BẠT CHIẾT LA THỦ CHÚ LUÂN
Soạn dịch: Huyền Thanh

 

Kinh Thiên Quang Nhãn ghi là: “Nếu muốn giáng phục Đại Ma Thần nên tu Pháp Phộc Nhật La (Tay cầm chày Tam Cổ). Tượng Kim Cương Quán Tự Tại, tướng tốt đẹp uy quang như trước đã nói. Xong tay phải cầm chày Tam Cổ đặt ở eo phải, tay trái nắm quyền đặt ở eo”

𑖡𑖦𑖺 𑖨𑖝𑖿𑖡-𑖝𑖿𑖨𑖧𑖯𑖧
𑖡𑖦𑖾 𑖁𑖨𑖿𑖧-𑖀𑖪𑖩𑖺𑖎𑖰𑖝𑖸𑖫𑖿𑖪𑖨𑖯𑖧 𑖤𑖺𑖠𑖰𑖭𑖝𑖿𑖪𑖯𑖧 𑖦𑖮𑖯- 𑖭𑖝𑖿𑖪𑖯𑖧 𑖦𑖮𑖯-𑖎𑖯𑖨𑖲𑖜𑖰𑖎𑖯𑖧
𑖌𑖼 𑖮𑖿𑖨𑖱𑖾_ 𑖪𑖕𑖿𑖨-𑖢𑖯𑖜𑖰 𑖦𑖯𑖨 𑖢𑖿𑖨𑖦𑖞𑖡 𑖭𑖿𑖪𑖯𑖮𑖯

NAMO  RATNA-TRAYĀYA
NAMAḤ ĀRYA-AVALOKITEŚVARĀYA BODHISATVĀYA MAHĀ- SATVĀYA   MAHĀ-KĀRUṆIKĀYA
OṂ  HRĪḤ_ VAJRA-PĀṆI  MĀRA  PRAMATHANA  SVĀHĀ

Bạt Chiết La (Vajra) là tiếng Thiên Trúc, đời Đường dịch là Kim Cương hoặc Tam Cổ xử (chày Tam Cổ). Đấy là chày Kim Cương có 3 móc câu biểu thị cho nghĩa giáng phục 3 loại Ma: Nội Ma, Ngoại Ma, Tâm  Ma)

1.) NỘI MA: là tội nghiệp của đời trước.

2.) NGOẠI MA: là các loài hay gây chướng ngại bên ngoài như Thiên Ma, Quỷ Thần, 36 loài cầm thú.

3.) TÂM MA: khi Tâm động thì mê ngoại trần nên chẳng giải được Chính Đạo.

Kim Cương Mật Tích Lực Sĩ dùng Bản Nguyện cầm nắm chày Tam Cổ này để phù hộ Chính Pháp của chư Phật ba đời và giáng phục Ma  Thần.

Bồ Tát Quán Thế Âm dùng Bản Nguyện Từ Bi xông ướp Tam Muội nên tay cầm Bạt Chiết La giáng phục tất cả Đại Ma  Thần.

Khi bị Đại Ma Thần gây nhiễu loạn, hành giả dùng Linh Mộc làm chày, đặt trước Bản Tôn, tụng chú Đại Bi. Sau đó lấy chày này chú 21 biến rồi tác thế phá, nhớ Bản Tôn với Ấn Tướng, dùng nơi đi đến làm giới thì tự nhiên thành  tựu.

_Ý nghĩa của Chú này là:

NAMO  RATNA-TRAYĀYA: Quy mệnh Tam  Bảo

NAMAḤ  ĀRYA  AVALOKITEŚVARĀYA  BODHISATVĀYA  MAHĀ-SATVĀYA  MAHĀ-KĀRUṆIKĀYA: Kính lễ Đức Đại Bi Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát

OṂ HRĪḤ (Quy mệnh Chủng tử thanh tịnh của  Quan  Âm bộ) VAJRA-PĀṆI (Kim Cương Thủ: Tay cầm chày Kim Cương) MĀRA PRAMATHANA (Tồi phục Ma Chướng) SVĀHĀ (quyết định thành  tựu)