NHÂN QUẢ PHỤ GIẢI LƯƠNG HOÀNG SÁM
TẬP II
Biên giảng: QUẢ KHANH
Hạnh Đoan Lược dịch

 

QUAN CHẤM THI

Hai năm trước có một phụ nữ dến nhà tôi, kể rằng: Bà có một cháu gái hai mươi tuổi, mấy tháng trước toàn thân bị ngứa. Ngứa thì phải gãi, phải cào… mà càng cào càng ngứa, nên phải gãi cào đến rách da mới thấy đỡ ngứa. Hiện giờ tóc cháu còn bị rụng từng nhúm, tùng nhúm, chân lại sưng phù, y viện tìm không ra bệnh. Đã đi chạy chữa khắp nơi, dùng đủ thuốc rồi mà không khỏi. Là do nguyên nhân gì mà bị vậy?

Lúc đó con trai tôi là Quả Đạt cũng có mặt ở đó, liền hỏi bà ta:

Phía trên bắp vế phải của cháu gái bà và trên cổ tay phải đang bị thối rửa lở loét nặng, phía bên tả cũng mọc các mụn đỏ lây lan khắp… đúng không?

Bà nói:

-Đúng vậy!

Quả Đạt bảo:

Cháu gái bà đời trước là quan giám khảo chấm thi, do tham lam nên đã nhận tài vật hối lộ của đám con em nhà phú gia đút lót và ra tay áp bức một thư sinh ba mươi tuổi đà khổ công học tập nhiều năm, hại anh khốn, mất hết tiền đồ!

 Vị thư sinh này do bị tên tham quan chèn ép, vùi dập đến không ngóc đầu lên nổi, tinh thần bị đả kích mạnh, tâm ôm đầy oán hận và chán nản… nên anh đã nhảy xuống giếng hoang tự tử. Hài cốt anh nhiều năm sau mới được người phát hiện ra. Vì vậy mà cháu bà bị ba quả báo:

1. Thân thể cô bị sinh ngứa, lở loét thối rửa, là do khởi ác tâm hại người cùng khốn, khiến bản thân nạn nhân suốt thời gian dài không có điều kiện tắm rửa, phải sống cảnh dơ bẩn nên sinh ngứa, do họ phải cào da rách đến lở loét, nên cháu bà cũng bị bệnh tương tự để nếm mùi đau khổ giống như người bị hại.

2. Bị rụng tóc là kết quả của việc: ưa dày vò hành hạ, làm khổ tinh thần người.

3. Chân bị sưng phù: Là do ép nên nhân vào tuyệt lộ đến họ phải nhảy giếng tự tử, khiến thi thể phình trướng vì bị ngâm trong nước.

Nếu cháu bà không chân thành sám hối, thì tương lai sẽ gánh lấy ác quả còn đáng sợ hơn nữa. Trong Phật giáo nói: “Muốn biết nhân đời trước xem quả thọ đời này” là rất đúng thật. Bây giờ, việc cháu bà cần làm là:

1. Phải thành tâm sám hối, thệ đoạn tuyệt đồ mặn, nguyện ăn chay trường, dứt sát, phóng sinh và lo tụng “Kinh ĐịaTạng” hồi hướng cho người bị hại đời trước. Hằng ngày phải kiên trì, có thể tụng bao nhiêu thì tụng, quỳ tụng là tốt nhất.

2. Phải phát nguyện từ nay về sau hết lòng trợ giúp trẻ em thất học hoặc sinh viên nghèo túng, gieo niềm tin và hi vọng cho họ.

3. Đóng góp tiền xây dựng, trang trí tự viện hoặc cúng dường chư Phật, Bồ tát, như: Phụ tô đắp dát vàng tượng Hộ pháp, hay tu bổ, tô lại mỹ dung tượng.

Nếu cháu gái bà thành tâm dốc sức làm, không những ác bệnh sẽ lành mà tương lai còn được làm quan chấm thi. Nhưng cô ấy không được cậy chức quyền thu lợi, hàm hại người. Ngược lại còn phải phù trợ, nâng đỡ, tạo cơ hội giúp cho học sinh thăng tiến… Hễ càng tận tâm, tận tụy với chức vụ bổn phận thì tương lai đời cô sẽ càng tốt. Bởi vì trong kiếp quá khứ cháu bà cũng có làm nhiều việc thiện cho bá tính và hiện thời phúc kia chưa hưởng hết…

Không bao lâu thì chúng tôi dời nhà đi, chẳng còn gặp họ nữa. Nhưng tôi biết rõ là bệnh nhân đã lành. Nay xin đem câu chuyện này kể ra, mong có thể cảnh tính người.

