VÔ NHẤT ĐẠI SƯ THÍCH THIỀN TÂM MỘT CAO TĂNG CẬN ĐẠI

Soạn Giả: Ưu Bà Di, Bồ Tát Giới BẢO ĐĂNG
Giảo Chánh: Sa môn THÍCH HẢI QUANG
Xuất Bản: Pháp Hoa Tự, Tucson-Arizona

 

PHẦN V

ĐẠI NINH, PHÚ AN
TINH ĐỘ ĐẠO TRÀNG
LIÊN TÔNG KHAI SƠN TỔ SƯ
(Vô Nhất Đại Sư, THÍCH THIỀN TÂM Hòa Thượng)

 

A. HƯƠNG QUANG TỊNH THẤT

(Phú An – Đại Ninh)

Phú-An là một thôn nhỏ, nằm trong Tổng Đại-Ninh, thuộc xã Phú-Hội, Huyện Đức-Trọng, Tỉnh Lâm-Đồng (Tuyên-Đức, Đà-lạt). Dân-số nơi đây (vào thời đó (1968) chỉ có chừng 50 nóc nhà mà trong đó khoảng 10 nhà là người Kinh (tức là người Việt của mình) số nóc nhà còn lại là của người THƯỢNG (dân-tộc thiểu số).

Đa-số nhà người Kinh thì ở gần bên quốc-lộ Đà-lạt, Sàigòn (tức là quốc-lộ số 20), còn nhà (sàn) của người thượng thì nằm sâu vào trong rừng, cách quốc-lộ khoảng chừng 3, 4 cây số. Thôn nầy nằm trên bờ sông Đại-Ninh (Còn gọi là sông Đa-Nhim vì ở thượng nguồn của con sông này trên Đà-lạtcó xây dựng đập thủy-điện cao thế Đa-nhim), chiều ngang của con sông rộng chừng 300 thước, chảy từ hướng Tây (của ấp) qua hướng Nam Đông-Nam của vùng Đại-Ninh với một dòng nước ngọt, êm-đềm, hiên-hòa và mang nhiều chất phù-sa mầu-mỡ đã làm cho đất đai của vùng nầy (từ lâu) trở nên vô cùng phong-phú

“Hương-Quang tịnh-thất” là nơi của cố Hòa- Thượng Thích-Thiền-Tâm ẩn-tu không nằm sát ngoài quốc lộ như đa-số nhà của các người kinh khác trong thôn mà lại là nằm sâu bên trong, sát với khu-vực của người Thượng ở – cho nên muốn vào đến chỗ trụ-xứ của ngài thì phải (đi bộ) một khoảng đường rất xa mất gần cả giờ đồng-hồ mới tới – ngay bên cạnh bờ sông Đại-Ninh, ngôi nhà của người kinh ở gần chổ ngài nhất cũng cách xa cả cây số (đó là nhà của đạo-hữu Minh-Thiện TkT).

Sách có câu: “Cọp về núi, chim về rừng” – thì người tu-hành cũng phải về nơi lan-nhã (Như Bồ-tát Tất-đạt-Đa khi xưa củng ở lan-nhã tu-tập suốt 6 năm dài, sau đó mới thành Phật được) -Cố Hòa-thượng của chúng ta đây cũng thế. Hương-Quang tịnh-thất là một căn thất nhỏ, lợp ngói đỏ, lớn bằng một căn nhà hai phòng ngủ (theo tiêu chuẩn Việt-Nam) có hai tầng, tầng dưới để ở và làm việc (dịch kinh), từng trên thì để thờ Phật và lễ sám.

Kể từ khi ngài về trụ tại nơi đây, ngày đêm chăm lo trì-niệm, quán-tưởng không bê-trễ, việc hộ thất thì đã có gia-đình đệ-tử là Minh-Thiện TkT ở gần bên đó đảm-trách (trong giai đoạn đầu) – đồ ăn nấu một lần thì ăn được cả tuần-lễ hay hơn nữa, thí-dụ như tàu-hủ kho mặn, nấm-rơm kho tiêu, mì-căn kho sả, ớt v.v… để vào trong ve-keo hoặc lon sửa Hugo, cứ mỗi lần ăn cơm thì mở nắp lấy ra một ít – Ngày nào cũng vậy (nhưng thinh-thoảng thì đệ-tử thương-tình nên cũng có mang vào cho một ít canh rau )

Ngoài các giờ trì-niệm thì ngài làm vườn như dọn-dẹp, phát-cỏ, đốn-cây mọc quanh thất (vì là miềnrừng núi nên cây cỏ rậm-rạp, muỗi, vắt cũng nhiều, nếu như không phát-quang thì dễ bị bịnh sốt-rét vì muỗi cắn lắm. Theo lời cố Hòa-thượng kể lại cho cháu là ĐĐ. bổ-sư Thích Hải-Quang nghe thì mỗi chiều, khi mặt trời sắp lặn là muỗi-mòng bay ra đầy rừng, phải dùng khói un lên cho nó bay bớt đi nơi khác, còn việc trì-niệm thì phải giăng một cái mùng ở trước bàn Phật rồi ngồi vào trong đó mà lễ-bái chớ không thì bị muỗi đốt, ngứa quá gãi hoài, làm sao được nhứt-tâm ! Ấy vậy mà vẫn còn nghe nó bay vo-vo bên ngoài nữa. (ghê thiệt, chắc Bảo-Đăng và quý-vị không ở nổi đâu).

Mỗi lần ra ngoài làm vườn, trồng cây (ăn trái) chung-quanh thất như mít, xoàiv.v… thì ngài phải thay đồ tu ra, mặc vào áo-quần ka-ki (của lính) mà ngài gởi mua từ trên chợ Tùng-Nghĩa (cách đó khoảng 9 -10 cây số) và mang giày bố (củng của lính) cho nó lâu rách và lâu mòn, mà còn có thể đở được gai-gốc, cát sỏi của miền rừng núi nữa.

Có khi ngài cầm rựa (một thứ dao đi rừng của người Thượng, lưỡi lớn, cán dài) chặt cây, có khi cầm cuốc, cuốc đất. Trông ngài lúc đó như là: đầu đội nón lá (buông) mình mặc áo-quần làm vườn bằng vải ka-ki cũ-kỹ, đứng cuốc đất, trồng câyv.v…. ai thấy mà chẳng đau-lòng, đứt ruột. Đâu có ai ngờ rằng một bậc đại tăng tài-đức song-toàn, tiếng-tăm lừng-lẫy của Giáo-hội, Đốc-giáo một Phật-học-viện có hàng trăm Đại-Đức tăng-sinh, đệ-tử, Phật-tử hàng ngàn, hàng muôn ở khắp nơi trong nước, một bậc thạc-sư về Phật-học, trí-huệ siêu-tuyệt mà lại ở vào trong hoàn-cảnh cô-tịch và đạm-bạc đến thế nầy. (Trong khi đó thì các vị khác thua kém rất xa, tài đức chẳng có ra gì, mà lại ở chốn thị thành, chùa to đình rộng nắm giữ những chức-vụ quan trọng của Phật-giáo, và nhận phần cung-kính, lễ bái của Phật-tửSo-sánh vè phẩm-cách cao-thượng cùng với sự thoát trân và “giai KHÔNGgiữa hai đàng thì cố Hòa thượng Thích-Thiền-Tâm và các vị đó thiệt là cách biệt quá xa, tựa như một người ở đầu non, còn một người ở nơi vực thẳm vậy.)

Đây mới thật sự gọi là KHÔNG (không chùa, không đệ-tử, không đàn-na tín-thí, không danh, không lợi, không sắc (tướng), không tài lộc (bần-tăng), không cần ai khen, ai chê, vv. -theo như các thói thường tình nhân-thế.

Các vị tu hành thuộc đàn hậu-tấn sau này nên xem gương của cố Hòa-thượng rồi ngó lại tài, đức của mình mà phát lòng tàm-qúy, cố-gắng tịnh-tu, cho khỏi uổng-danh là: Như-lai sứ-giả cùng khỏi phụ-ơn của tín-thí, đàn-na (một trong tứ ân) đã vì mình mà cung kính cúng-dường tứ-sự.

Trong kinh Tổ-sư có dạy:

-Người tu hành luôn-luôn cần phải nghĩ đến
“Ẳn của thí chủ” – Sao gọi là : – Vì nghĩ Ân thí chủ?

Nghĩ đến Ân thí chủ là như vầy:

-Kẻ xuất-gia hôm nay, đồ mặc thức ăn, đều nhờ tín-thí, thuốc men giường chiếu, cũng của đàn-na – Người (thí chủ) nhọc sức cấy-cày, vẫn còn kém thiếu. Ta ngồi không thọ-hướng, sao nở an-lòng ? kẻ dệt may gian-khổ, chẳng kể đêm hôm. Ta y-phục dư thừa, há không mến tiếc?

Người nhà lá vách phên, trọn đời bận-rộn. Ta nền cao đền rộng, thong-thả quanh năm – Đem công sức khố-nhọc để cung-cấp cho ta sự an-nhàn, lòng nào
vui được? Lấy tài-lợi riêng để giúp cho ta được no đủ, lý có hợp không?

Thế nên tự nghĩ:

-Phải vận lòng bi-trí, tu phước-huệ trang nghiêm, để đàn-tín được phước-duyên, chúng-sanh nhờ lợi-ích. Bằng chẳng vậy, thì chút hột cơm tất vải, đền
đáp có phân. Thân nô-dịch súc-sanh, nợ-nần phải trả 1…….

(Liên-Tông thập nhứt tổ-Thiệt-Hiên đại-sư soạn, Vô-Nhất Đại-sư-Thích-Thiên-Tám dịch)

 

(Vì thế cho nên hễ phàm là người Sa-môn Thích-tử thì phải luôn nghĩ đến ơn đàn-na thí chủ rồi quán lại phận mình mà cố-gắng chuyên tu, như thế cũng
chưa đủ nữa, còn phải đem công-đức tu-hành của mình mà hồi-hướng cho tứ-ân (trong đó có ơn của đàn việt) mới được gọi là tạm tròn bổn-phận.

Ở nơi Hương-Quang tịnh-thất nầy, cố Hòa thượng ngày đêm nhiếp-tâm trì-niệm tu-hành, và lặng lòng quán-tưởng, gần như quên bẵng tục-trần.

 

B. CẢM HÀNG DỊ-LOẠI

(Hàng dị-loại2 cảm-phục)

Vùng Phú-An nầy (vào thời-gian 1968 -tức là hơn 24 năm về trước) đặc-biệt là chổ của cố Hòa thượng tịnh-tu, vì là nơi rừng núi, ít có người lai-vãng (không đông-đảo như miền phố chợ) và có-lẽ cũng vì ở gần sông, suối nên có rất nhiều loại RẮN khác nhau.

Theo lời ngài kể lại, thì trong gần nửa năm đầu tiên về ẩn-tu nơi đây, ngài gặp rất nhiều thứ rắn độc khác nhau, to có, trung bình có, nhỏ có. To thì cỡ bằng cột nhà, trung-trung thì bằng bắp-vế, nhỏ thì bằng bắp chân, cườm tay trở xuống v.v….

-Có đôi lúc sau khi làm vườn xong rồi, đến khi trở vào thất thì thấy rắn nó quấn đuôi vào trên ngạch cửa, thòng minh xuống, hả miệng, le-lưỡi thở khè-khè, ban đầu thì ngài cũng có ý sợ, chần-chờ không dám bước qua, nhưng rồi nghĩ không lẽ đứng ở ngoài sân hoài hay là dùng cây đập-đuổi thì gây thù-oán khó lòng (Vì rắn nó độc và thù dai lắm) thôi thì cứ niệm Phật mà bước ngang qua đại, rủi có bị nó cắn chết thì mình cũng quy-Tây, càng tốt chớ sao ! Rồi ngài nhiếp tâm niệm Phật và nghĩ đến phép “từ-bi quán” đoạn nhắm mắt lại (cho khỏi thấy ghê người) đi ngang qua cửa, con rắn “đánh đu” mình qua bên nầy, bên kia chạm vào mặt, vào cổ lạnh-ngắt mà ngài cũng cứ làm tĩnh bước đi.

Đến khi vào trong thất xong rồi mới mỡ mắt nhìn lại thì nó cũng vừa buông mình ra, rớt xuống đất nghe một cái đụi rồi bò ra ngoài rừng đi mất (ghê quá)

-Lại có lần khác, sáng sớm thức dậy (để sửa soạn vào khóa-lễ)…Khi bước chân xuống “đơn” (tức là cái đi-văn nhỏ, bề ngang khoảng 8 tấc, bề dài khoảng hai thước rưởi của người tu) thì ngài có cảm-giác như là đạp trúng phải vật gì tròn-tròn và mềm-mềm, lấy làm lạ ngó xuống thì té ra đó là một con rắn hổ đen thui, to bằng bắp chân đang nằm khoanh một đông ở dưới chân giường !

Ngài nghĩ:

-Cha-chả, mình đạp trúng nó một cái mạnh như vậy, chắc nó cắn mình quá. Liền niệm A-Di-Đà Phật năm bảy câu rồi đứng chết trân tại chỗ chớ không dám nhúc-nhích. Còn con rắn kia dù bị ngài đạp trúng mà nó cũng không có phản-ứng gì hung-hăng hết, y ta từ-từ cất đầu lên, nhìn ngài một hồi rồi cái le-lưỡi (đỏ lòm ra) khè-khè mấy cái đoạn nằm im trở lại (chắc nó đang say ngủ, hay là nó không có ác-cảm gì với ngài cũng không chừng).

Lúc đó ngài mới dám bước đi, vừa mở cửa ra vừa niệm-Phật mà bảo với “y ta” rằng:

-Thôi sáng rồi, đạo-hữu cũng nên về đi để cho thầy còn niệm-Phật nữa. Tưởng đâu nói khơi-khơi vậy rồi thôi, không dè y ta dường như biết nghe nên y mới từ-từ bung mình ra dài cả mấy thước, chầm-chậm bò đến cửa một cách êm-ái hòa-bình, rồi ra ngoài rừng mất dạng.

-Thêm một lần khác nữa, đêm đó ngài niệm Phật và trì chú (Đại-bi) đến khuya mới xong, vừa bước chân xuông cầu-thang thì đạp phải lên một đống gì đó đen-thui, to-tướng, ngài biết chắc có lẽ là rắn (quen với mấy người quá xá rồi /) nhưng cũng làm tĩnh niệm A Di-Đà Phật một hồi, đoạn bước đến bàn viết, vặn đèn lên cho tỏ để xem thì thấy một con rắn quá to (không biết làm sao mà nó lọt vào nhà được trong khi cửa nẻo đã đóng kín rồiSau này mới biết chúng nó là các loại rắn thần) đang cuộn tròn một đống bên cạnh đôi dép
của mình. Nó nhìn ngài, ngài nhìn nó – Hai bên làm thinh ngó nhau một chặp, ngài vừa niệm Phật vừa hỏi y ta rằng:

-Phải đạo-hữu vào đây để nghe kinh, nghe niệm Phật không ? Nếu phải vậy thì gật đầu ba cái cho thầy biết đi. Rắn ta liền gật đầu 3 cái.

Cố Hòa-thượng biết rằng đây là loại rắn linh cũng ưa tu-niệm chớ không có ý gì muốn làm hại mình, cũng như các lần trước, ngài mở cửa ra bảo thôi đạo hữu hãy về đi và y ta nhìn ngài với ánh mắt hiền lành rồi từ-từ bò ra ngoài đi mất.

Từ đó trở đi, mỗi lần làm vườn hay tình-cờ gặp
phải các “người bạn dài-thòn, thấy dễ sợ” nầy thì ngài niệm Phật cho nó nghe một hồi, rồi mạnh đường ai nấy đi, việc ai nấy làm chớ không có xảy ra chuyện gì khác lạ cả.

Biết vùng nầy có nhiều loại rắn linh mến mộ tu hành như vậy nên ngài mới làm pháp “Du-già thí-thực”, hồi-hướng công-đức tu-niệm của mình để bố-thí đến
cho loài rắn và nói rằng (nói khơi-khơi một mình nhưng dùng tâm tường và tác-ý cho loài rắn được nghe):

-Vì khác loài nhau, nên từ nay nếu như qúy-vị muốn nghe kinh-chú và niệm-Phật, v.v…. để tu theo thì cứ ở ngoài sân chớ đừng có vào trong thất của thầy
nữa. Sau vài lần “truyền-lịnh” như thế rồi thì từ đó về sau tuyệt nhiên không còn có một con rắn nào vào trong cốc nữa. Tuy vậy nhưng cũng chưa hết chuyện.

Số là các “y ta” vẫn còn lén-lút vào trong thất chớ chẳng phải không đâu, nhưng vào rồi thì ẩn-hình (vì là rắn thần nên có phép tàng-hình) để không cho ngài thấy, nhưng bởi vì đã từ lâu cố Hòa thượng là người tu-hành thanh-tịnh nên ngài có một cảm-giác rất lạ, khác với người thường, mặc-dù không thấy được hình-dạng của họ, mà ngài vẫn cảm biết là các “y ta” thỉnh-thoảng cũng vẫn còn hiện-diện trong thất, nhưng vì từ-bi nên cũng không nói gì.

