VÔ NHẤT ĐẠI SƯ THÍCH THIỀN TÂM MỘT CAO TĂNG CẬN ĐẠI

Soạn Giả: Ưu Bà Di, Bồ Tát Giới BẢO ĐĂNG
Giảo Chánh: Sa môn THÍCH HẢI QUANG
Xuất Bản: Pháp Hoa Tự, Tucson-Arizona

 

PHẦN IV: GIAI ĐOẠN ẨN TU

(Nguyên nhân)

Có hai nguyên nhân chánh yếu đưa tới việc quyết định “Ẩn tu” của cố Hòa thượng.

Nơi đây Bảo Đăng tôi xin được trình bày như sau:

(Theo sự kể lại từ nơi một số đệ tử xuất gia và tại gia thân cận của ngài mà trong 2 lần về Việt Nam Bảo Đăng đã được tiếp xúc, phỏng vấn, ghi âm, và thu hình cùng với sự tường thuật lại của người cháu ruột kiêm đệ tử ngài là ĐĐ. Bổn sư THÍCH HẢI QUANG).

A. NGUYÊN NHÂN GẦN

(Chỉ nhắc lại các giai đoạn và một số sự việc có liên quan đến ngài vào thời gian sau này mà thôi, tức là từ sau năm 1964 – trước đó không kể).

Như chư độc giả đã biết qua trong các phần trước là cố Hòa thượng chỉ vì muốn báo đền ơn đức cho Thầy Tổ, giáo hội và đàn na tín thí nên mới rời khỏi nơi nhập thất, trở về Sài Gòn đảm nhận trách nhiệm từ Viện Hóa Đạo để thành lập, điều hành cùng đào tạo tăng tài cho Giáo hội tại Viện Cao Đẳng Phật học Huệ Nghiêm (từ năm 1964).

Thời gian này các tình hình rối loạn nội bộ của quốc gia cùng với những sự xáo trộn, tranh giành quyền hành lẫn nhau giữa các phe nhóm, đảng phái chánh trị đối với chính quyền quân nhân, mà trong đó tôn giáo (Phật Giáo – Công Giáo – Tin Lành) sinh viên, thanh niên, học sinh v.v… cũng có tham dự vào. Tóm lại là tình trạng đất nước vào giai đoạn này rất hỗn loạn và phức tạp (Việc này mọi người đều biết hết, nhứt là những người của gần 3 thập niên về trước).

Riêng về Phật Giáo thì…

– Một số quý thầy lớn (thuộc miền V-Ngh  Bắc) như thầy TC-HĐ-QĐ v.v…

– TQ – TM (Trung  Huế) và còn nhiều vị khác nữa, nhưng vì các việc đó không phải là trọng tâm chánh của quyển sách này nên không nói ra nhiều để tránh dài dòng cùng những sự đụng chạm cá nhân (có thể). Đa số các vị này đều tạm trú tại AQ và mượn danh nghĩa của Giáo hội để khởi xướng phong trào chống đối chánh quyền (quân nhân) lâm thời, đòi yêu sách cho Phật Giáo!

Đại khái là từ giai đoạn này trở đi (cho chí đến năm Ất Mão 1975) chẳng những hoàn cảnh xã hội, đất nước rối ren, dân chúng bên ngoài bị ảnh hưởng không thôi, mà thậm chí cho đến cả những người xuất gia trong đường đạo cũng bị cuốn lôi theo dòng thời cuộc, tức là bị liên quan vào các việc xuống đường, biểu tình, chống đối chính phủ v.v… Vả lại cũng có một số quý thầy lớn (phe diều hâu) vì muốn mau chóng được việc nên họ không ngại ngùng gì tìm đủ mọi cách để vận động thế lực, tạo thêm vây cánh cho mình, ngay cả đến việc vào trong Phật Học Viện vận động chư học tăng đứng về phe nhóm của họ nữa. Vì thế nên có một số tăng sinh trẻ tuổi, bồng bột kém suy nghĩ tại viện Cao Đẳng Phật học Huệ Nghiêm cũng bị cuốn theo vào dòng (thác lũ) chánh trị đó.

Đốc Giáo của Phật học Viện là Thượng Tọa THÍCH THIỀN TÂM không được hài lòng cho lắm khi thấy chánh trị đã bắt đầu xâm nhập vào trong Phật học đường mà đây lại chính là một “Viện Chuyên Biệt Phật Học” chỉ lo giáo hóa thuần túy về đạo pháp.

Là một vị tu sĩ chân chánh, nêu phần mô phạm và cương kỷ trong đạo nên ngài muốn và chủ trương rằng:

– Một khi đã cạo tóc xuất gia rồi, thì phải giữ vững lập trường và chí nguyện giải thoát ban đầu của mình, triệt để tuân theo lời Phật dạy, là lo chân thật tu hành, dầu cho có chết đi chăng nữa cũng không được “thay lòng, đổi dạ”.

Qua tôn chỉ đó và dưới sự lãnh đạo của ngài, ngài nghiêm cấm cũng như không chấp nhận bất cứ một tăng sinh nào của Phật Học Viện được phép tham dự vào trong các cuộc xuống đường, biểu tình hay hoan hô, đả đảo … hết.

Đã có nhiều lần, một số lớn (gần phân nửa) tăng sinh của Phật học viện đến thưa với ngài rằng:

– Bạch Thượng Tọa, xin cho phép chúng con được vào Sài Gòn tham dự cuộc xuống đường hôm nay để làm tăng thêm “sức mạnh” của Phật Giáo!

Ngài nghiêm sắc mặt chối từ (và liền sau đó giảng cho các vị ấy một thời giáo lý ngắn về bổn phận của người tu sĩ xuất gia).

Nhiều lần xin như thế …
Và cũng nhiều lần ngài từ chối cùng nghiêm cấm như thế.

Việc làm chơn chính, sáng suốt này của ngài để bảo vệ trường, bảo vệ chư học tăng và duy trì mạng mạch truyền thống của Phật Giáo như thế, lẽ ra phải được tán đồng và khích lệ, nhưng ngược lại là ngài chỉ nhận được thêm những lời chỉ trích chua cay …

Đại lược như:

– Thầy Thích Thiền Tâm là một con người yếu mềm, khiếp nhược …

– Thượng Tọa Thiền Tâm không có lòng “tương trợ” đối với giáo hội và bạn bè …

Hoặc là:

– Ối! Bỏ ông ấy qua một bên đi, ổng chỉ là một con chim bồ câu thôi, làm được gì cho Phật giáo nhờ cậy chớ, thời buổi này mà cứ như ổng thì có ngày bị vặt lông làm bồ câu hầm, bồ câu rô ti đó …

Ngay chính cả trong Phật Học Viện, một số tăng sinh có tinh thần “diều hâu”cũng nghe theo các lời xúi giục bên ngoài mà nói xầm xì rằng Trưởng giáo của chúng mình là một con người “ý chí khiếp nhược”, không có tinh thần “đồng đạo” …

Những lời cay đắng đại loại như thế hãy còn nhiều nữa …

Và Thượng Tọa Đốc Giáo cảm thấy buồn, thương xót cho Phật pháp trong thời buổi suy thoái nhiễu nhương này. Ngài tự thấy các lời dạy bảo và răn cấm chính đáng của mình cũng chỉ là một “tiếng vang trong sa mạc” mà thôi, chớ không được chút gì ảnh hưởng hết.

Sau nhiều ngày đêm suy nghĩ, ngài quyết định từ chức, ẩn tu (để cho khỏi thấy, nghe thêm các cảnh trái mắt, não lòng).

Đây là “nguyên nhân gần” về việc ẩn tu của cố Hòa thượng.

B. NGUYÊN NHÂN XA

Có 2 nguyên nhân xa:

1. Vì thấy trái lời Phật dạy.

2. Vì muốn tu tiến đạo và giải thoát.

1. VÌ THẤY TRÁI LỜI PHẬT DẠY:

a) Đối với NGƯỜI XUẤT GIA:

Là một bậc Đại Sư Phật học, Đốc giáo một Phật Học Viện có tiếng tăm vang dậy khắp nơi, là một vị đại tăng giới hạnh tinh nghiêm, chơn thật tu hành và thông suốt kinh điển, nhân nơi mắt thấy, tai nghe qua các việc làm phi đạo của quý thầy (diều hâu) như xách động biểu tình, chống đối chánh phủ, thuyết pháp mà không có pháp v.v… (thời thuyết pháp của họ chỉ thuần có các lời hung hăng cay đắng chỉ trích chánh quyền, khích động sự phẫn uất của dân chúng và Phật tử, kết cuộc là đưa đến sự biểu tình liền sau đó mà thôi. Việc này chính người viết tôi (và còn rất nhiều người khác trong giai đoạn này nữa là nhân chứng xác thực nhất.)) như thế, ngài mới sực nhớ lại lời Phật dạy rằng:

“Lại này Xá Lợi Phật, đời sau, các đệ tử của ta ít có Tỳ kheo nào mà trong thâm tâm mong cầu pháp Niết bàn tịch mịch, phần đông đều y theo ba sự nghiệp sau đây:

– Một là thường thích cầu danh lợi thế gian.

– Hai là tham ưa bè đảng, theo cầu thí chủ, qua lại chẳng ngớt.

– Ba là ưa thích nhà cao, cửa đẹp, chứa chất của tiền, vàng bạc, châu báu và các thứ đồ dùng.

