VÔ NHẤT ĐẠI SƯ THÍCH THIỀN TÂM MỘT CAO TĂNG CẬN ĐẠI

Soạn Giả: Ưu Bà Di, Bồ Tát Giới BẢO ĐĂNG
Giảo Chánh: Sa môn THÍCH HẢI QUANG
Xuất Bản: Pháp Hoa Tự, Tucson-Arizona

 

PHẦN VI

VÔ NHẤT ĐẠI SƯ
ĐẠI NINH ĐẠO TRÀNG
MẬT TỊNH TÔNG CHỦ, KHAI SƠN TỔ SƯ

Trong phần nầy, Bảo-Đăng tôi xin hiển ra một vài (sơ-lược) về công-nghiệp tịnh-độ và pháp-môn tu-tập sau cùng của cuộc-đời cố Hòa-Thượng qua 24 năm hoằng-đạo tại đạo-tràng Đại-Ninh mà ngài đã tự thân dạy-dỗ, dẫn-dắt và lưu-truyền lại về sau cho các hàng Phật-tử nói chung và riêng cho các môn-đồ pháp-quyến tu-tập.

Trước hết xin nói rõ về pháp-hiệu VÔ-NHẤT của ngài, một pháp-hiệu mà từ nơi đầu quyển-sách cho đến đây, quý đạo-hữu thỉnh-thoảng vẫn đọc và thấy được danh-xưng đến.

Vì sao mà ngài lại có pháp-hiệu là VÔ-NHẤT và tên ấy có ý-nghĩa gì?

Xin thay-thế cho ni-sư trưởng-tử Thích-nữ Thanh-Nguyệt (Việt-Nam) và cháu ruột của ngài, Đại Đức viện-chủ, bổn-sư Thích Hải-Quang (hiện đang bế quan tịnh-tu vô thời-hạn như chú của mình tại Hương Vân tịnh-thất nơi miền Trung-mỹ) kế nữa là nương nơi lời chú-giải của cố Hòa-thượng trong di-cảo, Bảo-Đăng tôi xin được giải-thích một cách đại-lược như sau:

Từ khi xuất-gia vào năm 1945 cho đến lúc viên-tịch vào năm 1992. Thời-gian 48 năm dài ấy, như tứ chúng đều biết là ngài đã đóng-góp rất nhiều công lao to lớn cho Giáo-hội Phật-giáo Việt-Nam mà hầu hết các bạn tu cùng thời và đồng-song của ngài ít có một ai sánh kịp, nhất là về công-nghiệp hoằng-dương tịnh-độ.

Ấy vậy mà tâm ngài lúc nào cũng vẫn bình thản và không bao giờ nghĩ đến các việc Phật-sự của mình làm để mà vinh-hạnh cả. Đôi khi có ai dâng lên ngài lời khen-tặng thì ngài chỉ nở một nụ cười, hoặc làm thinh hoặc nói là tôi làm sao mà có được những sự xứng-đáng như vậy.

Là một bậc đại-sư hoằng-dương tịnh-độ, đã có thực hành đầy-đủ hết các phần sự, lý của pháp-môn qua mấy mươi năm dài bế-quan, nhập-thất, khắc-khổ chuyên-tu như thế nhưng bao giờ ngài cũng vẫn khiêm hạ khi được lời khen tặng mà nói rằng:

– Mấy mươi năm nay, ngày luống qua ngày, nhiều khi nghĩ lại cảm thấy thẹn-thùng khi tự xét mình miệng tuy niệm Phật mà lòng không nhiễm đạo

Lại nữa trong số các bạn tu-tập đồng thời của ngài ai cũng đều nhận-xét rằng Thầy Thiền-Tâm là một người có văn-tài lỗi-lạc và một cách hành-văn độc-đáo, rành rõ có một khồng hai, chúng tôi không sao bì kịp ấy vậy mà ngài vẫn nói là rất hổ-thẹn khi thấy văn-từ của mình xét lại cũng giống như:

-Nhóm một đóng chữ, chẳng có chỗ nào để đáng được xem đến hết.

Hoặc là:

– Những lời khen tặng ấy tôi thật không dám nhận-lãnh bởi vì nó quá đáng, giống như đưa ngọn cỏ qua khỏi lầu cao, nói mắt cá sáng hơn châu-ngọc làm cho tôi cảm thấy lòng mình càng thêm thẹn-hổ mà thôi.

– Những văn-từ tôi viết ra còn rất ấu-trỉ tựa như một người học trò dâng-nạp bài thi lên ban giám-khảo vậy v.v….

Trên đây là một vài nét đặc-thù (mà khó ai có được) của ngài. Với lại khi nghe ai khen tặng vê các pháp-sự của mình làm ngài đều khiêm-tốn mà nói rằng:

“Mấy mươi năm qua, tuy mang tiếng tu-hành, hoằng-dương Phật-pháp nhưng xét cho kỹ lại thì thấy không có nhất một việc nào ra hồn hết (vô-nhất sự), ngày tháng trôi qua, già suy đến rồi mà chỉ luống lạm dùng của đàn-na, tín-thí thôi.

Rồi ngài cười mà nói tiếp:

Đúng là cảnh “Nhất sự vô thành, thân tiệm lão“, chỉ nội có một cái việc tu-đức độ mình không thôi mà tôi vẫn còn chưa làm được thay, há dám nói chi đến việc độ người. Bởi vì Phật dạy rằng: -Tự-độ, độ-tha -Tự-giác, giác-tha – Phải tự độ mình trước, phải tự-giác mình trước rồi mới nói đến việc độ cho người, giác cho người. Chữ TỰ (tức là đây) luôn-luôn đi trước chữ THA (tức là kia) chớ chữ THA không bao giờ đi trước chữ Tự được cả.

Nếu chưa làm được như thế mà nói rằng nay tôi sẽ ra hoằng-dương đại pháp, quảng-độ chúng-sanh thì thành ra mang cái án TRỘM DANH, KHI ĐỜI (tức là ăn trộm cái danh tiếng tốt mang vào mình để lấy “le” trong khi mình không có đủ tài-đức xứng-hợp và như vậy thì cũng giống như khinh-rẻ người đời ai cũng ngu-si, không biết nhận-xét cả, hoặc là tự-mãn mà nói rằng không có ai bằng ta hết).

Riêng cá-nhân tôi, bình-tâm mà xét lại quả thiệt thấy mình từ trước đến nay chưa có làm nên được một sự việc gì ích“lợi cho đạo-pháp hết cả.

Từ đó (khoảng năm 1972) ngài mới chọn pháp-hiệu VÔ-NHẤT để bày tỏ ý (khiêm-hạ) của mình thay-thế cho pháp-hiệu LIÊN-DU trước kia và dùng pháp-hiệu mới nầy mãi cho đến ngày viên-tịch -(20 năm cả thảy).

Còn hai chữ ĐẠI-SƯ đây là chỉ cho một vị tăng chuyên hoằng-dương về Tịnh-độ (cũng như
THIỀN-SƯ là vị tăng chuyên hoằng-dương về Thiền-tông – LUẬT-SƯ là vị tăng chuyên hoằng-dương vê giới-luật – LUẬN-SƯ là vị tăng chuyên hoằng-dương vê luận tông vv…. )

Vì xét thấy cố Hòa-thượng quả thật là một vị đại-tăng có công hoằng-hóa Tịnh-tông nên chư tôn-đức tăng-già trong giáo-hội Phật-giáo Việt-Nam truy-tặng cho ngài (tước-hiệu) là một bậc ĐẠI-SƯ.

Hai chữ ĐẠI-SƯ nầy phối-hợp cùng với pháp hiệu (mới) VÔ-NHẤT của ngài thành ra là:

VÔ-NHẤT ĐẠI SƯ
THÍCH THIỀN-TÂM HÒA-THƯỢNG

(Đến đây Bảo-Đăng tôi đã giải-thích xong về pháp-hiệu Vô-Nhất của Đại-sư rồi).

Kế-tiếp sau đây xin hiển ra thêm một ít phần về pháp-môn tu-tập mà ngài đã lưu-hậu lại cho các hàng môn-đệ tu theo sau nầy.

Đại-sư vẫn thường dạy các môn-đồ rằng:

– Môn Tịnh-độ là pháp tu rất nhiệm-mầu, viên đốn (trọn đủ) nhất. Sao gọi là viên-đốn? – Một pháp gồm đủ các pháp nên gọi là viên, hiện đời tu, hiện đời được giải-thoát nên gọi là đốn.

Sở-dĩ pháp-môn nầy được danh-xưng (viên đốn) như thế là vì từ nơi hàng phàm-phu thấp kém tạo đủ năm tội nghịch cho đến các bậc đẳng-giác Bồ-tát như VĂN THÙ, PHỔ-HIỀN và chư Bồ-tát trong Hoa Nghiêm Hải-hội cũng được dự vào và không ai có thể ra ngoài pháp ấy.

Đây là con đường thẳng, tắt nhất để mau đi đến quả PHẬT cho khắp cả thượng THÁNH hạ PHÀM. Việc ấy đâu phải là không có nơi y-cứ đâu. Như kinh HOA-NGHIÊM là một bộ kinh đại-thừa phương-quảng, trong phẩm NHẬP-PHÁP-GIỚI sau cùng, ngài THIỆN-TÀI đồng-tử (Bồ-tát) vâng theo lời dạy của đức VĂN-THÙ SƯ-LỢl đại pháp-vương tử đi tham phỏng đạo-pháp nơi các bậc tri-thức.

