NHÂN QUẢ PHỤ GIẢI LƯƠNG HOÀNG SÁM
TẬP II
Biên giảng: QUẢ KHANH
Hạnh Đoan Lược dịch

 

PHẢI DÙNG TRÍ MÀ SUY

Năm 1996, ở Hà Nam có một vị mới phát tâm tin Phật. Nửa đêm ông gọi điện tới nói: Vai hữu tôi đau chết đi được!… Và hỏi Quả Lâm nguyên nhân là do đâu?

Quả Lâm hỏi: Có phải ông lấy trộm rất nhiều than của công khố?

Ông “À‘Tên một tiếng và nói:

-Cô không nhắc thì tôi cũng quên béng đó là trộm. Hiện tại nhà tôi dùng than đều là của “Xưởng Hóa Học” thuộc cơ quan vợ tôi công tác. Bao nhiêu năm nay đều quen dùng như vậy, cũng không nghĩ làm vậy là trộm than!

Hóa ra, nhà họ và xưởng than chỉ cách nhau một bức vách. Sát tường là kho chứa than của c6ng ty, nên họ tùy tiện lấy xài, mà công ty thì không ngừng chất than mới vào, nên chẳng ai phát hiện ra than bị họ lấy…

Nhà họ điềm nhiên xài than và cho đây là việc thường, không hề nghĩ đây là hành vi trộm. Nói ra cũng ngộ, trong lúc nghe giảng giải việc này rồi, họ khởi niệm sinh tâm sám hối, thì bệnh đau cũng tiêu tan.

Khoảng một tuần sau, ông ta lại gọi điện tới nói là vai tả mình lại phát đau.

Quả Lâm bảo:

-Lần trước ông đã biết do trộm than mà vai phải phát đau rồi, thì lần này cũng là tội cũ, ông phải tự tỉnh, hằng kiểm điểm xem đễ hiểu được mình đã làm việc xấu gì, thì mới ngăn được trăm việc, ngàn việc khác sẽ xảy ra nữa… Tự bản thân ông phải hồi tưởng, nhớ kỹ lại hết để mà sám hối, chứ không thề cứ ỷ lại, mong chờ người khác chỉ dùm, giải thích giúp cho ông từng việc được! Bởi quá khứ ông cùng Phật có duyên, nên chư Phật Bồ tát mới dùng phương thức này để cảnh tĩnh ông. Từ rày trở đi phải tự mình hồi tưởng kiểm điểm, sám hối hết các tội sát, đạo, dâm, vọng… đã phạm qua, phải siêng lễ Phật, niệm Phật, sám hối cho nhiều vào. Hằng ngày nên tụng “Kinh Địa Tạng” hồi hướng cho chúng sinh, thì sẽ có ngày khổ tận cam lai. Ngoài ra nên hành Lục độ vạn hạnh, độ mình độ người. Giờ tôi xin hỏi:

-Trong sân nhà ông hiện có một chái bếp nhỏ?

-Dạ phải.

-Xà ngang nhà bếp chính là “của lấy trộm” về dùng?

Ông ta kinh ngạc “À!” lên một tiếng, nói:

-Đúng rồi, cũng là lấy của “Xưởng Hóa Học”… tính ra từ đó đến nay cũng gần mười năm rồi.

Quả Lâm hỏi:

– Có phải “vật trộm” gồm sáu cây đòn ngang dài hai mét, được dùng cho chái bếp?

Ông ta đáp:

– Để tôi đi kiểm xem…

Một lúc sau, nghe tiếng ông kinh hoảng hét to: -Ôi trời ơi! Quả đúng là sáu cây! Tiểu thư! Cô làm tôi sợ chết đi được! Vì cô chưa bao giờ tới nhà tôi, nhưng lại thấy và tả rõ mồn một như thể nó đang ở ngay trước mắt. Sao mà cô có thể thấy những việc chúng tôi làm quá rõ ràng như thế chứ hả?

Quả Lâm bảo:

-Trên trời vốn có nhiều “Tuần cảnh” luôn dõi xem và ghi lại đủ hết mọi việc thiện ác của từng cá nhân đã làm mà!

Điện đàm xong, thì vai ông nọ cũng hết đau.

Từ đó về sau ông càng kiên định đạo tâm, tinh tấn tu, nghiêm trì giới luật, không dám cẩu thả mảy may. ông siêng năng tham thiền, tĩnh tọa… cuối cùng thì một hôm cũng phát trí huệ, hiểu rõ hết nhân quả, nhớ được túc mệnh và bắt đầu bước vào con đường tu hành tự độ mình và độ người.

Bất kể ta hành thiện hay hành ác, thảy đều “tích tiểu thành đa”. Người thường hành thiện, ngày càng “Đức cao vọng trọng, chúng nhân cung kính”… Quả thiện không cầu mà tự đến. Còn người thường làm ác, theo năm tháng tích lũy, thói ác hành quen, tội lớn mịt mù… nên tai họa không mời mà tự dến.

Trong “Kinh Địa Tạng”, Ác Độc quỷ vương thưa với Phật:

-Bạch Thế Tôn, chư quỷ vương chúng con số đông vô lượng, & cõi Ta bà này hoặc làm lợi cho người hoặc làm tổn hại người. Mỗi mỗi không đồng nhau, là tùy theo nghiệp báo của họ.

Câu “Thiên tai nhân họa” có nghĩa là: “Trời sở dĩ giáng tai nạn, là do người chiêu mời đến”. Chúng ta hiểu rõ lý này rồi, thì cần phải tức khắc đoạn ác tu thiện. Trước tiên phải thực lòng sám hối tội đã tạo, phát tâm hướng thượng, thì ta mới có thể được đại thần lực Phật gia trì. Phật lực dù lớn, nhưng nếu chúng ta không chịu tu, thì Phật cũng vô phương cứu chúng ta thoát ly tam giới.

Giống như cha mẹ dù có địa vị cao, quyền lực lớn, nhưng nếu con phạm quốc pháp, thì sớm muộn gì cũng bị trừng trị, cha mẹ chỉ có thể đau xót nhìn mà thôi. Vì vậy phải “Đoạn ác tu thiện, y giáo phụng hành, tự thanh tịnh ý”… mới là con đường tu sửa chân chánh.