HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ BẠN
HAPPINESS COMES FROM YOU
Thiện Phúc

 

Chương Năm 
Sanh Lão Bệnh Tử

Theo Phật giáo, sanh sanh tử tử (do hoặc nghiệp của hết thảy chúng sanh gây ra, hễ có sanh là có tử). Hành giả nên luôn nhớ rằng “sanh tử” là việc lớn, nhất định phải làm cho rõ, nhất định phải thực hiểu rằng sinh tử là sinh tử trong từng sát na. Theo Thiền sư Đạo Nguyên, vị sáng lập ra tông Tào Động của Nhật Bản, đức Phật Thích Ca Mâu Ni từng nói rằng trong một ngày đêm, sinh mệnh chúng ta có tổng cộng sáu tỷ bốn trăm triệu chín mươi chín ngàn chín trăm tám mươi lần sinh tử, cho nên mỗi giây sinh mệnh chúng ta có khoảng bảy chục ngàn lần sinh tử. Điều này e rằng tâm trí chúng ta không cách nào tưởng tượng nổi. Sinh mệnh như vậy rốt cuộc là sinh mệnh như thế nào? Thông thường chúng ta cho rằng sinh mệnh con người khoảng năm mươi năm, sáu mươi năm, có lẽ cao nhất là khoảng trăm năm. Nhưng những người sống lâu đang làm gì với cuộc sống của họ? Thiền sư Đạo Nguyên đã từng nói rằng sống lâu nhưng lại không tỉnh thức quả là điều tội lỗi. Ngược lại, ngài nhấn mạnh rằng chỉ cần sống một ngày mà hiểu rõ cuộc sống thì giá trị của một ngày sống đó tương đương với giá trị của người sống nhiều nhiều năm mà không tỉnh thức. Mỗi chúng ta đều quan tâm đến việc mình sống được bao lâu. Chúng ta cảm thấy sống tám mươi, chín mươi hay một trăm năm là cuộc sống kỳ diệu, nhưng kỳ diệu so với cái gì? So với người chết trẻ chăng? Vì thế, hành giả phải thấy rõ ràng sinh mệnh của mình. Sinh mệnh đang tồn tại ngay trong lúc này đây, là cái gì? Trong mỗi sát na có tới bảy chục ngàn lần sanh tử, cuối cung là cái gì? Có phải đó là sinh mệnh khác nhau giữa đàn ông, đàn bà, người trẻ, người già, giữa chúng sanh con người hay chúng sanh khác hay không? Nó tương đối hay tuyệt đối? Hành giả nên luôn nhớ rằng tất cả những xem xét và hiểu biết thông thường của chúng ta về cái sinh mệnh chẳng có nghĩa lý gì nếu chúng ta phải sinh tử đến bảy chục ngàn lần trong mỗi sát na. Chúng ta phải bằng mọi cách, với tất cả sức lực của mình, tu tập để vượt thoát khỏi vòng sinh tử này.