Ban-sơ ngài THIỆN-TÀI đi đến ra mắt ngài ĐỨC-VÂN Bồ-tát, được nghe dạy về pháp-môn niệm PHẬT liền chứng được quả-vị sơ-trụ, kế đó lần-lượt tham học mọi nơi thảy đều được chứng-đắc cả, cho đến vị đại thiện tri-thức thứ 53 sau cùng là ngài PHỔ HIỀN đại bồ-tát, được nghe Bồ-tát khuyên ngài THIỆN-TÀI cùng tất-cả chư hải-chúng Bồ-tát trong hội HOA
NGHIÊM phát 10 nguyện vương rồi đem công-đức ấy hồi-hướng về cõi Tây-Phương Cực-Lạc để cho mau tròn quả vô-thượng bồ-đề.

Trong kinh “QUÁN VÔ-LƯỢNG THỌ” nói:

– Những chúng sanh tạo đủ 5 tội nghịch, 10 điều ác làm đủ các việc chẳng lành đáng bị đọa vào đại địa-ngục, trải qua nhiều kiếp thọ khổ, nếu như gặp
được thiện tri-thức khuyên bảo niệm-Phật liền vâng lời niệm đủ mười câu, tức thì tiêu-trừ tội-chướng được vãng-sanh.

Bao nhiêu đó cũng đủ thấy pháp-môn tịnh-độ cực-kỳ quảng-đại nhiếp tất-cả chúng-sanh không bỏ sót một ai hết.

Lại nữa trong kinh VĂN-THÙ BÁT-NHÃ, Phật có dạy rằng:

– “Có một pháp-môn tên là “Nhứt-hạnh tam-muội”, người tu theo tam-muội nầy cũng mau được đạo Vô-thượng Bồ-đề.

Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-tát bạch Phật:

– Bạch đức Thế-tôn, thế nào gọi là Nhứt-hạnh tam-muội?

Phật phán dạy:

– Nếu thiện nam-tử, thiện-nữ-nhơn nào muốn vào Nhứt hạnh tam-muội nầy, thì kẻ ấy phải ở nơi rảnh-rang, vắng-vẻ, bỏ các ý-tưởng tán-loạn, tâm chẳng nắm giữ tướng-mạo 1, buộc chặc tâm-tưởng vào nơi một đức Phật, rồi ngồi ngay thẳng và quay mặt về phương-hướng của đức Phật ấy ngự mà chuyên xưng danh-hiệu của đức Phật ấy. Có thể ở nơi một đức Phật mà niệm-niệm nối nhau không gián-đoạn thì liền ngay trong niệm ấy sẽ thấy được chư Phật quá-khứ, hiện tại và vị-lai.

Tại sao? – Vì niệm một đức Phật công-đức vô-lượng, vô-biên cùng với niệm vô-lượng chư Phật công-đức cũng bằng nhau không khác, bất khả tư-nghị,
Phật-pháp bình-đẳng không phân-biệt”.

Ớ các thời pháp khác, Đại-sư cũng thường khuyên nhắc rằng:

Pháp tham-thiền chẳng phải là cơ-duyên của các người thời nay nói riêng và chung cho tất-cả chúng-sanh trong thời buổi đấu-tranh kiên-cố nầy. Giả-sử như dầu cho có học thành đi nữa thì cũng chỉ là sự hiểu-biết trên văn-từ mà thôi chớ khó tỏ-suốt tâm-tánh như các bậc lợi-căn trong thời chánh-pháp, tượng-pháp trước kia được.

 

(Đây là một ít phần trong những thời giảng về Tịnh-độ của ngài mà Bảo-Đăng tôi trích-lục ra để cho các liên-hữu nhơn đây mà phát-tâm tinh-tấn niệm Phật nhiêu hơn nữa).

Đại-sư vì thấy có một ít quý-vị tu-Thiền bài-bác pháp-môn Tịnh-độ qua nhiều điểm ngài e rằng các Phật-tử tu Tịnh-độ sơ-cơ bối-rối, hoang-mang rồi lầm vào trong cảnh phân-biệt đây, kia, cao, thấp mà uổng phí đi thời-giờ và công-lao tu-niệm nên ngài có bài thơ khai-thị như sau:

Chốn cũ chân-như lắm nẻo về,
Đường tuy khác lối vẫn đồng quê.
Trong THIỀN có TỊNH trời Lư-lảnh,
Nơi TỊNH gồm THIỀN nước ĐỘNG-KHÊ
Tiến bước nguồn-tâm ngời tuyệt sáng,
Quay nhìn bể-tục ngát hương thề.
Bao giờ học kẻ cười hoa được,
Đem ý sen lành rải bến mê.
VÔ-NHẤT
THÍCH THIỀN-TÂM.

Bảo-Đăng xin lược-ý của bài thơ nầy cho các liên-hữu (bạn tu tịnh-độ) hiểu rõ về lời khai-thị của cố Hòa-thượng như sau:

Câu 1: – Chốn cũ chân-như lắm nẻo về,

Là ý nói: Có rất nhiều pháp-môn tu-tập mà Phật đã dạy và để lại cho chúng-sanh hành-trì trên con đường về nơi chân-như, giải-thoát.

Câu 2: – Đường tuy khác lối vẫn đồng quê.

Là ý nói: -Tuy rằng có người tu theo pháp-môn nầy, có người tu theo pháp-môn kia – chẳng hạn như kẻ tu Thiền, người tu Tịnh – nhưng thật ra cũng chỉ vì để
đạt được một mục-đích cứu-cánh duy-nhất là quy về nơi giải-thoát, ra khỏi vòng sanh-tử mà thôi.

Câu 3: – Trong Thiền có Tịnh trời lư-lảnh,

Là ý nói: -Người tu Thiền cũng muốn đạt được Tịnh-tâm, vong-tình, quên cảnh thì người tu Tịnh, nếu nhiếp hết sáu căn lại mà trì-niệm mãi một câu A DI-ĐÀ Phật thì cũng đạt vào trong chỗ Tịnh-tâm mà thôi. Hai cái “Tịnh-tâm” nầy (của Thiền và Tịnh) nào có khác nhau đâu ! cho nên nói trong Thiền có Tịnh, trong Tịnh có Thiền là như vậy.

Còn ba chữ “trời lư-lảnh” đây là chỉ cho nơi hoằng-đạo của Liên-Tông sơ tổ HUỆ-VIỄN đại-sư (Bạch-Liên đạo-tràng) ở tại Đông-lâm tự nơi Lư-sơn -(Lư-lảnh tức là núi Lư-sơn).

Câu 4: -Nơi Tịnh gồm Thiên nước Động-khê,

Là ý nói: -4 chữ đầu “nơi Tịnh gồm Thiền” thì ý cũng giống như mới vừa giải ở câu thứ ba trên -3 chữ “nước Động-khê” chỉ cho nơi hoằng-đạo của đức lục-tổ Huệ-Năng (Tào-Khê).

Câu 5: – Tiến bước nguồn-tâm ngồi tuyệt sáng.

Là ý nói: -Dầu cho tu Thiền hay tu Tịnh gì-gì đi nữa thì ai-ai cũng mong sao cho liễu-đạt được chơn-tâm. Cái chơn-tâm tịch-tịnh, sáng rỡ, chiếu-minh ấy (như ưong kinh lăng-nghiêm dạy), đâu có phân-biệt đây, kia (như mình nghĩ vậy) – Câu nầy ý nói là tu đã được đạt-đạo, giải-thoát rồi.

Câu 6: -Quay nhìn bể tục ngát hương thê.

Là ý nói : – Đến chừng đó (được thành-đạo rồi), quay đầu lại nhìn chúng-sanh nơi cõi tục, còn chìm đắm trong biển khổ tử, sanh mà thương-xót, phát lời thề nguyền cứu-độ.

Câu 7 và 8: – Bao giờ học kẻ cười hoa được,

-Đem ý sen lành rải bến mê.

Kẻ cười hoa đây là ngài MA-HA CA-DIẾP – Sơ-lược điển-tích: – Trong kinh “Đại Phạm Thiên Vương vấn Phật quyết-nghi” có đoạn kinh sau: -Lúc đó đức Thế-tôn cầm hoa sen “Kim-sắc ba-la” của trời Phạm-vương cúng-dường trên tay đưa ra hiểu-thị (ý nghĩa) trước đại-chúng. Tất-cả đều ngơ-ngẩn, chỉ có ngài Kim-sắc đầu-đà là Ma-ha Ca-Diếp hiểu được mật-ý của Phật nên mĩm cười. Phật biết ngài Ca-Diếp đã Khế-hợp được ý-nghĩa nên nói:

– Ta có “Chánh-pháp nhãn-tạng, Niết-bàn diệu tâm, thật-tướng vô-tướng, vi-diệu pháp-môn” nay truyền lại cho Ma-ha Ca-Diếp-sau đó Phật truyền y-bát cho ngài Đại Ca-Diếp làm sơ-tổ (Thiền-tông).

Câu nầy ý nói chừng nào được như ngài Ma-Ha Ca Diếp kìa thì mới nói ta là thế nầy, thế nọ, còn bằng không (bạt địa phàm-phu, chưa chứng đắc được chút chi) thì càng nói nhiều càng thêm lỗi vọng (ngữ) mà thôi.

Câu 8: -Ý ngài nói nên theo pháp-môn Tịnh-độ (sen lành) mới giác được mình và giác được mọi người (ra khỏi bến mê).

Từ năm 1970 về sau, vì nhận thấy các người tu-hành đời nay phần đông đều bị ma-nạn khuấy-phá, vả-lại vì đã trải qua nhiều kinh-nghiệm bản thân sau hơn mấy mươi năm dài tu-tập nên cố Hòa-thượng mới bắt đầu khởi-xướng, khuyến-khích và dẫn-dắt các Phật tử trì-niệm thêm thần-chú để trợ-lực cho được vững vàng hơn trên bước đường tu-tập.