Đây là y chỉ theo cầu ba sự.

Này Xá lợi Phất, Các Tỳ kheo ấy vì y chỉ ba sự như vậy cho nên không thoát khỏi ba ác đạo.

Này Xá lợi Phất, Các Tỳ kheo ấy chẳng muốn thoát khỏi bàng sanh, địa ngục, ngạ quỷ, mà trái lại họ siêng tu những pháp dứt đường sanh về cõi trời, họ lại siêng làm các sự tranh luận, ly gián, chê mắng lẫn nhau, họ lại ưa gần các ác hữu lòng tin chẳng thanh tịnh, bỏ chỗ vắng mà ở nơi náo nhiệt, cùng với người tục kết bè đảng.

Các nhà tục này bảo:

– Này Trưởng lão, nên thường xuyên đến nhà tôi, tôi sẽ cung cấp tứ sự cúng dường đầy đủ. Còn nếu như các trưởng lão cứ ở nơi thanh vắng ấy, chẳng chịu giao tiếp với người tục, thì chúng tôi làm sao mà thăm hỏi được.

Vì thế cho nên các Tỳ kheo ấy ngày ngày càng thêm thân cận với người cư sĩ tại gia hơn, cùng nhau trò chuyện, toàn những sự phiền tạp thế tục.

Này Xá lợi Phất, Các Tỳ kheo ấy thích ở chung và giao thiệp với hạng người bất lương tham trước chỗ ở chẳng hề di chuyển. Họ tìm bè đảng và luôn thăm viếng nhà thí chủ, đích thân đi mừng, đi điếu, do đó mà thầm kín thân ái lẫn nhau”.

(Kinh Pháp Hội Bồ Tát Tạng  Phẩm Tỳ Lê Gia Ba la mật. Tam tạng Pháp sư Trần Huyền Trang và Thích Trí Tịch dịch).

Lại nữa cố Hòa thượng Đốc Giáo Thích Thiền Tâm cũng nhớ lại lời Phật huyền ký rằng:

– “Này A Nan, sau khi ta nhập Niết bàn rồi, trong thời gian 500 năm rốt sau, nhóm người giữ giới, y theo chánh pháp lần lần tiêu giảm, các bè đảng phá giới, làm điều phi pháp, ngày càng tăng nhiều.

Do vì chúng sanh phỉ báng chánh pháp, gây nhiều ác hạnh nên phước thọ bị tổn giảm, các tai nạn đáng kinh khiếp nổi lên. Bấy giờ có các Tỳ kheo đắm mê danh lợi, không tu thân, tâm, giới, huệ. Họ tham trước những y, bát, thức ăn, sàng tòa, phòng xá, thuốc men rồi ganh ghét, tranh giành, phỉ báng lẫn nhau, thậm chí đem nhau đến quan Ty (thưa kiện), lời nói như đao kiếm … kết cuộc bị đọa vào trong ác đạo.” (Kinh Đại Bi).

b) Đối với NGƯỜI CƯ SĨ TẠI GIA:

“Trong 500 năm sau cùng, lúc Phật pháp sắp diệt, người nữ phần nhiều tinh tấn, ưa tu những công đức. Trái lại người nam phần nhiều kém lòng tin tưởng, thường hay giải đãi, khinh mạn, không thích nghe pháp, không tu phước huệ, khi thấy hàng sa môn chân thật tu hành thì rẻ rúng chê bai, xem như bùn đất …

Trong thế gian lúc ấy khó tìm ra được người lương thiện, còn kẻ ác thú thì nhiều như cát ở bãi biển, đạo đức suy đồi, chư thiên buồn thương rơi lệ.

Này A Nan, lúc đạo pháp của ta sắp diệt, đêm ngày rút ngắn, con người đoản mệnh (chết sớm) nhiều kẻ mới bốn mươi tuổi, tóc trên đầu đã điểm bạc.

Về phần người nam, bởi nhiều dâm dật nên hay chết yểu (chết lúc tuổi còn nhỏ), trái lại người nữ sống lâu hơn. Lúc ấy có nhiều tai nạn kinh khiếp, đáng sợ nổi lên như giặc cướp, bệnh tật, bão lụt…

(Kinh Đại Bi)

2. VÌ MUỐN TU TIỀN ĐẠO VÀ GIẢI THOÁT

Ngoài việc suy nghĩ và nhớ lại các lời Phật dạy như trên, cố Hòa thượng Đốc Giáo Thích Thiền Tâm cũng còn nhớ thêm lời Phật dạy rằng:

…“Lại nữa, này Trí Quang, Bồ tát xuất gia phải xa lìa chỗ huyên náo (ồn ào), ở nơi A lan nhã A lan nhã: Là chốn rừng núi thanh vắng mà các người tu ở. A lan nhã này còn gồm có thêm 4 nghĩa khác như sau:

– Vô tránh thanh: là nơi không có tiếng cãi cọ.
– Nhàn tịch: là nơi vắng lặng, thong thả.
– Không nhàn: là nơi trống trãi, rộng rãi, không náo nhiệt, được tự tại.
– Viễn ly xứ: là nơi xa tránh các sự bận rộn của đời.

Chư Như Lai trong ba đời (quá khứ, hiện tại, vị lai) đều bỏ những nơi huyên náo mà ở nơi không an nhàn, vắng lặng, tu thêm muôn hạnh, chứng quả Bồ đề. Các bậc Duyên giác (Bích Chi Phật), Thanh văn (A la hán) và hết thảy chư hiền thánh, chứng được thành quả xưa nay cũng đều ở nơi tĩnh mịch như thế.

Nơi A lan nhã có mười thắng đức, làm cho các người tu chứng được ba quả Bồ đề Ba quả Bồ đề: Phật Bồ đề, Duyên giác Bồ đề, Thanh văn Bồ đề. Những gì là mười thắng đức?

– Một là, được tự tại. Bởi vì A lan nhã, trong bốn uy nghi (đi, đứng, nằm, ngồi) không bị lệ thuộc nơi người khác.

– Hai là, bỏ “Ngã” và “Ngã sở”. (tức là không còn chấp ta và những cái của ta) không còn quan niệm chấp trước.

– Ba là, đối với các đồ ngồi, nằm (như giường nệm, bàn ghế) không còn ham đắm.
– Bốn là, ba độc tham, sân, si sẽ bớt đi dần dần.

– Năm là, tu hạnh xa lìa, không mong cầu ngủ dục của trời, người.

– Sáu là, ở nơi nhàn tịch, tu tập Phật đạo không tiếc thân mệnh.

– Bảy là, thích tịch tĩnh, thiện nghiệp thế gian dễ dàng thành tựu (bởi vì không có môi trường thuận tiện để phóng túng).

 Tám là, sự nghiệp giải thoát sẽ dễ dàng, không chướng ngại.

– Chín là, mau thành tựu được tam muội.
– Mười là, mau được đại trí huệ …

Trí Quang nên biết, nơi A lan nhã có vô lượng công đức như thế. Do vậy nên người Phật tử xuất gia thề bỏ thân mệnh chớ nhất định không bỏ núi rừng …

(Kinh Tâm địa quán  phẩm Vô cấu tính).

Bấy giờ đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Trí Quang các ông nghe cho kỹ,
Nơi ở của người không phiền não:
Xa nơi huyên náo, ở tịch tĩnh,
Đó là những nơi thân tiên ở
Bồ tát ba đời cầu Bồ đề,
Ở nơi “lan nhã” thành chánh giác.
Duyên giác, Thanh văn các Thánh chúng,
Cũng ở nơi này chứng Bồ đề.
Ở A lan nhã được mười lợi;
Hay khiến chứng được quả tam thừa:
Du hành tự tại như Sư tử,
Trong bốn oai nghi không ràng buộc.
Dưới cây, rừng núi, bậc Thánh ưa.
Không “ngã – ngã sở” là lan nhã,
Áo mặc đồ nằm, không ràng buộc.
Ngồi “tòa sư tử”, tứ vô úy, (1)
Bỏ các phiền não là lan nhã.
Hết thảy tham ái không ham đắm,
Ở ngoài sự vật, chán trần lao.
Không còn ham mê ngủ dục lạc,
Người xa huyên náo, ưa tịch tĩnh.
Bỏ thân, xả mệnh cầu Phật đạo,
Ở nơi tịch tĩnh không tiếng người.
Tám loạn trong tâm không khởi được,
Nghiệp lành thế gian – xuất thế gian.
Tâm không chướng ngại đều thành tựu,
Bởi thế, lan nhã là căn bản.
Hay sinh tất cả thứ tam muội,
Lấy “Đại không tịch” làm hư không.
Thân tâm hành giả không chướng ngại,
Đầy đủ được mười thắng lợi ấy.
Thế nên các Thánh thường ở đó,
Trí Quang các ông, các phật tử.
Nếu muốn mau thành Nhứt thiết trí,
Cho đến trong mộng cũng không lìa:
Nơi A lan nhã: Bồ đề đạo.
Sau ta diệt độ, người muốn tu,
Thường hay ở nơi A lan nhã.
Không lâu sẽ ngồi Bảo hoa vương, (2)
Chứng được pháp thân: Thường lạc quả. (3)

Cố Hòa thượng suy nghĩ như thế liên tiếp suốt mấy tháng dài …

Ngài nhận thấy rằng kể từ khi về Sài Gòn đảm nhiệm các chức vụ của Giáo hội giao phó cho đến nay, đường tu của ngài chỉ đứng một chỗ thôi chớ không được tiến bộ như trước. Trách nhiệm và địa vị đã khiến cho ngài luôn bận rộn, nay tiếp xúc với Phật tử này, mai tiếp xúc với Phật tử kia, người thương, kẻ ghét, người trách, kẻ buồn. Hễ được lòng người này thì mất lòng kẻ khác, còn như muốn nói bãi buôi ngoài miệng cho được lòng hết thảy thì lại trái nghịch với tâm tánh của mình!