Có đôi khi giữa đêm ngài tình-cờ thức-giấc, hay trở mình, hoặc co-duỗi tay-chân, thì mấy “y ta” trốn không kịp, nên bị ngài rờ trúng, hoặc lăn qua đụng nhằm, ban đầu thì ngài cũng giật-mình đôi chút vì cảm thấy mình chạm phải hay đạp nhằm vật chi tròn, dài láng và mát-mát, tuy không biết chắc thứ gì nhưng trong bụng nghi là rắn rồi nên lấy tay sờ kỹ lại (coi có phải không) thì mấy y ta biến mất ( biết bị lộ tẩy ròi nén tẩu vi thượng sách).

Nhiều lần như vậy, và ngài rõ biết một điều chắc-chắn là mấy y-ta chờ khi nào mình ngủ quên rồi thì tàng-hình và lén bò lên giường nằm kế một bên để
“dựa hơi hòa thượng” hầu “ké” vào nơi công-đức trì-niệm của mình để cho sớm được thành-tựu công tu của họ (giống như ăn-trộm công-lực vậy).

Biết được như thế rồi, ngài không được vui cho lắm. Một buổi tối nọ, sau khi xong phần trì-niệm rồi, ngài xuống dưới nhà, ngồi trên ghế bắt-ấn và trì-chú “Triệu-thỉnh” chư thần, trong tâm mật-tưởng là không muốn cho các chuyện nầy tiếp-tục xảy ra nữa. Xong pháp-sự rồi ngài mới đi ngủ.

Đêm đó ngài mơ thấy như sau:

-Nghe bên ngoài có tiếng gõ cửa và có người nói rằng:

-Bạch Đại-Đức, có đệ-tử đến thăm và xin được hầu chuyện.

Vía ngài mới ngồi dậy, bước lại mở cửa ra, thì thấy bên ngoài có một vị thần-tướng cao chừng 2 thước tây, mình mặc áo lụa xanh, dung sắc hiền-hòa nhưng oai-vệ, chắp tay niệm Phật và cúi đầu chào.

Ngài mời vào thất và cùng ngồi trò chuyện, vị ấy tự xưng là sơn-thần của vùng nầy, vì ban tối Đại-Đức có triệu nên mới dám đến quấy phiền.

Trong mơ ngài mới tỏ lại chuyện trên và muốn rằng các việc lén-lút ăn-cắp công-đức tu-hành như vậy không nên tiếp-tục nữa vì mỗi bữa ngài đều có hồi hướng và bố-thí cho hết rồi

Sơn-thần đáp:

-Tôi có dẫn đại-diện họ tới đây để tạ lỗi cùng Đại-Đức. Vậy xin cho phép nó vào.

Ngài đồng ý và vị Sơn-thần mới gọi:

-Đạo-hữu vào đi.

Sau khi gọi xong thì thấy từ bên ngoài bò vào một con rắn quá lớn, to như cây cột nhà, mình rắn, đầu người đến trước mặt ngài cúi đầu tạ-lỗi, nói tiếng (người) rằng: -Vì các con cháu quá kính-trọng và thương-mến ngài nên lỡ-lầm làm cho ngài không được vui, phần tôi cũng có lỗi là không giáo-huấn kỹ-lưỡng.
Xin hứa từ nay sẽ không còn tái-phạm (các việc) như vậy nữa.

Sau việc nầy rồi, từ đó trở đi (cho đến mãi về sau nầy) không còn có một “y ta” nào dám lai-vãng vào trong thất của ngài nữa cả.

Và cũng do từ nơi chuyện nầy nên cố Hoà thượng được biết chắc-chắn thêm một điều nữa rằng:

Ở miền rừng núi linh-thiêng cũng có các cảnh-giới bên kia, có chư thần cùng các loài linh-vật sống lâu, ưa-thích tu-niệm (Để cảm-ơn Sơn-thần giúp-đở nên ngài mới cho dựng lên miếu thờ Sơn-thền và Thổ-địa ở trên sườn đòi và bên cạnh Phương-Liên thất -Đó là việc sau).

C. KHẨN HOANG

Hơn nửa năm sau đó, nhờ sức tinh-tấn và thanh-tịnh tu-hành nên dần-dần ngài phát-sanh thêm trí-huệ và cảm nhận được nhiều sự thấy biết khác lạ – Đó là việc ngài tiên-đoán trước rằng, sau đây một thời-gian không lâu, nơi nầy sẽ trở thành một vùng đất tu-hành và cũng là nơi quy-hướng của hàng tứ-chúng vân-tập về cùng chung tu-niệm.

Vả-lại trước kia, qua bài kệ của Bồ-tát trao cho, trong đó cũng đã có nói rõ-ràng. Chẳng qua là duyên Phật định sẵn rồi, thôi thì ta cũng phải tùy-thuận vậy chớ biết sao hơn (ẩn-tu rồi mà cũng không thoát được các sự phiền-nhọc).

Để chuẩn-bị cho đạo-tràng trong tương-lai nên ngài mới khởi ra ý-niệm là khai-phá thêm đất hoang chung-quanh hầu sau nầy tứ-chúng quy về có nơi an trụ. Vì chổ ngài ở có lẫn-lộn với người Thượng nên ngài mới lân-la đến làm quen, những người thiểu số nầy họ cũng biết nói tiếng kinh và có vẻ văn-minh, tử-tế 3  – Vả-lại, từ lâu vì biết ngài là người tu-hành (hơn nửa năm thường trú ở nơi đây nên cũng đã có nhiêu lần gặp mặt nhau rồi), do-đó mà họ cũng rất thân-ái và kính trọng ngài lắm.

Sống đâu quen đó Dần-dần ngài thấy, biết được các người Sơn-cước nầy giỏi-dắn và rành nghề khai-phá đất-đai nên ngài mới ngỏ-ý nhờ họ giúp-đở về việc phát quang thì họ liền nhận chịu. Cứ mỗi một mẫu đất được dọn sạch-sẽ xong thì họ đòi giá-biểu là 500 đồng, và ngài đồng-ý mướn họ khẩn-hoang như vậy, hễ xong được mẫu đất nào rồi thì vẽ địa-đồ và trình lên chánh-quyền xin hợp-thức-hóa giấy-tờ và cấp bằng khoán đất (Vào thời-gian nầy vì chánh-quyền đang phát động chương-trìnhkhẩn-hoang lập ấp” cho nên việc hợp thức-hóa đất mới khai-phá rất dễ-dàng).

Với phương-cách nầy ngài được chánh-quyền cấp bằng-khoángsỡ-hữu-chủ đến trên mười mẫu đất (Sau nầy chư tăng ni về tu thì ngài cấp cho mỗi người vài ba công đất để cất cốc ở và tròng trọt, tự-túc cánh sình),

Nhờ sự phát-quang nầy nên vùng đất hoang-vu, cỏ cây rậm-rạp, ít người lai-vãng trước kia dần-dần trở nên sáng-sủa và sạch-sẻ, rắn-rít, muỗi-mòng do-đó cũng
giảm bớt đi rất nhiều.

Ngài lại bắt chước theo cách-thức trồng trọt của người Thượng cùng với sự chỉ-dẫn thêm từ các
người “bạn Sơn-cước” mới nầy mà trồng-tỉa các loại thực-phẩm như: bắp, đậu, khoai lang, khoai mì (sắn) v.v….chung-quanh tịnh-thất Theo lời ngài kể lại cho cháu là ĐĐ. bổn-sư Thích-Hải-Quang nghe thì ban đầu việc trồng-trọt rất gian-lao nhưng không thâu-hoạch được kết-quả bao nhiêu hết bởi vì các thú rừng ra “cướp đoạt” sạch bách !!

-Như trường-hợp (có lần) ngài trồng bắp bên cạnh bờ suối, đến khi bắp có trái ăn sắp-sửa được rồi thì bị khỉ từ trên các ngọn cây chung-quanh xuống hái hết ! Các loài khỉ nầy rất tinh-khôn, cứ mỗi con xuống hái bắp như vậy, mỗi tay nó cầm một trái cũng chưa đủ đâu mà nó còn lấy giây khoai lang cột chung-quanh bụng (như giây nịt lưng vậy) rồi bẻ bắp giắt vào trong đó cho nên chỉ một con khỉ thôi mà có khi nó hái đến cả 5, 6 trái bắp ! (một đàn khỉ có đến mười mấy con, cho nên nó hái ráo tuốt hết) làm cho sư khổ-chủ chỉ còn có cách là đứng nhìn và lắc đầu chịu thua luôn.

– Còn có một lần khác nữa, ngài trồng khoai mì gần bìa rừng thì bị heo ra ủi gốc ăn củ ! Hôm đó ngài tảng-bộ ra thăm mấy giồng khoai mì thì gặp một con heo rừng thật to (loại heo chảng) đang cắm đầu ủi gốc mì ăn củ, nhainghe rào-rạo, ngài mới la lớn lên, làm bộ hù để cho nó giật mình chạy đi, nhưng gặp thứ heo chảng nầy thì nó đâu có sợ (lì lắm) vì vậy nên nó cứ đứng tĩnh bơ,
tiếp-tục ăn khoai ngon lành, lại còn thêm 5, 6 trự heo con đồng-lõa nữa chớ !

Thấy hù hoài mà nó vẫn không sợ nên ngài lại gần lấy tay đánh vào đít nó mà nó cũng cứ làm tĩnh không đi, (chẩc là đang mê ăn) ngài lại lấy hai tay xô lên mông của nó đẩy đi và bảo rằng heo ơi mầy đi đi nghe không bộ định ăn hết khoai mì hổng chừa cho ta củ nào hết sao, thi nó mới chịu đứng lên, kêu ục-ịch một hồi rồi 6, 7 mẹ con dắt nhau đi tuốt vô rừng ! (May phước là nó không có quay đầu lại “tán” – Bởi vì miệng nó có răng nanh dài cả gan tay (heo chảng mà), nếu nó tán trúng thì bị thương liên). Đại-khái là thế. (Sau nầy khi đất đai chung-quanh được dọn-dẹp trông-trải hết rồi thì khỉ và heo rừng mới không còn ra nữa).

(Đến đây ta thấy gì?

Ta thấy thương cố Hòa-thượng rất nhiều, ngoài việc lo chơn-thật tu-hành, quyết-tâm câu giải thoát ra, ngài lại còn là một con người đơn-gỉản và đạm-bạc, trọn đời không màng chỉ đến danh-lợi, khen-chêMột mình an ẩn nơi chốn núi rừng, tự tu, tự sốngchẳng những ngài không theo-đuổi, tìm-cầu, hay mưu-tạo cho riêng mình cái vẻ hào-nháng bên ngoài cho xứng với danh tiếng của một đại-tăng, mà trái lại, ngài đã bỏ hẳn lại sau lưng tất-cả các sự vinh-dự sẵn có của mình.

Cái “phong-cách” cao-thượng nầy trong hàng ngũ chư tăng Việt-Nam chắc-chắn là chẳng có được mấy người – và đây mới thật gọi là TU vậy).

 

D. KIM-XÀ THÁNH-GIẢ

Đây là một tiếc-mục “đặc-biệt” nhất trong quyển sách nầy, kể lại một vài việc trong số (rất nhiều) việc huyền-bí của miền sơn-cước linh-thiêng mà cố Hoà thượng là người “chủ-sự” và trực-tiếp đương-đầu trong suốt thời-gian trên 20 năm ẩn-cư tại đây tu-tập.

Người đọc cần phải hội đủ lòng tin và dùng tâm trân-trọng, chớ nên nói rằng: thời buổi khoa-học nầy thì làm gì mà có các sự việc như vậy, hoặc là chừng nào tôi thấy thì tôi mới tin v.v…. Bởi vì đây không phải là cảnh-giới của mình, không phải là công-đức tu của mình, (tức là mình tu chưa đạt đến mức như vậy) thì làm sao thấy được, gặp được hay biết được mà nói là “thấy mới tin”.

(Chừng nào mình tu được như người, hành sự, lý được như người thì chừng đó mình cũng sẽ thấy, biết, có khi còn cao-siêu, lạ-lùng hơn nữa kìa).

Kinh dạy:

-Nầy Thiện nam tử ! Tín-tâm có hai thứ:

-Một là tin – Hai là cầu.

Người dầu có tin nhưng chẳng thể suy-cầu 4 nên gọi là tín-tâm chẳng đầy-đủ.

-Tín-tâm lại có hai thứ: – Một là từ nghe pháp mà sanh lòng tin – Hai là từ tư-duy 5 mà sanh lòng tin.

Tín-tâm của người do nghe pháp mà sanh chớ chẳng phải do tư-duy mà sanh nên gọi là tín-tâm chẳng đầy-đủ.

Tín-tâm cũng có thêm hai thứ nữa: – Một là tin có thánh đạo – Hai là tin có người đắc-đạo. Người dầu tin có thánh-đạo nhưng trọn chẳng tin có người đắc-đạo, nên gọi là tín-tâm chẳng đầy-đủ Người mà tín-tâm chẳng đầy-đủ, thl thọ trì cấm-giới cũng chẳng đầy-đủ

(Đại-Bát Niết-bàn kinh – Phẩm Ca-Dỉếp Bồ-tát)

Nơi đây, trong phần nầy, người viết tôi muốn nhấn-mạnh vào hai điểm quan-trọng:

1/- Có rất nhiều người (tại-gia lẫn xuất-gia) mỗi khi nghe nói ở phương đó có một vị thượng-tọa hay hòa thượng nào tu cao, đạt được vài ba sự phi-thường (mà họ không bao giờ có được) thì họ hoặc là bĩu-môi, hoặc là cười nhạo, chẳng những không tin mà còn nói lời bài bác rằng:

-Ối, đời nầy mà làm gì có việc đó chớ. Chỉ xạo mà thôi. (Họ chẳng tin có người đắc-đạo mặc-dù họ là người có đạo và đang tu theo đạo).

2/- Có rất nhiều người (tại-gia lẫn xuất-gia) mỗi khi nghe nói đến việc mộng (của các bậc thanh tịnh và chân-thật tu-hành, ẩn-cư nơi núi rừng xa-vắng) thì họ bĩu-môi cười nhạo, chẳng những không tin mà còn nói lời bài-bác rằng:

-Ối, ở đó mà tin theo các việc mộng-mị. Tu không lo mà tối ngày cứ bàn chuyện mộng-mơ làm như mê tín (!). Bảo-Đăng tôi đã nhiều lần nghe thấy như vậy (mà lại là ở nơi người xuất-gia nữa chớ) nên cũng lấy làm lạ lắm. Đành rằng cái việc mộng-mị có khi do tư-tưởng thái quá mà sanh ra, các loại nầy đa phần đều không thật – Nhưng cũng có các loại mộng do tâm thanh-tịnh mà cảm thấy được, các loại mộng nầy hầu hết đều có thiệt và sẽ xảy tới trong tương-lai, nhứt định là không sai chạy đâu hết, chỉ tại vì mình tâm bất-tịnh nên không thấy biết trước mà thôi.

Xin đơn-cử ra vài ba ví-dụ:

a/- Bên đạo Tiên:

– Có nhiều vị tu-tiên, do vì ẩn-cư nơi chốn núi rừng thanh-tịnh trãi qua nhiều năm tháng nên thấy biết được chuyện quá-khứ, vị-lai – Như Trạng-Trình – Nguyễn Bỉnh-Khiêm, biết được chuyện 500 năm sau… mà không dám tiết-lộ cơ-trời nên làm ra sấm-ký, nghĩa-lý ẩn-hiện chẳng rõ-ràng, người đời không hiểu thấu, phải đợi khi chuyện xãy ra rồi thì mới rõ được.

-Có nhiều vị tiên khác biết được chuyện vài ngàn năm trước và sau, (các chuyện này có ghì rất nhiều trong sách vở) như Khổng-Minh hồi đời Tam-quốc thấy được chuyện 2000 năm sau.

b/- Bên đao Phât:

– Đạo Phật ta còn huyền-diệu hơn đạo Tiên chẳng biết bao nhiêu lần – Như trong kinh dạy, chỗ sở chứng của các bậc Thanh-văn, Duyên-giác, Bồ-tát, Phật  thì con số thời-gian mà qúy ngài thấy biết về quá-khứ, vị lai, chỉ có thể dùng chữ vô-lượng, vô-biên, a tăng-kỳ kiếp để diễn-đạt mà thỏi – Như bậc A-la-hán, sự thấy biết của quý Ngài bao gồm 84.000 kiếp về trước và 84.000 kiếp về sau (mỗi kiếp là 16.500.000 năm, theo niên-lịch của thế-gian). Người Phật-tử học Phật (và nhất là các vị xuất-gia đều biết như vậy) chớ nên hoài-nghi theo kiến-chấp thiển-cận của riêng mình mà
chê, khen, bài-bác về việc MỘNG của bậc tu cao có tâm thanh-tịnh mà cho rằng không thật rồi trề nhún, rẻ-khinh – Ngay như đức Thế-tôn là bậc đại-giác như
vậy mà khi còn làm Bồ-tát (lúc tu 6 năm khổ-hạnh),

-Ngài cũng nằm mộng thấy 5 điềm……..