Kể từ đó trở đi, ngài riêng lập ra một phương cách tu mới gọi là : MẬT-TỊNH SONG-TU – tông-chỉ của pháp-môn nầy là vừa niệm Phật và vừa kiêm thêm trì chú (Tịnh-độ của mật-giáo) mà trong đó lấy niệm Phật làm chánh, trì chú làm phụ.

Có người hỏ :

– Bạch Hòa-thượng trong pháp tu nầy phải phân biệt như thế nào?

Ngài đáp:

Đời ta chí gởi chốn liên-trì,
Trần-thế vinh, hư sá kể gì.
Bổn tám năm dài chuyên lễ niệm,
Mừng nay được thấy đức A-DI

“- Phải phân-biệt cho rõ-ràng giữa CHỦ (chánh) và TRỢ (phụ). Pháp-môn nầy lấy niệm-Phật làm chủ và trì chú làm trợ. Phải nên nhớ như vậy, nếu
lơ-là xem đồng như nhau thì CHỦ cũng không thành CHỦ nữa – điều nầy quan-trọng, phải nhớ cho kỹ”.

Phương-pháp Mật-Tịnh song-tu nầy được khai nguyên tại Phương-liên tịnh-xứ và hoằng-truyền rộng rãi từ hơn thập-niên qua, đến nay có rất nhiều người nương theo tu-tập và thu được đại lợi-ích. Tại Việt Nam thì pháp-môn nầy lấy nơi trụ-xứ của ngài làm đạo-tràng chánh vì thế nên gọi Phương-liên tịnh-xứ là Mật-Tịnh đạo-tràng và cố Hòa-thượng được các đệ-tử, đồ-tôn trong dòng pháp tôn ngài lên ngôi-vị TÔNG CHỦ của pháp-môn Mật-Tịnh song tu nầy.

Và đây cũng là phần giải-thích của 8 chữ:

“PHƯƠNG-LIÊN TINH-XỨ – MẬT-TỊNH ĐẠO-TRÀNG” tại Phú-An, Đại-Ninh vậy.

Khoảng năm 1983, ngài lại soạn ra thêm môt
pháp-nghi về Mật-tông để cho các đệ-tử trong dòng tu
MẬT-TỊNH hành-trì tên là:

“CHUẨN-ĐÊ -đại-bi, pháp-nghi HỢP-THỨC”

Nghi-thức nầy chỉ rất rõ về phương-cách phối hợp sự trì-niệm giữa hai đại thần-chú là CHUẤN-ĐỀ và ĐẠI-BI, được xem như là một pháp-nghi đặc-biệt dành riêng cho những hành-giả có căn về Mật-tông tu-tập nhất là trong thời buổi mạt-pháp đầy ma-nạn nhiễu-nhương như hiện nay.

Kế tiếp sau đó ngài soạn-dịch lại bộ kinh: “ĐẠI-THÔNG PHƯƠNG-QUẢNG, SÁM-HỐI DIỆT TỘI, TRANG-NGHIÊM THÀNH PHẬT” để bổ-túc cho bản cũ của một dịch-giả đã (dịch) thiếu-sót trước kia cho được hoàn-hảo hầu góp phần duy-trì và bảo toàn pháp-bảo về sau.

Sau thời-gian nầy, trước khi quyết-định vĩnh viễn bế thất tịnh-tu cho đến ngày mãn-kiếp, ngài vì lòng từ-bi và thương cho các Phật-tử phần đông bị phiền não và ma-nạn khuấy phá trong bước đường tu nên (một lần chót) ngài soạn ra một pháp tu MẬT-TỊNH phổ-thông, thích hợp với mọi trình-độ của Phật-tử tên là:

TÂY-PHƯƠNG NHẬT KHÓA

và cho phổ-biến rộng-rãi trong hàng liên-hữu để nương theo đó mà hành-trì trên con đường về nơi Cực-lạc (sau nay).

Từ đây ngài bế-quan, tạ-tuyệt mọi duyên đời và chuyên-tâm trì-niệm, không còn tiếp-xúc với ngoại duyên nữa. Đã có rất nhiều Phật-tử và bổn-đạo từ những nơi xa vì chán-ngán duyên-đời, phát-tâm tu-niệm v.v….tìm đến tịnh-xứ để mong được diện-kiến và thọ pháp tu-tập cùng ngài, nhưng ngài đều từ-tạ hết, chỉ thỉnh-thoảng gởi giấy ra biên vài lời khuyến-nhắc tu niệm mà thối.

Đại-khái như bài thơ sau đây (làm vào năm Tân-Mùi 1990 được gởi ra từ trong tịnh-thất cho một Phật-tử ở phương-xa vê thăm):

Năm Mùi non-nước một màu Tân,
Cánh én, cành mai đón chúa Xuân.
Đức mõng đã cam bề ẩn-dật,
Tài sơ vui với đạo thanh-bần.
Xin tu theo Phật môn huyền-diệu,
Chớ nghĩ phàm tăng chốn bạch-vân.
Nếu có túc-duyên rồi sẽ gặp,
Đừng lên mâu thất bận xa-gần.

VÔ-NHẤT
Thích Thiền-Tâm.

Qua bài thơ nầy ta nhận thấy cố Hòa-thượng quả-nhiên là một bậc chơn-tu, đầy lòng khiêm-hạ. Mặc dù ngài đã được không biết bao nhiêu là Phật-tử kính-mộ, khát-ngưỡng, mong được diện-kiến và nghe học các lời dạy đạo của ngài (từ năm 1984 trở về sau, bên quê nhà mỗi khi nhắc đến danh-hiệu của ngài các Phật-tử thảy đều cung-kính, tôn xưng ngài là ÔNG PHẬT SỐNG) – Ấy vậy mà ngài vẫn nói rằng:

– Mình là người thiếu đức-hạnh (Câu: -Đức mÕng đã cam bề ẩn-dật) và kém tài năng (Câu: -Tài sơ vui với đạo thanh-bần) -khuyên các Phật-tử nên tu theo các pháp-nghi (mà ngài đã soạn trước khi bế-quan vĩnh-viễn) sẵn có chớ đừng nên nghĩ-tưởng hay quá đưa cao ngài là một kẻ phàm-tăng nơi chốn đầu non. (trong khi đó thì có những kẻ khác tài, đức không ra chi lại vênh-vang, tự-đắc xưng ta là cao-nhơn, danh-đức nhan nhãn khắp hết mọi nơi trong chốn tăng-già).

Kể từ nay về sau hàng tứ-chúng học đạo gần-xa khắp nơi không còn được dịp gặp-gỡ ngài như khi xưa nữa, theo ý thơ sau đây:

Ẩn-tu phương-tiện mượn thi-ngâm,
Thức ngộ mình, người khởi đạo-tâm.
Đâu nghĩ hoa đào ra động bích,
Mà mong Lưu, Nguyễn ghé vào thăm. 2

(Ấn tu ngẫu-vịnh)

Lối vào Thiên-thai tiên động nay đã khép kín lại rồi và Hòa-thượng Đại-Ninh Thích Thiền-Tâm từ đây không còn xuất-hiện ra (nơi trường đoạt lợi, tranh danh của người đời nay nữa), ngài quyết-chí vãng-sanh về cõi Tây-phương nơi kim đài thượng-phẩm, qua ý thơ sau đây:

Sống chết thịnh-suy lý vẫn thường,
Tuổi cao gần Phật bận chi thương.
Sen thanh thơm-thoảng tòa kinh Phạn,
Trăng bạc soi ngần mái tóc sương.
Phai khách viếng thăm, phai tục-lụy,
Đậm câu trì niệm, đậm liên hương.
Nghìn tầm bặt dấu trâu người mất,3
Muôn trượng đài kim ánh tỏ-tường.

VÔ-NHẤT
Thích Thiền-Tâm.

Trong đây ta nhận thấy cái phong-thái thanh thoát, xuất-trần của ngài, một vị cao-tăng đã Hạ được lợi-danh, nơi miền tục-lụy, quyết chí tu-hành để đạt cho được đạo mầu giải-thoát. Đối với ngài thì càng ít khách tới viếng-thăm bao nhiêu thì mùi tục-lụy càng phai-nhạt nhiều đi bấy nhiêu (trong khi đó thì ngược lại, đa phần các vị tu-hành ngày nay thì họ càng mong cho có nhiều (khách) tới thăm viếng mình để tỏ cho mọi người chung quanh biết rằng ta đây là một bậc cao-tăng danh-đức nên được nhiều người lui tới viếg-thăm không dứt) qua ý của hai câu thơ:

Phai khách viếng thăm, phai tục-lụy,
Đậm câu trì niệm, đậm liên hương.

Ý thơ tuyệt-diệu, phi-thường, quả-nhiên là phong-cách của một bậc cao-tăng thoát-tục không sai vậy.

 

LƯU XÁ LỢI

Nha (xỉ) xá-lợi

Từ khi ngài bế-quan, nhập thất trở lại và quyết chí niệm Phật để cầu được vãng-sanh từ năm 1975 cho đến nay (1992) gần 20 năm trôi qua, ngài sống đời đạm bạc và an-phận tu-hành, nếm đủ hết các mùi tân-khổ, tự giam mình trong căn thất nhỏ chưa đầy 20 thước vuông, đêm ngày lễ-bái hành-trì, xưng niệm hồng-danh của đức A-Di-Đà Thế-tôn không gián-đoạn, cơm hẫm, canh rau, khắc-khổ qua ngày – một việc làm mà các vị cùng tu đương-thời ít ai sánh nổi – Đương-nhiên là sắc thân tứ-đại của ngài cũng phải theo lẽ sanh-diệt vô thường mà biến-đổi, yếu-đau, nhưng bù lại công-đức tu hành của ngài càng thêm tăng-tiến, tinh-thần càng thêm minh-mẫn, trí-huệ càng thêm được phát sanh.