Và đây cũng lại là một lý do khác nữa. Khiến cho ngài khởi ý ẩn tu.

Kế đó ngài cũng suy nghĩ thêm rằng:

– Bổn phận của ta đối với Thầy Tổ, Giáo hội, Phật tử và các đàn na tín cúng, đã tròn chưa mà ta muốn đi ẩn tu?

Rồi ngài nhận thấy như sau:

1. Đối với Thầy – Tổ đã có ơn dạy dỗ, dắt dìu ta … thì ta cũng đã đáp đền lại bằng cách dạy dỗ và dẫn dắt cho các thầy khác trong đàn hậu tấn (các học chúng, học tăng) tự bấy lâu nay rồi.

2. Đối với Giáo Hội đã có công ơn đào tạo và thành tựu cho ta … thì ta cũng đã đền báo lại bằng cách tuân theo lệnh của Giáo hội, thành lập và điều hành Viện Cao Đẳng Phật học Viện Huệ Nghiêm này – dạy tại trường Đại học Phật giáo Vạn Hạnh. Ni trường Dược Sư, Từ Nghiêm, đào tạo nhiều học tăng được thành tài rồi. (Hoặc trực tiếp dạy tại Phật học viện, hoặc gián tiếp qua các kinh sách dịch thuật từ trước đến nay).

3. Đối với các Phật tử và đàn na tín cúng có ơn lo lắng, cúng dường tứ sự để cho ta được yên tâm tu học bấy lâu … thì ta cũng đã báo đền lại bằng cách giảng kinh, thuyết pháp, diễn dịch kinh sách, khuyến khích tu hành … nhiều lần rồi …

Như vậy thì bổn phận của ta cũng có thể gọi là được ít nhiều tròn đủ. Nay ta đã hơn nữa đời người rồi, tuổi đời còn lại cũng đâu có bao nhiêu. Vả lại, sống nay, chết mai nào ai biết được …

Nếu như ta lo sớm ẩn để tu hành và niệm Phật cho cực lực (hết sức) thì e rằng ngày cuối cùng sẽ không gặp lại được “Phật Hòa Thượng” năm xưa đã vì xót thương mà đóng cái “Phật ấn” của ngài trên trán (ta) mà thọ ký …

Và, sau cùng hết ngài quyết định tối hậu: “Sẽ từ chức, ẩn tu”.

C. CHUẨN BỊ TỪ CHỨC – ẨN TU

Sau khi quyết định “từ chức để ẩn tu” xong rồi, tâm ngài được an ổn và ngài sửa soạn sắp xếp để lên gặp Ân sư là Hòa Thượng Hội Chủ, Phó Tăng Thống, kiêm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo và Trụ trì Ấn Quang Tự THÍCH THIỆN HÒA trình bạch mọi việc, xin hoàn trả chức vụ để nhập thất, bế quan ẩn tu vĩnh viễn.

Liên tiếp nhiều đêm sau đó, ngài bâng khuâng suy nghĩ rằng:

– Nay ta phải đi về nơi nào để ẩn tu đây?

Câu hỏi này cứ lập đi, lập lại trong tâm hoài khiến cho ngài bị nhiều phen trằn trọc, suy nghĩ, đắn đo. Ngài niệm Phật cầu xin gia hộ và chỉ dẫn cho nơi “trụ xứ tương lai” của mình. Ngài không muốn phải thay đổi, tới lui chỗ này, chỗ kia như thời gian nhập thất, ẩn tu của hơn 10 năm trước nữa.

Ngài chỉ muốn có được một nơi duy nhất và sau cùng để rồi ở đó tịnh tu luôn cho đến ngày quy về với Phật mà thôi.

Đêm hôm đó, sau thời khóa trì niệm và nguyện cầu Phật gia hộ (về việc này) xong. Khoảng hơn 1 giờ sáng, khi vừa đặt lưng nằm xuống một chốc, ngài mơ thấy giấc mộng như sau:

(Tường thuật lại theo lời của ĐĐ. Bổn sư Thích Hải Quang (là cháu ruột, đệ tử kiêm thị giả, đã được tự thân nghe từ nơi cố Hòa thượng kể lại trong thời gian còn hầu cận bên ngài khoảng 20 năm về trước, khi hai thầy trò, chú cháu còn hẩm hút và đùm bọc bên nhau trong cùng một gian tịnh thất nơi Phương Liên Tịnh xứ).

… Nghe có tiếng gõ cửa và niệm A Di Đà Phật bên ngoài, ngài nghĩ rằng:

– Ủa, khuya rồi mà còn có thầy nào tới gõ cửa vậy kìa? (Thường thì giờ này ai nấy cũng đều đã yên giấc hết rồi).

Ngài ngồi dậy đi ra mở cửa.

Và ngài thấy bên ngoài có 2 vị tăng mặc hậu vàng, sắc diện thanh tú đoan nghiêm, đang đứng chấp tay cúi chào. Hai vị này thấy lạ chớ không phải là tăng chúng của Phật học viện (Huệ Nghiêm).

Ngài hỏi:

– Hai vị là ai, từ đâu lại và gõ cửa tôi có việc chi chăng?

Một vị lớn tuổi hơn đáp:

– Tuân Giáo chỉ tôn sư, đến đây cung thỉnh Thượng Tọa.

Ngài hỏi:

– Tôn sư của nhị vị là ai, và mời tôi có việc gì?

Cả hai đều đáp:

– Tôn sư của chúng tôi cũng là tôn sư của ngài, xin đến đó sẽ tự biết.

Cố Hòa thượng nghe nói vậy thì gật đầu, mặc hậu, đắp y vào rồi đi theo hai vị tăng ấy. Thấy mình cùng với hai vị tăng kia bay trên mây, vượt qua nhiều rừng, núi, sông hồ, sau cùng bay lướt lên trên một sườn núi cao và hạ xuống trên sơn đỉnh.

Đất nơi đây rộng rãi, bằng phẳng, màu xanh như cẩm thạch, cây cối thẳng hàng, hoa cảnh xinh tươi. Chính giữa đỉnh núi là một ngôi đại tự hùng vĩ, uy nghiêm, mái cong, ngói đỏ … kiến trúc mỹ lệ phi thường mà từ trước đến nay chưa từng trông thấy.

Hai vị tăng nói:

– Phận sự của chúng tôi đến đây là hết. Xin thỉnh ngài vào trong đại điện sẽ gặp tôn sư.

Nói xong chắp tay bái chào rồi đi mất.

Hòa thượng chỉnh lại y hậu đoạn bước vào trong đại điện. Các sự trang trí, bày biện nơi đây thảy đều cực kỳ siêu đẳng, tuyệt vời, rực rỡ không sao tả xiết: trên có tôn tượng Tây phương tam thánh cao vọi, xinh đẹp tuyệt trần đứng trong vị thế tiếp dẫn, dưới đến là thánh tượng của Đức Chuẩn Đề Đại Sĩ đầy đủ ngàn tay, ngàn mắt, oai vũ tuyệt luân, trang nghiêm đẹp lạ.

Ngài liền quỳ xuống cung kính đảnh lễ. Đâu đó xong xuôi hết rồi ngài mới nghĩ rằng:

– Sao vẫn không thấy Hòa thượng tôn sư trụ trì?

Đang khi có ý tìm kiếm bỗng nghe tiếng gọi:

– Thiền Tâm chớ tìm đâu xa, ta ở nơi đây.

Ngài ngó lại và nhận thấy là tiếng gọi ấy phát ra từ nơi thánh tượng của Đức Chuẩn Đề Đại Sĩ. Tuy lấy làm lạ nhưng ngài cũng đến quỳ xuống đảnh lễ và chắp tay chiêm ngưỡng thánh tượng.

Ngài thấy thánh tượng ấy như sau:
– Tượng thì là tượng Chuẩn Đề Đại $ĩ.

– Ngàn tay, ngàn mắt là của Đức Thiên Thủ, Thiên nhãn Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát.

– Bụng thì lại là bụng của đức Di lặc bồ tát (bụng bự).

Trong khi ngài còn đang suy nghĩ vì thấy lạ, thì nghe từ trong tượng vang ra tiếng nói:

– Thiền Tâm chớ lấy làm lạ. Ta đây chính là tôn sư của người. Sở dĩ ta hiện ngàn tay, ngàn mắt là vì ngươi trì chú Đại bi và Chuẩn đề đã được chút ít thành tựu [Gần trọn đời của Hòa thượng (từ khi mới tu cho đến bây giờ) ngài chuyên niệm Phật và trì chú. Đặc biệt là chú Đại bi và chú Chuẩn đề. Mỗi lần lễ Phật thì ngài trì niệm 108 biến chú Đại bi, một muôn câu chú Chuẩn đề và 100.000 câu niệm Phật ngài có soạn ra một pháp thức tu tên là: “Chuẩn đề, Đại bi, pháp nghi hợp thức” cho các đệ tử chuyên tu Mật tông hành trì.]. Còn ngươi thấy bụng ta lớn như bụng của ngài Di lặc là vì Ta từ bi, thương xót tất cả chúng sanh, hằng luôn mang mểnh để ở nơi lòng cho nên bụng mới lớn ra như vậy.