-Vua Trần Nhân-Tôn (là ứng-thân của Phật Thích-Ca Mâu-Ni) cũng nằm mộng một lần.

-Ngài A-Nan cũng nằm mộng thấy bảy điềm (A-Nan thất mộng). Và trong kinh (Đại Bảo-Tích), Phẩm Pháp-hội “Tịnh-Cư Thiên-Tử’, đức Thế-tôn cũng có dạy về mộng như sau:

-“Nầy Kim-Cang-Tồi, (là tên của một vị đại Bồ tát) ông nên lắng nghe, khéo suy-nghĩ và nhớ lấy, nay ta sẽ vì ông mà nói : – Nầy Kim-Cang-Tồi, có một trăm lẻ tám tướng trong chiêm-bao được thấy, hành-giả cần phải biết. Những gì là một trăm lẻ tám tướng (chiêm bao)” ?

Do vì như vậy (và còn nhiêu nữa mà không thể nào kể ra cho hết được…..) nên chúng ta là những người học Phật chớ nên có quan-niệm coi thường về các sự tu chứng, huyền-bí và chiêm-bao – (nhất là của các bậc đại sư tu-hành thanh-tịnh nơi chốn lan-nhã) mà bị người đa văn và có học kinh-điển cười rằng: -chỗ hiểu biết về giáo-lý của mình chưa được thấu-đáo !

Sở-dĩ Bảo-Đăng tôi nói rào đón dài dòng như vậy, là vì trong quyển sách nầy, trước sau đã có đề-cập đến nhiều điềm-mộng của cố Hòa-thượng, đặc-biệt là trong đoạn “Kim-Xà thánh-giả” nầy (và trở về sau) ghi lại một vài giấc mộng lạ-thường mà những người không ở trong hoàn-cảnh ẩn-tu, nhập-thất, niệm Phật thanh- tịnh như ngài (kể cả luôn các vị xuất-gla cao hạ nơi thành phố ồn-ào chùa to, đình lớn nữa) cũng không thể nào thấu hiểu và cảm-thông được cả.

Vậy, thế nào gọi là “Kim-Xà thánh-giả”?

Trước khi giải-thích và đi sâu vào trong chi-tiết của chương nầy, Bảo-Đãng tôi xin ghi lại một đoạn sách có ý tượng-tợ như sau để làm phần dẫn-nhập:

-“Khu-vực Lô-sơn (là nơi trụ-xứ của Liên-Tông sơ-tổ Huệ- Viễn Đại-sưTổ thứ nhất trong số 13 vị tổ-sư của Tồng Tịnh-độ tại Trung-Hoa) có rất nhiều rắn độc, từ trước đã từng làm nguy-hại đến tánh-mạng của dân cư ở vùng đó – Nhưng kể từ khi có ngôi chùa Đông- Lâm thì các loài rắn dữ ấy đều trở nên hiền-lành, ngày lẫn đêm chúng thường vây quanh đại-sư để nghe giảng kinh. Bởi trường-hợp nầy, nên Đại-sư được người đương-thời tôn-hiệu là “Bích-Xà Thánh-giả” (Mấy điệu sen-thanh – Huệ-Viễn Đại-sư)

Nơi thôn Phú-An nầy cũng thế (vào năm 1968 tức là 25 năm vê trước) và đặc-biệt là tại chỗ ẩn-tu của cố Hòa-thượng, có rất nhiều loại rắn độc khác nhau, đã từng gây sợ-hãi cho các cư-dân người Thượng trong vùng, và cũng đã từng làm cho cố Hòa-thượng của chúng ta phải bị giật-mình “tí-tí” vào những ngày tháng đầu-tiên khi mới về “ghi-danh” làm thường-trú nhân tại đây. (Đã có kể một ít trường-hợp trong phần trước của đoạn này rồi).

Kể từ khi cố Hòa-thượng về đây ẩn-cư tu-tập, nhờ ở nơi đạo-hạnh và sự tinh-cần lễ-niệm, trì-tụng của ngài nên dần-dần cảm-hóa được các loài rắn dữ, chúng nó cũng nương theo đại-sư tu-tập lâu ngày nên cũng được linh-thông (thành rắn thân).

Nơi miền rừng núi cao-nguyên nầy, thường thì có rất nhiều gò-mối lớn (đặc-biệt của miền sơn-cước), ban đầu thì cố Hòa-thượng cũng tưởng đó chỉ là sự thông thường thôi, nên không lưu-tâm cho mấy. -Chính cái thất mà ngài đang ở (Phương-Lỉên thất) cũng nằm trên một gò-mối lớn (mà ngài đã nhờ lính công-binh ủi bằng) – Nhưng dần-dần sống ở đây lâu, phần do người Thượng kể lại, phân do kinh-nghiệm bản thân, nên ngài được biết chắc-chắn một điều rằng tất-cả gò-mối đều là ổ hang của rắn cả, (rắn làm hang trong đó để ăn mối) gò mối càng lớn bao nhiêu thì rắn ở trong đó càng nhiều và càng to-tướng bấy nhiêu (sống lâu năm lắm rồi).

Như vừa lược qua, căn tịnh-thất của ngài ở được xây-cất trên một gò-mối lớn (đã được san bằng) vì vậy nên có nghĩa là trên mặt đất thì cố Hòa-thượng của chúng ta ở, còn dưới mặt đất là rắn ở (mà ngài không biết).

Hay nói một cách khác hơn nữa là cố Hòa thượng đã vô-tình “sống chung hòa-bình” với cả đống rắn độc mà không hay biết chi hết. Sở-dĩ các con rắn nầy nó không làm hại chi đến ngài là vì cứ mỗi tối, khi ngài niệm Phật, trì-chú, hoặc lễ-bái, sám-hối, tụng-kinh v.v…thì các “y-ta” nằm im ở dưới nền nhà, hoặc là bò lên mặt đất, rồi ẩn-hình nằm tại chỗ để nghe và tu theo. (Đây là lý-do vì sao mà khi ngài mới dọn về – như đã có lược qua trong phần trướclà ở dưới chân giường cầu thang…..bỗng-nhiên có rắn xuất-hiện, con nào con nấy cũng dài đến cả mấy thước, to bằng bấp vế, nằm một đống đen thui trong cốc mà ngài không hiểu vì sao nó lại vào thất được, trong khi ngài đã đóng cửa nẻo kỹ-lưỡng hết rồi).

Nhờ tu theo bằng cách “dựa hơi hòa-thượng” như thế – nhất là một đại hòa-thượng, tôn-sư về mật tông và tịnh-độ nữa – Trải qua nhiều tháng, năm nên  ác “ông dài” nầy dần-dần trở nên linh-thông biến-hóa được (một năm tu theo cách “dựa hơi hòa thượng” nầy bằng cả ngàn năm tự tu một mình). Do vì thầm cảm được cái ơn trọng-đại đó, cho nên các “y-ta” kính-lễ cố Hòa-thượng như bậc cha, thầy, còn các “y-ta” thì giữ bổn-phận của con, cháu hay đệ-tử – Vì thế nên từ đó về sau các loài rắn nầy trở nên hiền-hòa, chẳng những nó không làm cho ngài bực-bội hay gây thương-tổn chi, mà trái lại còn âm-thầm theo bảo-vệ cho “Sư-phụ” nữa.

(Cũng nhờ đức-độ của ngài nên mới cảm-hóa được hàng dị-loại như thế. Chớ nếu láu-táu như mình vậy thì nó cắn cho một cái, bảo-đảm 100% là “hội nhị tỳ” và “chầu Diêm-vương” là cái chắc).

Và cũng kể từ đó trở đi, vùng đất hoang-vu trước kia dần-dần trở thành ra là một “miền linh-địa” (đất linh), đêm-đêm đều có tiếng niệm Phật, tụng-kinh cùng với tiếng mõ, chuông
nhặt khoan, trầm-bỗng….chớ không còn đượm vẻ hoang-sơ, tiêu-điều như thuở trước.

Hỏi: Có chứng-cớ gì cho thấy là các lời vừa nói ở trên đúng sự thật như vậy hay chăng?

– Đương-nhiên là phải có chứng cớ đầy đủ, nên cố Hòa-thượng mới biết đích-xác như vậy, chớ nếu không thì ngài cũng chẳng thể làm sao rõ thấu mấy cái cảnh-giới bí-ẩn nầy được cả.

Sau đây là một vài chuyện liên-hệ mà khi còn sanh tiền, cố hòa-thượng đã tự-thân kể lại (cho ni-sư Thanh-Nguyệt và cháu là ĐĐ. bổn-sư Thích Hảỉ-Quang nghe):

-Có lần đó, cố hòa-thượng đang ngồi làm cỏ tranh và xới đất bên cạnh một gò-mối lớn ở phía sau thất (Phương-liên) của ngài – lúc ngài quơ tay ra sau lưng để cầm cuốc thì ngài lấy làm lạ mà nói trong bụng rằng:

– Ủa, sao bửa nay cái cán cuốc có vẻ là-lạ và bự quá vậy? Ngài mới quay đầu ngó lại thì té ra là mình đang nắm nhằm cần cổ của một con rắn to bằng bắp chân người lớn, màu đen có sọc vàng, rắn ta vì bị nắm cổ nên hả miệng, le lưỡi ra khè-khè năm sáu tiếng (chắc là bị nghẹt cổ) làm cho ngài hết hồn vội-vã buông tay ra và bước lùi lại phía sau, niệm Phật cả mấy chục  câu mới định-thần được. Xong rồi ngài đứng ngó y ta một lúc và nói rằng:

– Ủaa, nhà ngươi ở đâu mà ra đây, nằm sau lưng ta hồi nào vậy? Thôi hãy đi đi, (ngài lấy tay xua, khởi ý đuổi đi). Rắn ta cũng ngó ngài một hồi, gật đầu mấy cái (giống như xin lỗi) rồi bò ra phía sau gò mối, ngài đứng ngó theo xem nó bò đi đâu cho biết nhưng chờ hoài mà vẫn không thấy tăm hơi gì hết, ngài mới nghĩ:

– Ủa, bộ nó còn nằm gần đây sao mà không thấy bò đi đâu hết vậy kìa?

Đoạn ngài mới đi vòng-quanh gò-mối, tìm kiếm mấy lần mà cũng không thấy y ta đâu hết, bỗng dưng mà nó biến-dạng mất tiêu như là khói vậy – Tìm hoài mà cũng không thấy có cái miệng hang (rắn) nào hết.

Khuya lại, sau thời khóa trì-niệm (gần 4 giờ sáng) ngài đang ngồi trên ghế bên cạnh bàn viết nghỉ mệt, định bụng chút nữa sẽ pha cà-phê uống thì nghe bên ngoài có tiếng gõ cửa. Ngài lấy làm lạ, trong bụng nghĩ rằng:

Ủa, giờ nầy còn sớm quá mà sao Thượng lại tới gõ cửa vậy kìa? (Bởi vì mỗi buổi sáng mấy người Thượng ưa tới gõ cửa thất của cố Hòa Thượng để hỏi việc làm như là cuốc đất phát cỏ hoang và lên giồng tròng khoai, sắn v.v….. Mỗi lần như vậy là ngài ra mở cửa thì mấy người Thượng ấy hỏi rằng: -Bửa nay thầy có việc gì cho tụi tôi làm không?

Và nếu như có việc gì cần thì ngài chỉ cho họ làm, xong rồi trả tiền cồng cho họ). Bửa nay nghe gõ cửa (còn khuya quá) nữa nên ngài cũng nghĩ chắc là người Thượng đến xin việc làm như mọi hôm vậy.

Ngài mới đứng lên, đi ra mở cửa thì thất: Bên ngoài, trước thất của ngài là hai người Thượng một nam, một nữ, tuổi chừng 50, dung-mạo rất đơn-sơ, mặt mũi sần-sùi, da-dẻ đen-đúa, cả hai đều mặc quần áo màu chàm trông cũng rất sơ-sài, đầu hơi nhọn, đi chân đất (không có dép, giày gì hết), bàn tay nhám-nhúa giống như có vảy, đang chắp tay, cúi đầu chào ngài, miệng niệm Nam-mô A-Di-Đà Phật.

Ngài nghĩ bụng: -ủa, hai người Thượng nầy ở đâu đến mà thấy lạ mặt, mình ở đây cũng đã lâu rồi mà chưa quen với hai vợ-chồng nầy. Coi họ có vẻ nghèo và giống như bị bịnh mới hết ! Thôi để ta giúp cho họ việc làm – ủa, mà sao hai người Thượng nầy lại lễ phép quá, biết chắp tay chào và niệm Phật nữa?

Ngài hỏi: -Phải hai vị đến xin việc làm hôn?

Hai người ấy đáp:

– Mô Phật, Kính bạch Hòa-Thượng không.

– Ủa, vậy chớ có chuyện gì cần không mà gọi cửa tôi sớm quá vậy?

Người đàn ông đáp: -Bạch Hòa-thượng, hai vợ chồng con đến đây để xin lỗi Hòa-thượng về chuyện đáng-tiếc ban trưa, có đứa cháu nội đã làm cho ngài giật mình. Xin Hòa-thượng từ-bi tha lỗi và cho vợ chồng con sám-hối.

Cố Hòa-thượng lấy làm kỳ, trong bụng nghĩ rằng: Ủa, chuyện gì mà họ xin-lỗi và sám-hối kìa, lạ hôn, từ hôm qua đến nay mình có gặp hay thấy đứa nhỏ nào đâu mà họ lại nói như vậy. Nghĩ thế nên ngài mới hỏi:

– Cháu nội của hai vị hả, hồi nào, nó bao nhiêu tuổi? Tôi nhớ suốt cả ngày hôm qua có gặp đứa cháu nào đâu!.

Người đàn bà đáp:

– Kính bạch Hòa-thượng, cháu trai của con là đứa bé hôm qua mặc áo quần đen có sọc vàng nằm hầu phía sau lưng của ngài lúc ngài làm vườn đó.

Ngài mới hỏi (mà trong bụng cũng chưa nhớ rõ ra là ai, bởi vì đâu có đứa nhỏ nào mặc áo quằn đen, sọc vàng theo hầu sau lưng mình suốt ngày hôm qua đâu):

– Vậy hả, cháu bé bao nhiêu tuổi?

Người đàn bà đáp:

– Kính bạch Hòa-thượng, cháu được 95 tuổi!!!

Cố Hòa-thượng của chúng ta giật mình, sảng sốt hỏi tiếp:

– Ủa, cháu nội mà được 95 tuổi thì hai vị đây bao nhiêu tuổi?

Người đàn ông đáp:

– Dạ con được 842 tuổi và vợ của con 760 tuổi !

Đến đây thì Hòa-thượng đã rõ biết họ là ai rồi, nên ngài mới hỏi tiếp:

– Hai vị ở đâu tới đây?

Người đàn ông thưa:

– Bạch Hòa-thượng, chúng con ở Huỳnh-Xà thôn nằm về phía Đông của thôn Phú-An nầy cách nơi đây khoảng 9 cây số, gia
đình con có khoảng một ngàn người.

Vừa nói tới đây thì người đàn bà nắm lấy tay của ông chồng dặt-dặt mấy cái như ra hiệu đừng nên nói nữa (chắc sợ bị lộ tông-tích) làm cho người chồng mới nói đến câu: khoảng một ngàn người….thì làm thinh luôn.

Cố Hòa-thượng gật đầu nói:

– Thôi hai vị yên lòng về đi, không sao đâu.

Nghe ngài bảo như vậy thi hai vợ chồng người nầy đồng chắp tay cúi chào rồi quay lưng đi vòng ra sau thất của ngài. Hòa-thượng mới nom theo xem họ đi đâu và làm thế nào cho biết, thì ngài thấy khi họ ra đến phía sau rồi, cả hai người đồng hóa ra hai luồng ánh sáng màu vàng nhạt lớn bằng cườm tay, bay bỗng lên không về hướng Đông đi mất (giống như ông đi, bà xẹt vậy).

Do đó nên ngài biết rằng:

– Đứa bé 95 tuổi mặc áo đen, sọc vàng là con rắn đen có vằn vàng ngày hôm qua đã làm cho mình hết hồn !

– Hai vợ-chồng nầy là rắn chúa (chúa động).

Hang Ổ chánh của họ nằm về hướng Đông của ấp Phú An, cách đây 9 cây số có tên là “Huỳnh-Xà động” (động rắn vàng).