Cứ mỗi lần ngài vào trong khóa-lễ và trì-niệm thi từ nơi răng của ngài tiết ra một chất nước cam-lộ có mùi-vị ngọt-thanh, trưởng-dưỡng đạo-căn ngày thêm thành-thục, theo ý thơ sau:

Ẩn tu niệm-Phật suốt thâu canh,
Cam-lộ từ răng đượm ngọt thanh.
Khát nước đã nhờ công-đức thủy,
Lam-Kíêu chi nhọc hỏi Vân-Anh.
(Ẩn-tu ngẫu-vịnh).

Và do vì như vậy mà tất-cả 32 chiếc răng của ngài đều đã biến thành ra “Nha (xỉ) xá-lợi”.

Vì sao mà được biết là tất-cả các răng của ngài đã biến thành Xá-lợi?

Đây chắc-chắn là một câu hỏi đầu tiên và phổ thông nhất trên môi, miệng của tất-cả mọi người khi đọc đến nơi đây. (Bảo-Đăng dám chắc như vậy).

Việc nầy không phải là chuyện sai-ngoa hay khoe-khoang, khoác-lác (Vì cố hòa-thượng có bao giờnói với ai là ngài tu cao, hay là đã chứng-đắc được quả vị gì đâutrái lại, ngài còn nói mình là người kém tài năng, vô đức-hạnh nữa thì làm sao mà nói rằng ngài là một người khoe-khoang khoác-lác được).

Xin hãy đọc và nghe Bảo-Đăng kể lại câu chuyện sau đây:

– Mấy năm sau cùng trước khi viên-tịch, nướu răng (cấm) của ngài bị sưng làm cho ngài hơi khó chịu vì đau-nhức. Một người tại-gia đệ-tử của ngài pháp danh là CHÁNH-KIẾN sau khi được biết như vậy có xin phép (vào thăm bệnh) và thưa cùng với ngài rằng:

– Bạch Hòa-thượng, con có một đứa con trai là nha-sĩ có phòng làm răng ở Sàigòn. Được biết ngài bị sưng chân răng, nếu như ngài cho phép con sẽ gọi nó lên đây để chữa-trị cho ngài – Xin ngài từ-bi cho chúng con được ân-triêm chút phần công-đức.

Ngài bằng lòng và sau đó vị nha-sĩ Hòa (tên con trai của đạo-hữu Chánh-Kiến) chở một số máy-móc nha khoa từ Sàigòn lên Phương-Liên tịnh-xứ để khám răng cho “sư ông”.

Bảo-Đăng xin ghi lại (một ít) phần phỏng-vấn của mình nơi phòng làm việc của vị nha-sĩ (Hòa) ấy trong hai lần về Sàigòn như sau:

– Thưa chị, răng của sư ông 32 cái còn nguyên, cứng chắc, trắng-trẻo, đều-đặn như răng của một người còn trẻ tuổi và tôi thấy có một điều rất lạ-lùng, đặc-biệt là tất-cả răng cấm của sư ông không có các vết hằn sâu xuống như răng cấm của mọi người (thường).

Hỏi : – Nghĩa là sao ?

Đáp: -Nghĩa là các răng cấm của sư ông đều vun cao lên tròn trịa như hòn bi.

Sau khi khám kỹ thì tôi thấy sư-ông chỉ bị sưng nướu răng cho nên hành ra đau-nhức mà thôi. – Muốn cho nó hết nhức lẹ thì chỉ có việc nhổ quách cái răng ngay chỗ đau ấy lên là xong. Tôi trình bày như vậy và được sư ông đồng ý cho phép nhổ.

Sau khi nhổ răng xong rồi thì ni-sư trưởng-tử (tức là ni-sư Thanh-Nguyệt đã bưng dĩa chực sẵn kế bên) liền thỉnh ngay chiếc răng của sư-ông vào dĩa và đem để lên trên bàn thờ Phật

Riêng tôi thì tiếp-tục hầu chuyện cùng với sư ông một chặp sau sư ông hỏi:

– Con có cần hỏi thầy thêm chuyện gì nữa không?

Không hiểu sao tôi bỗng dưng đáp:

Bạch sư-ông, không có, con chỉ xin sư-ông từ-bi cho con thỉnh cái răng vừa mới nhổ để (sau nầy) làm kỷ-niệm.

Sư-ông nhìn tôi một cách chăm-chú, ngài lặng thinh một hồi rồi cười và bảo với ni-sư Thanh-Nguyệt rằng:

– Thôi cho nó cái răng đó đi, bởi vì nhân duyên của nó có phần như vậy. Ni-sư trưởng-tử làm thinh chần-chờ có ý không muốn trao răng và sư ông phải nhắc lại một lần nữa:

– Thôi ! cho nó đi. Lúc đó ni-sư mới chịu đi lên bàn Phật lấy răng xuống trao cho tôi với một vẻ mặt gượng-ép và bất đắc-dĩ lắm.

Khi trao răng cho tôi, sư ông có nói:

– Cái răng nầy thì nó cũng bình-thường thôi chớ không có gì lạ hết. Nhưng vì sư-ông đã niệm-Phật, trì-chú lâu rồi, nên sau nầy nếu như có ai lỡ bị bịnh ma tà dựa nhập thì cho họ mượn đeo vào mình vài ngày là ma tà sẽ xuất ra ngay.

Tôi vâng, dạ nhưng cũng không để ý gì cho mấy, (ví tôi còn rất ấu-trĩ trong đường-đạo nên không biết chi nhiều) chỉ biết gói kỹ răng lại và bỏ vào túi áo mà thôi. Có người biết được việc nầy nên đề-nghị với tôi là xin mua lại cái răng của sư-ông với giá 3 chĩ vàng.

Tôi từ-chối ngay lập-tức, sau đó tôi có nói lại việc nầy cùng với ba tôi (Chánh-Kiến), ổng cười và nói:

-Ba lượng, ba chục lượng, ba trăm lượng cũng còn chưa xứng chớ đừng nói chi là 3 chĩ. Bộ ai khùng sao mà đem
răng của sư-ông bán chớ.

Tôi mang chiếc răng ấy về Sàigòn và cất đi để làm kỷ-niệm chớ cũng chưa để ý gì về nó (răng) cả.

Lúc ba má tôi được chấp-thuận qua Mỹ (theo diện quân-nhân) tôi mới nghĩ rằng:

– Bình sanh ba-má tôi rất kính-trọng và xem sư-ông cũng như thần-thánh. Nay ba-má tôi sắp-sửa đi Mỹ rồi, vậy thì bây giờ phải nên lấy cái răng của sư ông xuống, cắt ra làm hai, đem đi bọc vàng, làm dây-chuyền cho ba-má tôi mỗi người đeo theo một nữa để làm kỷ-niệm dấu-tích của sư-ông.

Khi mang cái răng ấy xuống và trước khi sắp sửa cắt răng ra, điều đầu tiên mà tôi nhận thấy ở nơi
chiếc răng nầy như sau:

– Mặc dù chiếc răng ấy để lâu ngày rồi nhưng nó vẫn có màu trắng-tinh và sáng bóng, sạch y như một cái răng sống (tức là răng còn gắn ở trong xương-hàm) chớ không phải là một cái răng chết đã được nhổ lên lâu ngày.

– Răng ấy có hai mà : -Nữa bên là màu ngà trắng sáng – nữa bên là màu ngũ sắc giống như xa cừ.

– Từ trong răng có một mùi vị thơm dễ chịu thoang-thoảng bay ra.

Mặc dầu thấy như vậy và trong tâm cũng rất lấy làm lạ, nhưng tôi vẫn quyết-định cắt răng ấy ra làm hai như ý-muốn (ở trên). Tôi mới lấy cưa (loại cưa răng thông thường mà các nha-sĩ vẫn dùng) để cắt thì lưỡi cưa bị trợt ra ngoài, răng của sư-ông nháng-lửa lên và vẫn y-nguyên không hề-hấn gì hết. Tôi lấy làm lạ lắm nghĩ răng hay là lưỡi cưa nầy đã cũ chăng ? sau đó tôi thay lưỡi cưa khác mới nguyên, chưa sử-dụng, cắm-cúi cưa cả buổi, đổ mồ-hôi mà chiếc răng cũng vẫn y như trước, chẳng hề bị khuy-tổn chút nào.

Sau khi làm đủ mọi cách mà vẫn không thể nào cưa chiếc răng của sư-ông ra được. Tôi mới nghĩ đến việc đem chiếc răng ấy đến chỗ chuyên môn cưa sắt thép để nhờ cắt dùm.

Tôi mang cái răng ấy ra ngoài chợ, đến chỗ người quen và nhờ cưa chiếc răng ra làm hai. Ông ấy đòi giá 50.000 đồng (tiền Việt-Nam), tôi nói: -Gì mắc quá vậy ! cái răng có chút xíu mà, thôi 30.000 được rồi !

Ông ấy đồng-ý và sau đó mới lấy loại cưa lọng (đặc-biệt) ra, kẹp cái răng vào trong bàn cắt mà “hành sự”. Ống cùng với một người phụ nữa nắm hai đầu cưa,
cắt cái răng của sư-ông.

