TỨ PHẦN LUẬT HÀNH SỰ SAO TƯ TRÌ KÝ
Đời Đại Tống, Sa-môn Thích Nguyên Chiếu ở Dư hàng soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

QUYỂN THƯỢNG

(PHẦN 3)

THIÊN THỌ GIẢI THÍCH GIỚI

Thọ là tâm năng lãnh thọ, giới là pháp được nhân. Thọ có chung năm loại: 1- Thiện lai. 2- Ba lần nói. 3- Phá kiết. 4- Tám kính. 5- Yếtma. Giới chia ra bốn vị (năm giới, tám giới, mười giới, giới cụ túc). Nay nêu thọ là y cứ yết-ma, giới là giới cụ túc. Tựu trung yết-ma tự chia sáu vị (trong tăng mười vị hay năm vị. Trong Ni có hai mươi vị, nghĩa là lập mười vị, tằng giá nhỏ tuổi, thiếu lòng tin, gồm trước cộng thành mười thọ). Nay y cứ văn nầy, chính là nói trong đại tăng ở giữa nước mười vị, tăng hành sự yết-ma, nghĩa gồm biên địa năm vị. Chúng khác sự đồng cho nên không nêu riêng. Duyên tức năm món trong văn, đến xa lìa là mười bốn, các duyên nhóm họp tác nghiệp mới thành, cho nên nói là nhóm họp.

Sớ chép: Phật ở đời hàng lợi cơ siêng khế hợp liền cảm, đời mạt pháp Thánh chế khe khắc theo duyên, duyên nhóm thì tác nghiệp mới thành, duyên tán thì giới đức không lập, ý văn rất giống. Sở dĩ không nói nhân là vì nếu y cứ vào nhờ nhau thành nghiệp thì nhân duyên nghĩa thông, nếu luận công có thân sơ thì trong ngoài thể khác. Nay nói rằng duyên nhóm, lại y cứ vào thông luận còn chỗ khác theo hai nên ý khác.

Trong phần nêu khen, phàm phu tệ xấu là tên chung của sáu đường; phiền não, nghiệp, khổ là cấu nhiễm bất tịnh cho nên gọi là uế lưu. Thánh chúng là tên chung của Ba thừa, thánh đạo vô lậu được người, trời tôn trọng cho nên nói là “ngôi báu”. Trên nói chỗ bỏ, dưới nói chỗ được.

Trong bày duyên, sáu câu ba ý thứ lớp sinh nhau. Ban đầu nói tâm rộng duyên nhiều, câu trên tiếp trước siêu nhập. Dưới nói rằng duyên nhiều tức là các tướng chung riêng của năm vị (Có thuyết nói duyên nhiều tức cảnh pháp giới, rất sai ý văn). Hai câu kế nói về duyên nhiều việc khó, pháp sự là tên chánh gia ở sau, tức lời nói, hoặc có thể viết là vưu. Hai câu sau nói sự khó, phải xét lại.

Trong phần bác bỏ chung, hai câu đầu là bác bỏ không biết ngăn đón. Mỗi giống như nhiều. Sư và tượng nghĩa là một, nhà văn nêu chồng thêm học giáo, biệt pháp nêu việc thành lợi ích, cho nên nói là thật dễ. Không học thì mờ mịt giáo pháp, mình người đều tổn cho nên nói là thật khó, ý rằng làm thầy vốn dễ mà lại khó. Chữ đãn trở xuống là suy lý do vọng làm. Thông nghĩa là theo xưa, cách là mới, sự tuy xưa truyền vẫn cho là có sửa đổi, kia chỉ chấp xưa nên nói là không suy nghĩa, chân giáo tức là Luật.

Trong bày phi, năm câu tức bao gồm bốn duyên. Câu hai, câu năm là sự phi, còn ba câu kia có thể thấy. Chấp văn tức là thưa đọc, chương là già nạn có thông được chăng? Nạn thì đóng hẳn, mỏng nghĩa là bên trong không đầy. Xấu nghĩa là thể tướng trái thường, văn lược nghĩa biệt chúng quyết gồm. Mượn tiếng y bát, lỗi ở năng thọ, nên nói là Tự.

Trong kết tổn, hai câu trên chỉ bác bỏ. Chữ hư trở xuống nói về tổn người, đường cũng là hư, là dối. Chữ hậu trở xuống là bày tổn mình.

Trong dẫn khuyên, đầu tiên dẫn kinh. Chữ thử trở xuống là y cứ theo kinh khuyên cẩn thận, không thể lầm người. Nếu y cứ bổn luật được liền lại thọ, nay trông sự khó nên nói là không nên. Chữ cố trở xuống là chánh bày ý thiên.

Trong đủ duyên, ghi chép xưa và khoa nầy là năm duyên xưa, nghĩa là trong chánh thêm, mười món phương tiện là nay mười duyên Sư. Hủy giáo của Tổ Sư, làm mù mắt kẻ hậu học, rất là lừa dối, bỗng lỗi ở đây. Vả lại năm duyên hành sự này trước sau bao gồm hết đây, lựa chọn có thể được hay chăng? Xem xét được mất, quy cảnh năng thọ là giềng mối của một thiên đầu, cho nên đặc biệt nêu, tổng ý sở dĩ trước bày là dụ cho chú văn yết-ma cũng đồng trụ ở đây. Trong Sớ giải thích lại càng rõ. Đều không thảo luận liền xuyên tạc, người đến học chưa suốt thì vọng truyền nào cùng.

Trong nhân đạo, ban đầu chọn đường khác. Nếu y cứ nhiều tông, các đường chung thọ ba qui y, không thấm nhuần giới pháp, thành tông cũng chung cho năm giới, tám giới, nhưng chướng xuất gia. Nay nói thọ giới cụ túc các đạo khác đều khó nhiếp. Chữ như trở xuống là nêu đó. Sở dĩ như vậy, là cõi trời nhiều khổ vui, Tu-la hoài nghi, quỷ thần dối gạt, súc sinh ngu si, địa ngục thường khổ, chỉ cõi người đây khổ nhẹ hơn các đường ở dưới, vui kém hơn cõi trời ở trên, ý thức mạnh niệm lực có thể tôn sùng đạo nghiệp, đều rộng như Sớ, tiếp lược trích dẫn.

Chữ Tăng-kỳ trở xuống là lại chọn nhân đạo. Văn có hai tiết, trước lựa tuổi ít mà có khả năng kham lãnh cũng thế, sau chọn năm tuổi dầu lớn cũng ngăn, văn sau chỉ rộng. Kia chép: “Tám mươi, chín mươi, thì quá già. Quá bảy mươi nằm ngồi cần người dìu đỡ thì không cho độ, nếu tu tập được các nghiệp thì cho xuất gia (nghĩa là làm Sa-di).