-Chắc có lẽ họ mới biết biến hình nên dung mạo còn thô-sơ chớ chưa được đẹp người. Và hơn nữa chắc mỗi đêm họ ít nhiều gí đó cũng có đến đây nghe kinh và tu theo mình nên mới có vẻ kính-trọng mình và biết chắp tay niệm Phật như vậy

Đây là một chuyện. Và khởi đầu cũng do nơi chuyện nầy cho nên Bảo-Đăng tôi (bắt chước theo chuyện của Liên-Tông sơ-tổ, Huệ-Viễn Đại-sư ở Lô Sơn ngày xưa) mệnh danh cho cố Hòa-thượng Tôn-sư hiệu là:

“KIM-XÀ THÁNH-GIẢ”

(Giống như Bích-Xà Thánh-giả của Lô-sơn Liên-Tông – sơ tổ, Huệ-Viễn Đại-sư vậy).

Kế tiếp theo đây, Bảo-Đăng tôi xin kể hầu cho qúy-vị nghe thêm một vài chuyện nữa có liên-quan đến hai vị “Kim-Xà Vương” nầy và “Kim-Xà Thánh-giả”, Vô-Nhất Đại-sư của chúng ta:

– Nguyên gần 10 năm về trước, lúc cố Hòa Thượng còn nhập-thất ở Bến-Tre, ngài có quen với một vị tu-sĩ tên là “Ông sư Mõ-Cày”. Sở-dĩ gọi là ông sư Mõ-Cày bởi vì vị nầy tuy có hình-tướng một nhà sư Phật-giáo, nhưng thật ra là một người đạo-sĩ tu-tiên luyện-điển theo phương-pháp xuất-hồn, địa danh (tên của vùng đất) nơi ông sư nầy ở tu tên Mõ-Cày, vì thế nên mọi người và luôn cả cố Hòa-thượng nữa cũng gọi tên ông-sư Mõ-Cày mà thôi chớ không ai biết được tên thật của ổng là chi hết. Ông sư nầy rất kính-qúy cố Hòa-thượng qua phong-cách và đạo-hạnh của ngài, nên thỉnh-thoảng cũng có đến viếng-thăm và kể lại cho ngài nghe vê một vài việc chứng-đắc trong đường tu (tiên) của mình, còn cố Hòa-thượng thì cũng có chỉ-dẫn thêm
cho sư một vài pháp tu bổ-túc, vì vậy mà sư có một sự mang ơn ở nơi cố Hòa-thượng.

Lúc ngài về Sàigòn và làm Đốc-giáo ở Phật Học-viện Huệ-Nghiêm rồi thì sư cũng có đến thăm một lần, đến khi cố Hòa-thượng lìa Huệ-Nghiêm để ẩn-tu thì hai đàng biệt nhau. Mãi đến mấy năm sau, sư mới tìm được lên Đại-Ninh (trước sau hai lần) để thăm cố Hòa thượng – và rồi sư qua đời vào mấy năm sau đó.

Lần đầu tiên sư lên thăm cố Hòa-thượng vào năm 1970 (lúc đó thì ngài không còn ở Hương-Quang thất nữa, mà đã dời về thất mới là Phương-Liên tịnh-xứ rồi) và được Hòa-thượng cho phép ở lại thất của ngài vài ba hôm để đàm-đạo giáo-lý và tu-tập (Sư thọ giáo mật-tông từ nơi cố Hòa-thượng).

Qua đêm đầu tiên, sáng lại sư có thưa với cố Hòa-thượng rằng thất của ngài đang ở tu nằm trên miệng hang của một động rắn “Kim-xà” rất lớn và xin Hòa-thượng hãy cẩn-thận vì đây là các loại rắn thần con nào con nấy cũng sống trên mấy trăm năm hết. Cố Hòa-thượng gật đầu, nói với sư là ngài đã biết việc đó từ lâu rồi (và cũng có kể lại cho sư nghe về vài ba chuyện của các Kim-xà nầygiống như Bảo-Đăng vừa kể cho qúy-vị nghe vậy), từ đó sư càng thêm kính phục cố Hòa-thượng lắm.

Qua ngày kế đó, sư nằm ngủ và xuất-hồn ra đi “thăm” xà động nầy, khi thức dậy sư có thưa cùng ngài như sau:

– Nguyên từ mặt đất của nền thất Phương-Liên đi thẳng xuống dưới (lòng đất) sâu 800 thước có một động rắn lớn, trong đây có khoảng 200 “ông dài” đều sống từ hơn 100 cho đến gần 1000 tuổi hết. Động nầy có đường (hầm) thông qua 3,4 động khác nữa – Chúa tể của tất cả các động rắn nầy là một đôi Xà-Vương (rắn chúa) màu nữa đen, nữa vàng và đều đã được trên một ngàn tuổi rồi – Cặp Xà-Vương nầy hiện đang ở ngay dưới nền thất của cố Hòa-thượng cùng với các con cháu, mỗi đêm đều nghe ngài niệm-Phật, trì-chú và tu theo cho nên biết biến-hóa và đồng thờ cố Hòa thượng làm thầy để nương theo tu-tập.

Sư kể tiếp rằng, khi sư xuất-hồn ra gặp hai vị Xà-vương động-chúa nầy rồi thì mấy vị đó có nhờ sư về thưa lại với ngài là họ muốn được quy-y Tam-Bảo để cho được sớm thoát khỏi kiếp rắn, họ cũng nói rằng trước kia họ chỉ có sống lâu thôi chớ không biết phương-cách tu-hành (vì rắn lột da cho nên sống lâu lắm), cứ ban ngày thì ngó mặt trời, ban đêm thì ngó theo trăng, sao (tu theo phép luyện âm-dương nhị khí) nên mặc-dù sống hơn cả ngàn năm rồi mà vẫn không sao biến-hóa được. Từ khi cố Hòa-thượng về ở đây tu, mấy năm trôi qua cũng nhờ nương theo oai-lực chú-ấn và câu niệm-Phật của Hòa-thượng mỗi đêm, cho nên nay đã bắt đầu biến-hóa được rồi và thân-mình cũng đã
đổi từ màu đen ra màu hơi vàng (tức là từ Hắc-xà vương chuyển dần qua Kim-xà vương). Hiện thời thì hai vị đó đang cùng với các quyến-thuộc đều ẩn-hình ở tại
đây để tu và ngầm bảo-vệ cho ngài là bậc đại-sư của họ.

Hòa-thượng gật đầu và nhờ sư xuất-hồn ra chuyển lời lại cho các vị Xà-thần nầy biết là hôm sau Hòa-thượng sẽ truyền phép Tam-Quy (Quy-y Phật, Pháp, TăngTam-Bảo) để cho họ được dự vào hàng Phật-tử.

Và sư làm theo lời ngài dạy.

Hôm sau, Hòa-thượng đắp y, hậu ngồi trên pháp-tòa bày sẵn giữa tịnh-thất, trì-chú và bắt ấn Triệu thỉnh, chỉ đích danh 2 vị Xà-vương chúa-động Huỳnh-xà thôn (với sự hiện-diện của sư Mõ-Cày) gọi về. Liền sau đó ngài thấy trước mặt mờ-ảo ẩn-hiện ra hai vị xà-thần bò vào và hiện-hình ra hai người một nam, một nữ trong lứa tuổi khoảng ngoài 60, cả hai đều mặc áo ngắn màu vàng luốc, quỳ trước mặt chắp tay cúi đầu phụng-mạng.

Hòa-thượng mới thuyết Tam-quy cho nghe và kế đó là quy-y cho họ cùng các quyến thuộc, đốt chú-ấn (mà ngài đã vẽ sẵn trên giấy vàng) để pháp-thí cùng rải nước cam-lồ xoáy-tịnh, chú-nguyện cho họ sau khi thoát kiếp rắn đều được sanh thiên, y như Phật-pháp tu hành.

(Kể từ đây ngoài các đệ-tử thuộc vè nhơn-đạo ra, ngài còn có thêm các đệ-tử thuộc vè thần-đạo và súc-đạo nữaviệc làm nầy những tăng-ni (lục-lục thường tài) chỉ biết tụng-kinh niệm Phật, cầu phước qua ngày, không lòng tin, không tu Mật-tông và không có cảm-ứng đạo-giao với cảnh-giới vô-hình đều không thể nào hiểu thấu được cả). Ngoài ra cố Hòa thượng cũng
còn có quy-y cho chư-thần địa-phương như thổ-thần, sơn-thần, thọ-thần v.v…. Các vị nầy cũng đều đồng nương theo ngài để tu-tập hết.

Đến năm 1974, Sư Mõ-Cày có lên thăm cố Hòa-thượng một lần nữa và ở cùng với ngài một tuần lễ – Sư có thưa cùng với cố Hòa-thượng mấy điều sau:

1/- Về tình-hình đất nước vào năm tới (1975) sẽ có một sự “đổi-đời” rất lớn, vô số người chết… (tức là biến cố tháng 4 năm Ất-Mão 1975).

2/- Sư có xuất-hồn ra gặp lại các xà-thần, điều đặc-biệt nhất mà sư thưa cùng với cố Hòa-thượng là cặp Xà-vương Động-chúa Huỳnh-xà thôn, mấy năm qua nhờ được quy-y Tam-bảo và tu theo phép của ngài truyền cho (đốt nghi-thức tu để pháp-thí) khi trước nên bây giờ đều được biến-hóa linh-thông, từ nơi Hắc-xà vương nay đã chuyển ra thân Kim-xà vương (Rắn chúa màu vàng) và thường hay biến thành hình sư-tăng mặc áo vàng, mỗi đêm đều có đi kinh-hành niệm Phật chung-quanh thất của Hòa-thượng hầu-hạ và bảo-vệ cho ngài trong tất-cả mọi hoàn-cảnh (để báo-đức tôn sư).

Mấy đêm sau, qua sự trung-gian của vị sư Mõ-Cày, ngài mới cho triệu hai vị Chúa-động nầy về.
Đêm đó, cố Hòa-thượng chiêm-bao, thấy như sau:

– Bên ngoài có hai vị, một tăng, một ni đều mặc áo vàng đi theo sau sư Mõ-Cày vào trong thất quỳ xuống cung-kính đảnh-lễ. Ngài hỏi là ai và từ đâu đến?

Hai vị ấy thưa:

– Bạch tôn-sư chúng đệ-tử là động chúa Huỳnh xà thôn, nghe lịnh triệu-thỉnh nên về phục mạng.

Hòa-thượng truyền cho đứng dậy thì thấy hai vị ấy thân-tướng cũng quang-minh, thần-sắc sáng-sủa, nghiêm-chỉnh, trên trán mỗi người đều có chữ Vạn màu đỏ, trước ngực mang một xâu chuỗi lóng-lánh hào quang.

Ngài hỏi vì sao hai con lại có được các món pháp-bửu nầy?

Hai vị ấy thưa:

– Bạch tôn-sư, chữ Vạn nầy là nhờ nơi quy-y Tam-Bảo mà có, còn xâu-chuỗi nầy là do công tu-tập mà thành – Bất cứ người nào (ý nói là xà thần) ở gần và
tu theo tôn-sư 3 năm đều cảm-hiện ra được cả. Trong hàng quyến-thuộc của con hầu hết đều được chuỗi nầy.

– Kể từ khi chúng con có 2 món bửu-bối nầy (chữ Vạn là một, xâu chuỗi pháp bảo là hai) trên người rồi thì mỗi khi chúng con đi dạo chơi đến nơi nào cũng đều được chư-thần ở địa-phương đó kính-trọng, nhường đường và gọi chúng con là Phật-tử.

Hòa-thượng gật đầu thuyết-pháp cho nghe cùng khuyên nhắc tu-hành. Các vị ấy đều lạy tạ ơn và biến mất.

Mấy hôm sau “Sư ông Mỏ-Cày” ra về và có thưa với cố Hòa-thượng rằng: -Lần nầy là lần cuối cùng gặp nhau. Sang năm (1975) sư sẽ dời về vùng núi Thất-Sơn ẩn-tu và sẽ tịch vào năm 1980, không còn có dịp gặp lại ngài được nữa.

(Còn Hòa-thượng thì tịch 18 năm sauNgày mở cửa mả của ngài, hai vị Kim-xà đệ-tử nầy có đến hiện hình ra là hai con rắn màu vàng rực-rỡ bò lại trước đầu mộ của ngài một chốc rồi mới bò vào trong đám cỏ tranh và biến mất, hết cả mọi người hiện-diện trong buổi lễ hôm đó đêu thấy rõ-ràng – Bên Việt-Nam chỉ trừ có độc-nhất một mình ni-sư trưởng-tử Thanh-Nguyệt (và bên Mỹ là Đại-đức bổn-sư Thích Hải-Quang) là biết rõ căn-cội của cặp rắn nầy mà thôi – ngoài ra không một ai hiểu thấu vì sao mà lại có đôi kim-xà nầy xuất hiện đúng vào ngày “mở cửa mả” của cố Hòa-thượng – nên đều có ý nghi-ngờ. Đây là chuyện sau).

Sau năm 1975, có một vài vị tăng-sinh của Phật Học-Viện Huệ-Nghiêm lên Đại-Ninh thăm cố Hòa thượng và ngụ ở ngoài tu-viện Hương-Nghiêm Nữa đêm thức giấc (đi tiểu) ở phía sau (nhà cầu), sáng dậy nói với mấy thầy nơi tu-viện rằng:

– Cha-chả, ông già của tụi mình tu-hành tinh tấn ác-ôn !

Mấy thầy Tu-viện hỏi:

– Sao biết là ông già tu-hành tinh-tấn ?

Khách tăng trả lời rằng:

– Hồi hôm nầy lúc 2 giờ khuya, tôi thức dậy đi tiểu, lúc trở vào, ngó qua bên thất của ông già thấy ổng vẫn còn mặc hậu đi kinh-hành ở ngoài lan-can trên lầu thất của Ổng, nên biết rằng ông-già tu-hành suốt cả đêm, tụi mình thiệt không bằng. (nhưng thật ra thì người mặc áo vàng đi kinh-hành chung-quanh lều đó không phải là ngài đâu, mà chính là một trong hai vị Kim-xà vương đệ-tử hiện hình tăng-tướng đì vòng quanh thất để bảo-vệ cho “,Sư-phụcủa mình được an lành nghỉ-ngơi và tu-niệm).

Đến đây, trước khi qua một chương khác, Bảo Đăng tôi xin kể hầu quý-vị thêm một vài chuyện ngắn khác nữa (trong số rất nhiêu chuyện mà Bảo-Đăng được nghe từ nơi Đại-đức hổn-sư) như sau:

– Một lần khác, quý thầy bên Tu-viện (Hương Nghiêm) dọn đất trồng lúa, bắp – nên gom các cỏ tranh, chà, bổi vừa mới làm xong lại thành một đống lớn để trên gò mối gần đó, đốt bỏ. (Hôm ấy cố Hòa-thượng ngó qua, thấy thế ngài mới rầy, bảo là đốt như vậy lỡ chết côn-trùng mang tộiSau này Đại-đức bổn-sư cũng bị ngài rầy hết mấy lần (vê việc tương-tợ như vậy) vì đốt rác ẩu ở trên gò mối).

Khuya lại, sau khóa-lễ (gần 1 giờ sáng) ngài chuẩn-bị đi ngủ thì nghe có tiếng khóc ở phía trước cửa – Ban đầu ngài tưởng đâu vì mình sớn-sác nên nghe lầm, nhưng khi lắng tai nghe kỹ lại thi rõ-ràng là tiếng con nít khóc chớ không sai chạy chút nào hết, ngài mới mở cửa ra đứng bên ngoài nhìn chung-quanh để tìm, đêm đó nhờ có trăng tỏ cho nên chỉ một chút sau thì ngài thấy ở dưới gốc mít phía trước thất có một đứa nhỏ đang ngồi khóc và có vẻ đau-đớn lắm. Ngài lại gần hỏi con là ai, sao ngồi khóc vậy, lại đây thầy biểu coi, (ghê quá).

Đứa nhỏ đứng dậy bước ra, đó là một em bé trai khoảng 5, 6 tuổi gương mặt cũng dễ coi, mặc áo màu xanh (chắc là rắn lục), lại gần cố Hòa-thượng nói
con bị phỏng hết cả lưng, đau rát lắm.

Ngài hỏi vì sao mà bị như vậy ?

Bé đáp:

– Hồi trưa nầy con đang nằm ngủ thì bị lửa ở đâu đốt cháy, vì ngủ mê nên không hay, đến khi nóng quá, giật-mình thức-dậy thì chạy không kịp nên cả lưng
bị phỏng hết (lửa của mấy thầy đốt gò mối), xin tôn-sư từ-bi cứu-độ.

Cố Hòa-thượng vừa nghe nói vậy thì ngài biết “Bé” nầy thuộc vê giống gì rồi, nên ngài có lòng thương, dẫn nó vào trong cốc, lấy chung nước cúng Phật trên bàn thờ xuống trì-chú (A-Di-Đà Cam-lộ Chơn-ngôn) vào nước một hồi rồi rải trên lưng của nó, xong ngài mới bảo bé rằng thôi con vê đi, không sao đâu mai sẽ lành.