Sự nhận biết về lão bệnh tử của Thái Tử Sĩ Đạt Đa đến với Ngài khi tuổi Ngài hãy còn rất trẻ. Nhân một hôm được phép vua cha đi du ngoạn ngoại thành. Nhưng khi vừa ra khỏi cửa Đông chẳng bao xa thì Ngài đã nhìn thấy một ông lão lưng còng, tóc bạc, vai trần, bước đi khó khăn như muốn bị gió thổi, trông thật tội nghiệp.  Thái tử lập tức xuống khỏi kiệu voi, đến bên ông lão, hỏi han thân thiết. Chẳng ngơ ông lão bị điếc, răng cỏ chẳng còn cái nào. Nghe ông lão nói cô đơn và con cái không chịu chăm sóc. Thái tử dộng lòng muốn dưỡng nuôi ông lão, nhưng ông lão chỉ yêu cầu Ngài cho trở lại tuổi thanh xuân trẻ mãi không già. Nghe xong, Thái tử chỉ im lặng thở dài, không nói, rồi ra lệnh cho đoàn tùy tùng xa giá hồi cung. Vài hôm sau, Thái tử và đoàn tùy tùng đi về phía cửa Tây. Dù nhà vua đã ra lệnh dọn dẹp sạch sẽ, người bệnh người nghèo không được ra đường, nhưng vừa ra khỏi cửa Tây không xa là đã nhìn thấy một người bệnh sắp chết đang nằm rên bên vệ đường, thân gầy bụng to. Thái tử bèn hỏi một người trong đám tùy tùng: “Người này sao đến nỗi như vậy?”  Người hầu không dám dấu diếm sự thật, đáp rằng: “Người này bệnh vì cơ thể không được điều hòa. Bất luận giàu nghèo, sang hèn, có thân là có bệnh khổ.” Nghe câu này, trong lòng Thái tử run sợ và bất an. Ngài ben ra lệnh cho đoàn trở về cung. Sau khi về cung, Thái tử buồn bã suốt ngày. Ngài nghĩ tại sao con người lại già, lại bệnh? Với những thứ xa hoa trong cung điện, Thái tử không biết phải làm thế nào để làm vơi đi nỗi thống khổ của thần dân và làm thế nào để mọi người có cuộc sống an vui hơn. Nhà vua biết Thái tử không vui, nhưng cho rằng đây là việc ngẫu nhiên. Vì thế một mặt vua khuyên Thái tử tiếp tục viếng cảnh, mặt khác hạ chỉ cho than dân cố gắng đừng cho Thái tử gặp cảnh không vui trên đường, lại ra lệnh cho Đề Bà Đạt Đa cùng đi chuyến này với Thái tử vì Đề Bà giỏi cung tên võ nghệ có thể làm cho Thái tử cảm thấy mạnh dạn hơn. Nhưng khởi hành chưa được bao lâu, thì đã gặp ngay một đám tang làm kẹt đường xe của Thái tử. Những người đàn ông thì buồn bã, còn đàn bà thì kêu khóc một cách thảm thương. Thái tử bảo Đề Bà Đạt Đa: “Thôi ta về đi.” Đề Bà cười Thái tư sợ người chết, thật đúng là “Thái tử nhu nhược.” Thái tử nghĩ: “Đề Bà Đạt Đa cười kẻ khác, nhưng trên thế giới, không có ai có thể không chết, chỉ có thời gian sau trước mà thôi.” Nghĩ vậy Thái tử chẳng còn lòng dạ nao tiếp tục ngắm cảnh nữa, nên Ngài lặng lẽ trở về cung.  Những lần Thái tử ra ngoài ngoạn cảnh, đều là đi vui về buồn. Từ đó ngày ngày Thái tử ủ dột, lặng lẽ ít nói. Tuy bên mình là vợ đẹp con ngoan, cũng không làm cho Thái tử bớt u hoài. Những hình ảnh của các cảnh người già, người bệnh và người chết luôn ám ảnh trong đầu Thái tử. Ngài nghĩ rồi đây vợ đẹp con ngoan của ta cũng không thể nào thoát khỏi cái vòng lão bệnh tử này. Trong trí Ngài, cuộc sống con người hư ảo không thật như  hoa trong không trung hay như trăng trong nước vậy thôi. Một hôm khác trong khi đang ở trong vườn thượng uyển, Thái tử trông thấy đàn cá đang xâu xé nhau dưới ao, cá lơn ăn cá bé, cá bé ăn tôm; từ đó ngài quán tưởng đến chúng sanh, vì sinh tồn mà mạnh hiếp yếu, vì tư lợi mà phát động chiến tranh, có thể có cách nào ngăn chận những việc như vậy không? Rượu ngon, gái đẹp, ca múa đều không làm cho Thái tử hứng thú. Ngài luôn bị ám ảnh bởi những vấn đề vô thường như già, bệnh, chết, vân vân. Ngài nghĩ mục đích chủ yếu đầu tiên của con người là phải tìm kiếm ra phương pháp và con đường giải thoát nhưng thống khổ của nhân sinh. Đây là lý do tại sao Thái tử trẻ từ bỏ vợ đẹp con ngoan và cuộc sống xa hoa để trở thành một khất sĩ không nhà.