Hai, các căn đủ ấy là do tướng nghi có thiếu, làm ô nhục tăng chúng cho nên phải chọn. Văn có ba đoạn: 1- Giải thích duyên tướng, thân đủ, v.v… là lược bày ba căn. Trăm già là nêu đại số, chữ Luật trở xuống là chỉ rộng, như sau dẫn đủ. Chữ y cứ trở xuống là quyết văn luật. Ban đầu chọn hằng định, Sớ chép: “Ba căn tai, lưỡi, ý giúp đạo thù thắng. Do tai nghe pháp, ý duyên tà chánh, có nghi thông quyết, nếu chẳng phải lưỡi thì không thể nói, ba căn nầy có thiếu thì không thành thọ. Chữ dư trở xuống nói về thông định như trên đã nêu, tướng có nặng nhẹ như trong chánh hỏi, sau chỉ nghĩa văn sao thấy ở quyển thượng. Trong ba món thân khí nếu hoàn toàn chưa thọ, cho người làm ô nhục Ni, tặc trụ, năm tội nghịch thọ năm giới, tám giới, mười giới thì có biên tội tặc trụ, cho nên nói rằng “Tục đã đến”, v.v…

Mười ba nạn, vả lại nêu chung, ở đây chọn thân khí chỉ là nói về tạo nghiệp, nhưng thâu biên ni, tặc phá, ngăn tội nghịch, v.v… chín loại, cho nên nói là tạp lỗi, chẳng phải chứa duyên đầu thâu huỳnh môn, hai hình.

2- Nhiếp bốn tướng đủ, trong luật nói lõa hình, mặc áo thế tục, y ngoại đạo đều không được thọ. Trong năm duyên, ban đầu bày duyên tướng. Có nguyện chưa đủ, cho nên nói chút phần, sau dẫn luật chế. Nói đắc giới là bạch tứ rồi liền phát. Mắc tội là mất thứ lớp chế. Năm điều trên, kế bài lựa từ rộng đến hẹp. Ban đầu y cứ các đường thì chọn người, hai trong người thì chọn quả báo cao quý, ba quả báo cao quý thì chọn nghiệp, bốn nghiệp tịnh thì chọn nghi, năm đầy đủ oai nghi thì chọn pháp. Lại gồm chia làm ba, hai thứ trước và nghiệp trong quả báo đồng với trước, hai thứ sau thì thể tướng, hình pháp cả hai đồng. Lại y cứ giá nạn thâu thì một và ba không có trọng nạn mới thành, còn ba thứ kia khinh giá dầu có cũng thông cho, lại tự giải thích. Thứ hai, trong chỗ đối kiết giới khoa đầu chia làm hai: Ban đầu nói về lý do cần giới, chữ cố trở xuống là răn nhắc khiến xem xét thì có hai món: một là nói giới tướng biết giới hạn nhóm, hai là nói thị phi, rốt ráo bổn hành sự. Không như vậy tức trái với hai điều trên, hoặc nêu tướng không y cứ, hoặc kiết trước không như pháp gạn thiệp nghi lạm đều phải kiết lại. Sớ chép:

“xả giới rất dễ, đâu được tự khinh”.

Trong phần bác bỏ, hai câu đầu nói trái với bổn chế. Chữ triếp trở xuống là bác bỏ vọng làm, thiên trước đã phá cho nên chỉ như trên. Chữ Tất trở xuống là chỉ giáo. Duyên nầy hoặc tăng khó nhóm, hoặc nghi giới cũ cần ra ngoài giới. Nhưng đại giới bổn chế không vì nạn duyên, gồm phải lập tướng. Tiểu giới ngược với ở đây cho nên xếp vào pháp phi, nếu thêm duyên tướng đại giới đều như, cho nên nói là “không sai trái”. Khoa kế, là dẫn truyền, tức việc ấy.

Trên quyết tiểu giới, nhược y trở xuống là kế bày giới tràng, e sau lạm dùng cho nên ở đây dẫn bày. Trong khuyến dẫn, ba câu đầu chỉ bày chung. Nói chư Sư là do trong truyện đã nói, Tăng-già-bạt-ma đã là Tăng Ấn-độ so sánh mà biết, đều vậy cho nên gồm chỉ. Chữ cố trở xuống là chánh dẫn, tức Cao Tăng Truyện đời Lương nói đời Tống niên hiệu Nguyên Gia năm thứ mười một, Tuệ Chiếu ở chùa Kỳ-hoàn đối với Bạt-ma thọ giới lại. Lên thuyền giữa sông hỏi người tức là Tuệ Nghĩa, Pháp Sư nạn rằng: “Tăng sự bố-tát thường ở trong chùa và luận thọ giới sao lại ra ngoài sám?” Chữ đáp trở xuống đều là lời của Bạt-ma, ban đầu bày chỗ nghi. Biệt chúng phi pháp, hoặc vốn khi kiết tăng có trái biệt, hoặc nay khi thọ, giới không phần chừng đến nỗi có lỗi riêng chúng. Chữ dư trở xuống là đáp trong chùa bố tát. Chữ phàm trở xuống là đáp ra ngoài thọ giới. Trước nói rằng tôn trọng bởi chỉ đây vậy, thoát dụ như lược.

Thứ hai, năng bỉnh cùng trở xuống là số đủ có gì khác nhau?

Đáp: Năng bỉnh là y cứ Tăng thể, số đủ là y cứ sự dụng.

3- Trong đây chia làm hai: Ban đầu giải thích duyên tướng. Làm không phép tắc gọi là phi pháp, sự trái giáo chế gọi là phi Tỳ-ni. Chữ kim trở xuống là ngăn lạm, quyết nên ứng pháp, mê muội giáo ít đức nhiều cũng chẳng đủ. Chữ văn trở xuống là thứ hai, dẫn bổn chế. Ban đầu nói trong hai vị bên phần chừng như trong hai y. Sở dĩ năm người nói riêng trì luật là tăng ở bên địa ít e không lựa chọn cho nên đặc biệt nêu, chẳng phải gọi là giữa nước lại cho lạm dự, xưa các Sư lầm giải như Sớ đã bác bỏ. Biên thùy xứ nầy vốn là khai, vị tăng đã lần nhiều nên lại vâng theo phép chế ở giữa nước. Đời mạt pháp mỏng manh, đức học hoàn toàn thiếu, quyết y theo bổn chế khai lý cũng không đổi. Phải biết, Luật chế năm người trì giới, kinh khai ngàn dặm không thầy, chẳng phải gọi là không tăng, nhưng người thật hạnh không dễ có được. Chữ nhược trở xuống là quyết biên địa khai ở trên. Đắc giới, nghĩa là tăng pháp không thiếu. Mắc tội tức bổn chế có trái.