“Bé” lạy tạ ơn, ra khỏi cửa rồi biến mất.

Đêm sau ngài nằm chiêm-bao thấy có một người đàn-bà chắc là “má-mì” dắt nó đến cám-ơn, trong mơ thấy nó hết khóc rồi và cười nói vui-vẻ

Một câu chuyện khác:

– Nơi cốc Phương-liên 2 (có hai thất Phương liên, thất 1 là của cố Hòa-Thượng ở – thất 2 là của ni sư Thanh-Nguyệt cất cho thân-phụ ởCòn ni-sư thì ở tại thất Bạch-Vân), phía sân trước có một gò mối lớn bằng 5, 6 chiếc đệm, trên có tre gai mọc, choán cả một khoảng đất rộng. Đã mấy lần ni-sư muốn đốn bỏ, dọn dẹp cho có đất trống để trồng bắp, đậu, nhưng hễ ai vừa tới gần gò-mối, định đôn cây, phát cỏ thì đều cảm thấy xây-xẩm mặt mày và nhức-đầu hết. Riết rồi mấy người Thượng (làm mướn) sợ quá, đứng ngoài xa chắp tay xá-xá vào gò mối thôi, chớ không dám đến gần nữa.

Họ nói chúng tôi không dám đâu, trong đó có thần thánh ở đừng đụng chạm đến mà chết.

Mấy năm trôi qua rồi mà gò mối cũng không sao phá được. Đối cùng ni-sư mới đem chuyện nầy trình lên cố Hòa-thượng xin giúp-đở vì rất cần đất trống để trồng trọt hoa-mầu. Lúc ấy cố Hòa-thượng chưa bế quan, nghe vậy nên ngài mới vào xem tự-sự Sau khi làm phép và chú-nguyện xong rồi, đêm đó ngài nằm mơ, vía thấy đi vào trong thất Phương-liên 2, lại gần chỗ gò-mối, chỉ tay vào trong bụi tre, bảo:

-Vị nào trong đó hãy đi nơi khác ở, để đất trống cho chư-ni trồng-trọt, sinh-sống và tu-hành. Nói xong một lát sau thì ngài thấy từ trong gò mối và bụi tre gai có một con rắn màu đỏ, to bằng cây cột nhà (chắc là rắn lục lửa) bò ra ngó ngài một hồi, đoạn gật đầu mấy cái rồi xuống sông đi mất.

Sáng ra ngài nói cho ni-sư nghe và bảo rằng gò mối nay đã phá được rồi….Trước sự hiện-diện của ngài mấy người Thượng mới dám đến đốn tre và bang bằng gò-mối. Bấy giờ mới khám phá ra một việc hi-hữu, ấy là trong gò-mối nầy có một bụi “Đơn-quy” rất lớn (là một vị thuốc bắc đặc-biệt bổ máu – bòi-bổ tổng quát) rất quý báu, củ to bằng bắp tay, bắp chân (mấy trăm năm rồi nên củ mới lớn như vậy) – nhiều đến nỗi đem về phơi cả mấy chiếc đệm mới hết.

Cố Hòa-thượng nói với ni-sư rằng:

– Hèn chi mà không ai phá được cái gò mối nầy hết. Té ra vì trong đó tàng-ẩn vị thuốc quý nầy nên mới có rắn thần canh-giữ. Đây cũng là cái duyên của con đó, hãy giữ kỹ mấy củ đơn-quy nầy mà dùng từ-từ. Sau nầy con còn nhờ nó lắm. (Quả thật vậy, nhờ uống đơn-quy nầy mà ni-sư từ-từ hết bịnh phong-thấp và sốt-rét rừng – sau phát ra tướng mập-mạp, to con và hồng-hào tựa như Di-Lặc Bồ-tát(Đây là lời của một Phật-tử từ bên Mỹ về thăm ni-sư, khi trở qua kể lại cho Bảo-Đăng nghe như vậy).

Còn nhiều chuyện lạ-lùng kỳ-bí khác nữa nhưng vì giới-hạn của quyển-sách nên Bảo-Đăng xin được ngưng lại ở nơi đây để chuẩn-bị bước qua một chương kế tiếp.

 

E. TỨ-CHÚNG QUY-HƯỚNG VÀ VÂN-TẬP

Từ khi ngài rời khỏi Huệ-Nghiêm và lìa xa các sự ồn-náo của miền phố-thị về ẩn-cư tu-tập ở nơi đây. Tháng lại, ngày qua ngài cảm thấy đã thâu-lượm được nhiều kết-quả tốt đẹp và tiến-bộ hơn trên con đường tu-tập của mình, tâm-trí thanh-tịnh, an-vui không còn bận lòng lo-nghĩ đến bất-cứ chuyện chi nơi chốn phồn hoa, đô-hội.

Sau các thời-khóa công-phu rồi, ngài lo soạn, dịch kinh-sách, hoặc đôi khi rỗi-rảnh rảo bước kinh hành, ngày xem hoa-nở, tốì nhìn trăng lên, vui cùng kinh, kệ, mõ chuông và đắm-chìm thân, tâm vào trong câu niệm-Phật, năm tháng trôi qua, gần như quên hẳn đi tất-cả người quen nơi chốn bụi hồng qua ý-thơ sau đây:

Trồi xanh-xanh,
Trăng thanh-thanh.
Xa đôi hạt trắng lướt bay nhanh,
Gió nhẹ khẽ rung cành.

Trên mặt nước,
Bóng trăng in.
Dịu-dàng buông ánh-sáng lung-linh,
Một niệm dứt bao-tình.

Dưới mái tranh,
Giữ đạm thanh.
Chim chiều luyến ổ lượn chung-quanh,
Nguyện lòng tìm đến bến vô-sanh.
Nương-nép bóng cha lành,
Một dạ quyết tu-hành.

Hương-Giang Thất.
Vô-Nhất tăng.
Thích Thiên-Tâm.

Chúng ta nhận thấy gì qua bài thơ “tuyệt-tác” nầy của cố Hòa-thượng ?

-Có thể nói rằng với bài thơ trên đây, ngài đã dung-hợp được giữa tâm mình cùng với cảnh vật (tâm, cảnh hợp-nhất), một sự phối-hợp tuyệt-diệu phi-thường mà chỉ có ở nơi các bậc chân-tăng đã xả được duyên trần, ẩn-thân tu-hành nơi A-lan-nhã như ngài mới có được mà thôi, ý thơ thanh-thoát, đầy đạo-vị cao-siêu rất đáng nên bái-phục.

Và lại càng bái-phục hơn nữa qua ý-thơ kế tiếp đây:

Trăng chiếu long-lanh khe nước bích,
Gió đưa thoáng động nhánh hoa đào.
Rừng núi xanh-xanh cây phủ khắp,
Lòng nương mây bạc vút bay cao.

Liên-Du-Vô-Nhất.
Thích Thiền-Tâm.

Thiệt là không còn có cảnh nào đẹp hơn ở nơi đây nữa, ta hãy mường-tượng ra bóng-dáng của một tăng-nhân, cô-thân đơn-độc, đứng bên sườn đồi, nhìn xuống ánh-trăng chiếu long-lanh trên giòng nước xanh (của con sông Đại Ninh) đang lững-lờ trôi trong lặng-lẽ, và rồi một cơn gió nhẹ thoáng qua làm cho khẻ-động nhánh hoa-đào, người tăng-sĩ với vóc dáng thanh-thanh, cao gầy như thân trúc Thích Thiên-Tâm đang đứng im một mình trên đồi vắng, phóng mắt nhìn xa ra chốn rừng núi xanh-xanh (chớ không có nhìn xem xe hơi, nhà lầu và các cảnh ồn-ào nơi đô-hội như các bạn đồng hành) và gởi tâm hồn mình vào trong áng bạch-vân kia mà bay vút lên không của khung trời xanh bao-la cao rộng.

Đây mới thật đúng là cảnh “Cao nhân nơi đầu núi” vậy. (Trước kia Bảo-Đăng tôi tình-cờ đọc được bài thơ của một vị Thượng-tọa rất có tên tuổi tựa đề là:

– Cao nhân nơi đầu núi – trong khi ngài đang trụ-trì ở một ngôi chùa to tại thành-phố Sàigòn . Lúc đó Bảo-Đăng tôi phục thầy lắm, nhưng sau nầy lớn lên, làm Phật-sự và có được ít nhièu hiểu biết (nơi đường đạo) rồi thì lại nghĩ rằng  -Thầy ở Sàigòn không thì làm thế nào mà biết đến cái cảnh “Cao nhân nơi đầu núiđược.

Nay nhân đọc thơ của cố Hòa thượng Liên-Du Vô-Nhất Đại-sư – Thích Thiên-Tâm rồi thì Bảo-Đăng tôi mới biết rằng: ‘thế nào mới (thiệt là) một “Cao-nhân nơi đầu núi” và “Cao nhân nơi thành thị” vậy.) Bởi vì phải thiệt có ở tu chốn đầu non, rừng xa núi vắng qua nhiều năm dài, tháng rộng như cố Hòa-thượng Thích Thiền-Tâm đây thì mới thấu-đạt được cái thanh-tịnh của thân-tâm mình như thế nào, rồi sau đó mới có thể dung-hợp được tâm mình vào trong cảnh vật (tức là lý, sự dung hợp – Tâm là lý – Vật là sự) như ý của bài thơ sau:

Thong-thả chốn đầu non,
Trăm hoa tợ phấn son.
Đàn trúc nghe réo-rắt,
Thông già giọng véo-von.
Ráng đỏ vừa trông vầng nhật lặn,
Kế lại nhìn xem bóng nguyệt tròn.
Thanh-tịnh tấm lòng không tướng nghĩ,
Sắc, tài, danh, lợi, cháu cùng con.

Liên-Du Vô-Nhất.

Quả đúng là một vị tôn-sư đầy-đủ thật tài, thật hạnh, ngôn hành tương-ưng chẳng có trái nhau. Xứng đáng với hai chữ “Hiền Tăng” mà được mọi người tôn xưng (cho cố Hòa-thượng) trong thời buổi cận đại nầy.

Qua thi-ý thanh-cao, thoát-tục của các bài thơ trên, ta nhận thấy quả thật thân, tâm của cố Hòa thượng sau những năm tháng dài ẩn-tu nơi miền Lan nhã nầy đã được hoàn-toàn thanh-tịnh.

Sách có câu rằng:

– “Xem thi-văn cũng có thể biết được tâm tánh con người.”

Trường-hợp của cố Hòa-thượng đây cũng thế. Sự thanh-tịnh trong nội-tâm ngài đã được bộc-lộ ra một
cách rõ-ràng ở nơi thi-tứ, mà nếu ai là người tinh-tế và “biết xem thơ” ắt-nhiên không sao nén được những tiếng chắc lưỡi khen-vùi qua các áng thi-văn tuyệt-vời và rất ư là “A-lan-nhã” nầy vậy.

Hơn một năm dài trôi qua, ngài một thân, một mình an-ẩn nơi chốn núi rừng xa-vắng, ngày đêm bạn cùng kinh-kệ, mõ-chuông và mây-ngàn, gió-núi, gần như quên hẳn đi tất-cả người quen nơi chốn bụi hồng

NHƯNG………

Mặc-dù một bậc hiền-tăng như ngài lúc nào cũng chỉ muốn yên-ẩn tu-hành, giữ đời đạm-bạc, an vui, trong câu niệm Phật và cực-lực dụng-công để chờ cho đến ngày 30 tháng chạp của cuộc-đời mình rồi nhắm mắt theo Phật về Tây, biệt đường sanh-tử. Ấy thế mà cũng vẫn không sao tránh được dư-nghiệp của mình.

Bởi vì cũng giống như cảnh: -Một cái trống to (trống chầu) dù cho có đánh lên từ bên trong một căn nhà đã đóng kín hết các cửa-nẻo nhưng âm-thanh của nó cũng vẫn vang-dội được ra bên ngoài và thấu suốt đến tận nơi xa.

Cá-nhân và phong-thái của Hòa-thượng Thích Thiền-Tâm ở đây cũng tương-tợ như vậy. Một bậc chân tăng đầy-đủ tài-đức như ngài mà muốn cho bặt tăm, bặt-tích đi nơi chốn núi-rừng, muốn cho tất-cả mọi người đều quên-hẳng mình đi hay xem mình tựa như một người “vô-danh tiểu-tốt” vậy, thì đó là một điều rất “khó có thể được” lắm. Vì kể từ khi bóng-dáng của ngài không còn ở Phật học-viện Huệ-Nghiêm (nói riêng) và Sàigòn (nói chung) nữa thì các hàng tứ-chúng thảy đều xôn-xao, nhớ-nhung và hoài-vọng, tấp-nập lui tới Huệ Nghiêm để hỏi thăm và “dò tìm tin-nhạn”.

Hơn một năm trời nghe-ngóng và cầu tìm như thế trôi qua. Và rồi “tiếng trống đưa tin” của cố Hòa thượng từ miền Sơn-cước Đại-Ninh đã dần lan xa khắp cả mọi nơi, vang tận đến chốn Sài-thành. Hàng Phật-tử chơn-tu và các môn-đồ từ nay đã bắt đầu nghe và biết đến hai chữ ĐẠI-NINH là tên của một vùng rừng núi hẻo-lánh, xa-xôi của miền cao-nguyên Đà-lạt, một địa danh mà từ trước đến nay hoàn-toàn xa-lạ đối với các người dân nơi chốn thị-thành, nhưng kể từ đây nó hằng được nhắc-nhở và để-ý đến nhiều hơn nhiều hơn nữa, bỡi vì ở nơi đó có tàng-ẩn tung-tích của một bậc thạc-đức, chân-tu:

– Hòa-thượng THÍCH THIỀN-TÂM, nguyên đốc-giáo của Phật học-viện Huệ-Nghiêm, mà đại-danh của ngài từ lâu đã được các hàng Phật-tử xuất-gia lẫn tại-gia thảy đều mến-thương, kính-trọng.

Trên quốc-lộ 20 Sàigòn, Đà-lạt, các xe đò đưa khách đi về từ đây cũng đã bắt đầu ngừng lại thường xuyên hơn nơi đầu cầu Đại-Ninh để đổ xuống nhiều loạt hành-khách khác nhau, đủ mọi thành-phần trong xã-hội, và thiểu-số người kinh cư-ngụ tại địa-phương “đèo heo hút gió” nầy nay cũng dần cảm thấy được bớt đi niềm cô-đơn cố-hữu của mình qua sự rộn-dịp tới lui và hỏi thăm đường-sá, từ nơi các người khách mới, như là:

– Xin vui lòng chỉ cho chúng tôi lối nào để vào được đến nơi ở của Thượng-Tọa Đại-Ninh.

Hoặc là:

– Các bác có biết Thượng-tọa Thiền-Tâm ở chỗ nào trong ấp nầy không? v.v…..

Càng ngày tin đồn càng lan rộng ra khắp cả các nơi và mọi người Phật-tử ai cũng đều biết được rằng Thượng-Tọa nguyên đốc-giáo Phật học-viện Huệ Nghiêm Thích Thiền-Tâm hơn một năm qua, đã một thân, một bóng “hẩm-hút phận-nghèo” về ẩn-tu tại vùng sơn-cước Đại-Ninh, sống bơ-vơ, đơn-độc trong hoàn cảnh “tự-lực cánh-sinh” nơi miền núi rừng, sơn-dã.

Các môn-đồ Phật-tử sau khi nghe, biết được như thế ai cũng đều bùi-ngùi, chắc lưỡi, thương cho một bậc chân-tu đã can-đãm cam chịu cảnh tự dập-vùi, xa-lánh chốn phồn-hoa. Vả lại, cũng đã hơn một năm trôi qua rồi, chẳng những vắng đi bóng ngài, vắng nghe lời dạy đạo, khuyến-nhắc tu-hành của ngài không thôi đâu mà còn nhìn ra ngoài hoàn-cảnh xã-hội hiện tại rối-ren, rồi ngó lại trong đường đạo nữa, thấy một số lớn qúy thầy lãnh-đạo mang trọng-trách “Như-lai sứ giả” trên mình mà hướng-dẫn đạo pháp một cách sai lầm, nhuộm pha toàn là màu sắc đấu tranh, chánh-trị, phe-nhóm hơn-thua, dành-dựt lợi-danh lẫn nhau mà lắc đầu ngán-ngẩm.

Họ đã cảm thấy “thắm-thía” mùi đạo, mùi đời rồi và bây giờ hơn bao giờ hết, mọi người Phật-tử chơn-tu lại bắt đầu nhớ đến Thượng-tọa Thích Thiền Tâm, một bậc đạo-sư thuần-túy, chân-chính tu-hành đang ẩn-tu nơi miền rừng xa, núi vắng. Họ đem ra so sánh và so-sánh Ai nấy cũng đều cảm thấy nhớ nhung đến Hòa-Thượng thật nhiều.