Đến đây tôi mới để-ý và thấy có chuyện lạ-lùng phi-thường xảy ra:

-Số là cái răng của sư-ông kỳ-lạ lắm. Cưa như vậy mà nó vẫn không đứt, lưỡi cưa cứ luôn-luôn bị trợt ra bên ngoài, (lửa nháng lên văng ra như đang cưa sắt vậy) mà cái răng ấy cũng vẫn cứ y-nhiên như cũ, không trầy-trụa chút nào.

Tôi thấy vậy mới nói:

– Thôi đi ông ơi ! lưỡi cưa của ông cũ, mòn quá rồi, cái răng có chút xíu vậy mà cắt cũng không đứt nữa, thôi thay lưỡi cưa mới đi.

Y ta mới cặm-cụi thay vào một lưỡi cưa khác (còn mới nguyên) và rồi một lần nữa cả hai người đồng xúm nhau lại kéo-cưa cắt răng của sư-ông, cưa đến nỗi hai người ấy mệt nhoài, mồ-hôi đổ ra ướt áo, ướt mặt mà cái răng ấy vẫn y-chang như trước chẳng hề-hấn gì cả, càng cắt bao nhiêu thì nó càng nháng lửa ra bấy nhiêu giống như lấy búa đập vào đá vậy, bay ra mùi khét-nghẹt mà chiếc răng cũng vẫn nguyên-vẹn như thường.

Tôi thấy vậy lấy làm lạ lắm, mang răng về phòng làm việc và xem kỹ lại (sau khi cho ông bạn kia 10.000 đồng tiền cà phê) thì tôi thấy cái răng của sư-ông có những đặc-điểm như sau:

Mặt trên của răng tròn-trịa, đầy đặn. Toàn-thể có màu trắng-tinh như ngọc long-lanh ngũ-sắc, mặc-dù được nhổ từ lâu rồi mà răng vẫn không biến đổi ra thành màu xám đen như các răng thông-thường khác (hỉ-hữu).

Tôi lấy làm ngạc-nhiên lắm, là một nha-sĩ chuyên nghiệp nhưng tôi chưa bao giờ thấy răng của ai kỳ-lạ và đặc-biệt như vậy hết. Tôi không hiểu đạo nhiều nên tôi không biết lý-do (khi Bảo-Đăng nghe kể mọi việc như vậy rồi mới xin được phép quan-sát chiếc răng kỹ lại và bảo rằng đây chính là ’’nhaxỉ xá-lợi” của một bậc cao-tăng đắc-đạo, thì lúc đó nha-sĩ Hòa mới biết là mình đang nắm giữ một bảo-vật quý giá nhất trên đời) mà chỉ tự nghĩ sao mà cái răng nầy nó cứng ’’thần sầu” như vậy kìa?

Tôi cũng vẫn còn có ý-định là phải cắt răng ra làm hai để tặng cho ba-má tôi vì thế nên tôi mới tìm phương-cách. Sau đó tôi lấy thạch-cao làm một cái đế rồi để cái răng của sư-ông lên, cầm cho (có thể) vững chắc để cắt. Tôi lấy máy cắt của nha-sĩ loại mạnh nhứt (chạy đến 6000 tua trong 1 giây đồng hồ) của Mỹ để cắt cái răng “lạ-lùng, bí-hiểm” nầy.

Khi đặt lưỡi cưa vào răng để cắt thì cũng vẫn y như trước, là chiếc răng nháng lửa ra sáng lòa như pháo-bông nhưng vẫn không hề tổn-giảm. Máy cắt mạnh như vậy mà chẳng làm sao cắt được, chỉ làm cho nó bị trầy sơ một tí xíu mà thôi.

Sau đó tôi mới đem răng cất đi, hôm sau tôi vẫn ra phòng nha-khoa làm việc như thường-lệ. Trong lúc đó thì sư cô Bảo-Đàn (là đồ-tôn của sư-ông) từ trên Phương-Liên tịnh-xứ (Đà-lạt) đi xe đò xuống Sàigòn, đến nhà của ba má tôi và nói rằng:

– Hòa-thượng sai tôi xuống bảo nói lại với nha-sĩ Hòa là “cái gì” của sư ông cho đó, nếu như không muốn xài thì trao lại cho sư ông chớ đừng có phá !

(Ở dưới Sàigon cắt răng của ngài ra, mà ở trên Đà-lạt cách đó 300 cây số ngài đã biết và sai người về đòi lại rồi !Đây là một sự phi-thường của cố Hòa thượng mà chỉ có người tu chứng-đắc như ngài mới được thần-thôngnhư thế mà thôi ).

Ba tôi mới hỏi sư-cô vậy chớ sư-ông có bảo đó là cái gì không?

Sư-cô đáp cũng không biết nữa. Sư ông sai về bảo sao thì nói y vậy thôi chớ tôi đâu có biết đó là “cái gì” ? Nhưng bác cứ nói vậy thì chắc nha-sĩ biết liền và sư-cô trở về Đà-lạt ngay ngày hôm đó (không có chờ vì sợ trễ xe).

Đến tối lại tôi từ phòng làm việc trở về nhà thì ba tôi nói:

– Hồi sáng nầy sư-cô Bảo-Đàn ở trên sư-ông có về bảo ba nói lại với con là “cái gì đó” của sư-ông cho nếu như con không xài thì mang lên trả lại cho sư ông chớ đừng có phá. Vậy chớ “cái gì” của sư ông cho mà con phá vậy?

Vừa nghe xong thì tôi giật mình, hết hồn! Sau đó tôi mới thuật lại việc cắt chiếc răng cho ba-má tôi nghe và nói:

– Con đâu có phá, con chỉ muốn cắt chiếc răng ấy ra làm hai để tặng cho ba-má làm kỷ-niệm sau nầy khi đi qua Mỹ mà thôi.

Ba-má tôi mới nói:

– Cái răng ấy sư-ông đã ban cho con, trước kia khi trao răng cho con sư-ông có nói đó là cái duyên của con mà. Vậy thôi con hãy giữ nó đi, đấy là bảo-vật của sư-ông đó.

Khi nghe thuật đến đây thì Bảo-Đăng mới nói cho nha-sĩ biết rằng cái răng cấm (tuôn ra chất nước cam-lộ ngọt thanh mỗi khi ngài trì-niệm) của cố Hòa-thượng đã thành “xá-lợi” rồi, và ông là một người đại-phước vì đã được giữ “nha xỉ xá-lợi” của một bậc thánh-tăng đó mà ông có biết không?

– (Đây là nguyên-nhân thứ nhất để biết được chiếc răng của cố Hòa-thượng là xá-lợi (và đương-nhiên một bậc tu-hành mà 32 cái răng đã biến thành “xá-lợi” hết như thế rồi thì không cần phải nói dài dòng thêm chi cho nhiều, ta cũng biết ngài là một người chơn-tu đắc đạo).

Nha-sĩ Hòa nói tiếp:

– Sau khi biết được chiếc răng của sư-ông là xá-lợi rồi thì tôi mừng lắm đem đi bọc vàng và làm dây chuyền (liền lạc không có mốc khóa để mở ra) đeo sát vào cổ (khó cởi ra lắm), kể từ khi tôi đeo răng xá-lợi của sư ông vào trong người tôi rồi thì có thêm một sự huyền-diệu khác nữa xảy ra như sau:

– Số là nghề-nghiệp chuyên-môn của tôi tăng tiến vượt-bực, những thân-chủ có các răng đau khó chữa-trị (mà các bậc thầy của tôi cũng lắc đầu chịu thua luôn) khi họ tìm đến tôi thì tôi chữa-trị rất dễ-dàng (như chơi vậy). Có lần một bà thân-chủ đó bị đau một cái răng cấm, răng nầy vì có nhiều chân nên khó nhổ, các nha-sĩ khác đề nghị phải nên giải-phẫu – bà đã đi nhiều nha-sĩ tư và một số bệnh-viện lớn, các bậc đàn anh và thầy của tôi cũng đều khuyến-cáo như vậy (phải giải-phẫu). Khi bà đến nơi tôi là người nha-sĩ cuối cùng để khám quyết-định, sau khi khám răng xong tôi cũng thấy chỉ có giải-phẫu để đem răng ra là ổn nhất.

Sau đó tôi mới quay qua sửa-soạn các dụng-cụ cần-thiết, đến chừng xong rồi tôi mới bảo bà hả miệng ra để xem lại thì không còn thấy cái răng đau ở đâu hết, tôi tưởng là bà ấy nuốt vào bụng rồi nên hơi lo vội-vã hỏi:

– Ủa, cái răng đâu, bộ bà nuốt rồi hả?

Bà ấy đáp:

– Đâu có, tôi nhổ vào trong ống nhổ – chu-choa, nha-sĩ giỏi quá, mới đụng tay vào một cái thôi là răng rớt ra liền.

Tôi nghe nói vậy nên rất ngạc-nhiên (nhưng cố-gắng làm tĩnh) lại ống nhổ gắp cái răng ấy ra (để xem vì sao mà kỳ-cục vậy)

Nha-sĩ Hòa kể tiếp: -Thật ra tôi chưa có làm gì hết chỉ mới có xem thử thôi rồi lấy tay ấn nhẹ mấy cái thì chiếc răng ấy tự-nhiên tróc chân rớt ra ngoài (mà bà ấy cũng không hay và tôi cũng không biết nữa).

Đây là một trong nhiều sự phi-thường khác mà tôi cũng không hiểu tại sao? Quả thật chiếc răng xá-lợi của sư ông có một sự thần-diệu phi-thường mà khoa học không làm sao hiểu cho thấu được.