Cố Hòa thượng mới thưa rằng:

– Con nay được gặp Thánh tượng Tây phương Giáo chủ và Bồ tát rồi thì lòng nguyện con đã thỏa mãn và rất vui mừng. Xin ngài dạy con phải về nơi nào để nhập thất, ẩn tu hầu sớm được về bên Phật.

Bồ tát bảo:

– Ngươi hãy ra cửa, sẽ có người trao thư. Chỗ trụ xứ sau cùng của ngươi có ghi rõ trong đó.

Vậy hãy đi mau cho kịp thời giờ.

Ngài tuân lời, cúi lạy một lần nữa đoạn đi thụt lùi ra cửa. Sau khi ra đến ngoài sân rồi thì ngài nhìn ngó trước sau (trong ý tìm người đưa thư) và rảo bước vòng quanh để xem phong cảnh.

Đang khi đi ngài chợt nghe phía sau lưng mình có tiếng gọi:

– Thiền Tâm đang kiếm ta phải không?

Ngài quay đầu ngó lại thấy đó là Hòa thượng Bổn sư THÍCH PHẬT ẤN năm xưa, nên lật đật quỳ xuống đảnh lễ. Hòa thượng đỡ dậy bảo:

– Ta mừng cho ngươi đạo quả gần thành. Tuy nhiên cũng còn sót lại một ít nghiệp nhỏ phải chịu nữa, hãy cố gắng vượt qua thì sẽ được “đắc kỳ sở nguyện”.

Đoạn lấy trong mình ra một phong thư, bảo:

– Đây là phần đời còn lại của ngươi. Chỗ trụ xứ tương lai và kỳ hạn vãng sanh thảy đều có ghi đủ ở trong đó. Để ta cho người đưa ngươi về.

Ngài quỳ xuống lạy và tiếp lấy thư, vừa cúi lễ xong, ngước đầu nhìn lên thì thấy mình đã về đến nơi tịnh thất (ở Huệ Nghiêm) từ lúc nào rồi, trên tay vẫn còn cầm lấy phong thư màu trắng với mùi hương lạ vẫn còn thoang thoảng bay ra.

Ngài mở bao thơ ra xem, bên trong có một tờ giấy vàng, ghi bài “kệ” sau đây:

“SÁU TÁM lắm gian nan,
Nhơn quả chớ than van.
Thấy NINH thời ĐẠI đến,
Gặp PHÚ ắt bình AN.
LIÊN HƯƠNG thơm sực nức,
Còn chút nghiệp phải mang.
Ngọt chua hai bốn chẳn,
THÂN xuất đáo LIÊN BANG”.

Đang khi ngài cầm bài thơ và suy nghĩ thì tiếng chuông trống (của thời công phú Lăng Nghiêm sáng từ nơi chánh điện) vang lên. Khiến cho ngài giật mình tỉnh giấc, vẫn còn ngửi được mùi hương lạ từ nơi thân thể thoang thoảng bay ra một hồi lâu mới hết.

Ngài vội ngồi vào bàn viết, lấy giấy bút ra biên lại bài kệ (trên) để suy tìm nghĩa lý. (và ghi lưu hậu luôn cả giấc mộng này).

(Đến đây, Bảo Đăng con xin tạm dừng bút lại và đầu thành đảnh lễ Tôn sư Thượng THIỀN hạ TÂM, Đại lão Hòa thượng chi Giác linh, thùy từ chứng giám cho con được chú giải lại ý nghĩa của bài kệ này).

(Phần chú giải sau đây đã được ĐĐ. Bổn sư THÍCH HẢI QUANG hướng dẫn – qua lời chú giải của cố Hòa thượng đã dẫn dắt cho thầy trước kia, khi thầy còn hầu cận bên chú ruột của mình nơi Phương Liên Tịnh xứ vào trước năm 1978).

Câu thứ nhất:
SÁU TÁM lắm gian nan
Chữ SÁU TÁM đây có ba ý nghĩa:
1. Sáu tám là sáu mươi tám tuổi (Hòa thượng thọ được 68 tuổi đời).
2. Sáu tám là 6 x 8 = 48 (Hòa thượng được 48 hạ lạp).

3. Sáu tám là năm 1968 khi cố Hòa thượng bắt đầu lìa Sàigòn để về Đại Ninh.

Toàn câu này ý nói:

– Cố Hòa thượng thọ được 68 tuổi đời (1925-1992) và 48 tuổi đạo. Trong suốt thời gian này, và bắt đầu từ năm 1968 trở đi, cuộc đời của ngài phải chịu nhiều nỗi gian nan, vất vả (nơi chốn hồng trần. Vả lại vì chỉ sống có một thân, một mình nơi rừng núi (Đại Ninh) cho nên phải bị gian nan, cực khổ).

Câu thứ hai:
Nhơn quả chớ than van.

Là ý nói các việc buồn, vui, sướng, khổ v.v… tóm lại là cuộc đời của cố Hòa thượng sở dĩ bị nhiều nổi trân chuyên vất vả, như vậy là do nơi nhơn quả của ngài gây tạo ra trong tiền kiếp, hãy nhẫn chịu chớ đừng có than van, trách hờn chi cả cho dù có bị lấy oán trả ơn, hay là gì gì đi chăng nữa.

Câu thứ ba:
Thấy NINH thời ĐẠI đến,
Trong câu này có hai chữ ĐẠI NINH (tức là tên nơi trụ xứ của cố Hòa thượng) và lại cũng có ý nói rằng:

Hễ ngài về đến ĐẠI NINH rồi thì cái THỜI đại (thành tựu việc tu hành) của ngài sẽ ĐẾN – quả vậy, ĐẠI NINH chính là trụ xứ sau cùng của ngài, ở nơi đây ngài tiến tu – hoằng đạo (khai nguyên ra hệ phái “Mật Tịnh Đại Ninh” cho các môn đồ, pháp quyến tu tập lưu truyền cho đến mãi mãi về sau), và được vãng sanh, giải thoát.

Câu thứ tư:
Gặp PHÚ ắt bình AN.

Trong câu này có hai chữ PHÚ AN (tức là thôn Phú An), tên của nơi mà ngài sẽ về đến để nương, ẩn, tu hành.

Câu này có ý nói rằng:

– Hễ gặp Phú An rồi thì cứ trụ ở đấy, tất sẽ được an ổn. Quả thật vậy, kể từ khi ngài về tại ấp Phú An (Đại Ninh) ẩn tu rồi thì (sau đó) gặp không biết bao nhiêu cảnh sóng gió, não phiền. Như là bị vu báng, mạ lỵ, hủy phá (trong tờ di chúc của ngài có nói đủ) v.v…

Trung ương thành ủy Phật giáo thành phố v.v…), nhiều lúc rất nguy ngập tưởng chừng như sắp sửa bị bắt cóc hoặc bị ám sát tới nơi rồi, nhưng vào giờ phút chót ngài đều được tai qua nạn khỏi hết, đúng như câu: Gặp PHÚ ắt bình AN. ở trên vậy.

Câu thứ năm:
LIÊN HƯƠNG thơm sực nức

Trong câu này có hai chữ Liên Hương, đây là tên của hai đạo tràng do ngài kiến lập ra là:

+ Hương Nghiêm Tịnh viện (tức là chữ Hương)

+ Phương Liên Tịnh xứ (tức là chữ Liên)

Lại nữa chữ Liên Hương cũng còn có thêm 2 nghĩa khác nữa là:

– Mùi thơm của bông sen (Ám chỉ cho danh tiếng của ngài là một tôn sư hoằng dương môn Tịnh độ lừng lẫy nhất của Phật giáo Việt Nam).

– Tượng trưng cho pháp môn Tịnh độ (Liên là bông sen – Tịnh độ tông) mà ngài đã cố công hoằng hóa trọn cả đời tu tập của mình.

Câu này có ý nghĩa như sau:

– Khi về trụ tại nơi đây (Phú An và Đại Ninh) thì ngài thành lập ra hai đạo tràng: Hương Nghiêm Tịnh viện và Phương Liên Tịnh xứ để hoằng dương tông Tịnh độ, thanh danh của Hòa thượng tôn sư Thích Thiền Tâm, tông chủ của hệ phái “Mật Tông – Tịnh Độ Đại Ninh” bay xa và lừng lẫy khắp nơi, mọi người ai nấy cũng đều nghe biết, kính trọng đúng với ý nghĩa câu: Liên Hương thơm sực nức.

