mờ cho tất cả chúng sanh và hiển thị  ý  nghĩa “ Trừ ám biến minh

Muốn thành tựu Pháp này, Hành Giả hướng về mặt trời làm lễ, quán niệm mọi tướng tốt của Quán Tự Tại Bồ Tát, tụng Chú tức được mắt sáng, trừ các   Ám.

Nếu muốn được Thiên Nhãn (Devya Cakṣu) quán ngay giữa hai lông mày có một con mắt.

_Ý nghĩa của Chú này là:

NAMO  RATNA-TRAYĀYA: Quy mệnh Tam  Bảo

NAMAḤ   ĀRYA  AVALOKITEŚVARĀYA  BODHISATVĀYA  MAHĀ-SATVĀYA  MAHĀ-KĀRUṆIKĀYA: Kính lễ Đức Đại Bi Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát

OṂ_ VAJRA-DHARMA (quy mệnh Kim Cương Pháp) ĀDITYA-JVALA- CAKṢU – SVĀHĀ (quyết định thành tựu con mắt uy quang của mặt   trời)