Từ đây, trên con đường dẫn về vùng sơn-cước Đại-Ninh, dập-dìu bước chân người đi, kẻ đến. Tứ chúng đã bắt đầu quy-hướng về nơi Thượng-Tọa Đại Ninh, quyết lòng tựa-nương nơi đức-độ của ngài để làm kim-chỉ-nam trên bước đường tu học, và tìm cầu giải thoát.

Vùng A-lan-nhã Phú-An từ nay không còn được yên-ổn như xưa và Hòa-Thượng Đại-Ninh Thích Thiền-Tâm cũng không còn được an-thân để tịnh-tu như các thời-gian qua nữa.

Ngài cảm thấy bận-rộn và lo-lắng thêm nhiều.

 

F. ĐẠI NINH ĐẠO TRÀNG HƯƠNG NGHIÊM TỊNH VIỆN

 

Bắt đầu từ tháng 8/1969 đến sau tháng 7/1970, nương theo danh-đức của ngài, một số chư Tăng-Ni và Phật-tử từ-từ quy-hướng về thôn Phú-An là nơi trụ-xứ của Thượng-Tọa Đại-Ninh Thích-Thiền-Tâm để định cư và tu-tập. Vì đã dự biết trước rồi nên ngài cũng không mấy chi ngạc-nhiên cho lắm. Đối với chư Tăng Ni mới đến ở, như vị nào đã có đầy-đủ phương-tiện tự-túc thì thôi, còn nếu như có vị nào đến thưa cùng ngài cầu xin giúp-đở bước đầu thì ngài đều sẵn-lòng tùy hỷ và chu-cấp đất-đai để xây-dựng am cốc tu-tập, trồng-tỉa hoa-mầu, tự-lực cánh-sinh (cũng như ngài vậy).

Dần-dần khắp mọi nơi trong thôn Phú-An chỗ nào cũng có am-thất của chư Tăng, ni, Phật-tử dựng lên để an-cư và tu-tập. Vùng đất tiêu-sơ ngày nào của hơn một năm trước đây nay đã hoàn-toàn đổi thay bộ mặt và trở thành một “làng tu” nổi tiếng trên con đường đi Sàigòn, Đà-lạt mà mỗi khi nhắc đến ai nấy cũng đều biết danh hết cả – nhất là mấy người tài-xế và lơ-xe hành-khách chạy trên các lộ-trình nầy.

Khoảng tháng 8/1970, vì nhận thấy tứ-chúng đã vân-tập về đông-đảo, để hưng-khởi và điều-hòa pháp sự trong vùng vả-lại vì cũng thể-theo lời thỉnh-cầu của tất-cả nên ngài ra thất và bắt đầu chuẩn-bị việc kiến lập một Tu-viện để cho đại chúng có được một nơi chánh-thức tề-tựu về tu học và tụng-giới (vào mỗi nữa tháng) cùng cử-hành các đại-lễ truyền-thống trong đạo giáo như Phật-đản, Vu-lan.

Ngài chọn một khu đồi cao, rộng và có vị thế tốt trong các phần đất mà ngài đã khẩn-hoang trước kia để xây-cất tu-viện. Hai người bạn đồng-song, cố giao của ngài là Hòa-thượng Thích-Bửu-Lai (Cần-Thơ) và Hòa thượng Thích-bửu-Huệ (Phật học-viện Huệ NghiêmSaigon) được ngài gởi thư thông-báo và thỉnh đến để cùng hợp-sức với ngài chú-nguyện cùng làm lễ đặt viên đá đầu tiên hầu cho ngôi Tịnh-viện tương-lai sớm được thành hình, (Trong đạo gọi là “Đức chúng như hải”, tức là muốn hưng-khởi lên một Phật-sự lớn, hoặc là khai-mở nên một đạo-tràng thì phải nhờ nơi sức đại-lực của chúng tăng), nhất là ở tại một vùng đất linh-thiêng vừa mới được khai-phá nầy.

Để cho Phật-sự được chóng thành-tựu nên trong các khóa-lễ hằng đêm ngài đều cầu-nguyện chư Hộ-pháp gia-hộ và khởi tâm tưởng-nghĩ đến chư thần tại địa-phương như Sơn-thần, thổ-địa v.v….. ám-trợ cho mọi việc được thuận-duyên, suôn-sẻ. Việc ngài mong muốn được đáp-ứng như sau:

– Đêm đó ngài mơ thấy vị sơn-thần ngày nào cùng với vài ba vị khác nữa (thổ-địa, thành-hoàng) khăn áo chững-chạc đến thăm, cùng ngài trò chuyện hứa là sẽ khiến cho có người giúp-đở và quả đúng như vậy:

– Nguyên ở vùng nầy có một đại-đội công-binh kiến-tạo (của quân đội) đang thi-hành các công-tác trùng tu kiều-lộ, chỉ-huy trưởng đoàn công-binh nầy là một quân-nhân Phật-tử tên VÂN, cấp bậc Đại-úy – có lẽ do nơi sự xui-khiến của sơn-thần nên hôm đó vị sĩ-quan ấy bỗng-dưng lái xe jeep tìm đến thăm Hòa thượng, thưa hỏi đạo-lý và trình-bạch lên một số chuyện riêng để nhờ ngài nguyện-cầu giúp-đở (Sau này các việc mà y cầu xin đầu được thành-tựu hết).

Trong khi trò-chuyện, được biết ngài đang có ý-định xây-cất tu-viện, người sỉ-quan Phật-tử nầy phát tâm thưa rằng:

-Bạch Thượng-tọa, sẵn dịp Đại-đội mà con chỉ huy đang có công-tác kiến-tạo trong vùng nầy, với khả năng, trách-nhiệm cùng với các phương-tiện cơ-giới sẵn có (như xe ủi đất, xe làm đường, xe cần trục vv…..) nếu như Thượng-tọa cần đến thì con sẽ sẵn-sàng và vui-lòng giúp-đở.

Hòa-thượng rất mừng khi được nghe những lời đề-nghị như vậy.

Và rồi các thời-gian kế-tiếp sau đó, cũng nhờ ở nơi người quân-nhân Phật-tử hữu-tâm nầy, cho nên công việc dọn-dẹp cây cỏ, ủi bằng-phẳng đất đai, tạo lập đường xá, cầu cống cùng với các công-trình xây cất khác đều được tiến-triễn khả-quan (Con đường đất-đỏ rộng-rãi, cầu cống v.v…. từ ngoài quốc lộ dẫn vào đến tu-viện dài hơn 3 cây số đều do vị sĩ-quan công-binh nầy kiến-tạo hết -Đây là lý-do chánh khiến ngài cho dựng lên miếu thờ sơn-thần và thổ-địa ở gần nơi tịnh-thất của ngài để cảm niệm công-ơn đã khiến-xui cho có người giúp-đở).

Đến đầu năm 1971, tu-viện được hoàn-thành, thanh-nhã, trang-nghiêm, được Hòa-thượng đặt tên là HƯƠNG-NGHIÊM TỊNH-VIỆN và ngài bắt đầu thành-lập đạo-tràng tịnh-độ tại nơi đây để hoằng-dương về Tịnh-tông hầu nối-tiếp công-nghiệp Tịnh-độ của các bậc đại-sư xưa cùng báo-đền ơn-đức Tam-Bảo….

Kể từ đó trở đi, nơi vùng “Phú-An thôn hoang sơ trước kia, đêm-đêm những tiếng kinh-kệ, mõ chuông (của chư tăng-ni, Phật-tử tu-niệm tại tịnh-thất) vang đều lên khắp chỗ, tiếng đại-hồng-chung và tiếng trống bát nhã của tu-viện cũng đều-đặn ngân lên trong những đêm dài, thanh-âm hùng-dũng vang-tỏa khắp nơi, phá tan đi mọi vẻ tiêu-điều lạnh-lẽo của chốn núi rừng hơn
một năm về trước, mang lại một niềm tin vững-chắc và một sinh-khí mới cho toàn-thể Phật-tử xa gần.

Đạo-tràng Đại-Ninh và Hương-Nghiêm tịnh viện đã được thành hình. Pháp-môn Tịnh-độ từ nay sẽ được chấn-chĩnh lại và truyền-lan khắp chốn – Hòa thượng Đại-Ninh THÍCH THIỀN-TÂM vừa mừng và cũng lại vừa lo. Bởi vì ngài biết chắc rằng trong những thời-gian tới đây, đời mình sẽ còn phải chịu thêm nhiều nỗi gian-truân mới nữa.

Từ khi tu-viện thành-hình và đạo-tràng đã được thành-lập, Phật-sự tại địa-phương cũng đã được điều-hòa rồi, vì muốn cho tông-phong ngày thêm vĩnh chấn ngỏ-hầu khuyến-khích đại chúng phát tâm dõng mãnh hơn trên bước đường tịnh-độ nên một lần nữa Hòa-thượng cùng với hai bạn đồng-song là Hòa-thượng Bửu-Lai, Bửu-Huệ, khai-giảng một khóa tu-tập “Tịnh độ chuyên-biệt”, thuần-túy dạy và thực-hành riêng và giáo-môn Tịnh-độ – Khóa học kéo dài gần đến ba năm, đào tạo được nhiều vị giảng-sư Tịnh-độ và khiến cho rất nhiều Phật-tử khác phát-khởi nguyện-tâm, một lòng niệm Phật, cầu-nguyện một đời đới-nghiệp vãng-sanh, lên ngôi bất-thối, đông không kể xiết.

Các Phật-tử tu theo Pháp-môn tịnh-độ nhưng vẫn còn ngờ-vực trước kia, nay thảy đều tỏ-ngộ được tông-chỉ và chỗ quy-hướng của Tịnh-Tông nên họ rất vui-mừng và phấn-khởi (Quyển-sách Niệm-Phật Thập Yếu của ngài soạn ra trước kia nay lại càng được phổ cập hơn nữa và trở-thành là một quyển-sách gối đầu cho các người tu theo giáo-môn Tịnh-độ mãi cho đến bây giờ, trong quốc-nội cũng như ngoài quốc-ngoại). Mọi người đều hoan-hỷ tán-thán lên lời rằng:

– Từ đây, qua sự hoằng-hóa về Tịnh-tông của Vô-nhất Đại-sư Thích-Thiền-Tâm Hòa-thượng, đóa sen lành Tịnh-độ đã tỏa-ngát được hương-thơm nơi vùng trời cao-nguyên đất Việt và sẽ còn lan xa mãi cho đến về sau cùng đi đến tất-cả những nơi nào mà ở đó đã và đang có các người con của Phật phát nguyện-tâm quy hướng về nơi Cực-lạc, dự vào chín phẩm sen vàng của miền An-dưỡng.

Thanh-danh của Hòa-thượng Tông-chủ Tịnh độ Đại-Ninh Thích-Thiền-Tâm và đạo-tràng Tịnh-độ của ngài một lần nữa được loan truyền khắp cả mọi nơi. Các bậc đại-sư trong Phật học-đường Nam-Việt khi xưa (còn sót lại) như Hòa-thượng Thích-Thiện-Hòa v.v…. đều rất vui mừng và an-ủi khi thấy Tịnh-tông đã được trùng-hưng, xứng-hợp với căn-cơ của tất-cả mọi người…

Mặc-dù được nhiều thanh-danh và vinh-dự như thế nhưng thâm-tâm của ngài cũng chẳng lấy đó làm điều vinh-hạnh hay phát-ý vui mừng. Là một vi đại-tăng đã từng-trải lâu năm trong đường đạo, nên ngài cũng dư biết rằng sớm, muộn gì mình cũng không sao tránh khỏi được cái cảnh “trâu cột ghét trâu ăn” cùng với các sự tị-hiềm, ganh-ghét khác, bởi vì càng cao
danh-vọng thì càng nhiều gian-nan, đó là lẽ thường, xưa nay vẫn vậy.

Hơn nữa, lúc nào ngài cũng nhớ nằm lòng bài kệ khi xưa của Bồ-tát dạy : “-Tuy là có được chút ít thanh-danh nhưng kèm theo đó cũng vẫn còn phải vương-mang ít nhiều dư-nghiệp” vì vậy mà tâm của ngài lúc nào cũng vẫn điềm-nhiên, lợt-lạt đối với lợi danh cùng những lời khen chê phù-phiếm, hảo-huyền.

Là một bậc thạc-sư về Phật-học, nên hơn ai và hơn bao giờ hết ngài biết rất rõ các lời Phật đã từng huyền-ký lại trong kinh-điển về tình-trạng của người tu trong thời buổi mạt-pháp sau nầy rằng:

Sau khi ta (Phật) nhập niết-bàn rồi Tám trăm năm sau, hàng xuất-gia phần nhiều tham-trước danh-lợi, giải-đãi, buông-lung 6, trong trăm ngàn người tu, chỉ có một ít người đắc-đạo.

Chín trăm năm sau, trong giới tăng-ni, phần nhiều là hạng nô-tỳ hạ-cấp bỏ tục xuất-gia. Một ngàn năm sau, các tỳ-kheo nghe nói pháp bất-tịnh quán, pháp sổ-tức, buồn chán không thích tu-tập, trong trăm ngàn người tu chỉ có một ít người được vào chánh-định.

Từ đó về sau 7, lần-lần hàng hàng xuất-gia hủy-phá giới-luật, hoặc uống rượu, hoặc sát-sanh, hoặc đem bán đồ vật của Tam-bảo, hoặc làm hạnh bất-tịnh, nếu có con trai thì cho làm tăng, con gái thì cho làm ni, chỉ còn có một số ít người biết giữ giới-hạnh, gắng lo đuy-trì và hoằng-dương chánh giáo.

Khi áo cà-sa của chư Tăng-ni biến thành sắc trắng, đó là triệu-chứng của Phật-giáo sắp diệt” (Kinh Ma-Ha Ma-Da). Lại nữa trong kinh “Pháp Diệt-Tận”
đức Thế-tôn cũng có dạy rằn :

– ” Về sau, khi pháp của ta sắp diệt, nơi cõi ngũ trược nầy, tà-đạo nổi lên rất thạnh, lúc ấy có những quyến-thuộc của ma trá-hình vào làm sa-môn để phá rối đạo-pháp. Họ ăn-mặc y-phục như người thế-gian, ưa-thích áo cà-sa ngũ-sắc, ăn thịt uống rượu, sát-sanh, tham-đắm mùi-vị, không có từ-tâm tương-trợ, lại ganh ghét lẫn nhau.

Bấy giờ có các vị Bồ-tát, Bích-Chi, A-La-Hán vì bản-nguyện hộ-trì Phật-pháp nên hiện-thân ra đời làm bậc sa-môn, các vị nầy tu-hành tinh-tấn, đạo-hạnh trang-nghiêm, được mọi người kính-phục. Các vị ấy có đức thuần-hậu, từ-ái, nhẫn-nhục, ôn-hòa, giúp-đở kẻ già yếu cô-cùng, hằng đem kinh-tượng khuyên người phụng-thờ, đọc tụng, giáo-hóa chúng-sanh một cách bình-đẳng, tu nhiều công-đức, không quản-ngại chi đến việc tổn mình, lợi người.

Khi có những vị sa-môn đạo-đức như thế, các Tỳ-kheo ma kia ganh-ghét, phỉ-báng, vu-cáo cho những điều xấu, dùng đủ cách lấn-áp, xua-đuổi, hạ-nhục khiến cho các vị sa-môn ấy không được ở yên.

Từ đó các ác Tỳ-kheo kia càng lộng-hành, không tu đạo-hạnh, bỏ chùa-chiền điêu-tàn, hư-phế, chỉ lo tích-tụ tài-sản riêng-tư, làm các nghề không hợp pháp trong đạo để sinh-sống, đốt phá rừng núi làm tổn hại chúng-sanh không có chút từ-tâm.

Lúc ấy có nhiều kẻ nô-tỳ hạ-tiện xuất-gia làm tăng-ni, họ không đạo-đức, dâm-dục, tham-nhiễm, tăng ni, nam-nữ sống chung lẫn-lộn, Phật-pháp suy-vi chính là do bọn nầy.

Lại có kẻ trốn-phép vua-quan, lẫn vào cửa đạo, rồi sanh tâm biếng-nhác không học, không tu – Đến kỳ tụng giới (bố-tát) trong mỗi nữa tháng, họ chỉ
lơ-là gắng-gượng, không chịu chuyên-chú lắng nghe.

Nếu có giảng-thuyết giới-luật, họ lược trước, bỏ sau khống chịu nói ra cho hết.

Nếu có đọc-tụng kinh-văn, họ không rành câu, chữ, không tìm hỏi nơi bậc cao minh, tự-mãn cầu danh, cho mình là giỏi. Tuy thế, bề ngoài họ cũng làm ra vẻ đạo-đức, thường hay nói phô (tự kheo mình) để hy vọng mọi người cúng-dường.

Các Tỳ-kheo ma nầy sau khi chết sẽ bị đọa vào địa-ngục, ngạ-qủy, súc-sanh trải qua nhiều kiếp, khi đền tội xong, họ sẽ sanh vào làm người ở nơi biên-địa, chỗ không có ngôi Tam-bảo.