Câu thứ sáu:
Còn chút nghiệp phải mang.
Câu này có ý nói:

– Tuy mang danh là tông chủ của hệ phái “Mật Tông – Tịnh Độ Đại Ninh” mà danh tiếng (được hầu hết các Phật tử và mọi người trong nước tôn xưng là Phật sống, thánh tăng, hiền tăng v.v…) lẫy lừng khắp nơi trong quốc hội và ngoài quốc ngoại như vậy, nhưng ngài cũng còn có chút nghiệp phải mang:

Vậy là nghiệp gì?
Theo lời ĐĐ. Bổn sư kể lại như sau:

– Sau năm Ất Mão 1975 rồi, có dạo cố Hòa thượng nói với hai đệ tử thân cận là: Ni sư Thích nữ Thanh Nguyệt (trưởng tử), cháu ruột kiêm đệ tử là ĐĐ. Bổn sư thích Hải Quang như sau:

– Cách đây gần một năm, thầy có mơ thấy Đức Quán Âm báo mộng và cho biết rằng thầy bị nghiệp ở tù, do kiếp trước ưa nuôi nhốt chim lồng, cá chậu nên kiếp này phải chịu trả quả trước khi vãng sanh.

Nếu muốn tránh nạn này thì thầy phải tự giam mình trong thất mới qua khỏi được (Bằng không sẽ bị chánh quyền mới nhốt).

Sau đó ngài tuyên bố bế quan Ẩn tu kín (tức là nhật thất, ẩn tu luôn, không bước ra ngoài và cũng không tiếp xúc với bất cứ một ai hết – coi như là bị ở tù vậy), vô thời hạn (từ tháng 5/1975 dl cho mãi đến lúc thị tịch, vãng sanh vào ngày 14/12/1992 dl  trước sau gồm có hơn 17 năm từ ở (trong thất). Chẳng những như thế mà (sau này khi ĐĐ. Bổn sư xuất ngoại rồi) ngài còn cho bọc thêm ba lớp vòng rào kẽm gai chung quanh thất của ngài nữa.

(Đây thiệt rõ ràng là một cái “nhà tù” giam người, bên ngoài có hàng rào kẽm gai bao bọc).

Sở dĩ ngài làm như thế là vì ngài muốn giải trừ cái nghiệp bị ở tù của mình (vậy mà vẫn còn bị nhiều phen bầm dập). Ngài có nói với cháu là ĐĐ. Bổn sư thích Hải Quang rằng: Còn chút nghiệp (ở tù) phải mang của cố Hòa thượng vậy.

Câu thứ bảy:
Ngọt chua hai bốn chẳn,

Ngọt, chua đây là ý nói nếm đủ mùi vị của đời, khen (ngọt), chê (chua) – nói tốt (ngọt), nói xấu (chua) – kính trọng (ngọt) – hủy phá (chua) v.v…

Hai bốn chẳn – Hai chữ “hai bốn” đây là “24 năm chẵn chòi” còn lại của đời ngài.

(Ngài chánh thức về ẩn tu tại Đại Ninh vào năm 1968  thị tịch vãng sanh vào tháng 11 Âl năm 1992  Trước sau có tất cả là 24 năm mà ngài trụ ở thôn Phú An, Đại Ninh này).

Trong vòng 24 năm đó, cuộc đời của ngài đã chịu không biết bao nhiêu cảnh “ba chìm, bảy nổi, tám chín linh đinh” kể sao cho xiết! (Cũng do mấy người tăng ni, đệ tử, sanh ghét trước danh tiếng quá lẫy lừng của ngài, nên tìm đủ mọi cách phá hoại, hủy nhục hầu dìm ngài xuống, để cho họ được nổi lên. Các việc này trong di chúc ngài cũng có nói đến  sẽ được đọc đến nguyên văn di chúc của ngài, đăng ở phần sau).

Đây là chư Phật, Bồ tát đã dạy cho ngài biết trước để mà lập tâm nhẫn nhục (sau này). Và cũng chính nhờ vì biết được như vậy, cho nên mặc dù bị quá nhiều “NGỌT – CHUA” suốt 24 năm trời như thế mà tâm ngài vẫn không vui mừng, hân hạnh hay buồn khổ, tức tối chi hết.

Thiệt là rất đáng phục thay cho cái đức “Nhẫn nhục” cao cả của ngài.

Câu thứ tám:
THÂN xuất đáo LIÊN BANG.
Chữ THÂN trong câu kệ này hàm hai ý nghĩa:
1. THÂN đây là tư thân của ngài.

2. THÂN đây cùng còn có thêm nghĩa khác nữa là năm THÂN (ngài tịch vào năm NHÂM THÂN (năm con khỉ). Và đây chính là ý nghĩa của chữ “THÂN XUẤT” vậy).

Câu kệ này có ý tiên tri cho ngài biết là:

a) Sau khi ngài bỏ THÂN tứ đại (thân xuất) này rồi thì sẽ đáo thẳng về Tây Phương Cực Lạc (Liên bang tức là cõi bông sen) của đức từ phụ A Di Đà.

b) Năm NHÂM THÂN (1992) thì thần thức của ngài sẽ xuất ra khỏi thân giã huyễn (viên tịch) và rời nước Việt Nam của miền Nam Thiện bộ châu thuộc cõi Ta bà này, sanh thẳng về Cực lạc (Liên bang) – nơi mà ngay từ khi mới khởi lên bảy tuổi ngài đã được thọ ký là sẽ sanh về.

Và quả thật như vậy.

Ngài vãng sanh vào lúc 6 giờ 15 phút sáng ngày 21-11 Âl năm Nhâm Thân (14/12 dl – 1992) – thần thức xuất ra khỏi THÂN tứ đại giả hợp ngay trên bàn tọa tại tịnh thất Phương liên và đáo thẳng về nơi Cực lạc đúng với câu:

THÂN xuất đáo LIÊN BANG.

Cuối cùng trong bài kệ mà Tây Phương Tam Thánh và Đức Chuẩn Đề Bồ tát đã trao cho ngài trước kia ở núi thánh điện vậy.

Đến đây, một lần nữa, kính bạch cố Hòa Thượng tôn sư, đệ tử là đồ tôn Bảo Đăng và tất cả các môn đồ, pháp quyến chúng con, một lòng đảnh lễ:

Nam mô Hoằng dương môn Tịnh độ, Đại Ninh, Liên Tông khai sơn tổ sư, Phương Liên Mật Tịnh đạo tràng – VÔ NHẤT ĐẠI SỰ – THÍCH THIỀN TÂM Hòa Thượng – tác đại chứng minh (Tam xưng tam bái).

Trở lại việc chuẩn bị xin từ chức, ẩn tu của cố Hòa thượng.

Hơn một tuần lễ sau từ hôm nhận được bài kệ ở nơi cố Hòa thượng bổn sư PHẬT ẤN trước sân của thánh điện trong giấc mơ rồi. Ngài thường xuyên xem xét bài kệ đó để suy tìm ý nghĩa ẩn tàng bên trong. Một hôm nọ, sau thời khóa trì niệm, ngài cảm thấy tâm thể mình rất thanh tịnh và các bí nghĩa của bài kệ mà gần nửa tháng qua ngài vẫn chưa thấu triệt được bỗng nhiên hiện ra rất rõ ràng (như vừa giải thích ở trên). Khiến cho ngài như người ngủ mê chợt tỉnh:

– Ngài thấy rõ rằng mình phải sẽ đi đến một địa phương mới có tên là ĐẠI NINH hoặc PHÚ AN gì đó … để ẩn tu và hoằng dương về môn Tịnh độ. Ở tại nơi này mình cũng có được chút ít tiếng tăm tốt và cũng sẽ phải chịu trả một ít nghiệp quả tiền khiên trong suốt 24 năm dài và cuối cùng, đến năm mình 68 tuổi sẽ được vãng sanh về Cực lạc quốc.

Ngài thấy và biết được cái ý nghĩa ẩn tàng bên trong bài kệ như vậy.

Nhưng sau đó rồi ngài lại băn khoăn khi nghĩ đến việc:

– Đại Ninh ở đâu?

– Phú An ở chốn nào?

Các địa phương này thuộc về miền Nam, miền Đông hay miền Trung. Đất nước rộng lớn, bao la như vậy ta làm sao biết được địa điểm để mà tìm?

Đoạn ngài nghĩ tiếp:

Nhưng mà cũng không sao, nếu như chư Phật, Bồ tát muốn cho ta về trụ ở nơi đó thì thế nào cũng xui khiến có người đến chỉ chỗ cho ta. Chỉ sớm hay muộn mà thôi, điều quan trọng là ta đã biết “NÓ” tên là gì rồi, thì “NÓ” chạy đâu cho khỏi được. Rồi ngài lại an tâm trong công việc và các thời khóa tu tập thường nhật của mình.

Bốn tháng sau – Vào tháng 10 dl 1967.

Hôm đó nhằm ngày chúa nhật, khoảng hơn 10 giờ sáng, có một người tục gia đệ tử của ngài quê ở Bến Tre (trong ban trị sự của chùa Phật Quang) về Sài Gòn và đến Huệ Nghiêm thăm thầy (tức là cố Hòa thượng). Đạo hữu này pháp danh là Minh Thiện, thế danh tên là Tr.K.T., trước kia làm nghề buôn bán cá từ Biển Hồ (Cao Miên) về miền lục tỉnh – có một dạo đó, đạo hữu này vừa mua sỉ xong một số cá tươi rất lớn mới vừa được lưới từ Biển Hồ lên, đang sửa soạn cho người để xuống ghe chài để chở đi bán lại cho các vựa cá. Lúc ấy đâu khoảng gần 11 giờ trưa, đạo hữu này đang ngồi tại bàn viết tính toán tiền bạc, sổ sách, … thì chợt thấy buồn ngủ quá, không sao gượng được nên gục đầu xuống mặt bàn thiếp đi.