Các bậc đàn anh và thầy tôi đôi lúc có hỏi sao mà tôi hay quá vậy, tôi chỉ biết đáp là may rủi cho xong việc mà thôi. Họ đều nghi chắc là tôi có một bài thuốc gì đó bí-mật lắm của một người chị, cũng là nha-sĩ ở bên úc-châu gởi về -(thật ra bà chị không có gởi cho tôi cái gì hết, tôi gởi thêm cho chỉ thì có).

– (Và đây là một nguyên-nhân khác nữa để biết rằng chiếc răng của cố Hòa-thượng là xá-lợi có một khả-năng “tế-độ” phi-thường – Và đương-nhiên ta cũng biết rằng một bậc tu hành mà tất-cả 32 cái răng đều hóa thành ra xá-lợi hết như thế thì hẳn-nhiên đấy là một bậc thánh tăng rồi chẳng còn phải nghi-ngờ, thắc-mắc điều chi nữa cả).

Và kế-tiếp thêm đây là một sự huyền-bí, linh-thiêng khác nữa về chiếc răng xá-lợi của cố Hòa-thượng:

Nha-sĩ Hòa kể tiếp:

Tôi có một đứa con bị tai-nạn lưu-thông, cả mình mẩy nó đều bị trầy-trụa, đau-nhức lắm. Trưa hôm đó tôi nằm ngủ mà trong lòng có ý lo buồn, mơ-màng chợt thấy có nhiều người từ ngoài cửa đi vào, xúm lại giật sợi đây-chuyền có mang răng xá-lợi của sư-ông. Tôi không chịu cho và lấy tay nắm chặt lại, hai đàng dằn co nhau một hồi, tôi bỗng nghe mấy người ấy nói với nhau rằng:

– Thôi đi, đừng hành thằng con của y ta nữa bởi vì y ta có bảo-bối, thần-vật của bồ-tát hộ-thân rồi, mình làm quá không nên đâu – Nói xong rồi họ đồng nhau ra khỏi cửa đi mất. Tôi giựt-mình thức dậy thì thấy tay mình vẫn còn nắm chặt chiếc răng xá-lợi của sư-ông, còn sợi dây-chuyền thì đã tuột ra đến mang-tai (chớ không sút ra được vì dây chuyên quá chật lại thêm bị hai tai cản lại nên không sao vuột ra ngoài được). Sau đó tôi mới hỏi vợ tôi: -em có cởi sợi dây-chuyền của anh ra không thì bà nói là không, em đâu có đụng đến.

Đây là một lý do khác nữa để cho chúng ta biết thêm rằng chiếc răng xá-lợi của cố Hòa-thượng là bảo vật vô-giá (của một bậc nhục thân bồ tát) đến nỗi quỷ thần cũng muốn cướp-đoạt làm của riêng nữa.

Và còn nhiều sự linh-thiêng huyền-diệu khác chung-quanh chiếc răng xá-lợi của cố Hòa-thượng lắm, nhưng Bảo-Đăng tôi nhận thấy kể ra bao nhiêu đó thôi cũng đủ để chứng-minh cùng (gián-tiếp) trả lời cho những ai mà trước nay không tin hay nghi-ngờ về việc tu-hành, chứng-đạo và giải thoát, vãng-sanh Cực-lạc của Vô-Nhất Đại-Sư Thích Thiền-Tâm Hòa-thượng rồi.

(Vị nha-sĩ tên Hòa nầy quả thật là một người hi-hữu, không biết kiếp trước có nhân-duyên gì đó đối với cố Hòa-thượng mà kiếp nầy mặc-dù là không gần-gũi, hầu-hạ, hay làm đệ-tử hoặc học đạo cùng với ngài lâu năm như hàng trdm, hàng ngàn đệ-tử khác – Trong đó phải kể luôn cả ni-sư trưởng-tử Thanh Nguyệt và cháu ruột của ngài là Đại-Đức bổn-sư; viện-chủ Pháp-Hoa tự. Tucson, Arizona Thích Hải-Quang nữa – đã từng thân-cận, gần-gủi, hầu-hạ ngài “trường-kỳ kháng chiến” mà vẫn vô-phần để gìn-giữ chiếc “nha xỉ xá-lợỉ” vô-giá độc nhất của ngài còn lưu-lại trên cõi đời nầy. (31 chiếc răng xá-lợi còn lại kia thì đã theo ngài ẩn-tàng sâu vào trong mộ-huyệt – đáng buồn và đáng tiếc vậy thay)

Trong kinh có kệ rằng:

Hầu trung cam-lộ quyên-quyên nhuận,
Khẩu nội đề-hồ đích-đích lương.
Bạch ngọc xỉ biên lưu xá-lợi,
Hồng-liên thiệt thượng phóng hào-quang.

Tạm dịch:

Trong cổ chất cam-lộ rịn nhuần,
Trong miệng chất đề-hồ nhỏ mát.
Bên răng ngọc trắng tuôn xá-lợi,
Trên lưỡi sen hồng phóng hào-quang.

Bốn câu kệ trên đây có thể áp-dụng vào cho vị tông chủ của hệ-phái “Mật-Tịnh Đại-Ninh”, cố Hòa-thượng Liên-Du Thích Thiền-Tâm vậy.

Và nha-sĩ Hòa nói tiếp:

– Sau khi hậu-sự của sư-ông xong rồi thì ni-sư cho người đòi lại chiếc răng của sư-ông để đem về Phương-liên tịnh-xứ phụng-thờ, nhưng tôi không chịu (lẽ dĩ-nhiên rồi vì đây là bảo-vật vô-giá của một bậc thánh-tăng đắc-đạo để lại, ai có phần thì người ấy hưởng (chớ dại gì mà trao cho người khác), huống chi khi còn sanh-thời, cố Hòa-thượng đã đích-thân trao nó cho người đạo-hữu này và nói rằng: -Thôi, cho nó đì, đó là duyên của nó.)

Và nói rằng: -không đâu khi nào con chết rồi thì ni-sư muốn lấy về hay làm chi cũng được chớ con còn sống ngày nào thì con quyết giữ-gìn nó ngày ấy (tử-thủ).

Đến đây thêm một lần nữa ta nhận xét và thấy gì từ nơi cố Hòa thượng?

Ta thấy rằng: -Hòa-thượng thọ 68 tuổi đời, 48 tuổi đạo, trọn một kiếp chỉ lo chân-thật tu-hành – Mặc dù bị biết bao nhiêu là sự ganh-ghét, mưu hại và tai tiếng thị-phi v.v….. nhiều không xiết kể, nhưng đến phút cuối cùng tất-cả mọi người mới biết ra là ai giả, ai chơn….như ý của hai câu thơ sau đây:

Mây tan vầng nguyệt rạng,
Nước cạn trái châu bày. 4

Hoặc nói theo lốí đời thì:

Dở, hay khoan nói lời thương ghét,
Cao, thấp nào ai biết đúng sai.
Đến phút CUỐI cùng chơn, giả hiện,
Cúi đầu che mặt dấu sau tay. 5

 

 

TIẾP-ĐỘ THÂN-MẪU NIỆM PHẬT QUY TÂY

Vào tháng giêng (âm lịch) sau Tết năm Nhâm Ngọ (1989), Hòa-thượng cảm biết thân-mẫu của mình (Cụ cố Giác-Ân) số phần sắp mãn -(nhắc sơ lại là trước kia khi cố Hòa-thượng chưa tu, thì ngài đi Mỹ-Tho học thuốc vê chữa-trị bệnh cho mẹ – Kể từ đó đến nay đã hơn 45 năm qua rồi, cụ cố vẫn an-nhiên và mạnh-khỏe, sống ở quê nhà tại xã Bình-Xuân với gia-đình của người con trai út tên Nguyễn văn-Thắng) nên ngài cho sứ-giả về quê rước mẹ lên Phương-liên tịnh-xứ để phụng dưỡng hầu có thể tiếp-độ cho mẹ mình được vãng-sanh trong buổi xế chiều, báo đền-ơn cúc-dục.

Người em trai út của ngài (là chú út của đại đức bổn-sư Thích-Hải-Quang) vâng mạng và cùng tháp tùng với sứ-giả đưa cụ cố lên Phương-liên tịnh-xứ theo lịnh của “bào-huynh đại-sư”.

Ngày cụ cố lìa quê nhà, các con, cháu (nội-ngoại và cháu cổ) xúm lại đưa tiễn, tất-cả đều lưu luyến không muốn xa rời, ai cũng đồng nhau hỏi cụ cố tương-tự rằng:

– Chừng nào má (hoặc là bà nội, bà ngoại hoặc là bà cố) trở về lại?

Cụ-cố tươi cười đáp:

– Bà đâu có biết chừng nào trở về, nhưng mà bà già rồi, sống bên cạnh con cháu (gần cả trăm năm) đã bấy lâu nay, bây giờ bà muốn về sống bên cạnh Hòa thượng của mấy con để an-vui và tu-niệm trong lúc về chiều.

Tất-cả con cháu đồng hỏi:

– Má (Bà) có dặn gì lại cho tụi con hôn?

Cụ cố cười tươi đáp:

– Má dặn mấy con, bà dặn mấy cháu, chít ráng lo niệm Phật tu-hành – Đó gọi là nhớ đến má, đến Bà và Hòa-thượng của nhà mình nữa.

Rồi cụ-cố rời xã Bình-Xuân, theo chân sứ-giả của con mình cùng với người con trai út (theo đưa) nhắm hướng Sàigòn (và Đại-Ninh) thẳng tiến. Tại bến đò, các con cháu đều bùi-ngùi nhỏ lệ tiễn-đưa.