– Trong kinh “Đại Bảo-Tích”, Phẩm Tam-tụ luật nghi, Phật cũng có bảo cùng với ngài Ma-Ha Ca-Diếp rằng:

Đời vị-lai có Tỳ-kheo chứng,
Lòng vội-vàng, nhiêu giận nhiều hồn.
Bức não người chơn-chánh xuất-gia,
Đã phát tâm Bồ-đê vô-thượng.
Đây là hạng đáng kinh, đáng sợ,
Bài-bác luôn kinh-điển đại-thừa.
Không có lòng lãnh-thọ, kính-tin,
Giáo-pháp của Thích-Ca Văn-Phật.
Họ giận hờn cùng nhau ganh-ghét,
Đối với nhau làm những khổ-nàn.
Lại rêu-rao bày lỗi của nhau,
Tiếng xấu-xa truyền-lan khắp chỗ.
Đem việc xấu cáo-vu người khác,
Lỗi của mình thời thẹn giấu che.
Người híền-lành thế-yếu, ít người,
Kẻ tà-ác chứng đông thế mạnh.
Thấy như thế biết chánh-pháp suy,
Nên người ác thêm nhiều thế-lực.
Những đệ-tử đáng-thương của Phật,
Chính chỉ cho các Thiện Tỳ-kheo.
Phải dắt nhau tìm chỗ, tìm nơi,
Lánh kẻ ác ở nơi an-ổn.”

Do vì biết như vậy và bằng vào một thân-tâm minh-tịnh cùng với sự hiểu biết sâu-xa do trí-huệ phát-sanh sau những năm dài nhập-thất, tịnh-tu nơi miền thanh-vắng, ngài thấy rất rõ-ràng rằng:

– Kể từ nay cuộc-đời còn lại của ta ắt sẽ phải chịu thêm ít nhiều giông-tố, sóng-gió nữa. Cái câu “Còn chút nghiệp phải mang” mà Phật dạy năm xưa, nay nó đã bắt đầu ló-dạng lên, và le-lói ở cuối chân-trời rồi

(Và quả thật như vậy – Sau đó ít lâu ngài bị không biết bao-nhiêu là những sự bằm-dập, nhục-nhằnkhó tả cho hết được – cũng bắt nguồn từ các sự ganh-tị, dành-dựt
uy-tín, ảnh-hưởng và lợi-danh trong hàng môn-đệ với nhau mà sanh ra hết).

Trong những khi rỗi-rảnh, sau các thời khóa tịnh-tu, ngài mới suy-nghĩ cùng đem các lời Phật dạy ở trên để kiểm-chứng lại hoàn-cảnh hiện-tại của Phật giáo và chính ngay nơi bản-thân mình ở tại đạo-tràng nầy trong mấy năm qua và ngài nhận thấy rằng:

– Kể từ khi tứ-chúng vân-tập về đây để nương theo mình tu-học, mình cũng đã vì họ mà thành-lập ra Tu-viện và khai-mở đạo-tràng, hoằng-hóa Tịnh-tông. Thời-gian qua, thanh-danh của mình càng nổi-bật bao nhiêu, càng được Phật-tử quý-kính bao nhiêu thì mình càng bị họ ganh-ghét, vu-cáo và phỉ-báng bấy nhiêu, trước mặt mình thì họ dạ-dạ, thưa-thưa nhưng sau lưng
thì họ lại không tiếc những lời rẻ-khinh, mạ-lỵ..

Ngài tự hỏi:

– Vì sao mà họ lại đối với ta tệ-bạc như vậy. Trong khi ta là thầy dạy học cho họ và họ lại là đệ-tử của ta?

Và rồi ngài cũng tự hiểu rằng: -Sở-dĩ họ đối với ta như thế là vì nếu có dìm ta xuống được thì họ mới nổi lên – chỉ đơn-giản như vậy mà thôi chớ không
có điều chi khác nữa.

Rồi ngài hồi-tưởng lại khoảng thời-gian mấy năm về trước khi ta còn đơn thân an-ẩn tu-hành, lúc đó ta an-nhàn, thong-thả và thanh-tịnh bấy nhiêu, thì giờ đây ta bị bận-rộn, ràng-buộc bấy-nhiêu. Danh mà chi, lợi làm gì, cung-kính quý-trọng hay hủy-báng, khinh chê, hỏi để rồi có được ích-lợi gì cho con đường giải thoát theo như sở-nguyện của ta?

Ta đã từ bỏ hết các chức-vị, vinh-dự mà Giáo hội trao cho ta cùng với các sự cung-kính, cúng-dường từ nơi các hàng Phật-tử để vê ẩn-cư tu-niệm tại miền rừng núi nầy rồi. Đời ta còn lại không lâu, ta nay đâu có cần chi trong vòng trần-tục, lợi-danh nầy nữa.

Ngài buồn lắm và ngài muốn bế-quan, nhập thất trở lại như xưa qua ý của bài thơ sau:

Giấc hòe tỉnh ngẫm-suy cuộc thế,
Bóng nguyệt-ngân 8 đổ xế cành ngô.
Bồng-tiên cảnh đẹp mơ-hồ,
Niềm nhân-sự ngẫn-ngơ sanh khái-cảm.
Tri-âm ảnh-tuyệt linh-cầm đoạn,
Vân-tự chung hồi lạc-quốc du.
Lắng chuông khuya mà quyết chí tiềm-tu,
Tưởng sen nở thiên-thu miền Cực-lạc.
Vùng ngũ-trược cõi trời, người đổi khác,
Chưa vô-sinh e dễ lạc mê-trần.
Bâng-khuâng bể-giác non-thần.

Liên-Du, Vô-Nhất.
Thích Thiền-Tâm.

(Để chư Phật-tử, đạo-hữu rõ thêm vê ý-nghĩa của bài thơ tuyệt-vời nầy. Bảo-Đăng tôi xin lược ý như sau:

-Câu 1 và 2 ý nói: nữa đêm thức-giấc, ngồi yên một mình mà ngẫm-nghĩ và suy-xét lại về những lẽ thịnh, suy, thành, bại v.v….của cuộc đời nầy (và của đời mình nữa), miên-man chìm trong các sự ngẫm xét đó, đến chừng giật-mình lại ngó ra ngoài sân thì ánh-trăng bàng-bạc đã xế-bóng (tức là gần sáng) khỏi ngọn dông rồi (tức là cây ngô-đòng).

Câu 3 và 4 ý nói: Nhìn ra bên ngoài, từ các cây cối, hoa cỏ W dưới ánh trăng khuya thanh-vắng (như lòng ta thanh-vấng) ảnh-hiện ra vẻ đẹp mơ-hồ như một cảnh thần-tiên, rồi bỗng chợt nghĩ đến tình-đời đen bạc, tình-đạo (đời nay) chua-cay, lòng tự-nhiên thấy ngẩn-ngơ và bùi-ngùi cảm-khái cho thế-thái nhân-tình.

Câu 5 và 6 ý nói: Tất cả những gì làm bận lòng ta như các người quen, các ước vọng v.v…. ta đã và sẽ chặt đứt cùng đập gãy hết. Lắng nghe tiếng
chuông chùa từ xa vọng lại mà tưởng chừng như hồn mình đang bay về nơi Cực-lạc cõi trời Tây.

Câu 7 và 8 ý nói : Lắng nghe tiếng chuông khuya trầm-bỗng, thanh-thoát vang lên như thế mà lòng ta càng thêm quyết-chí tiềm-tu (ẩn-tu). Mơ-tưởng
một ngày nào kia sẽ được theo Phật về miền Cực-lạc dự vào trong chín phẩm sen vàng.

Câu 9 và 10 : Cõi Ta-bà đầy đủ ngữ-trược (ác thề) nầy, tâm-tính con người hung-dữ, ác-độc (quá) khác hẳn với tâm của các bậc chân-tăng, hiền-thánh khi
xưa – Ta nay là phàm-tăng chưa chứng-đắc được (vô sinh nhẫn-lực,) nếu như không sớm nhập-thất lại e sẽ dễ bị lạc luôn vào trong chốn mê-trần. Càng nghĩ lòng càng thêm thấy buâng-khuâng, muôn xả bỏ hết tất-cả để nhập vào trong biển-giác, non-thần nơi Phật-quốc mà thôi

Do vì thấy, nghe, nhận chịu (nhiêu nỗi nhục nhằn) và cảm-nghĩ như thế cho nên vào cuối năm 1971, ngài mới tuyển-chọn ra từ trong các học-chúng (chư
tăng đang nương ở tu-học tại tu-viện và trong đạo-tràng) được vài vị tương-đối “có tâm” hơn một chút, giao cho trách-nhiệm trụ-trì Hương-Nghiêm Tịnh-Viện và
trông-nom Tịnh-thất Hương-Quang để ngài bế-quan, nhập-thất tịnh-tu trở lại (cho hợp với tâm-nguyện của mình).

Kế tiếp sau đó ngài trở vào nhập-thất lại tại Tịnh-xứ Phương-Liên.

 

G. PHƯƠNG LIÊN TỊNH XỨ MẬT TỊNH ĐẠO TRÀNG

Đây là một khu tịnh-xứ mà cố Hòa-thượng mới kiến lập ra sau nầy, (vào khoảng giữa năm 1971) cách Hương-Quang tịnh-thất (là căn thất đầu tiên của ngài tại Phú-An) và Hương-Nghiêm Tịnh-viện chừng 300 thước. Nơi đây trước sau gồm có 4 gian tịnh-thất – Sau nầy còn lại 3 vì có một căn bằng gổ bị hư-mục phải dỡ bỏ.

Căn thất chánh bằng gạch, lợp tôn (thiết) là chỗ của ngài cư-ngụ và dùng làm nơi tịnh-tu (ngài bế-quan và nhập-thất vô thời-hạn tại đây cho đến khi viên-tịch vào năm 1992) – Một căn là nơi ở và chỗ tịnh-tu của thị-giả kiêm trưỡng-tử của ngài là ni-sư Thích-nữ Thanh-Nguyệt – Căn thứ ba là nơi tịnh-tu của một người đệ-tử khác (nI-sư Thích-nữ Bạch-Vân – Sau nầy vào năm 1973 ni-sư nầy trở về lại Bên-tre là chỗ quê nhà vì già-cả và đau-yếunên ngài giao tịnh-thất nầyy lại cho ni-chúng tại tịnh-xứ trông-nom, nương ở cho đến bây
giờ) – Căn thứ 4 là nơi ở tu của một đệ-tử khác nữa.

Cả bốn căn tịnh-thất nầy đều do một tay ngài kiến-lập ra hết.

Sao gọi tên là Phương-Liên tịnh-xứ?

-PHƯƠNG-LIÊN là một tên khác – trong số rất nhiều tên-dùng để gọi và danh-xưng cho cõi Cực-lạc của đức Phật A-Di-Đà (.Phương là phương-hướng xứ là xứ-sở, chỗ nơi – Liên là bông-sen. Hai chữ Phương-Liên phối hợp lại có nghĩa là Phương-hướng có bông sen Trong Tịnh-tông dùng nó để chỉ cho miền An-lạc, nơi mà người tu Tịnh-độ hàng luôn phát-nguyện nương về,
còn chữ Tịnh-xứ đây có nghĩa là chỗ để tịnh-tu theo pháp-môn tịnh-độ.

Khi cố Hòa-Thượng lập ra miền tịnh-xứ mới nầy là bởi vì ngài đã thấy và biết trước mọi chuyện sẽ xảy ra về sau nên định-ý của ngài là sẽ trụ ở tại nơi đây để nhập-thất, tịnh-tu luôn cho đến ngày mãn kiếp, vì thế mà ngài mới đặt cho tịnh-xứ cái tên PHƯƠNG LIÊN để bày-tỏ lên tâm-niệm của minh theo ý thơ sau đây:

Mấy điệu sen thanh đìu-dặt trổi,
Vang thành ánh ngọc nối liên-phương.

(Mấy điệu sen thanh)
Liên-Du-Vô-Nhất Đại-sư.

(Liên-phương hay phương-liên cũng đều đòng chung một tên, một nghĩa là :-An-dưỡng quốc Cực-lạc giới, Di-Đà hải-hội mà thôi).

Từ dạo ngài giao quyền quản-trị Hương Nghiêm tịnh-viện cùng Hương-Quang tịnh-thất lại cho hàng học chúng tại tu-viện trông coi và vào nơi tịnh thất Phương-Liên để tịnh-tu rồi thì ngài rất ít khi lui tới tu-viện nữa, chỉ trừ mỗi tháng hai kỳ bố-tác (tụng giới) và những đại-lễ quan-trọng mà thôi, các Phật-sự thông thường thì đã có các đệ-tử cùng chư học-chúng và tăng, ni trong vòng trực-thuộc của đạo-tràng đứng ra đảm trách.

Ngài cũng hạn-chế mọi sự tiếp-xúc với bên ngoài và dành hầu hết thời-giờ vào trong việc trì-niệm, quán-tưởng, lễ-bái cùng phiên-dịch, soạn-thuật kinh sách để lưu-hậu cho hàng tân-học sau nầy có đầy-đủ thêm tài-liệu tu tiến. Các ngoại-duyên và việc hộ-thất cho ngài tại Phương-liên tịnh-xứ đều do trưởng-tử là ni-sư Thích-nữ Thanh-Nguyệt quản-nhiệm.

Cũng trong thời-gian nầy ngài bị nhiều thị-phi, tai-tiếng và khẩu-thiệt từ nơi các hàng đệ-tử ganh-tị (với ni-sư trưởng-tửlà người đã được sự tin-yêu, tín-cẩn của ngài). Các người đệ-tử bất-hảo nầy đã liên-kết với nhau, phao-vu các tin-tức xấu do họ tự đặt ra (bịa-đặt) và loan-truyền đến các hàng thiện-tín để tìm cách phá-hủy danh-tiếng, uy-tín của ngài (cho đã ghét và hả giận) Những sự việc (vu-cáo) nầy nhiêu không thể nói hết được. Tuy thế nhưng cũng vẫn còn có rất nhiều các Phật-tử, đệ-tử khác hiểu-biết và tín-nhiệm nơi cố Hòa-Thượng nên họ không vì đó mà tin theo, trái lại họ càng thêm kính-qúy, mến-thương Hòa-thượng nhiều hơn nữa qua đức-tính từ-ái, khoan-dung, nhẫn-nhục, sức-độ cùng với sự chí-tâm tu-niệm của ngài.

(Viết đến đây, Bảo-Đăng tôi chợt thấy lòng bùi-ngùi thương-cảm riêng cho cố Hòa-Thượng ni-sư Thanh-Nguyệt và chung cho các bậc đức-hạnh, chân- tăng trong thời buổi mạt-pháp nầy. Trong hai lần vê lại Việt-Nam, Bảo-Đăng tôi đã gặp, tiếp-xúc và phỏng-vấn qua một số người đã hiểu biết nhiều về cố Hòa-thượng mỗi khi nhắc đến sự quyết-tâm tu học để cầu giải-thoát
của ngài thì ai cũng lắc đầu kính-phục, và khi kể lại các sự việc bị phao-vu, bị ám-hại, cùng sự nhẫn-nhục, chịu đựng của ngài (trong giai đoạn nầy) cho Bảo-Đăng nghe
thì hầu hết đêu rớm lệ, ngậm-ngùi, xót-xa cho cố Hòa-thượng rất nhiều.)

Là một người Phật-tử học Phật và trực-tiếp đứng ra đảm-trách tất-cả các việc Phật-sự tại chùa Pháp-Hoa Tucson, Arizona gần suốt 10 năm qua, trong những lần Đại-đức bổn-sư Thích Hải-Quang giảng luận kinh pháp, Bảo-Đăng có được nghe và nhớ một thời kinh dạy về sự nhẫn-nhục mà thầy đã tuyên-giảng lại như sau:

Bấy giờ ngài Đại Mục-Kiền-Liên suy-nghĩ rằn :

– Đức Thế-Tôn rất hy-hữu, thành-tựu đại-bi tu-tập đầy đủ Phật-pháp vô-sanh, vô-diệt mà khai thị, giác ngộ cho các chúng -sanh.

Đức Phật biết chỗ suy-nghĩ của ngài Đại-Mục Kiền-Liên nên bảo ngài rằn :

– Đúng như vậy, nầy Đại-Mục-Kíên-Liên, chư Phật thành-tựu tâm đại-bi, nếu hàng đệ-tử của ta nghe nói đầy-đủ nghĩa đại-bi ấy chắc tâm sẽ mê-loạn không còn vui-thích gì nữa. Nầy Đại-Mục-Kiền, đừng nói đến đại-bi của chư Như-Lai, nếu ta tự-thuật lại đại-bi lúc ta còn hành-đạo Bồ-tát, ông nghe xong cũng sẽ mê-muội luôn, không còn vui-thích chi hết.