Làm con ngỗ nghịch hay chọc cha mẹ gian là bất hiếu. Chỉ cần điều cha mẹ yêu cầu không gây tổn hại gì đến lợi ích quốc gia hoặc nguôi hay vật, thì có thể chiu theo. Nếu có tư tiròng khác biệt, thì nên theo ý của cha mẹ. Có người viện cớ: Vào thời đại tân tiến phải có “tự do nhân quyền” nên không tán thành thuyết này. Nhưng quy luật tự nhiên không thể vì thời đại mà thay đổi. Cha mẹ có cm giáo dưỡng ta thành nhân, không có cha mẹ thì không thể có ta, nếu viện cớ thời đại mà cho phép mình sống theo bản năng mặc kệ cha mẹ, là bất hiếu.

Nói đơn giản một chút, nếu cha mẹ đòi ăn cơm mà bạn khăng khăng muốn làm mì, thường làm trái ý song thân, như vậy là bất hiếu. Trong kinh Tâm Địa Quán, Phật thuyết: “Nếu có con trai hay gái sống bội ân bất hiếu, thì tâm cha mẹ sinh niệm oán, mà phát ác ngôn, thì con sẽ theo đó bị đọa, hoặc sa địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Cha mẹ và Tam bảo như nhau, đều là phúc điền của chúng sinh. Là ân sâu nặng đầu tiên trong bốn đại ân.

Do mẹ cha “ân sâu nan báo”, nên chỉ có: Giúp cha mẹ tin Phật, trì giới, hành pháp, tu giải thoát… (mới là người đại hiếu có trí huệ). Bồ tát Đại thừa hiếu tâm cực lớn (vì xem tất cả chúng sinh là cha mẹ mình). Do chúng sinh từ vô thỉ đến nay từng là cốt nhục thân quyến của ta, đã từng làm cha mẹ ta.

Làm thần chẳng nên bất trung. Làm Thượng cấp thì không nên tham ô tư lợi hay lấy đồ công làm của riêng.

Là bạn bè thì phải dùng tín nghĩa mà đối nhau, không nên cư xử bất lương bất nghĩa.

Nếu làm quan mà chẳng chủ trì công đạo cho bá tính, lại tham ô mê nhận hối lộ, thường lãng phí hoặc lạm dụng công quỹ, thậm chí còn hãm hại người, lăng nhục người tuổi cao hoặc trưởng bối, cấu kết với xã hội đen, xâm hại lợi ích quốc gia, áp bức dân lành, những người như vậy sẽ bị quả báo như trong kinh đã kể.

Chúng ta phải tự kiểm điểm, nếu nhận ra lỗi thì phải sám hối ngay, nguyện nghiêm trì giới Phật.

Sám văn:

Phật dạy: sống phải siêng năng hiếu dưỡng cha mẹ; kính sư, qui y Tam bảo, siêng tu bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ, từ bi, hỷ xả… xem kẻ oán người thân như nhau, không khinh người già nua, cô quả; không xem thường kẻ nghèo; sẵn lòng giúp đỡ… không ôm tâm ác đối với người.

Nếu tu được như vậy thì cũng đã báo được ân chư Phật; hằng xa lìa ba đường ác, không còn đau khổ nữa.

Giải thích:

Người tu ai cũng muốn thành tựu, khai mở đại trí huệ, nhưng do căn khí bất đồng, nên mỗi mỗi biểu hiện khác nhau. Có người sinh ra thông minh hiếu học, có kẻ ngu độn. Giảng theo lục đạo luân hồi thì: Có người vừa mãn kiếp trời là sinh vào nhân gian, nên rất thông minh. Có kẻ mãn kiếp súc sinh rồi mới lên nhân gian Iàm người nên còn ngu độn.