Nếu vậy giữa nước năm người có thể đồng với đây chăng?

Đáp: Giữa nước vốn không khai, chẳng thể so sánh nhau.

Chữ thử trở xuống là chỉ chỗ ra, già luận cũng vậy. Thứ tư, là hòa, nhóm, văn y cứ dễ hiểu.

Trong thứ năm, chữ tắc trở xuống hai câu lại bao gồm bốn phi, hoặc mê mờ cương duyên, thưa, đọc, tụng, đều không thành pháp, cho nên nói là “đẳng”.

Trong thứ sáu, Sớ chép: “Trong mừng thắng pháp, ngoài nhờ nghi thù thắng, thân tâm nương nhau như cá có nước”.

Hỏi: Có gì khác với điều thứ tư hay thọ?

Đáp: Trước y cứ dung nghi tiểu chúng, ở đây y cứ Đại Tăng đạo đầy đủ, năng, sở, trong, ngoài đâu không rõ ư?

Gồm sáu duyên trên quy về bốn món, nhân, pháp, sự, xứ, đơn, phức phối đó. Lại năm món trước không đủ, nhất định không thành thọ. Thứ sáu có thiếu cho nhiều tranh luận, nếu y theo Tổ lệ cũng không thành, như ở sau sẽ nói. Lại y theo yết-ma lại thêm một món, nghĩa là trong thời Phật pháp, Luận Tỳ-đàm chép: “Nếu đến lúc pháp diệt, tất cả kiết giới, thọ giới đều mất”.

Thứ ba, duyên ấy, trên là đều giúp bên cạnh, đây là gốc chánh nhân, quyết khai ngộ mới được tiến lên thọ giới. Nếu luận phát tâm xin giới hợp làm hai duyên, tâm và miệng tuy khác mà mong cầu một nghĩa cho nên hợp. Chữ văn trở xuống là dẫn bày. Trong Luật Phật nói: “Dạy xin giới mà không xin thì không được thọ giới cụ túc”. Lại nói rằng: “Lúc ấy có người gượng cho trao giới, sau lại trốn về nhà. Phật nói: “Không được trao giới cụ túc đại cho người”, tức là vô tâm”.

Thứ tư, tâm cảnh là không riêng tướng duyên tức hợp hai và ba đối nhau để bàn, gồm có bốn câu. Tiêu tức đều, như vậy nay chánh thủ đều phi, dễ hiểu chỉ rõ hai thứ xen nhau. Câu đầu, trước dẫn duyên luật, ba món ngủ, say, cuồng đều là nhân thọ rồi sau biết trái đạo. Phật chung chế đoạn tâm đều là vô ký, chính thiếu nhân giới, vô tâm đồng với trên. Nếu y cứ theo Đa Luận bày chung bốn tâm là thiện, ác, vô ký và vô tâm, văn gồm thâu hai món, thiện ác, y cứ theo đó. Chữ phục trở xuống câu kế là trong văn lược dẫn nhân pháp cả hai đều phi, sự và xứ cũng vậy. Chữ tát trở xuống là dẫn chứng, văn chỉ rõ tâm thiện quyết gồm cảnh. Trọng tâm tức tương ưng ở trên, khinh tâm tức ngủ, say, v.v… các giáo. Vô giáo tức là thành tông, làm và không làm giải thích danh nghĩa chung ở cuối quyển trung, trong năm món thông bao trước sau. Đủ duyên chánh trệ mỗi mỗi không trái mới thành rốt ráo. Ban đầu y cứ chánh nhân giải thích, nói từ đầu là gồm nhiếp tám duyên, đến cuối là chánh nạp pháp thể, cộng chung là chín pháp, sau nêu mười duyên trừ duyên đầu và thứ ba chỉ lấy tám duyên như sau rõ đó. Nói qua lại là tướng làm việc ra vào tạo tác. Chữ giới trở xuống là thứ hai ước giải thích đủ duyên, lược nêu tâm cảnh để rõ thành hay không.

Trong dẫn chứng, trước nêu các duyên đều y theo bổn luật, ở đây chỉ chứng chung, lập duyên, lựa chọn đều có chỗ y cứ, đến bàn nêu tướng không hẳn hoàn toàn giống. Ban đầu trong Mẫu luận gồm buộc năm duyên không qua nhân và pháp, lược chứng sở đối ba, bốn và năm. Kế dẫn Đa Luận chỉ rõ biên nạn, lược chứng năm thọ là duyên thứ ba, nhưng biên tội kia luật y cứ giới cụ túc, luận chung cho cư sĩ cho nên y cứ ba giới, thứ lớp rõ tướng. Ban đầu nêu ba thọ, chữ tùy trở xuống là rõ nạn, văn nêu ra phá năm tức chướng ba thứ khác chặng giữa xét lược thọ mười không được nên nói là “cho đến”, phá tám chướng hai, phá mười chướng một, thứ luận có thể biết. Nhưng năm giới tám giới tướng không chia nặng nhẹ lại y cứ giới cụ túc. Sát, đạo, dâm, vọng đều có lớn nhỏ riêng. Giới rượu là ngăn ác, phạm thì chẳng chướng. Không làm Hòa-thượng, giả sử có lạm thọ, thể chẳng phải tăng.

Trong kiểm khám, ban đầu khiến y theo khám nghiệm. Chữ tất trở xuống là bày chọn bỏ. Thứ hai, trong chánh thêm điểm bày lại giải thích sở đối thành pháp các duyên. Ban đầu chỉ văn trước lại nêu hai hai thiên kiết giới, đủ số nghĩa đồng văn lược. Phương pháp gồm hai điều trên. Chữ cố trở xuống là bày ý trọng, lại giải tức là đây, nêu bày lại rõ. Duyên khởi có mười, trước dùng tám pháp, thiên yết-ma chép “Tám món điều lý”.

– Trong chú yết-ma cũng nêu tám duyên cho nên nhiều ít khác ra sao?

Đáp: hai món một và ba ở thời khác, không định nhận sự nghi thứ lớp ở trước.

– Nếu vậy ở đây sao lại nêu?

Đáp: Chưa thỉnh sư, trước tăng cần xét hỏi, đã thỉnh Sư rồi nghĩa quyết khai dẫn, ra vào tùy thời không ngại gì, cả hai đều đúng.

Hỏi: Trước năm sau mười đều gọi là duyên, làm sao chia khác?

Đáp: Trước thì lập định giềng mối tiêu chuẩn, xem xét bao gồm đúng sai, sau gọi là sắp bày hạnh nghi phát khởi chánh thể. Cho nên trước nói là “Đủ duyên thành thọ”, sau nói là “duyên khởi phương tiện”.