Vừa mới nhắm mắt chưa đầy một phút đồng hồ thì đạo hữu Minh Thiện mơ thấy như sau:

– Từ bên ngoài cửa, có hơn 20 người, đủ cả nam, nữ, già trẻ và con nít, đầu đồng đội mũ đỏ, mình mặc cũng đồng một thứ áo màu xanh có điểm chấm vàng, thần sắc và dung mạo đều tiều tụy, ốm yếu xanh xao, dường như bị mang bịnh nặng nên bước không muốn vững, người này phải nương tựa nơi người kia mà đi. Tất cả các người đó đều bước vào trong văn phòng làm việc, quỳ xuống trước mặt Đạo hữu Minh Thiện lạy mà thưa rằng:

– Chúng tôi toàn thể gia đình trên 20 sanh mạng, hôm nay rủi đi lầm đường nên bị bắt cả. Thân sẽ bị chết trong giây lát đây thôi. Chỉ có ông là người duy nhất cứu được chúng tôi, xin ông mở lòng rộng lượng, ơn ấy kiếp kiếp không quên.

Đạo hữu Minh Thiện mới hỏi:

– Mấy người là ai, ở đâu, bị nạn gì mà nhờ tôi cứu, tôi làm sao có được khả năng để cứu cho quý vị.

Mấy người ấy lạy mà thưa rằng:

– Xin ông ra phía trước, chỗ các nhân công của ông đang làm việc thì sẽ thấy chúng tôi ở đó. Chúng tôi đồng mặc áo xanh điểm chấm vàng và trên đầu cũng đồng đội mũ nhọn màu đỏ như hiện giờ. Nhờ ông mở lòng từ bi cứu độ cho. Sở dĩ chúng tôi dám mạo muội cầu ông cứu giúp bởi vì được biết ông là đệ tử của một bậc nhục thân Bồ tát thời nay là Đại Đức THIỀN TÂM, ngài ấy có lòng từ bi rất lớn, ông là đệ tử của người xin nguyện nương theo đức cả mà thương tình cứu tử cho cha con, chồng vợ chúng tôi để được sống thêm tu niệm cho thoát nghiệp trong kiếp lai sanh.

Đạo hữu Minh Thiện mới hỏi:

– Được rồi, thôi ra đi ta sẽ cứu cho (hứa đại chớ cũng không biết họ là ai). Mấy người kia lạy tạ ơn rồi dìu nhau ra cửa đi mất. Minh Thiện giật mình thức dậy, trán đổ mồ hôi, tim đập mạnh, lòng bắt đầu hồi hộp không an, liền chạy ra ngoài cửa, nhắm theo hướng mấy người ban nảy bước đi mà nom theo, thấy các người làm công đang đổ cá từ trong lưới xuống ghe, chài, lòng bỗng nhiên động tâm, suy nghĩ:

– Có khi mấy người ban nãy là các thần ở dưới biển hồ này, lội đi chơi bị dính lưới chăng? Chắc có lẽ như vậy nên mới lạy mình và nói chỉ riêng mình là có đủ khả năng cứu được họ mà thôi, hơn nữa sao họ lại còn biết được tên sư phụ của mình kìa? Do vì nghĩ như thế nên Minh Thiện vội bước tới chỗ đổ cá để xem thì thấy có một mẻ lưới vừa đổ xuống một đống cá tươi, trong đó có hơn 20 con cá, lớn thì bằng một đứa con nít 2, 3 tuổi, nhỏ cũng bằng bắp vế, da của tất cả các con cá này đều cùng một màu xanh biếc, điểm chấm vàng như hột bắp, trên đầu có một vết màu đỏ tươi lớn bằng bàn tay nằm vắt ngang, mới xem qua dường như đội mũ (đỏ) vậy.

Các con cá này ngáp ngáp gần như muốn chết, mắt nhìn Minh Thiện trân trân như đang cầu cứu. Vừa thấy mấy con cá này xong, Minh Thiện sợ muốn bay hồn, cả mình mọc ốc, biết hơn 20 người cha con, chồng vợ mà mình gặp trong mơ ban nãy chính là đây rồi, liền ra lệnh bắt lên thả xuống nước hết.

Tối đến nằm ngủ, mơ thấy một lần nữa hơn 20 người đó đến lạy và tạ ơn cứu mạng.

Từ đó Minh Thiện bỏ luôn việc buôn bán cá và chuyển sang nghề khác. Và cũng kể từ dạo đó, đạo hữu Minh Thiện này mới biết thầy mình là một bậc Bồ tát thời nay, nên càng thêm kính trọng bội phần.

Hôm nay nhơn dịp có chút việc về Sài Gòn, nhớ đến thầy nên ghé qua chùa Huệ Nghiêm để viếng thăm, đảnh lễ,…

Trong khi trò chuyện, cố Hòa thượng có hỏi:

– Lúc này còn làm nghề cũ không “Sao lâu quá không gặp?”

Minh Thiện thưa rằng:

– Bạch Thượng Tọa, mấy năm nay vợ chồng con đã đổi việc làm ăn rồi nên không còn làm nghề cũ nữa. Chúng con cũng đã dời nhà đi nơi khác, xa xôi quá nên ít được dịp về thăm thầy mặc dù lòng con lúc nào cũng luôn tưởng nhớ.

Cố Hòa thượng hỏi:

– Làm nghề gì và dọn nhà đi đâu?

– Bạch Thầy, làm nghề buôn bán rau cải Đà Lạt và dọn nhà ra ngoài đó ở mấy năm rồi.

– Ở tại chợ Đà Lạt phải không, nghe nói khí hậu nơi đó mát và tốt lành cho sức khỏe lắm.

– Bạch Thượng Tọa không, cách Đà Lạt khoảng 40 cây số, nơi con ở là một ấp nhỏ, cũng tương đối yên ổn và thanh tịnh.

Cố Hòa thượng hỏi?

– Chỗ đó tên gọi là chi?

Minh Thiện đáp:

– Bạch Thượng Tọa, nơi con ở tên là Đại Ninh.

Cố Hòa thượng giật mình, liền hỏi tiếp:

– Đại Ninh có phải là Phú An không?

– Dạ, bạch Thượng Tọa phải rồi, Đại Ninh là tên của vùng, còn tên của thôn, nhà con đang ở nằm tại thôn Phú An. Bạch Thượng Tọa, bộ thầy cũng biết nơi này nữa sao? (Trúng mánh, vô cơ rồi)

Hòa thượng mỉm cười (chắc có lẽ lúc đó trong tâm của ngài vui và cảm ơn trời, Phật lắm) nói:

– Cũng biết chút đỉnh……….

(Đây là duyên khởi để cho cố Hòa Thượng biết rõ nơi “Tân trụ xứ” của mình…..)

– Và bây giờ, ngài đã biết được Đai Ninh cùng Phú An nằm ở nơi nào trên bản đồ Việt nam rồi. (Đúng như ngài đã nghĩ là Phật, Bồ tát sẽ khiến có người tới mách giúp, chỉ chỗ cho mình)…..

(Sau đó, những việc như hỏi kỹ địa điểm, đường đi nước bước, đến xem cuộc đất v.v…là lẽ đương nhiên cần phải tiến hành – xin miễn đề cập tới cho dở dài dòng và tỉnh giảm hơi sức)…..

Cuối tháng 12 năm 1967, ngài đến Viện hóa Đạo nơi chùa Ấn Quang, đảnh lễ sư phụ là Hòa Thượng Hội Chủ Thích Thiện Hòa (Phó Tăng Thống) trình bày các lý do sau đây:

– Chánh trị đã xâm nhập vào Phật Học Viện (do mấy thầy lớn mang vào)

– Chư học Tăng không tuân theo giáo quy của nhà trường.

– Mấy thầy đồng song (bạn cùng tu) bất chấp sự thanh tịnh cần phải có của Phật Học Viện, thường xuyên tới lui – vận động phe phái chánh trị, sách động biểu tình v.v…..

– Và như vậy là không thích hợp với sở nguyện (chuyên tu) của mình.

– Ơn thầy tổ, Giá hội và đàn na tín thí cũng đáp đền xong – Nay đã đến lúc cần phải lo phần tịnh tu giải thoát……cùng cùng một số lý do khác (như sức khỏe yếu kém v.v……….)

Xin được từ chức Đốc giáo Phật học Viện Huệ Nghiêm, giao trách nhiệm lại cho đệ I phụ tá là Thượng Tọa THÍCH BỬU HUỆ thay thế.

Ban đầu, Hòa Thượng Hội CHủ không chấp nhận, nhưng cuối cùng, đối đế quá không biết làm sao hơn nên buộc lòng chịu để cho Ngài từ chức với điều kiện là phải từ từ chớ không được gấp quá.

– Hòa Thượng dạy:

– Ta chấp nhận cho con từ chức ẩn tu theo sở nguyện nhưng chưa liền bây giờ mà phải chờ qua đến năm 1968 mới được đi……..

Vì muốn cho sư phụ vui lòng nên ngài mới hoãn lại việc ra đi của mình và bàn giao từ từ lại cho TT THÍCH BỬU HUỆ. Mãi cho đến giữa năm 1968 mới hoàn tất được hết mọi chuyện.