Chẳng hạn như người vốn là Nhạc thần trên trời, khi sinh xuống nhân gian thì ngay từ nhỏ đã bộc lộ thiên tài âm nhạc. Nếu họ ở trên trời từng là vũ công, thì khi sinh xuống nhân gian ngay từ nhỏ đà giỏi khiêu vũ. Do người trên trời dư báo chưa tận, nên phúc cũng còn nhiều. Còn kẻ trước khi đến nhân gian nếu từng là loài khỉ vượn thì tánh ắt hiếu động. Còn loài từ trong hổ lang tới ắt tính hung hãn ưa đấu đá. Như nam nhân từ cõi A tu la tới, sẽ có tính hiếu chiến ưa đấu tranh, tướng mạo hùng mãnh; các nữ nhân từ A tu la tới, tuy xinh đẹp như tiên nhưng có tâm tật đố rất mạnh:

Xin kể câu chuyện thực về một nữ nhân từ cõi trời hạ phàm để quý vị tham khảo:

MỸ TÚ

Năm 1990, ở Nam Kinh có một nữ giám đốc đến hỏi Quả Lâm thế này:

-Mẹ tôi năm nay 70 tuổi, bị bệnh tim đã hai năm, lại còn mắc bệnh suyễn nghiêm trọng.

Quả Lâm nói:

-Có phải mẹ cô thông minh, khéo tay, tính rất ưa thêu thùa?

Cô ta vừa nghe hỏi thì mặt mày hớn hở, vội khoe ngay đây là thiên tài trời phú: Lúc mười hai tuổi mẹ mình đà nổi danh thêu đẹp khắp xa gần. Hiện tại dù bà bị bệnh, nằm trên giường đã hai năm, nhưng chẳng chịu ở không, còn tự thêu áo gối cho các cháu trai, cháu gái… để sau này đến lúc kết hôn, chúng có mà dùng. Các cháu đều kính yêu bà. Do chứng bệnh tim chữa trị tốn rất nhiều tiền mà không hết, nên cô rất lo cho mẹ. Cô vừa kể vừa rơi nước mắt.

Quả Lâm bảo:

-Cô đừng buồn thái quá, là con người thì phải có sinh già bệnh chết, y viện không thể nào trị lành cho tất cả bệnh nhân. Mẹ cô đời trước là thiên nữ & Cung Thêu, thuộc cõi Đao Lợi Thiên, do chúng trời cõi Dục giới tâm còn dục vọng, nên khi bà dùng thiên nhãn quan sát nhân gian, nhìn thấy tình yêu nam nữ ở cõi nhân gian, liền khởi niệm ưa thích (cũng do bà có nhân duỵên đời trước với phụ thân cô nên bị nghiệp tham ái này trói buộc, khiến xui dẫn dắt…), vì vậy mà bà lập tức bị đọa, đầu thai vào nhân gian.

Thời gian trên trời dù ngắn ngủi chỉ tợ… uống chừng ly nước, thì dưới đất đã trải qua mấy mươi năm rồi! Vì vậy mà khi các thiên nhân phát hiện bạn mình vắng mặt, họ liền cúi đầu ngó xuống nhân gian tìm kiếm… thì thấy mẹ cô đã… có con cháu đầy nhà rồi. Do lúc mang thân trời mà khởi ý niệm không thanh tinh, nên mẹ cô bị quả báo là mắc bệnh tim.

Cô có thể thay mẹ sám hối trước Phật, ở trước tượng Phật tụng “Kinh Địa Tạng” cho mẹ. Hễ tụng càng nhiều công đức càng lớn. Bởi vì công đức tụng kinh có bảy phần thì mẫu thân cô chỉ hưởng được một (Cô nên cho mẫu thân biết rõ lai lịch mình, để bà đích thân phát tâm sám hốì sẽ hiệu quả hơn).

Theo quan niệm của nhân gian (bao gồm các lập luận lẫn phim, sách…), đa số thường xúm nhau tô hồng tình ái, dệt gấm thêu hoa quanh nó, luôn mỹ hóa và ca ngợi tình yêu nam nữ đủ điều… Hoàn toàn chẳng biết rằng: Cho dù là chánh dâm1 đi nữa, vẫn không hoàn hảo và mỹ mãn như họ tưởng, về điểm này xin hãy tìm xem “Kinh Thọ Thập Thiện Giới” thì sẽ minh bạch. Vì vậy mà trong “Kinh Lăng Nghiêm” Phật tuyên bố: “Tam dâm chẳng trừ, trần không thể xuất”…

Còn nữa, mẹ cô khi nằm mà gối đầu nghiêng về bên tả là sai, tôi thấy có hai vật bà không nên dùng. Một là: Cạnh bà có một túi vải, bên trong chứa toàn những vật màu trắng, tôi tuy nhìn thấy nhưng chưa nhận rõ đó là gì. Hai là: Trên tường đối diện giường mẹ cô có treo bức tranh. Hai vật tôi vừa kể vốn không phải là “của nhà các vị”. Do vậy chúng sẽ phát ra khí xấu chán nản, làm mẹ cô khó thở, không thoải mái.