Ngài Đại-Mục-Kiền-Liên bạch rằng:

– Lành thay đức Thế-tôn, nguyện xin nói ra chút ít phần đại-bi thuở xưa khi Phật còn hành Bồ-tát đạo.

Đức Thế-Tôn bảo:

– Nay ông lắng nghe, khéo nhắc bảo thọ-trì, ta sẽ vì ông mà nói ra chút ít Nầy Đại Mục-Kiền-Liên, thuở trước ta thật hành sâu về hạnh nhẫn-nhục như thế nào?

– Các chúng-sanh ác-khẩu, mắng-nhiếc chưởi rủa và dùng dao gậy, ngói đá hại thân ta, lúc ấy ta chẳng nên giận-hờn, chẳng nên hối-hận. Ta phải tự điều-phục tâm mình như thế nầy : -Các chúng-sanh ấy vì ngu-si chẳng biết nên sanh-khởi ra nghiệp ngu-si, nếu đối với họ mà ta giận-hờn lại thì ta nào có khác chi họ, làm sao nhập đạo cho được, lòng ta phải giữ như mặt
đất, bình-đẳng hứng chịu các thứ tốt xấu, sạch nhơ.

Quá khứ xa-xưa có người ngoại-đạo tên là Nhẫn-lực thọ pháp tu như vầy:-Với các chúng-sanh tôi chẳng sanh lòng hờn-giận.

Bấy giờ có ma tên Ác-ý nghĩ rằng nay ta sẽ đến chỗ tiên-nhơn đó phá-hoại pháp nhẫn-nhục để khiến cho y sanh lòng sân-hận mà hư tâm nhẫn-nhục ấy đi. Ma liền sai ngàn người giỏi mắng-chửi nhất, đến vây quanh tiên-nhơn ấy buổng lời ác chửi-mắng – lúc tiên nhơn ấy đi cũng mắng, lúc vào trong xóm khất-thực cũng mắng, lúc đang ăn cũng mắng, ăn xong cũng mắng, đứng dậy cũng mắng, ra khỏi xóm cũng mắng, về đến chỗ cư-ngụ cũng mắng, lúc ngồi, lúc nằm, lúc đi kinh-hành cũng mắng, cho đến cả thở ra, thở vào cũng mắng, luôn-luôn theo mắng-chửi như thế không ngừng nghĩ.

Ngàn người do ác ma sai-khiến ấy mắng chưởi tiên-nhơn suốt tám vạn bốn ngàn năm (84.000) như vậy, còn riêng ma Ác-ý thì mỗi khi tiên-nhơn đi vào trong thôn-xóm, nó lấy phẩn, tiểu cùng các thứ dơ-bẩn khác đổ lên đầu, lên y, lên bát, lên thân của tiên-nhơn.

Dầu bị mắng chửi, nhục-nhã đến 84.000 năm như vậy mà tiên-nhơn Nhẫn-lực chẳng hề sanh lòng hờn-giận, hay khởi tâm muốn bỏ hạnh tu, chẳng hỏi tôi
có lỗi gì và cũng chẳng để mắt nhìn ngó kẻ ác.

Sau 84.000 năm vây quanh mắng-chửi như thế, ngàn người giỏi mắng-chửi ấy biết chẳng thể nào phá hoạn được tiên-nhơn, nên sanh ra lòng tin thanh-tịnh, họ đối trước tiên-nhơn sám-hối xin trừ tội và phát nguyện rằng:

– Ngài tu-tập như vậy cầu được pháp gì, chúng tôi cũng nguyện được như pháp ấy.

Rồi họ cung-kính cúng-dường, tôn-trọng, khen tặng tiên-nhơn. Dầu được như vậy nhưng Nhẫn-lực tiên-nhơn cũng chẳng vì đó mà sanh lòng tham-ái.

Nầy Đại-Mục-Kiền-Liên, tiên-nhơn Nhẫn-Lực thuở xưa chính là thân ta. Thuở ấy ta tu pháp nhẫn nhục suốt 84.000 năm như vậy mà lòng ta vẫn chẳng
đổi khác (Đại Bảo-Tích kinh – Đại-bi phẩm).

-(Sau 84.000 năm như vậy thì ngài thành tựu được nhẫn nhục Ba-la-mật 9 – Tức là vào được ngôi-vị đệ tam Phát-quang địa trong hàng Thập-địa Bò-tát).

Trở lại việc của cố Hòa-thượng bị nhiều thị-phi và khẩu-thiệt trong những giai-đoạn (đầu) sau cùng của đời ngài thì hầu hết đều do nơi các sự ganh-tị, ghét thương, tranh-dành uy-tín, ảnh-hưởngv.v…. từ các đệ tử mà gây ra cả, làm cho tổn-thương đến ngài cũng không phải ít, nhưng ngài vẫn kham-nhẫn và vượt qua được hết bởi vì ngài là một bậc chân-thật tu-hành, thấu rõ được hết các lẽ nhơn-quả xưa nay qua lời Phật dạy vì thế nên tâm ngài lúc nào cũng an-nhiên như ngọn núi cao luôn đứng vững-vàng giữa các cơn phong-ba, bảo tố. Vả-lại trong bộ luận “Bảo-Vương Tam-muội” cũng có dạy rằng :

Ở đởi đừng cầu không khó-khăn, vì nếu không bị khó-khăn thì kiêu-xa nổi dậy………. Sự-nghiệp đừng mong không bị chông-gai vì không bị chông-gai thì chí nguyện chẳng kiên-cường ………Oan-ức không cần bày-tỏ, biện bạch, vì bày-tỏ, biện-bạch thì hèn-nhát mà trả thừ thì oán-đối kéo dài………

Bởi thế, đức Như-lai thiết lập chánh-pháp, lấy bệnh khổ làm thuốc hay, lấy hoạn-nạn làm thành-công, lấy gai-gốc làm giải-thoát, lấy ma-quân làm bạn-đạo, lấy khó-khăn làm sự tác-thành, lấy bạn tệ-bạc làm người giúp-đở, lấy kẻ chống-nghịch làm người giao-du, lấy sự thi-ân như đôi dép bỏ, lấy xả-lợi làm vinh-hoa, lấy oan-ức làm đà tiến-thủ. Thế nên ở trong chướng
ngại mà vượt qua tất-cả.

Đức Thế-tôn được giác-ngộ chính trong các sự chướng-ngại. Từ nơi Ương-quật Ma-la (tướng cướp Vô-não) hành-hung, Đề-Bà Đạt-Đa khuấy phá mà ngài đều giáo-hóa cho thành-đạo tất-cả. Như vậy thì đó không phải là sự tác-nghịch mà chính là sự tác-thành, khống phải là sự quấy-phá mà chính là sự giúp-đở cho ta vậy.

Ngày nay những người học đạo vì không chịu dấn mình vào các sự trở-ngại nên khi bị trở-ngại đưa đến thì không thể nào đối-phó được. Chánh-pháp chí thượng vì vậy mà mất cả, thật là đáng tiếc, đáng buồn biết bao !

Nhờ biết được như vậy và cũng nhớ đến lời Phật dạy khi xưa (trong giấc mộng) là:

Liên-Hương thơm sực-nức,
Còn chút nghiệp phải mang

nên ngài cũng biết rằng đây là chút ít dư-nghiệp của mình còn sót lại (trong kiếp nầy) vì thế mà hơn bao giờ hết tâm ngài vẫn cảm thấy tự-tại, an-vui, mặc cho tình đời đổi-thay dâu-bể.

Ngài có một bài thơ tỏ ý mình như sau:

Bao nhiêu tuổi, biết bấy nhiêu nơi,
Dở dở, hay hay ở với đồi.
Nở giận hờn chi cho mệt dạ,
Tránh tranh đua miệng đở hao hơi.
Thế nhân suy-tính ngàn muôn lối,
Nhưng tính sao hơn được với Trời.
Chán biết nhân-tình là tệ-bạc,
Cũng trò, cũng chuyện cũng cười chơi!

Vô-Nhất
Thích Thiền-Tâm.

Qua bài thơ nầy ta thấy mến-thương và kính phục ngài rất nhiều. Nguyện cầu cho các bậc hiền-tăng khác trong thời buổi mạt-đạo nầy lúc nào cũng giữ được tâm mình an-nhiên như cố Hòa-thượng vậy.

Tuy thế nhưng cũng có đôi lúc nào đó ngài nghĩ lại mà cảm thấy buồn cho phần số của mình, gây tạo chi cho nhiều túc-nghiệp tiền-khiên, nên hiện-tại phải bị lãnh chịu không biết bao nhiêu là phong-ba vùi-dập gần suốt khoảng đời qua mà chợt thấy chạnh lòng, qua ý thơ sau:

Sóng nghiệp xa đưa đến Đại-Ninh,
Thị-phi, thương ghét biết bao tình.
Lắm khi nhục-nhã, lòng câm nín,
U-uất khổ sầu cũng lặng thinh.
Thất nhỏ đêm ngày chuyên lễ-niệm,
Sớm mõ, chiều chuông tiếng kệ kinh.
Nguyện mong Tam-thánh trời Tây đến,
Đài kim rực chiếu ánh quang-minh.

Và qua ý của đoạn thơ sau :

Ẩn tu nghĩ lại quãng đời nay,
Bao lớp gian-truân nỗi đọa-đày.
Ẩn-nhẫn trả xong tròn nghiệp trước,
Dấu hồng chuyện củ tuyết mồ bay.

Vô-Nhất
(Ẩn tu ngẫu vịnh)

Trong thời-gian bế-quan nhập-thất lần sau cùng nầy tại Phương-Liên tịnh-xứ, mặc-dù ròng-rặc chuyên-tu, nhưng với bi-tâm độ-sanh và nghĩ thương đến cho các hàng hậu-tấn về sau trên đường tu-học khó khăn trong thời buổi nhiễu-nhương nầy, nên ngài cũng vẫn cố-gắng dành-dụm thời giờ rỗi-rảnh để phiên-dịch và soạn-thuật thêm ít nhiều kinh-sách lưu-hậu.

Trong 24 năm sau chót của đời ngài (từ 1968 – 1992) tại đạo-tràng Đại-Ninh, Hương-Quang tịnh-thất, Hương-Nghiêm tịnh-viện và Phương-Liên tịnh-xứ ngài đã hoàn-thành xong được việc phiên-dịch và trước tác các bộ kinh sách sau đây:

Các quyển:

a/-PHẬT-ĐẢNH TÔN-THẮNNG ĐÀ-RA-NI KINH.

Đây là một quyển kinh dạy về mật-chú, một pháp-môn mà ngài hoằng-hóa song-hành cùng với môn Tịnh-độ, dành cho các hành-nhơn có căn mật-tông tu học.

(Quyển kinh nầy đã được ban hoằng-pháp của chùa Pháp-Hoa tại Tucson Arizona tái bản và ấn-tống trước sau ba lần -trên 6000 quyển cả-thảy (và thêm một
lần in tại Việt-Nam vào năm 1993 do thân-phụ cùng quyến-thuộc của Bảo-Đăng phát-tâm ấn-tống 2000 quyển nữa,)cộng thêm vào trong quyển kinh có các
phàn chú-thích và soạn pháp-nghi tu (cho thần chú nầy) do cháu ruột của ngài -Đại-đức bổn-sư; Thích Hải Quang phụ-lục).

b/-ĐẠI NHỰT KINH (giải thích) gồm có 3 quyển Hạ-Trung-Thượng dài trên 700 trang. (Bộ kinh nầy đến nay vẫn chưa hội đủ được cơ-duyên để ấn-tống và lưu-hành) Đây là hai quyển kinh dạy về Mật-tông đã được ngài phiên-dịch ra từ trong Đại-tạng (Để phối-hợp với phương-cách tu Mật-Tịnh của ngàisẽ nói ở phân kế-tìếp) trong thời-gian nầy.

C/-MẤY-DIỆU SEN-THANH (Tức Tịnh-độ thánh hiền lục) gồm có 7 tập, dài gần 1000 trang – Đây là một quyển sách hiển rõ về hiện chứng (lượng) vãng sanh của pháp-môn tịnh-độ. Bằng vào một lối hành-văn nhẹ-nhàng, cực-kỳ rõ-ràng và trong sáng, ngài đã làm cho các hành-nhơn tu theo Tịnh-tông thảy đều đọc hiểu, thấu suốt được tôn-chỉ của pháp-môn và phát-tâm niệm Phật bất-thối chuyễn.

d/-Chú-giải 108 bài NIỆM PHẬT KỆ
của Triệt-Ngộ Đại-sư (Liên-Tông thập nhị tổ) với các phần chứng-minh về sự, lý viên-dung đến một mức tuyệt-diệu mà chỉ có được ở nơi cố Hòa-Thượng (mới diễn-đạt nổi như thế mà thôi).

e/-LIÊN-TÔNG THẬP TAM TỔ(13 vị tổ sư của Tịnh Tông). Đây là một quyển-sách (ngoài) phần lược lại tiểu-sử của chư-tổ ra còn được phụ-lục thêm vào một ít phần di-pháp của ngài đã tuyên dạy, dài trên 300 trang, qua quyển-sách nầy cố Hòa-Thượng đã hiễn rõ ra các yếu-điểm quan-trọng về Thánh-ngôn lượng, lý-trí lượng và hiện-chứng lượng của pháp-môn Tịnh-độ, khiến cho các Phật-tử tu học theo đây càng được tăng thêm niềm tin sâu-chắc vào pháp-môn trì-niệm của mình.

Từ trước đến nay, qua các bộ kinh sách dạy về Tịnh-độ đã được ngài phiên-dịch, trước-tác, giảng-giải và hoằng-dương, pháp-môn Tịnh-độ của Phật-giáo Việt Nam đã được trùng-hưng và phát triển đến mức cực điểm, số-lượng người quy-hướng theo Tịnh tông đông không kể xiết. Các bậc tôn-đức tăng-già Việt Nam và chư Phật-tử thảy đều tán-thán công-lao ấy và tôn ngài lên ngôi vị:

VIỆT-NAM PHẬT-GIÁO, TỊNH-ĐỘ TÔN-SƯ.
LIÊN-DU – VÔ-NHẤT ĐẠI-SƯ
THÍCH THIỀN-TÂM HÒA-THƯỢNG.

Và xem ngài như là một đại-sư có công hoằng-dương tịnh-độ lừng-lẫy vào bậc nhất của Phật-giáo Việt-Nam đương kim vậy.

Ngoài ra, ngài còn phiên-dịch và soạn-thuật thêm một số kinh-sách khác nữa như sa :

– TAM-BẢO CẢM ỨNG YẾU-LƯỢC LỤC.
– NHƠN QUẢ LUÂN-HỒITẠP-LỤC KÝ.
– TÂY-PHƯƠNG NHỰT KHÓA (soạn thuật).

và còn nhiều nữa mà Bảo-Đăng tôi không biết hết được.

 

Chú Thích:

(1) Ý nói nếu không Chơn thật tu-hành thì ăn của người tín-thí một hột cơm, nhận của đàn-na một tấc vải. Kiếp sau cũng phải làm thân đợ, hoặc trâu-ngựa đáp-đền chớ không có sai chạy một
phân nào hết.

(2) Dị-Loại: Là loài khác với người như là súc-vật, độc-xà, ác-thú, hay là trời, rồng, thần, quỷ v.v… Đều gọi là di-loại.

(3) Người Thượng thuộc vùng Đà-lạt và Ban-mê-thuộc là các sắc tộc thiểu-số văn-minh, có học và hiên lành.

(4) Suy-cầu : Suy-nghĩ để cầu tìm nghĩa-lý chơn-thật.

(5) Tư-duy : Nghĩ xét và suy-lường một cách kỹ-lưỡng.

(6) Giải-đãi, buông-lung: Biếng-nhác tu hành, không tuân theo lời Phật dạy, hủy phá giới-luật trong đạo, chạy theo duyên đời chớ không chịu lo tu thân, tâm, giới-huệ.

(7) Tức là từ 1000 năm sau khi Phật nhập niết-bàn ( bắt đầu thời kỳ mạt pháp) cho đến bây giờ.

(8) Bóng nguyệt-ngân: Ý nói ánh trăng trắng sáng cũng như màu bạc vậy.

(9) Nhẩn-nhục Ba-Ia-mật. Có 5 loại:

– Phục nhẫn: Đây là đức nhẫn của các bậc bồ-tát trong các giai-vị: Thập-trụ, thập-hạnh, thập hồi-hướng.

– Tín-nhẫn: Đây là đức nhẫn của các bậc bồ-tát từ sơ địa đến Tam địa. -Thuận-nhẫn : Đức nhẫn riây của các bậc bồ-tát từ Tứ địa đến lục địa. -Vô sanh nhẫ tí Đức nhẫn riây của các bậc bồ-tát từ Thât địa đến cửu địa.

– Tịch diệt nhẫn : Đức nhẫn nầy chỉ riêng cho các giai vị Bồ-tát từ Thập-địa tới bậc Diệu-giác (Phật) mà thôi.