Khoa Nghiệp Sớ chép: “Trước là y cứ pháp biện duyên, sau là đối với việc nói duyên”, văn ý rất rõ, làm sao vọng phán là xưa nay ư? Đây là lỗi lớn, biết sai nên sửa.

Trong đắc pháp, ban đầu nói về chế thọ. Bốn luật là Tứ Phần, Ngũ Phần, Thập Tụng, và Tăng-kỳ. Trong văn tức chỉ cho bổn Luật. Chữ đa trở xuống là thứ hai nêu ra ý chế, pháp ngoại đạo chỉ vào đạo kia, liền đồng sự nghiệp không có dần dà.

Hỏi: Trong đây không nói trước thọ năm giới, vì sao?

Đáp: Mười giới là duyên của giới cụ túc ở ngay tông nầy, năm giới là duyên của mười giới như trong thiên Sa-di. Bộ Sao Ni Chú nói rằng “Không thọ năm giới, thẳng thọ mười giới, đắc giới mắc tội”, tức như Đa Luận nói “Trước dùng năm giới điều phục thân tâm tin ưa dần tăng thêm mới thọ mười giới” (có người thấy ở đây không nói năm giới, muốn bỏ đó, như riêng chỗ phá)

Trong thỉnh Hòa-thượng, ban đầu nói căn bản là giới từ kia sinh, nương theo, bắt chước gọi là bẩm học. Chỉ bày dẫn dắt gọi là quỹ hạnh, sinh trưởng gọi là thành, đức không phụ bậc nghiêm Sư, ba món nầy đều mất.

Trong dẫn duyên, mắc tội là y theo đắc giới của Già luận. Trong thỉnh nghi, ban đầu định nơi chốn, trước bày văn chung Tứ Phần, xưa có định chấp ở chúng cho nên ở đây quyết phá. Sớ chép: “Quyết y cứ bị đợi thọ trước một tháng, một năm cũng không hại gì”. Chữ kim trở xuống là y cứ bộ khác đối chúng. Kế dẫn Tăng-kỳ để nêu bày lời thỉnh có khác (Ngũ Phần cũng vậy). Sau dẫn Ngũ Phần rõ tột sự chí kính.

Trong lời thỉnh, ban đầu rõ đầy đủ oai nghi. Như trên ấy là chỉ bên Thập Tụng ở trước, sau rõ dạy dẫn dắt. Các món ấy là nên lại tiếp trước, nếu không người đây, v.v…, ngữ văn trở xuống là nêu ra câu từ. Y theo Sớ chia làm năm: Đại đức nhớ nghĩ, là thỉnh chuyên ý. Làm Hòathượng là rõ sự mong cầu. Xin vì con làm là mong từ bi giúp đỡ. Con nương theo thọ giới cụ túc là ba học do đây sinh. Thương xót là đã nói sự vui mừng hứa cho.

Trong phép đáp, ban đầu bày ý cần đáp. Chữ tứ trở xuống là nêu ra lời đáp. Sớ chép: “Ban đầu là “đúng vậy” là gồm lãnh lời thỉnh hứa làm thầy”. Lại nói rằng: “Khả là đáp, dạ là lời người dưới, nhỉ là trả lời vị trên” y cứ đây chỉ đáp rằng “khả”. “Giáo thọ ông” là chẳng phải chỉ nhiếp sự, có pháp rộng dạy. Thanh tịnh là nên trọng giới bổn nhiếp trì ba nghiệp. Chớ buông lung là nguyên do các lỗi đều từ hạnh buông lung. Phải nhiếp căn tình, xa rời năm dục. Y theo sớ bốn câu cộng thành một lời đáp, ban đầu là lời hứa, ba câu sau thu nhiếp, không đồng giải xưa, tùy thành một lời đáp, ngày nay hành sự phần nhiều không nương dùng, vọng làm lời phù phiếm, sai trái không phép tắc.

Văn sau là thêm trong năm pháp, luật ấy chép: “Có năm pháp cho người y chỉ, hoặc nói “năng” hoặc nói “khả”, hoặc nói “thị”, hoặc nói “khéo tự tu hành”, hoặc nói “chớ buông lung”. Lại có năm pháp cho người y chỉ: hoặc nói “thiện tai”, hoặc nói “tốt”, hoặc nói “khởi”, hoặc nói “khứ”, hoặc nói “cho y chỉ”, hai cáo năm cộng thành mười món (Xưa ghi chỉ ở thiên Thầy Trò là sai).

Trong nghi giải thích, lời đáp có ba cách giải, ban đầu sửa chuyển là các duyên xa hạnh, trái đạo, chết… Chữ hựu trở xuống là y cứ pháp khác. Chữ hoặc trở xuống là y cứ đức thiếu. Chữ cố là trở xuống là gồm kết ba nghĩa. Mười giới, giới cụ túc đều có thỉnh cho nên nói rằng hai cặp, pháp thỉnh hai thầy, trong nêu bày luận kia chỉ có pháp thỉnh Xà-lê của người thọ giới. Chẳng phải khéo léo hơn ấy, kia nói rằng: “Đại đức nhớ nghĩ! Con tên là A, theo Đại đức xin xuất gia, mong Đại đức thương xót độ cho con xuất gia”. Lệ thông là một pháp Hòa-thượng gồm thỉnh hai thầy, chỉ đổi danh tự thôi.

Trong thỉnh yết-ma, đầu tiên là đầy đủ oai nghi, thứ hai là dạy chỉ bày, thứ ba là chánh thức nói. Trong pháp giáo thọ chia ba phần đồng với trên. Sau thỉnh bảy chúng. Trong lập thỉnh, ban đầu nêu định. Chữ dĩ trở xuống là bày nghĩa. Nói chẳng phải riêng, Sớ chép: “y cứ thành yết-ma hợp chúng đồng công, đâu riêng ba thầy nhận sự ban cho kia.

Thập Tụng chánh tắc tức ở trên dẫn rằng: “mỗi mỗi lễ tăng rồi mới thỉnh” thì nghiệm biết đó. Chẳng cuộc hạn dụ như chẳng phải văn rõ, cho nên nói là “lý bày”. Chữ tắc trở xuống là suy lợi ích.

Trong phần bác bỏ thế gian, đầu tiên chánh bác bỏ, chữ nhược trở xuống là rõ công, v.v… Chữ khả trở xuống là khiến y theo thỉnh, cũng nên đầy đủ oai nghi đến trước bảy thầy gồm thỉnh, người kế bên dạy rằng: “Do pháp yết-ma chẳng phải làm riêng, quyết cần người đây chứng không lầm lộn”, nếu luận công phát giới cùng ba thầy là đồng đức cho nên cần thỉnh. Trong pháp chỉ sửa là Tôn chứng, hoặc nói thất chứng là khác. Chữ tất trở xuống là ngăn lạm, ngoài thất chứng không phiền thỉnh hết.