Lần về Việt-Nam sau nầy (kỳ hai) Bảo-Đăng có “sưu-tập” được một bài thơ tiễn cụ cố rời quê nhà để lên Đại-Ninh như sau:

TIẾN CỤ RỜI QUÊ

Nương con về ẩn chốn am mây,
Cháu chít theo đưa cả một bầy.
Cụ bước lên đò “sang bỉ-ngạn”,
Quê nhà vĩnh-biệt kể từ đây.
Bà có mấy lời nay để lại:
(Các con nên gắng theo đường đạo)
Giấc mộng trần-gian chớ đắp xây.
(Còn việc tu-hành phải đắp xây)
Từ đó trở đi không gặp nữa,
Sắp sau hồn-phách đáo trời TÂY.

Theo lời kể lại của người con (trai) út thì mặc dầu cụ cố tuổi cao (98 tuổi) nhưng cụ rất minh-mẫn và mạnh-khoẻ. Cụ nhớ tên tuổi của từng đứa con, cháu nội, cháu ngoại và luôn cháu cố nữa mà không bao giờ lầm lộn cả.

Với số tuổi đời như vậy mà cụ cố vẫn đủ sức đi băng đường đồng (đường đê) đến chỗ nầy chỗ kia, thăm con, cháu. Có lần đó một người cháu nội của cụ gả con (đám cưới) -tức là cháu cố gái của cụ lấy chồng – mời cụ (tức là bà nội và bà cố) đến dự lễ và hẹn ngày giờ (sáng) hôm đó sẽ chèo ghe đến rước cụ đi (ở miền quê đa số đều đi bàng ghe, xuồng) vì nhà ở cách xa nhau, nhưng ghe đi rước cụ cố chưa tới thì gia-đình người cháu nội và cháu cố kia đã thấy cụ xách dù bước vào trong nhà rồi. Mọi người đều ngạc-nhiên (và giựt mình) hỏi:

– Ủa, ai đưa má tới vậy? (Con trai và dâu hỏi)

– Ủa, ai đưa bà nội – bà cố – tới vậy? (Cháu nội và cháu cố hỏi).

– Ủa, ai đưa bà sáu tới vậy? (chòm xóm hỏi) v.v….ai cũng xúm theo hỏi (giống như vậy) thì cụ cố cười nói:

– Đâu có ai đưa bà đâu, bà tự đi tới một mình mà. (Ai nấy đều chắc lưỡi la trời hết vì từ nhà cụ cố đến nhà đám-cưới xa tới bốn, năm cây số (đường quê). Vậy mà cụ vẫn dư sức xách dù đi phom-phom như thường).

Còn nữa……..

Mắt cụ cố rất sáng tỏ, cụ xỏ kim chĩ và vá áo quần (rách), mùng (lủng lỗ) khỏi cần phải đeo kiếng lão.

Sơ-sơ như vậy thôi thì cũng đủ biết là cụ cố khoẻ mạnh và minh-mẫn đến bực nào rồi ! Nhưng mà cũng chưa hết đâu, kể từ năm 1945 (Ất-Dậu) tức là từ khi người “con trai cưng” của cụ đi tu cho đến nay (tức là cố Hòa-thượng) cụ y theo lời dặn bảo của “Thầy Mười” (cũng là cố Hòa-thượng luôn) ngày nào cụ cũng niệm Phật 100 xâu chuỗi hết không có thiếu một thời
khóa nào cả.

(Khi cố Hòa-thượng còn ở nhà thì ngài có dạy cho ba, mẹ cách tu như sau:

– Mỗi ngày đốt nhang cắm lên bàn thờ, lạy Phật 3 lạy, ngồi xuống lần chuỗi niệm Nam-mô A-Di-Đà Phật 100 xâu (chuỗi trường 108 hột) rồi qùy xuống, chắp tay
vái rằng:

– “Nam-mô A-Di-Đà Phật, xin Phật thương-xót tiếp-độ cho con được sanh về Tây-phương Cực-lạc”.

Đơn-giản như vậy thôi chớ không có theo một pháp-nghi cầu-kỳ nào khác hết. Kể từ sau ngày cố Hòa thượng trốn nhà đi rồi thì ông bà cụ cố cũng vẫn tu theo phương-cách đó – Sau ngày cụ ông mãn-phần rồi thì cụ cố cũng vẫn giữ y theo cách tu-niệm như vậy cho đến ngày tịch tại Phương-liên tịnh-xứ (đó là việc sau).

Là người học đạo (và tu theo Tịnh-độ) chúng ta ai cũng đều biết rằng sỡ-dĩ mà cụ cố được nhiều sức khoẻ, minh-mẫn, sống trường-thọ v.v… như vậy là nhờ ở nơi cụ chân-thật niệm Phật tu-hành cùng với một tâm chí-thành tin-tưởng và cầu-nguyện, không nghi-ngờ, không đắn đo, do-dự chi cả – Do nơi công-đức ấy chiêu-cảm nên cụ cố mới được sự “Phi-thường đặc-biệt” nầy (hơn hẳn các cụ bà khác).

(Đến đây, Bảo-Đăng tôi chợt nhớ lại các thời pháp của Đại-Đức bổn-sư giảng trước kia, có một đoạn như sau:

Có hai hạng người được gọi là chơn niệm Phật:

– Một là bậc thông suốt tông-giáo (tức là thông suốt hết các kinh điển lớn nhỏ), do vì thông suốt các kinh điển Phật dạy nên hiểu rõ tôn-chỉ Tịnh-độ mà niệm Phật không có nghi-ngờ chi cả.

– Hai là hạng người ngu tối không hiểu (kinh điển chi hết) tông, giáo là gì cả, chỉ biết nghe dạy niệm Phật rồi thành-thật vâng-lời niệm hoài mà thôi. Hạng này cũng có thể làm người chơn niệm Phật được………ngoài hai hạng nầy ra chơn niệm Phật hay không đều phải do nơi sự gắng sức của mình và tự xét coi mình có thực hành đúng theo giáo pháp Tịnh-độ hay không)….

(Cụ cố đây chính là hạng người chơn-thật niệm Phật loại thứ hai vậy )

Cụ vẫn thường nói với các con rằng:

– Má phải niệm Phật hoài mới được, một là vì mỗi lần niệm Phật xong má thấy khoẻ lắm, vui lắm. Hai là vì hồi trước “Thầy Mười” có gởi thơ về dặn cậu mấy con và má rằng:

Nếu có nhớ con xin niệm Phật

Nên bây giờ má phải niệm Phật hoài để luôn-luôn nhớ đến Thầy Mười của má đang tu hành cực khổ ở phương-xa (Thiệt là cụ cố nhớ dai hết sức).

Do vậy mà hơn 45 năm qua, không một ngày nào là cụ cố quên niệm Phật hết cả.

(Bây giờ chúng ta thử làm một bài toán coi trong 45 năm đó cụ cố niệm được bao nhiêu câu
“Nam-mô A-Di-Đà Phật” nè:

Bài toán như sau:

(108×100) (365) = 3.942.000 câu (Một năm).
Cụ niệm trong 45 năm, như vậy là được:

3.942.0000 x 45 = 177.390.000 câu.

Với số câu niệ :Nam-mô A-Di-Đà Phật như trên (177.390.000 câu) mà cụ cố niệm với lòng tin chơn thậtkhông nghi-ngờ chi hết trong suốt 45 năm trời cho nên cụ được sống lâu, minh-mẫn, khoẻ-mạnh và quy Tây (vãng sanh) là phải rồi, đâu cần phải thắc-mắc nghi-ngờ chi nữa.)

Sau ngày cụ-cố về nương ở với Hòa-thượng để tu tại Phương-liên tịnh-xứ rồi thì trưởng-tử của ngài là ni-sư Thích-nữ Thanh-Nguyệt thừa mạng lịnh của thầy mà săn-sóc và lo-lắng cho cụ-cố bên tịnh-thất của mình.

Tánh cụ-cố hiền-lành, chơn-chất và dễ-chịu nên mọi người trong trong đạo-tràng ai cũng đều qúy kính cụ cả. Mỗi ngày cứ vào khoảng 10 giờ sáng thì ni-sư hướng-dẫn cụ-cố đi qua bên tịnh-thất của cố Hòa thượng và cụ-cố ở đây niệm-Phật (chung với ngài) Hòa-thượng dùng phương-tiện nầy để làm cho thân mẫu của mình hăng-hái và vui-vẻ niệm-Phật nhiều hơn,  được ở gần bên con sau hơn 40 năm dài xa-cách – Đến 12 giờ trưa thì ni-sư qua rước cụ-cố trở về tịnh-thất của mình lại.

Ngày nào ngày nấy cũng đều-đặn y như vậy.
(Từ sau Tết Nhâm-Ngọ (1989) cho đến ngày mùng một tháng 5 ÂL). Sáng hôm đó (mùng 2 tháng 5) cụ-cố tự-nhiên đi một mình – không chờ ni-sư hướng-dẫn như thường-lệ – qua gõ cửa thất của cố Hòa-thượng – Ngài mở cửa ra rước cụ cố vào và hỏi:

– Ủa, sao má không chờ sắp nhỏ dẫn đi mà một mình qua sớm quá vậy?

Cụ cố đáp:

– Hôm nay má qua sớm niệm Phật với thầy một bửa nữa thôi, ngày mai má mắc bận đi xa rồi chắc là không còn có dịp được niệm Phật chung với thầy nữa.

Là một đại Hòa-thượng, tôn-sư của một tông môn và là một đại-sư về Tịnh-độ, nên sau khi nghe mẹ nói như vậy thì ngài biết chắc là mẹ mình đã tới thời kỳ vãng-sanh rồi (quy kỳ). Muốn kiểm-chứng lại (cho chắc ăn) nên ngài mới hỏi thêm rằng:

– Ủa, mai má đi xa hả, vậy để thầy coi có đứa nào theo hầu phụ đỡ tay chân cho má được không.

