SỐNG ĐẠO GIỮA ĐỜI THƯỜNG
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm
Việt dịch: Thích Nữ Viên Thắng

7. Làm thiện phải để cho thiên hạ đều biết

Làm cho thiên hạ đều biết là bạn đang làm một việc có ý nghĩa, là vì thả con tép bắt con tôm, thể hiện vai trò của người dẫn đầu, gợi ra tâm thiện, niệm thiện cho mọi người, giúp cho mọi người đua nhau làm theo.

Có các đệ tử Phật giáo đến hỏi tôi: “Thưa Thầy! Ứng dụng Phật pháp trong trường hợp làm việc, có phải bất cứ việc gì cũng phải nhường nhịn, nhẫn nại, không tranh cãi với người, lại còn im lặng cố gắng trả, đừng hỏi thành quả như thế nào; lại không cần thường xuyên báo cáo với giám đốc mình làm tốt việc gì đó. Việc này dường như tương phản với phương pháp thành công trong xã hội hiện thực? Có phải đạo lí Phật giáo dạy không sát thực tế?”

Các vị nói: “Lặng lẽ cố gắng,” theo tôi thấy thái độ và cách nghĩ của việc này chỉ là biểu hiện ở bề ngoài, dường như rất hay, nhưng thực ra thì chưa chắc. Vì sao? Bởi vì, trong một đoàn thể làm việc, chúng ta làm bất cứ việc gì đều phải phối hợp yêu cầu của đoàn thể; nếu như chúng ta im lặng cố gắng là ý nghĩa của cá nhân, hoàn toàn không bàn bạc với người khác, chỉ lặng lẽ làm việc của mình. Tôi nói thật, những người này đều đáng sợ; họ làm việc gì, người khác không biết rõ. Rốt cuộc việc của họ làm là làm đúng, hay là làm sai? E rằng ngay cả chính họ cũng không biết rõ. Các vị nghĩ thử xem, có vị giám đốc nào thích người này không?

Một hôm, có vị thí chủ đem hoa đến chùa cúng dường. Vị này không hỏi người trong chùa mà tự động đem hoa chưng trước tượng Phật. Sau đó, người trong chùa thấy trước tượng Phật không hiểu vì sao có một bình hoa, nên bưng xuống đặt sang một bên. Một lúc sau, người cúng hoa quay lại, phát hiện không thấy hoa, lại tìm bình hoa đặt lại vị trí cũ. Kết quả, bị người trong chùa bưng dẹp đi. Người này tức giận, chạy đến nói với tôi. Tôi hỏi:

– Nếu như tôi không hỏi ý kiến của anh mà tôi tự trang điểm trên khuôn mặt của anh. Vậy anh có đồng ý không?

Anh ta đáp:

– Thưa Thầy! Tất nhiên là con không đồng ý.

– Thì đúng rồi! Trên chánh điện của chúng tôi có người phụ trách chưng hoa. Lần sau, anh có mang hoa đến thì nên giao cho người phụ trách để họ cắm hoa cho bạn. Như thế không phải mọi người đều rất hoan hỉ?

Vì thế, mọi người thường cho mình làm việc tốt, nên chỉ làm theo ý mình; cho dù mọi người có yêu cầu hay không, lòng tốt lại trở thành gánh nặng cho người khác.

Cho nên, đệ tử Phật phải hiểu được để vận dụng trí tuệ, tuyệt đối không nên lặng lẽ làm việc ngu ngốc, mà cũng không nên tự cho mình có tài nhưng không gặp thời; không hợp thì không hài lòng, oán trời trách người. Người có trí tuệ biết dùng thái độ khéo léo thế nào để hòa hợp thân mật với người ngoài, ý kiến cấp trên nói rõ cho cấp dưới, đem tình hình cấp dưới báo cáo lên cấp trên, làm bản hợp đồng thông suốt trong đoàn người, khéo léo giải quyết tranh chấp giữa người với người. Sau đó, phát huy lực ảnh hưởng của mình, làm cho quan niệm của mình được người khác bằng lòng, lực lượng tập hợp mọi người để hoàn thành chí hướng và sự nghiệp theo lí tưởng. Như thế, không những chúng ta thành tựu lí tưởng mà còn thành tựu với mọi người.

Có người thường nói: “Làm việc thiện không muốn cho mọi người biết.” Câu nói này nhìn từ góc độ nào đó, cũng không chính xác hoàn toàn. Chúng ta có thể nói: “Làm việc thiện phải làm cho thiên hạ đều biết.” Làm cho thiên hạ đều biết là bạn đang làm một việc có ý nghĩa, là vì thả con tép bắt con tôm, thể hiện vai trò của người dẫn đầu, gợi ra tâm thiện, niệm thiện cho mọi người, giúp cho mọi người đua nhau làm theo. Như thế, không phải vì nghĩ danh lợi cho mình, mà là vì nghĩ cho mọi người, là việc đáng làm thì phải làm.