Nữ giám đốc kinh ngạc đến ngây người, vội nói:

-Em gái tôi làm Hộ lý trông trong bệnh viện, do mẹ có đàm nhiều, nên nó hay đem một số vải gạc trong kho dự trữ về, để dành cho mẹ nhổ đàm chùi miệng. Em tôi nói “Ai công tác tại bệnh viện đều có thể tùy ý lấy về xài”…Còn bức tranh treo tường là của bệnh nhân ra viện tặng cho y viện để cảm tạ, và y viện chia cho công nhân viên chức đem về nhà. Thế mà cũng không được hay sao?

Quả Lâm bảo:

-Lấy vải gạc (là tài sản thuộc bệnh viện) đem về nhà dùng tức đã phạm lỗi trộm. Biết quan tâm chăm lo cho mẹ là tốt, nhưng xài trộm đồ công là xấu! Do tạo nghiệp thiện ác lẫn lộn như thế thì một khi quả trổ: Ắt trong vui có khổ! Bức tranh là do bệnh nhân cảm tạ y viện, tức thuộc về tài sản của bệnh viện. Nếu khi nhận hay xài mỗi người nên nộp một số tiền sung công, thì có lẽ sẽ không thành vấn đề! Chuyện đem tranh phân chia cho công chức, hành động này là “rút công bồi tư”, ai mà nhận tức đà tự đem luồng khí không tốt về nhà mình và quả báo phải gánh vác sẽ càng lớn…

Đây là kinh nghiệm tôi rút ra được trên đường học Phật, thực ra loại chuyện này rất nhiều. Bỗng nhiên tôi nhớ tới một chuyện nhỏ, xin kể cúng dường các vị.

Trong các sách giảng giải, ngài Tuyên Hóa hay kể về tình hình chư Thiên cõi Lục Dục Thiên, từ Sơ thiền trở xuống (như: Tứ Thiên Vương, Đao Lợi Thiên, Dạ Ma Thiên, Đâu Suất Thiên, Hóa Lạc Thiên, Tha Hóa Tự Tại Thiên) kể rằng Thiên nhân và người thế gian chúng ta hình thể giống nhau, cũng có kết hôn, chỉ là phẩm bậc càng cao thì cách biểu lộ dục niệm càng nhẹ.

Ngài Tuyên Hóa đã giải thích các dục ở các cõi trời như sau:

Tứ (Thiên) Vương, Đao Lợi, dục: Ôm nhau. Dạ Ma: Tay nắm, Đâu Suất: Cười. Hóa Lạc: Chỉ liếc thôi là đủ.

Đấy là dục lạc 6 tầng trời.

Nếu độc giả tinh tấn tu hành, một hôm nào khai mở Thiên nhãn, thì sẽ thấy rõ hết tình huống chư Thiên nơi tam giới.

Phàm phu như chúng ta vì không hiểu Phật pháp, cho nên cử tâm động niệm không gì mà không là tội, không là nghiệp. Ta thường lý luận: “Ở gần hiên lầu trước được ngắm trăng”, nên hay lợi dụng công tác chức quyền, ham lấy đồ công xử dụng như của riêng nhà mình. Có người còn cho rằng “Đấy là do mình hữu phúc”. Hoàn toàn không nhận ra đây là lòng tham si điên đảo, rất đáng thương.

Người có hành vi như thế, là do tham tâm xui khiến, nếu muốn chuộc lỗi thì nên bỏ ra một số tiền để trợ học, cứu nghèo, hoặc giao cho cơ quan từ thiện, hay giúp in thiện thư, kinh sách v.v… cũng có thể tiêu trừ tội nghiệp.

Bản thân chúng tôi đã mua nhiều tập “Khai Thị” của ngài Tuyên Hóa tặng cho người, để sám trừ tham tâm minh. Bởi vì sách này dạy chúng ta minh bạch nhân quả, hiểu nên làm người ra sao.