Trong thời gian này, thỉnh thoảng thì ngài cũng có đi đi, về về giữa Sàigòn (Huệ Nghiêm) và Đại Ninh, xúc tiến việc mua đất và mưới người Thượng4 phát quang cây cối chung quanh vùng cho trống trải để chuẩn bị cất tịnh thất ẩn tu.

Những lúc ngài bận đi vắng như thế thì tịnh thất của ngài tại Phật Học Viện Huệ Nghiêm giao cho một học Tăng thị giả trông coi, (tịnh thất chỉ là một am nhỏ, lợp bằng lá dừa nước, đơn sơ và đạm bạc) quét dọn xem sóc mỗi ngày.

Có một vài chuyện cũng rất lạ lùng (và huyền bí) ở nơi tịnh thất của ngài như sau: (Thuật lại theo lời kể của một số học tăng tại Huệ Nghiêm).

– Nguyên lần đó, sau khi quét dọn bên trong tịnh tah61t của ngài xong rồi thì vị học tăng ấy cảm thấy hơi mệt mỏi nên khởi ra ý nghĩ là muốn tìm chỗ (đâu đó) để ngồ dựa lưng cho thoải mái và “giãn gân cốt”. Trong khi đi ngang qua bàn viết của ngài, thầy ấy tò mò nhìn vào thì thấy trên bàn đang để dở một quyển kinh (bằng chữ nho) cùng với xấp bản thảo kinh mà ngài đang phiên dịch nên đứng lại xem (cho biết).

Thấy hay hay, vả lại vì cũng đang mệt và muốn tìm chỗ ngồi để dựa lưng một chút, thôi hì sẵn có bureau và ghế đây, ta hãy cứ (tạm làm thượng tọa), ngồi cho khỏe và xem kinh luôn cho nó được “nhứt cử lưỡng tiện” (còn hơn là đứng hoài mỏi chân lắm!). Chác có lẽ vì nghĩ như vậy nên thầy mới “vui ve”, khỏe khoắn “bình tọa” ngay trên ghế “thượg tọa” và cầm lấy xấo bản thào kinh đang dịch lên xem. Nhưng vừa mới ngồi xuống xong chư đầy một phút đồng hồ sai thì thầy bỗng chợt có cảm giác dường như chóng mặ, nên cố gắng định thần lại, thì thấy mơ hồ có một bóng người cao lớn đi đến đứng bên cạnh bàn viết, lấy tay chỉ vào người thầy nói với giọng giận dữ:

– Người hãy úng lên cho mau, sao dám ngồi nơi bảo tọa của Đại đức pháp sư.

– D0oạn lấy tay xô một cái, khiến vị học tăng nầy té nhào xuống đất, làm cho thầy sợ quá, vội vã ngồi dậy và chạy ra ngoài……

Đây là một chuyện.

Và thêm một lần nữa, đêm đó vị học tăng khác có trách nhiệm trong nom tịnh thất của ngài, bỗng nhiên khởi lên ý nghĩ là tối nay sẽ ngụ lại trong thất của cố Hòa Thượng (có lẽ thầy này cũng muốn thử xem ta có đủ “đạo lực” để nằm trên giường ngủ của “ông già” hay không – Bạn ta hôm trước mới vừa ngồi vào ghế của “ổng” thì bị xô té xuống còn ta thì đe6m nay sẽ nằm ngủ ở trên giường của “ổng”  để thử xem có chuyện gì xảy ra không cho biết. Nếu mà có “cái gì đó” xảy ra cho ta thì ta sẽ phục là “ông già” tu cao, còn nếu như mà ta vẫn thẳng cẳng ngủ khò một giấc cho đến sáng hôm sau thì té ra bạn ta “nói xạo”.)

Chắc có lẽ vì nghĩ như thế nên tối hôm đó thầy nầy không trở về phòng của mình lại lại leo lên trên giường của “ông già”, định bụng là sẽ “đánh một giấc”  thẳng thừng cho khỏe……Nào dè đâu ừa nằm xuống, mới nhắm mnắt thi thỉu thôi thì thầy bỗng mơ màng thấy có một người đi đến đứng bên cạnh đầu giường, nhìn thầy mộ lúc rồi tỏ sắc giận mà bảo:

– Người là ai, sao dám cả gan nằm ngủ nơi đây. Hãy dậy và xuống ngay lập tức. Nói xong thì vịnầy đi ra ngoài phía bàn dịch kinh (Hộ pháp). Thầy nầy lúc đó phần thì buồn ngủ nên làm biếng dậy, phần thì nghĩ rằng: – Ta đây cũng “đường đường tăng tướng”, Đại đức như ai vậy, ta không ợ đâu, cứ nằm lý ở đây thử xem đó làm gì dược ta cho biết (kể ra thì thầy nầy cũng can trường dữ).

Đoạn thầy nằm nướng luôn chớ không chịu đi xuống theo như lời bảo khi nãy. Khoảng chừng 5 – 10 phút sau, thầy thấy có 5, 6 người khác nữa đi đến, đứng nơi đầu nằm, vị đứng giữa hình như là cấp chỉ huy, mặc áo vàng, gương mặt oai vũ và có vẻ giận dữ nói:

– Đã bảo rồi mà ngươi vẫn còn chưa chịu xuống hay sao? Nói xong lấy tay khoá một cái làm cho thầy nầy cảm giác bị lạnh buốt phía sau lưng, một sức lạnh thấy xương xuyên qua da thịt, tựa như có bàn tay khổng lồ bằng nước đá bợ lưng của thầy lên cao và hất xuống đất, khiến thầy bị rét run, lập cập, nói không ra tiếng, la ú ớ một hồi rồi ngồi bật dậy, vội vã chạy ra khỏi phóng, mặt mày tái mét lên vì sợ…..

Hai câu chuyện nầy được kể ra làm cho các học tăng trong Phật Học Viện (thời đó) ai cũng đều lắc đầu, le lưỡi mà nói rằng: – “Ông già” của mình tu cao ác (ôn) đến nỗi chỗ ngồi và chỗ nằm của ổng mà cũng có “long thần, hộ pháo” coi giữa nữa………

 

XA CHỐN THỊ THÀNH VỀ A -LAN-NHÃ

(Rời thành phố về nơi ẩn tu)

Khoảng giữa năm 1968, việc xây cất Hương Quang tịnh thất ở phú An đã xong, ngài chánh thức dâng đơn từ chức lên Viện Hóa Đạo, mặc dầu rất thương tiếc cho một người đệ tử vừa có tài, vừa có d8ức, tuổi còn nhỏ mà đã sớm biết rằng không thể nào lưu giữ con người đại at6m, đại chí, đại nguyện nầy lại được cả, bất đắc dĩ, Hòa Thượng Hội Chủ kiêm Phó Tăng Thống và Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Ấn Quang THÍCH THIỆN HÒA bắt buộc phải chấp đơn để cho ngài được thành toàn chí nguyện (mà trong lòng buồn lắm).

Chức vụ Đốc giáo Phật Học viện Huệ Nghiêm dược bàn giao lại cho Thượng Tọa đế nhất phụ tá là TT Thích Bửu Huệ, và riêng về phần ngài, thêm một lần nữa (và cũng là lần cuối) lên đường nhập thất ẩn tu vô thời hạn nơi vùng rừng núi cao nguyên của miền Trung nước Việt:

– Tổng Đại Ninh, thôn Phú An, xã Phú hội, quận (Huyện) Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng (Đà Lạt). Một địa danh hoàn toàn xa lạ đối với tất cả chư Tăng, Ni, Phật tử nơi chốn thị thành.

(Đến đây Bảo Đăng tôi xin tạm dừng bút đôi phút để bình luận về việc nầy, một việc có thể gọi là “phi thường” mà xem như 100% chư Tăng đương thời không một ai dám nghĩ đến  – huống chi là thực hành!

– Ngay như cố Hòa Thượng đây là một đại tăng tuổi đời còn nhỏ (43) tài cao, đức trọng có danh chức và địa vị lớn trong giáo hội, làm Đốc giáo một Phật Học Viện nổi danh, Phật tử đông nhiều, ai nấy cũng đều cung kính, quý trọng….ấy vậy mà ngài vẫn khôngđoài tưởng đến, vứt bỏ hết tất cả chẳng chút luyến lưu, một thân, một bóng bơ vơ về ẩn tu nơi miền rừng ca, núi vắng, giữa đời sống đạm bạc, an vui, tuyệt dấu thị thành.

Nếu không phải là một bậc đại căn, đại lực, hỏi mấy ai dám “cả gan” đương nổi với việc nầy.)

Trong Kinh “Đại Bảo Tích” -chương Pháp Hội Phú Lâu Na, Đại Bồ Tát Hạnh”,  Phật có dạy rằng:…..

Lại nầy Phú Lâu Na, Đại Bồ Tát có thể rời lìa ngũ dục, thường thích xuất gia, tâm thuận xuất gia rồi thì rời bỏ chốn ồn náo, ở xa nơi núi rừng, chẳng mất pháp lành. Bồ Tát hay thành tựu được Pháp nầy thì sẽ được đầy đủ tấ cả công đức.