Khoa lựa chọn Thập sư, trong biết đệ tử, ban đầu dẫn bày, đây tức là một trong bốn câu, như trong đủ số đã dẫn đủ. Chữ như trở xuống là y cứ phán. Đủ biết tức là ba món trước. Chữ dư trở xuống là ví dụ y cứ.

Trong xen biết, ban đầu y cứ hai thầy. Sở điệp ấy, trong duyên yết-ma nêu Hòa-thượng. Chữ cố nhược trở xuống là kế nói về thập sư. Không cùng trụ, là vào trong Tăng số yết-ma, lời đây chọn bặt tất cả người phạm tội nặng, cho nên nói rằng “biết sao không gồm”, gồm là chung.

Trong quyết phạm, đầu tiên bày văn thiếu. Chữ y cứ trở xuống là phán nghĩa. Thập sư biết nhau cuộc hạn ước bốn tội trọng, thưa dừng tăng tàn phải dự biết số. Đệ tử biết thầy thì chung các thiên, nên nói rằng “cho đến”, v.v… Chữ tri trở xuống là trách gượng thọ. Chữ ký trở xuống là răn dè lựa chọn. Văn sau luật nói rằng: “Kia không chọn lựa người cho y chỉ, mà thầy phá giới phá kiến…” Phật nói “Từ nay trở đi không được chẳng lựa chọn thầy mà cho y chỉ” (y cứ nói Hòa-thượng).

Trong thứ bậc, ban đầu chỉ chung, y cứ theo thêm năm xếp hai mươi sáu cái năm câu, nay lược dẫn đó. Có năm pháp không nên trao cho người đại giới (không giới, không định, không tuệ, không giải thoát, không tri kiến). Lại nói rằng: “Có năm pháp nên trao đại giới cho người” tức trái với năm câu trên, các năm câu sau đều như vậy). Lại có năm pháp (tự không có năm món trước, lại không thể dạy người khiến trụ năm pháp nầy). Lại có năm pháp (không biết giới oai nghi, không biết tăng tịnh hạnh, không biết giới mộc-xoa, không biết tác bạch và không biết yết-ma). Lại có năm pháp (không biết phạm, không biết phạm sám hối, không biết phạm đã sám hối thanh tịnh, không biết tác bạch, không biết yết-ma). Lại có năm pháp (không biết có nạn, không biết không nạn, không biết tác bạch, không biết yết-ma, không đủ mười năm). Lại có năm pháp (không có khả năng dạy người thâm giới, thêm tâm, thêm tuệ, không thể làm người săn sóc bịnh, không đủ mười năm). Lại có năm pháp (không thể dạy đệ tử oai nghi, tăng tịnh hạnh, tăng mộc-xoa, không thể khiến bỏ ác kiến, không đủ mười năm).

Lại có năm pháp: Không biết phạm, không phạm, nặng, nhẹ, không rộng tụng hai bộ tỳ-ni.

Lại có năm pháp: Không trì đủ mộc-xoa, không học rộng, không thể dạy đệ tử Tỳ-ni, Tỳ-đàm, không đủ mười năm.

Lại có năm pháp: Không trì đủ mộc-xoa, không thể dạy đệ tử tỳni, tỳ-đàm, lại không thể dạy bỏ ác kiến, trụ thiện kiến.

Lại có năm pháp: Không thể dạy đệ tử Tỳ-ni, Tỳ-đàm, lại không thể dạy bỏ ác kiến, trụ thiện kiến, không ưa trụ xứ, không thể dời, có nghi không có khả năng khai mở.

Lại có năm pháp: Bốn pháp đồng trên, thứ năm là không đủ mười năm.

Lại có năm pháp: Không biết mộc-xoa, cũng không thể nói, không biết bố-tát, không biết yết-ma bố-tát, không đủ mười năm.

Lại có năm pháp: Không khéo biết phạm, không khéo biết phạm rồi sám hối, không khéo nhập định, không biết xuất định, không đủ mười năm.

Lại có năm pháp: Không biết phạm, không biết chẳng phạm, nặng, nhẹ, trọng, không đủ mười năm.

Lại có năm pháp: Không trì đủ mộc-xoa, không học rộng, không thể dạy đệ tử thêm giới, không thể săn sóc bệnh, không tụng rộng hai bộ luật.

Lại có năm pháp: Không trì đủ mộc-xoa, không học rộng, không thể dạy đệ tử thêm giới học, bỏ ác kiến, không khéo tụng luật.

Lại có năm pháp: Ba món đồng trước, thứ tư không ưa trụ xứ, không thể dời, không giữ vững Tỳ-ni.

Lại có năm pháp: Không trì đủ hai trăm năm mươi giới, không học rộng, không thể dạy đệ tử thêm giới học, có nghi ngờ không thể khai mở, không thể giải quyết việc tranh cãi.

Lại có năm pháp: Thứ ba không thể dạy đệ tử thêm định học, còn bốn món khác đồng như trước.

Lại có năm pháp: Thứ hai không thể dạy đệ tử thêm tuệ học, bốn món khác đồng với trước.

Lại có năm pháp: Thứ hai là không thể dạy đệ tử thêm oai nghi giới học, bốn món khác đồng như trước.

Lại có năm pháp: Thứ hai là không thể dạy thêm tịnh hạnh học.

Lại có năm pháp: Thứ hai là không thể dạy tăng thêm mộc-xoa giới học.

Ở trước gồm một trăm ba mươi món, mười món sau chế định. Hai trở xuống là rõ hai thầy, phần nhiều đã năm hạ, nên ở địa vị Thầy. Chữ dư trở xuống là thất chứng (bảy vị tôn chứng).

Trong phần chọn chung, đầu tiên là khuyên chọn bậc đức dầy, thạc là lớn, lạp cao đức dày, lâu càng bền chắc, cho nên nói rằng sinh thiện cho đời sau. Năm trăm câu hỏi trở xuống là Hòa-thượng không đủ. Trong Liễu Sớ, nói giai cấp oai nghi các thầy đồng như trước, còn bao nhiều đều thêm. Không cùng giường là chung rõ chín thầy, dẫn ý hai văn đây là lấy lạp cao nhưng phải đủ đức mà lại là bậc lão thành, đức ít tuổi nhiều nào đáng để chọn.

Hỏi: ít nhiều đã khác, làm sao chọn cho đúng?

Đáp: Nếu nương chế hạn phải y theo bổn tông may mắn có bậc tuổi cao đức dày nên dùng Liễu Luận, ý Sao ở đây, cho nên dẫn trong đó.