Chúng ta không nên xem thường mình, tuyệt không phải đời này chúng ta mới bắt đầu học Phật, nếu vậy thì ta chẳng thể tham dự lạy Bảo sám hoặc nghe kinh pháp… Ngài Tuyên Hóa giảng: Phàm những ai có thể nghe “Kinh Lăng Nghiêm”, đọc “Kinh Lăng Nghiêm”, tụng chú Lăng Nghiêm… thì người này đã có trồng nhân duyên rất sâu với Phật. Vì vậy chúng ta nhất định phải phát vô thượng Bồ-đề nguyện, sinh tâm dũng mãnh, sám hối lỗi xưa, tỉnh giác liền, hành “Như* Lai thiền, Lục độ Vạn hạnh chu toàn, thì thế gian nơi noi đều là đạo tràng, chịu trì giới ắt có định huệ hiện tiền”.

Sám văn:

Tín Tướng Bồ tát bạch Phật:

-Bạch Thế Tôn, kinh này gọi là kinh gì? phải phụng trì bằng cách nào?

Phật bảo: Kinh này gọi là “Nghiệp Tội Báo ứng Giáo Hóa Địa ngục Kinh”. Các ngươi nên phụng trì và lưu truyền cùng khắp, công đức vô lượng”.

Kinh Tạp Tạng ghi:

Có con quỷ bạch với Ngài Mục Liên rằng: -Thân tôi không có đầu, nhưng hai vai có mắt, ngực có mũi miệng… Do nhân duyên gì mắc phải tội này?

Ngài Mục Liên đáp: Đời trước ngươi làm học trò ở nhà hàng thịt, khi thấy giết trâu bò thì tỏ ra vui mừng, lấy dây trói, lôi kéo nó. Vì nhân duyên ấy nên mắc phải tội như vậy. Đó chỉ là là hoa báo (mới ra hoa), quả kết sẽ là ở địa ngục.

Giải thích:

Chuyện này cũng cảnh tỉnh chúng ta, khởi ác niệm tùy hỉ với việc sát sinh, cả đến góp sức hỗ trợ giúp người tạo ác nghiệp đều Iãnh thảm báo nặng nề, huống là đích thân tự làm? Chúng ta nhất định phải viễn ly thập ác sát sinh, cả đến ý niệm tùy hỉ thôi, cũng không được khởi.

Sám văn:

Có con quỉ hỏi Ngài Mục Liên: Thân tôi như khối thịt, không có tay chân, mắt, tai, mũi, lưỡi… lại thường bị trùng, chim… mổ, cắn rứt ăn, gây đau đớn không thể chịu nổi. Vì nhân gì mà mắc phải tội này?

Ngài Mục Liên đáp: Đời trước ngươi cho người uống thuốc độc phá thai, hại sản, khiến chúng sinh không toàn mạng sống. Vì nhân ấy nên mắc phải tội như vậy!

Giải thích:

Đây là ác báo phá thai. Tôi từng nghe người kể: Có người phá thai, do thai nhi đã lớn không thể kéo ra, nên trước tiên hễ ló tay cắt tay, ló chân cắt chân… tóm lại là cắt thai thành từng miếng rồi lấy ra. Ôi! Chúng sinh rõ đáng thương, vì nhất thời ham dâm dục, không chú ý tránh thai… để cho sinh mệnh hữu duyên nhập thai, tạo thành thống khổ cực lớn… Thai nhi này có lẽ đã luân hồi trong ác đạo ngàn vạn năm, nay mới được cơ hội đến thế gian làm người, nhưng lại bị tước đoạt mạng sống, mà người tạo thống khổ đoạt mạng… Ịại là cha mẹ của em. Đời này lẫn đời sau họ tất bị ác báo giáng thân.

Vì vậy những nam nữ phá thai, thậm chí người phụ giúp phá thai, phải mau sớm quỳ trước Phật sám hối, vì thai nhi thành tâm tụng Thật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Kinh” tụng bao nhiêu biến mới có thể diệt tội tùy theo tâm thành mà định. Nếu biết hối tội, tâm như Thái Sơn đổ, thì tụng một biến liền có thề tiêu nghiệp, may mắn được thai nhi tha thứ. Còn nếu cứ thản nhiên không thấy mình có lỗi, chẳng sinh tâm sám hối, thì dù tụng trăm quyển cĩing không thể giải nghiệp.

Một nữ bác sĩ của bệnh viện lớn nọ chuyên đảm trách việc phá thai, sau khi nghe tôi giảng xong, nước mắt bà rơi ràn rụa. Do bà giỏi tay nghề, kỹ thuật cao… nên có rất nhiều thai phụ tìm đến nhờ bà phá cho. Hiện nay bà đã về hưu, cả đời phá bao nhiêu thai bà cũng không nhớ hết được. Hiện toàn thân bà đang bị căn bệnh đau đớn không tên, giờ mới biết rõ nguyên nhân. Bà hỏi tôi mình phải làm sao? Tôi khuyên bà nên làm như tôi vừa thuyết giảng.