Đức Thế Tôn muốn sáng tỏ lại nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Tâm thường thích xuất gia
Mà hay thường xuất gia
Ưa thích ở núi rừng,
Chỗ tăng ích công đức
Ở tại chỗ rảnh vắng, (5)
Thì lìa ngũ dục lạc,
Nơi ấy không ồn náo,
Không mất duyên pháp lành.
Không phải bận chuyện trò,
Đến, lui, thăm viếng nahu
Ưu rảnh rang, vắng vẻ,
Được chư Phật ngợi khen.
Vì thế chư Bồ Tát.
Phải thường ở rảnh vắng.
Chớ tham ưa thành thị,
Chỗ sanh tâm lợi dưỡng,
Nếu được lợi thì mừng,
Khi mất sanh lo buồn
Người nầy dầu cúng Phật,
Chẳng gọi là cúng dường.
Muốn trừ các lỗi nầy,
Phải thường lìa lợi dưỡng
Nươnb thân nơi lan nhã,
Tu tập các pháp không……..

(Vô Nhất Đại Sư – Cố Hòa Thượng Đại Ninh, Thích Thiền Tâm, chính là hạng người mà Phật đã đề cập cùng nhắn nhủ đến trong phần kinh nầy vậy).

Sau ngày cố Hòa Thượng rời khỏi Huệ Nghiêm về ẩn tu nơi miên sơn cước Đại Ninh rồi, thì những phật tử trước kia đã từng quen biết với ngài ltại Sàigòn và khắp cả các nơi, thày đều mang lòng nhớ thương, hoài vọng. Riêng các hàng tứ chúng có tâm chân thận tu hành ai nấy cũng đều ngầm tiếc nuối cho một bậc đạo cao, đức trọng, đã dũng mãnh xả hết at61t cả lợi danh, chùa to, Phật lớn cùng với các vịnh dự hiện có của mình trong giaó hội mà quy ẩn quá dớm nơi miền núi xa xôi, cam phần đạm bạc đúng theo như chí nguyện của kẻ xuất trần.

Và mọi người (Phật tử chơn chánh) cũng đều biết thêm rằng:

– Giá hội Phật gaío Việt Nam Thống Nhất đã bị mất đi một vị đại Tăng lỗi lạc, tài đức song toàn, thật tu, thật hạnh (Trong khi các vị Tăng sĩ giả tu, hoặc  mượn đạo tạo đời”, hoặc đắm mê danh lợi, hoặc nơi hình thức, Phật giáo để làm chánh trị, mưu cầu quyền chức cá nhân, hoặc tiếp tay cho những người đối nghịch, quấy rối, xách động biểu tình, làn đảo loạn sự trị an trong nước v.v…..thì vẫn còn nhan nhãn khắp nơi trong Giáo hội với các chức vụ nầy, kia quan trọng………mà lắc đầu, ngán ngẩm cho ca hai phương tiện: – Thế thái lẫn nhơn tình!

(Dạo ấy có người làm thơ than thở, nhớ tiếc cố Hòa Thượng rất nhiều, nhưng vì đã gần 30 năm trôi qua rồi nên hầu hết đều bị thất lạc – Trong hai lần về lại Việt Nam để truy tìm thêm tài liệu của cố Hòa Thượng cho quyển sách nầy, Bảo Đăng tôi chỉ góp nhặt được một ít đoạn thơ sau đây, nay cũng xin biên lên để mà “thêm nhớ thương” cho một vị Đại sư đã được nhiều cảm mến nhất của hầu hết Phật tử…….

Chẳng hạn như:

Con chim cánh trắng bay về núi (6)
Bỏ chốn tương tranh lắm não phiền,
Xa lìa nhân thế đảo điên,
Lánh nơi tục lụy, đáo miền thần tiên………
 
Hoặc là
 
Cánh trắng chim kia khuất dạng rồi,
Quân tử đau lòng khóc hơi ôi!
Trách bấy nhân tình sao đảo loạn,
(Biết đến thưở nao trùng hợp lại).
Gối nhiều cho mấy cũng đành thôi!
 
Và như sau đây:
 
Chím c1nh trắng bay nhanh, 
Về Đại Ninh núi xanh.
Một mình không bạn lữ
An ẩn chốn am tranh
Ngoảnh đầu trôngngùi ngậm,
Thương xót bạn đồng hành.
Tài danh cùng chức vị,
Mê đắm chạy vòng quanh.

Kể từ đó về sau, ” con chim cánh trắng” THÍCH THIỀN TÂM” đã “cắt đứt dây chuông “rồi” (Mặc cho chú Điệp đứng bên ngoài cổng kêu khản tiếng) phần của ngài nay đã an nơi miền lan nhã, chỉ tội nghiệp cho những người còn lại, cưu lòng đắm lợi thanh danh, lao nhao nơi chốn hí trường, như ý của đoạn thơ sau:

Mắt nhìn xem đã rõ,…….
Lòng cắt mối tơ vương,
Mặc kẻ lao nhă chốn hí trường
Ta lều trabg, núi biếc
Trong bổn phẩn lo lường
Nat tuỳ duyên thong thả
Mai rửa bát đố hương, 7
Đem tam quy hướng cõi thanh lương.
Mênh mang kìa biển nghiệp,
Đau khổ biết bao dường!
Quay đầu trông lại thấy thêm thương!
(Người bạn sen)

(Đến đây, trước khi khi qua một chương mới, Bảo Đăng tôi xin lưu ý quý đọc giả một điểm rất quan trọng về thời gian rời Sàigòn của cố Hòa Thượng để về Đại Ninh ẩn tu như sau:

– Đó là một sự trùng hợp ngẫy nhiên (nhưng đã có tiền dịnh rồi) giữa các sự việc:

1/- Ngài muốn rời Sàigòn vào cuối năm 1967, nhưng ân sư của ngài à Hòa Thượng THIỆN HÒA chỉ cho phép ngài đi vào năm 1968 mà thôi.

2/.- Trong bài kệ tiên tri về cuộc đời của ngài do đức Chuẩn Đề Bồ tát và bổn sư Phật Ấn trao cho có câu mở rằng:

Sáu tám lắm gian nan.

Là ý nói đến năm 1968 ngài mới bắt đầu rời Huệ Nghiêm (Sàigòn) để ra Đại Ninh được.

3/.- Việc xây cất Hương Quang tịnh thất mãi cho đến năm 1968 mới xong.

4/.- Đến năm 1968 ngài mới được chấp đơn cho từ chức để ẩn tu.

Như thế thì ta thấy rằng: – Bốn, năm cái 1964 xảo hợp lẫn nhau như vậy đều do tiền định cả – Dù ngài có muốn cải đổi hay rút ngắn thời gian lại cho sớm hơn (1967) cũng không được nữa.

 

Chú thích:

(1) Tứ vô úy: Bốn cái đức dạn dĩ, chẳng sợ. Có được 4 cái đức này thì giáo hóa được tất cả chúng sanh mà lòng không khiếp sợ, chán nản.

Có hai loại tứ vô úy:
1. Tứ vô úy của Phật:

– Nhứt thiết trí vô sở úy: là có trí biết tất cả, nên không sợ bất cứ việc chi hết.

– Lậu tận vô sở úy: là có trí đức hết phiền não, nên không sợ bất cứ việc chi hết.

– Thuyết chướng đạo vô sở úy: là có trí giải hết các sự gút mắc trong đạo nên không sợ chi hết.

– Thuyết tận khổ đạo vô sở úy: là có trí giảng dạy các pháp dứt tất cả khổ nên không sợ chi hết.

2. Tứ vô úy của Bồ tát:

– Tổng trì bất vong, thuyết pháp vô úy: là giữ các pháp Phật dạy không quên, nên thuyết pháp không sợ.

– Tận tri pháp được cập tri chúng sanh căn dục, tánh tâm thuyết pháp vô úy: là biết rõ các món pháp dược trị bệnh chúng sanh, biết lòng tham muốn và căn tánh của chúng sanh, nên thuyết pháp không sợ.

– Thiện năng vấn đáp, thuyết pháp vô úy: là có tài vấn đáp nên thuyết pháp không sợ.

– Năng đoạn vật nghi, thuyết pháp vô úy: là trừ được các điều nghi của chúng sanh, nên thuyết pháp không sợ.

(2) Bảo hoa vương: Hoa sen cực quý – Đây ý nói ngồi tòa sen báu và thành Phật.

(3) Thường lạc quả: Gọi cho đủ là: Thường, lạc, ngã, tịnh – đây là 4 đức của Niết bàn.

(4) Vì vùng đất mà cố Hòa Thượng chọn để ẩn tu nằm cách quốc lộ khoảng 3 cây số, cạnh sông Đại ninh của đập thủy điện Đa nhim, nơi đây rất ít có người Kinh (Việt) ở lắm, đa số là dân sắc tộc thiểu số cư ngụ (95% cư dân nơi đây làngười Thượng).

(5) Nơi rảnh vắng: tức là rảnh rang và vắng vẻ, còn có một tên khác nữa là A Lan Nhã.

(6) Chim cánh trắng là chim bồ câu. Đây là một loại chim được cả thế giới gọi là “chim hòa bình”. Riêng trong các bài thơ này có ý ám chỉ cho Hòa Thượng là người hiền lành, khôg ưa tranh đấu.

(7) Rửa bát: tức là rửa chén (dơ thành sạch) -ở đây dụ cái bát dơ cho cái at6m (dơ bẩn) của mình. Nên ở trong đạo Phật, nói rửa bát đây thì phải hiểu là rửa cái tâm của mình (Cho nó sạch đi đặng hạp với tâm của Phật, Bồ tát, tổ sư……)