Thứ ba phát duyên giới. Trong bày ý, ban đầu dẫn luận nói cần có thầy dạy. Nói pháp lời lược chung trở xuống là cảnh tâm. Nói khai giải, giải tức là trí, giới pháp sâu rộng chẳng phải trí thì không thể được. Tất cả cảnh ấy, tức là tình và phi tình.

Hỏi: Thương xót tất cả hoàn toàn chẳng phải hạnh nhỏ phải không?

Đáp: Trong kinh Thiện Giới chép: “Bảy chúng chỗ nhận là phương tiện Bồ-tát”.

Nghiệp Sớ chép: “Từ trước không duyên lòng từ làm sao dung việc lớn” ý ở sau. Tăng thượng tức thượng phẩm, chữ tựu trở xuống là y cứ văn mà sinh khởi, dùng lời luận chung chưa đủ để dẫn dắt, biết cảnh, phát tâm, nhận thể chánh yếu không thể thô lược, cho nên y cứ nghĩa rộng, nói về thể lượng, người học đến đây phải nghiên cứu cho sâu, phần nhiều thấy tụng nói là do người mù dắt kẻ đui, cả hai đều sụp hầm, đâu không đáng sợ ư?

Hỏi: Vì sao phải nêu bày cảnh?

(tờ 219) Đáp: Chúng sinh làm ác là do mê cảnh trước, nghiệp ác đã do cảnh khởi, thiện giới lại từ cảnh sinh, là chỗ nương của pháp chế, là gốc chính của phát giới, nếu không rõ cảnh lấy gì dụng tâm? Đặc biệt ở đây mở rộng sâu là có đầu mối xa.

Hỏi: Giới vốn ngừa tâm cần gì chế cảnh?

Đáp: Căn cơ chia Đại Tiểu, giáo có đốn tiệm khác nhau. Đại cơ hiểu cảnh duy tâm thẳng theo tâm chế, tức giới Bồ-tát. Tiểu cơ cho rằng cảnh khác tâm, cho nên chế theo cảnh, tức là giới Thanh văn. Giáo tuy chế cảnh lý thật chế tâm, phương tiện khéo léo, bày ở đây.

Trong bày cảnh, hai câu đầu của khoa đầu gồm bày giới lượng. Chữ do trở xuống là nói lý do giới khắp. Cảnh vốn không ác, tâm ác gồm khắp, nên gọi là cảnh ác. Nhân phát giới liền chỉ các cảnh, nghĩa là đổi tâm ác, cảnh giới liền khắp. Chữ nhược trở xuống chánh bày tướng cảnh. Ba câu đầu chỉ rộng. Sớ chép: “Có thầy riêng đưa ra một quyển Giới Phương Tiện Tướng, thường đến khi sắp thọ giới nương lời dẫn hóa, không nói người nào, văn kia đã mất lạc. Xét cũng chẳng khác, chỉ là lần lửa tình và phi tình. Hẳn muốn giao phó nêu bày, những hơn ba mươi tờ. Buộc rộng theo lược cung không ngoài hai hàng văn dưới. Chữ yếu trở xuống là tiếp chỉ bày có ba. Tình và phi tình, hai loại nầy gồm nhiếp y báo chánh báo của mười cõi.

Nhị không trở xuống là năm câu nêu riêng hai báu, y cứ tình và phi tình nhiếp hết cảnh nầy , vì ngăn nghi lạm cho nên phải chỉ bày riêng. Câu trên rõ pháp hóa tướng. Phật nói Tứ Đế liền nhiếp nhân quả Thánh phàm của thế gian, xuất thế gian, ba tên là khổ tập, đạo là hữu đế, diệt tức không đế, cũng gọi là hai đế chân tục. Câu kế, lý tức pháp lý thể, khác trước không đế là thuộc về giáo.

Chữ Phật trở xuống ba câu tức hai báu.

Hỏi: Đây đều là phi tình đâu cần nêu lại?

Đáp: E gọi là cảnh Thánh chẳng phải duyên giới.

Hỏi: Hai pháp hóa lý thế nào là phát giới?

Đáp: Sớ chép: “Đều có nghĩa tổn hoại, hủy báng, giống như Đềbà phá pháp”.

Hỏi: Hóa tướng không nói Phật, trụ trì không nói Tăng là sao?

Đáp: Đều là tình thâu cho nên trong lý Phật Tăng đều không có tự thể riêng, cho nên rất dễ biết.

Ba, địa thủy trở xuống hai câu là nêu riêng sáu đại. Năm đại trước là phi tình, một đại sau là tình. Cảnh tướng của không, phong và thức rất khó thấy, cho nên lại chỉ bày, như trong giới trộm có nói. Lại nữa, phải biết tùy giới có nhiều khác nhau, như giới dâm, giới giết hại v.v…, riêng tình cảnh như giới đào, làm hư. Chỉ là phi tình như giới trộm, nói dối, v.v… thì gồm hai món, nghĩa là giới trộm ở Tứ Phần, chủ vật gồm sáu đại, vọng đối sở cuồng lại qui về lợi dưỡng.

Chữ pháp trở xuống là gồm kết. Nói pháp giới, nếu y cứ giới hạn của giáo thì cuộc hạn Tam Thiên đại thiên, nay theo viên ý phải nói về mười phương pháp giới. Thể vô tác xứng cảnh mà phát, đồng với lượng pháp giới cho nên nói rằng “đều là giới thể” (Xưa chép “Khiến nói là giới cảnh”, lại nói rằng “ở đây” là tâm thể năng lãnh, rất sai lầm).

Trong dẫn chứng, đầu tiên chứng hữu tình. Chữ tát trở xuống là thứ hai chứng phi tình. Cảnh phi tình rộng, lại nêu địa trần chỉ bày tướng nhiều kia. Chữ tức trở xuống là lại dẫn bốn vật chuyển chứng. Khéo sinh năm món trước sau lìa rõ, nếu lại nói kỹ ỷ về ăn uống, y phục, phòng nhà, ngọa cụ, bốn vật của tăng thường trụ hiện tiền, các oai nghi đi, đứng, ngồi, nằm, cúi, ngước, đại tiện, tiểu tiện, tất cả các việc đều là pháp chế, cái gọi là sâm-la muôn cảnh việc gì chẳng giữ. Nếu không như vậy đâu gọi là cụ túc? Nếu không trước phát hạnh thì từ đầu sinh? Cho nên biết trước khi thọ phải chuẩn bị giao cho học, Sa-di chính khi dựng lập còn phải ở đây, thời nay mê mờ giáo pháp ai lại biết điều đó.

Trong hiển đức, khoa đầu trước là dẫn bày, phàm giới là nhân hạnh, Phật giới là quả đức, phàm Thánh hơn kém thật chẳng nghĩ tướng, một bề lại trong mong thanh tịnh thì nghĩa đồng cho nên nói là “đức đồng”.