Hôm sau bả nhờ người báo tin cho tôi hay rằng: Tối đó bà quỳ trước Phật, vừa khóc vừa tự đánh vào mồm mình, (tôi không hề đề xướng là phải tự vả mình) bà nói do mình không hiểu Phật pháp, nên đã mê muội tạo ra nhiều thống khổ cho vô số sinh mệnh hài nhi, tội khó dung thứ… Giờ đây xin tụng kinh cầu cho những chúng sinh bị bà làm hại, khẩn cầu Phật lực gia hộ cho các bé sớm lìa khổ được vui, trở lại nhân gian, sinh trong gia dinh thiện lành, được tu học theo Phật pháp. Bà kể không nhớ rõ mình đã tụng bao nhiêu bộ kinh, mài cho đến khi mắt không còn mở ra được nữa và ngủ thiếp đi… Bà mơ thấy mình ở một nơi hỗn độn mịt mù, không có trời đất. Đột nhiên nghe vô số tiếng trẻ con gọi “Má ơi”… bên tai minh. Mới đầu nghe gần rồi dần dần xa hẳn, cho đến khi không còn nghe nữa. Giật mình thức tính, bà ngồi bật dậy, cảm thấy toàn thân trở nên thư thái dễ chịu chưa từng có. Bà lập tức hiểu ra: Lòng thành của mình đã được các vong thai bị hại tha thứ, và chúng đã chịu rời bỏ bà, đi đầu thai làm người rồi. Thế là bà liền đứng dậy, đến quỳ trước Phật đường, dập đầu lạy tạ ân cho đến khi trời sáng. Lúc rửa mặt mới phát hiện hai bên má đã hết bị nám đen, hồng hào trở lại, bà phát tâm bỏ ra một vạn in kinh ấn tống.

Tôi kể câu chuyện này cho chư vị nghe, là muốn nhắc mọi người: Phải thực sự biết lỗi thành tâm ăn năn, vĩnh viễn không tái phạm lại mới là sám hối, nếu chỉ đọc văn sám ngoài migng mà trong lòng không thực sự ăn năn chừa bỏ, thì không gọi là sám hối, nên chẳng diệt tội được. Ngoài ra, do nước ta theo chính sách một con, nên các vợ chồng cần tiết chế, lo ngừa thai tốt, đừng để xảy ra cảnh phá thai, tội này sẽ phải gánh rất thảm…

Những vị đã phạm tội thì phải biết ăn năn sám hối, nên tận lực cầu siêu cho thai nhi.

Sám văn:

Có con quỷ hỏi: Bụng tôi to như trống, cổ nhỏ như kim, quanh năm suốt kiếp không ăn uống gì được. Do nhân duyên gì mà mắc phải tội này?…

Ngài Mục Liên đáp: Đời trước ngươi làm chủ thôn, tự ỷ mình hào quý, mặc tình tung hoành, khinh khi… cướp thức dùng của người, khiến người đói khát, khốn khổ. Vì nhân duyên ấy, nên bị như vậy. Đó là quả báo mới đơm hoa, sau sẽ kết quả ở địa ngục.

Giải thích:

Xem kinh giảng rõ, chúng ta phải biết ăn năn sám hối. Vì từ vô thỉ đến nay, chắc chắn chúng ta đà tạo vô lượng vô biên tội ác. Những tội này đều do không có lòng từ, ỷ mạnh hiếp yếu, làm hại chúng sinh… cả đến trộm cướp của người, do mê muội mà xa lìa nẻo chánh, dùng lời ác vu báng Thánh hiền, tạo đủ tội ác. Những tội nặng này nhất định sẽ chiêu quả báo khổ trong cõi ác. Cho nên hôm nay chúng ta thành tâm bái sám, vì những chúng sinh thọ khổ trong lục đạo, vì cha mẹ, sư trưởng, tất cả quyến thuộc, chúng sinh… mà diệt trừ tội, thề không tái phạm nữa. Nguyện từ đây nhất quyết không tạo ác nghiệp, xin Phật chứng minh.

Tạo ác phải lãnh quả báo rất đáng sợ, vì vậy đời này ta phải nguyện tu hành chân chính để giải thoát mọi khổ đau.