Cụ cố đáp:

Thôi, má không cần đâu, má tự đi thôi – Vả-lại chỗ nầy xa lắm không phải ai đi cũng được. Ngày mai có người tới rước má đi.

Cố Hòa-thượng hỏi:

– Mấy giờ má đi?

Cụ đáp:

– Đúng ngọ ngày mai mồng 3 tháng 5 là má sẽ vĩnh-biệt thầy.

Rồi cụ ở nơi thất của Hòa-thượng và cùng với ngài niệm Phật như thường-lệ chớ không có gì khác lạ hết.

Sau khi ni-sư Thanh-Nguyệt qua rước cụ cố trở về lại thất của mình rồi thì Hòa-thượng kêu ni-sư trở qua, nói cho ni-sư biết về việc vãng-sanh của cụ-cố, dặn nấu nước thơm tắm cho cụ và chỉ dẫn các việc hậu-sự, sắp đặt đâu đó đàng-hoàng.

Sáng ngày hôm sau, Hòa-thượng rước cụ-cố qua tịnh-thất của ngài để hộ-niệm cho mẹ vãng-sanh (với sự tham-dự của ni-sư trưởng-tử và một số môn-đồ thân-cận cùng với vài người con cháu). Suốt từ sáng đến gần 12 giờ trưa cụ-cố nằm yên trên đơn lần chuỗi niệm Phật theo tiếng hộ-niệm đều-đặn của mọi người và sự hiện-diện của cố Hòa-thượng.

Đến 12 giờ trưa cụ ngỏ lời chào vĩnh-biệt Hòa thượng cùng tất cả mọi người đoạn nằm nghiêng qua phía tay mặt lần chuỗi niệm Phật, tiếng cụ-cố nhỏ dần đi và rồi cụ im-lặng thoát-hóa ngay sau đó.

Cụ-cố hưởng thọ được 98 tuổi đời và niệm Phật được 45 năm.

Quả y như lời trong bài thơ “Tiển cụ rời quê” có hai câu sau đây:

Cụ bước lên đò “sang bỉ-ngạn”,
Quê nhà vĩnh-biệt kể từ đây.

Ngày rời khỏi Bình-Xuân để lên Đại-Ninh là ngày mà cụ-cố vĩnh-biệt quê nhà, vĩnh-biệt con cháu, làng xã, đất nuớc quê-hương Khi cụ-cố bước chân lên đò “qua bên kia sông” để ra đi về nơi viễn-xứ, là cụ đã báo trước điều rằng:

– Từ đây và vĩnh-viễn về sau cụ sẽ không bao giờ quay bước chân trở lại đường quê xưa nữa. Cụ đã qua “bờ bên kia” rồi – vào lúc 12 giờ trưa ngày mồng 3 tháng 5 năm kỷ-Tỵ (1989) -Bỏ lại “bờ bên nầy” tất cả duyên đời và tất cả cháu con như ý của hai câu thơ cuối:

Từ đó trở đi không gặp nữa,
Sắp sau hồn-phách đáo trời Tây.

Hậu sự của cụ cố được ni-sư trưởng-tử Thanh Nguyệt cùng với tất-cả tứ-chúng trong đạo-tràng và các nơi hay tin về tụng-niệm, lo-lắng rất đông không khác gì đám ma của một hòa-thượng lớn (Gần cả trăm tăng-ni và hàng ngàn Phật-tử tham-dự ).

Di thể của cụ cố Giác-Ân được mai-táng ở trên đồi (tại vị-trí mà cố Hòa-thượng đã xem-xét và chọn sẵn cho mẹ trước kia). Khi di-quan cụ-cố lên đồi đến nơi “An-dưỡng” mọi người quay đầu trông lại thấy cố Hòa-thượng đắp y hậu bước ra khỏi cổng tịnh-thất, đứng lặng im chắp tay, hướng mắt theo dõi để tiễn mẹ về Tây.

Trong hai lần về bên quê nhà, ngoài việc tìm kiếm các tài liệu cho quyển sách nầy ra, Bảo-Đăng còn có “Sưu-tập” được thêm các bài thơ dành cho cụ cố như sau:

KHEN CỤ CỐ GIẢC-ÂN

Tánh người chơn-chất lại hiền-hòa,
Sanh một con trai khác hết nhà.
(Danh-đức đời tôn là Phật sống,)
Thiền-Tâm, Vô-Nhất đại-sư ta.
Bốn mươi năm lẻ ngày đêm lễ,
“Con muốn về Tây” nguyện thiết-tha.
Chín tám tuổi đời tâm-trí tịnh,
Niệm Phật chào thầy, mẫu-tử xa.

(Bài thơ nầy ý nói:

– Cụ cố tánh tình hiền đức, sanh ra một người con trai phi-thường được đời tôn là Phật sống -Vô-Nhất đại-sư Thích Thiần-Tâm – Cụ niệm Phật trên 40 năm, ngày đêm đều cầu-nguyện “Xin Phật rước con về Tây phương Cực-lạc” – Năm 98 tuổi cụ niệm-Phật và chào vĩnh-biệt (cùng với) con mình mà nhắm mắt quy Tây).

Và lại còn có thêm một bài thơ khác nữa để phúng-điếu lên cụ cố sau đây:

GIÁC-ÂN CỤ CỐ
NIỆM PHẬT QUY TÂY
GIÁC mình, giác cả chúng mê tình,
ÂN đức từ-bi cứu vạn linh.
CỤ túc năm mươi thêm bốn tám,
CỐ sức tu-hành trí vẫn minh.
NIỆM quá nữa đời không gián-đoạn,
PHẬT rước con về, dạ quyết xin.
QUY mạng DI-ĐÀ luôn khấn-nguyện,
TÂY phương rày thoát kiếp phù-sinh.

(Tám chữ đâu của tám câu thi trong bài thơ nây họp lại thành ra 8 chữ là:

GIÁC-ÂN CỤ CỐ NIỆM PHẬT QUY TÂY.

Và chúng con là các đệ-tử, đồ-tôn của cố Hòa thượng tôn-sư ở Tucson, Arizona USA cũng xin chắp tay kính tiễn cụ-cố về nơi An-dưỡng.)

Đến đây lại thêm một lần nữa chúng ta cung kính đảnh-lễ cố Hòa-thượng và dâng lên ngài lời chúc tụng rằng: -Ngài đã làm tròn xong bổn-phận của một người con có hiếu (nhất trên đời) theo đúng như lời Phật dạy là đã tiếp-độ cho thân-mẫu của mình được vãng-sanh (về nơi cực-lạc), dứt hẳn các nẻo luân-hồi phiền-lụy, khổ đau.

Bảo-Đăng tôi cũng có sưu-tập thêm được bài thơ khác khen tặng cố Hòa-thượng về việc đã tiếp-độ cho thân-mẫu của mình được vãng-sanh như sau:

KHEN HÒA-THƯỢNG NGƯỜI CON CÓ HIẾU.

Báo-đáp sanh-thành, dưỡng-dục ơn,
THIỀN-TÂM, VÔ-NHẤT mấy ai hơn.
Khuyến-dắt song-đường tâm-đạo phát.
Niệm-Phật A-Di chí chẳng sờn.
Phương-liên rước mẹ vê An-dưỡng,
Một sớm chào thầy đáo cõi chơn.
Nén hương kính-lễ khen Hòa-thượng,
Đạt-đạo híên-tăng hiếu-tử nhơn.

Lành vậy thay,

Hòa-thượng thật đúng là chơn hiếu-tử. Là Phật tử tu học đạo mầu giải-thoát, ta há lòng nào mà không noi theo gương đó hay sao?

 

Chú thích:

(1) Chẳng nắm giữ tướng-mạo đây: là chẳng nắm giữ ngũ-ấm, lục nhập, 12 xứ, 18 giới của phàm-phu chớ không phải nói là chẳng nắm giữ tướng mạo của Phật. Bởi vì nếu chưa chứng-đắc mà xả bỏ Phật, Bồ-tát và các pháp lành thì lấy chi để mà tu. Trong kinh Phật dạy:

– Trong khi chưa chứng diệu Bồ-đề,
Thời phải tu-hành tất cả hạnh.

(2) Lưu, Nguyễn tức là Lưu-Thần, Nguyễn-Triệu hai người thư-sinh nầy tình cờ đi lạc vào động tiên ở núi Thiên-thai và kết duyên cùng tiên-nữ. Bài thơ nầy ý nói Ngài không có ý câu các việc quyền, danh, lợi, lạc của đời nên không mong cho có ai tới lui thăm viếng hết.

(3) Nghìn tầm bặt dấu trâu người mất – Đây là chiếu theo ý của 10 bức tranh “Thập mục ngưu đồ” (tức là 10 bức tranh tìm trâu – Ba chữ: “Trâu người mất” là tượng-trưng cho ý Năng – sở tiêu vong, Ngã – Nhơn dứt sạch (tức là thành-đạo và giải-thoát vậy), còn 4 chữ “Nghìn tầm bặt dấu” là chỉ cho ý “dứt hoặc, chứng Chơn” của các bậc đắc-đạo.

(4) Ý của hai câu nầy nói: Đáo cùng rồi mới biết giả Chơn – như mây tan thì vầng trăng tỏ-rạng hiện ra – Nước sông cạn thì bảo châu lộ diện -Hết còn nói trăng khuyết, đất bùn v.v…như trước nữa

(5) Ý nói vì lúc trước đã lỡ nói xấu cho người rồi, bây giờ rõ lại là người không xấu mà mình xấu nên mắc-cở lây tay che mặt cho đở thẹn-thùng.