 

Chapter Five
Birth-Old Age-Sickness-Death

According to Buddhism, rebirth and redeath or life and death. Buddhist practitioners should always remember that “life and death” is a primary theme that we must clarify, and that we must really understand that life and death is the life and death of the instant. According to Zen master Dogen, the founder of Japanese Soto Zen, Sakyamuni Buddha said that in twenty-four hours our life is born and dying, rising and falling, 6,400,099,980 times. So in one second, our life is born and dying around seventy thousand times. Our conscious mind cannot even imagine such an occurence. What kind of life is this? We usually think of our life as fifty years, sixty years, maybe the most around one hundred years. But what are people doing with such long lives? Zen master Dogen said that living a long life without awareness is almost a crime. On the contrary, he emphasized that even if you live one day with a clear understanding of what life is, the value of that one day is equal to many, many years of living without awareness. We are all so concerned with how long we will live. We feel that living eighty, ninety, or a hundred years is a wonderful life. Maybe so, but wonderful compared with what? Compared with those who die young? So, Buddhist practitioners must see our life clearly. The existence of this life at this very moment, what is it? Being born and dying seventy thousand times at this very moment, what is it? Is such a life different for a man, a woman, a young person, and old person, a human being, or other beings? Is it relative or absolute? Buddhist practitioners should always remember that all our usual considerations and understanding about what our life is make no sense if we a born and dying seventy thousand times in an instant. We must, by all means, with our best effort to practice to get beyond this cycle of birth and death.

Prince Siddhartha’s perception of the old age, sickness and death happened when he was very young. One day, with the permission from the King, Prince Siddhartha and his attendants set out a tour around the capital city. However, after exiting the East Gate not long, he saw a hunch-back old man with white hair and bare shoulders. The man was limping along very feebly and look pitiful, as if he could easily be blown away just by a slight gust of wind. The Prince immediately dismounted from the elephant, walked to the old man, and spoke to him in a caring manner. It turned out that the old man was deaf, with not even one tooth in his mouth. He was lonely and unprovided for because his children refused to support him. This aroused the Prince’s sympathy who offered to support the the old man through his old age, but the old man only asked the Prince to help bring back his rejuvenation and longevity instead. Hearing this, the Prince was speechless, sighted and instructed his attendants to return to the palace. A few days later, the Prince and his attendants toured the West Gate. Even though the King already ordered the area to be cleaned, and the sick and the poor were not allowed to stay outdoors, but not long after they set out, the Prince saw a sick man lying by the roadside on the verge of dying. He had a thin body and a bloated belly, and he was moaning. The Prince asked one of his attendants: “Why would the man become like this?” The attendant dared not to conceal the truth, he replied: “This is a sick man. He catches illness because his body is in disorder. Whether rich or poor, noble or lower classes, all have the body that is subject to disease and pain.” On hearing these words, the Prince felt ill and disturbed. He gave the order to return to the palace. After returning to the palace, the Prince was unhappy all day long. He was wondering why people would turn old and would contract diseases. With all the luxuries he had, he did not know how to alleviate the suffering of the masses and how to make them live in more comfort. The King was aware of the unhappiness of his son, but considered this a minor incident. He persuaded the Prince to continue on another tour. This time he decreed that all the people of the kingdom should help avoid any unpleasant encounters. The king even ordered Devadatta to accompany the Prince, as he believed Devadatta was excellent in archery and martial arts, which could help the Prince muster more courage.  Not long after setting out of the South Gate, they accidentally came upon a funeral procession which blocked the way of the Prince’s carriage. The men who walked in front looked sad, while all the women were crying miserably. The Prince told Devadatta: “Let’s return to the palace.” Devadatta laughed at the Prince for his being afraid of dead people and said: “the true coward Prince.” The Prince thought, “Although Devadatta laugh at others, no one in the world could stay alive forever. It is only a matter of time before he joins the procession of the dead.” He was then in no mood to appreciate the scenery along the way. So he returned to the palace in total silence. In all these tours, the Prince always set out in high spirits but returned in a somber mood. Since then he remained silent and unhappy despite the fact that his beautiful wife and his good son were always by his side. Images of the old, the sick and the dead constantly haunted the mind of the Prince. He thought that even his beautiful wife and baby son could not escape from the cycle of old age, sickness and death. In his mind, human life was illusionary and unreal, like images of flowers in the air or the moon in the water. Another day while in the royal garden, the Prince observed the fish in the pond fighting among themselves for food, with the big fish eating the small and the small fish eating the shrimps. This was the fight for survival among living creatures with the strong preying on the weak. As for humans, they waged wars out of selfishness. The Prince was contemplating on its origin and how to stop it. Wine, women and songs could not arouse the interest of the Prince who was puzzled by the problems of old age, sickness, death, and impermanence. He wanted to seek out ways and means of emancipation from the sufferings of life. To him, this was the most important goal to achieve in human life. That was why the young Prince left his beautiful wife, baby son, and the luxurious life to become a homeless mendicant.