Chữ dĩ trở xuống là đến người để nói về thù thắng. Pháp lành nhóm họp là nắm hết vô biên giới pháp quy về thức tạng vô tận để thành hạt giống lành, làm nền tảng thánh đạo, trái với duyên ác từ vô thỉ đều làm giới lành, biến khổ báo hữu lậu liền thành pháp thân, chúng ta tại sao không tự trân trọng tôn kính? Ân Phật sâu nặng dầu xương tan thịt nát cũng khó đáp đền, Phật là bậc dẫn đường trong biển khổ, là cha lành trong nhà ba cõi hư mục, nguyện từ ngày nay đến tận đời sau, ra sức quên thân thường khen ngợi Tam Bảo, rộng độ chúng sinh để đáp đền chút ít lòng từ bao la của Phật.

Chữ bất trở xuống là nêu hủy phá suy lường, ban đầu chánh nói, chữ y trở xuống là dẫn chứng, kinh y cứ phạm tội nặng nên nói là người chết, như trong Tăng võng có dẫn đủ. Trong bốn dục lược dụ thuốc mắt nên nói là “Đẳng”. Trong bài kệ, nửa trên là nêu dụ, nửa dưới là hợp pháp. Chiêm-Bặc, Hán dịch là Huỳnh Hoa, hoa nầy nhỏ mà thơm, ở Ấn-độ mọi người rất quí nên phần nhiều nêu tên hoa nầy. Có người hủy giới, thấy lời đây dường như thuận theo ngu tình vọng tự khoe khoang cho là phạm vẫn hơn. Đây chính là nghĩa một đường tiếp dẫn tùy thời, Thánh chế khiến nhận ý ở thành trì. Chữ tức trở xuống, văn nói rằng “Thà khởi hạnh dụng không cần cầu xin”. Lại chép: “Nếu hủy giới Phật, chẳng bằng không thọ” ý chỉ giáo pháp rất rõ, cẩn thận chớ hiểu lầm.

Trong khuyên thọ, ban đầu tiếp trước bày khuyên, tức so sánh tổn ích giữa phá giới và không có giới. Chữ trì trở xuống là dẫn chứng, trước dẫn giải thích luận và chứng minh tổn lợi ích, tức Tỳ-kheo-ni Liên Hoa Sắc khuyến hóa phụ nữ, lời xuất gia như trong quyển trung đã dẫn. Sau dẫn Đại-kinh, chỉ chứng tổn hai kia, văn nói có quả báo thù thắng còn như vậy, kẻ phàm phu có thể biết. Vãng nghĩa là lên trời, ngược lại liền vào đường ác.

Trong kết khuyến, tùy cơ là phải quán sát căn cơ lợi độn mà có sự rộng lược thích nghi. Đại Luận chỉ bày dẫn dắt, lấy hiểu biết làm kỳ hạn. Phù nghĩa là không mê nặng mà cũng không sáng suốt. Chữ Tát trở xuống là dẫn bày được chăng. Do tâm khinh trọng văn nhất sách tấn quyết khiến khai ngộ hiểu rõ.

Trong tâm lượng, như các luật luận phần nhiều nói thượng phẩm. Trước dẫn Đa Luận chỉ nói là tăng thượng, Luận kia lại đối với năm mươi cụ, mỗi cụ đều chia tâm thượng, trung, hạ, thành chín phẩm, nhưng là bàn sự sâu cạn chung của tâm, cũng không rõ bày tướng ba phẩm.

Trong đây muốn giúp cho người thọ biết hạn lượng của tâm cho nên y cứ văn nghĩa thứ lớp nói rõ. Riêng đây rõ ràng còn các chỗ khác đều không kể.

Trong khuyến phát chỉ nói thượng phẩm, cho nên biết trung và hạ chẳng phải là chánh ý, vì rõ thượng phẩm khiến biết hơn kém. Chữ nhược trở xuống là nói về Tỳ-đàm: Có một vị La-hán giới là ở hạ phẩm, mà tỳ-kheo trẻ tuổi lại được thượng phẩm, đều do lúc đầu tiên phát tâm có khác, ban đầu từ phàm phu rốt đến Vô học, trải qua các thứ bậc lại không thêm lớn. Hoặc nói rằng: “Thọ thể là định, tùy hạnh có thêm bớt”, hoặc y cứ tác giới hằng định, vô tác thì đều thêm, đồng thời đầy đủ như sau:

Trong hạ phẩm, Tỳ-Bạt Luật tạng lục không nêu ra. Nói cầu đạo là chỗ mong cầu quả. Cứu chúng sinh là việc tu hành. Nhưng hạnh cứu chúng sinh có cạn sâu: 1- Không hại mang kia. 2- Dùng pháp dẫn dắt. 3- Khiến được độ rốt ráo. Trước không được sau, sau quyết gồm trước, y cứ nghĩa suy đó thì ban đầu chỉ hộ mạng mà không giúp được giải thoát, tức là tâm Nhị thừa. Trước nói rằng cầu đạo, chánh y cứ Tiểu quả, trung phẩm tu hành là dùng pháp khai ngộ, tự mình và người đều lợi, độ mà chẳng phải rốt ráo, tức là tiểu Bồ-tát. Tuy mong quả Phật, chặng giữa hành xử với trông mong trước tuy hơn, nhưng so với sau vẫn còn kém, thượng phẩm dẫn dắt khiến đến Niết-bàn đồng qui về Phật đạo, tức là hạnh của Đại Bồ-tát. Y theo thiên Sa-di ba ngôi phối đó, rõ ràng phù hợp. Người học đến đây nên hiểu rõ biện ba tâm phần chừng chỗ mong cầu hạnh quả. Xưa ghi: giải thích chỉ thuật danh ngôn cầm quyển sách suy xét tìm kiếm khác nhau không truy tố, cho nên phải mổ xẻ chẳng thể lộng không.

Trong trung phẩm, ban đầu nói trông mong quả phải y cứ Phật thừa. Chữ giải trở xuống là mong hạnh, rõ gồm hai lợi. Bến cầu là dụ, chúng sinh đọa trong nghi cho nên chịu sinh tử, có thể khai mở cho họ khiến họ được độ, sinh tử như bến, thân ta như cầu, pháp dụ sẽ thấy.

Trong thượng phẩm ban đầu nói hạnh tự lợi. Chữ hựu trở xuống là nói hạnh lợi người. Chữ linh pháp trở xuống là nói hạnh hộ pháp. Trong đầu tiên phát tâm thọ, tức là nay chánh thọ giới Tỳ-kheo. Chữ vi thành trở xuống là rõ trông mong xa. Hai câu trên, ba môn học Đại thừa là nhân hạnh, câu dưới cầu đại Niết-bàn tức quả viên mãn. Ba tụ giới, nêu ra ở kinh Anh Lạc, tụ là gồm nhiếp làm nghĩa. Bảy tụ Tiểu thừa theo giáo để làm, ba tụ Bồ-tát nhiếp hết hạnh nầy.

1. Giới Nhiếp Luật Nghi: Luật nghi cấm ác, vì đoạn hết kết nghiệp phiền não, tức chỉ hạnh.

2. Giới Nhiếp Thiện Pháp: Tu chứng rốt ráo hạnh Đại thừa, Tiểu thừa, thế gian, xuất thế gian, tức là tác hạnh.

3. Giới Nhiếp Chúng Sinh: Độ rốt ráo tất cả hàm thức, tức là nhiếp hạnh, đó là bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự. Cũng gọi là giới nhiêu ích hữu tình. Ba món nầy cùng phối với ba môn giải thoát, bốn thệ nguyện rộng lớn, ba thân, ba đức như riêng rõ.

Ba giải thoát, tuy là quán tuệ nhưng chẳng có định thì không phát, tức hai môn học định và tuệ, dứt ràng buộc chứng chân như do đây mà được vào, nên gọi là ba môn giải thoát. Nhưng tên chung cho Tiểu giáo, nay đối ba tụ phải cuộc hạn ở Đại thừa.

1. Môn không giải thoát: Tức tánh không.

2. Môn vô tướng giải thoát: Tức tướng không.

3. Môn vô tác giải thoát: Tức Duy Thức, cũng gọi là vô nguyện.

Thiên sám ba quán, phối riêng ba ngôi, đây nói đại hạnh phải y cứ viên tu. Quả Nê-hoàn tên cũng thông Tiểu, thâu Đại có thể biết.

Hỏi: Chỗ thọ nay đây là ba tụ hay không phải ba tụ? Nếu nói tức là ba tụ, thì sau có cần thọ giới Bồ-tát chăng? Lại Đại Tiểu lẫn lộn làm sao phân biệt? Nếu nói rằng chẳng phải ba tụ, thì giới từ tâm phát, đã từ tâm nầy phát thì đâu chẳng phải giới nầy? Phần lớn thấy lầm giải cho nên đặt biệt nêu ra để chỉ bày, khiến tự cầu đó.

Kế nói về lợi người, Pháp nầy tức nhân hạnh ở trên, Niết-bàn tức quả đức ở trên. Trong thứ ba hộ pháp, tự lợi lợi người truyền truyền liên tục, hạt giống Phật không dứt cho nên được lâu bền. Rất lo lợi nhiều phiền, lược bày đại khái nên nói là viết không hết lời, nói không hết ý, tự chẳng phải trải qua lo xa mềm mỏng chứa nhóm. Thức cạn, tâm thô làm sao mà hiểu, còn bao nhiêu rộng như trong Sớ.

Trong kết khuyến có hai: Ban đầu nêu so sánh để khuyên. Nói tà tưởng là kiết hoặc của phàm phu, toàn ở khi chưa thấy chánh lý, tùy chỗ động tác đều là việc cong vẹo loạn tâm, khéo cho có chìm mất. Sở dĩ như vậy, vì trong Đa Luận chép: “Hoặc phàm phu, thọ giới cụ túc có bốn lỗi: 1- Ưa thấp hèn, có yếu kém. 2- Lui sụt đạo pháp. 3- Biến hai hình. – Tà kiến dứt việc lành.”. Nội phàm đã bỏ, phần chứng được chân lý mới khỏi lỗi này.

Hoang sơ tâm cạn mỏng, chẳng phải tà thì là gì? Tôn thượng nghĩa là tâm không kính trọng. Luận Trí Độ trở xuống là dẫn chứng Kia rõ thế giới ngôn ngữ có ba: một, là tà. Hai, là mạn. Ba, là danh dự. Trong đây hai món là bất tịnh, một món là tịnh, người phàm đủ ba món (Sao nêu một món trước quyết gồm đủ hai món sau. Sau đây cũng đồng). Người tu học thấy đạo có hai, không có tà ngữ (Sao nêu Ba quả để thâu hai quả trước, vì ái chưa hết cho nên vẫn còn có mạn ngữ). Bậc Thánh chỉ có một, không có tà và mạn (kiến ái dứt hẳn, tùy theo thế tục chỉ giả gọi mà thôi).

Chữ như trở xuống là thứ hai, y cứ tự biết để khuyên, bởi vô tác nhờ tác mà sinh, đã chẳng phải tâm sắc, không do chỉ bày, quyết uy cứ năng lãnh để rõ giới hạn hơn kém. Trước rõ thượng phẩm chỗ mong lớn xa, thể sở nạp nhất định biết, thêm trước cho nên nói rằng có phần chừng. Chữ cố trở xuống là dẫn khuyến, tức chữ Luật ở bài kệ. Sớ chép rằng: “gọi nhau là Phật tử” tức là văn nầy. Cần cầu nghĩa là tâm năng thọ. Giới cấm vốn là thể đã nhận, nhưng có hơi khác với văn kia. Kệ chép:

“Như người muốn qua sông,

Dùng tay và phao nổi

Tuy sâu không lo chìm

Sẽ đến được bờ kia”.

Kệ trên nêu dụ, kệ sau hợp pháp. Như vậy các Phật tử tu thành giới cấm, không hề theo dòng tà chìm trong biển sinh tử.

Trong giải thích nghi, trước rõ thượng phẩm vượt giáo nương tông cho nên phải hỏi giải thích. Hai câu đầu trong phần đáp là nêu bày. Nói nghĩa đáng thì rõ giáo tông, vốn chẳng phải đại có nghĩa tương ưng, tức như sau dẫn. Sớ chép: “Chia thông ý cũng đồng ở đây”. Chữ giới trở xuống là giải thích, ban đầu dẫn nghĩa dụ. Chữ Luật trở xuống là chỉ rộng. Trong Sớ gồm bày năm nghĩa nói rằng “gọi nhau là Phật tử” (văn như trên đã dẫn). Bố thí chúng sinh thành Phật đạo (như đây đã dẫn). Đạp-Bà nhàm vô học, bỏ tài dùng chẳng trọng, trần cảnh chẳng nói căn, đây đều dụ thành thật.

Quang Sư trở xuống là nương xưa để bày rõ. Kia chỗ phán quá thành thông mạn, văn tuy dẫn y cứ, nhưng không hoàn toàn lấy. Tứ Phần là lớn, toan gì là nhỏ, tức ứng với Phạm Võng thể hạnh toàn đồng, hai thừa Bồ-tát, Thinh văn không khác, nhất định biết không phải như vậy, ở đây do Tổ Sư lập lời, ý theo dung. Nghĩa đáng chia chung rất phù hợp với ý chỉ giáo, đợi đến quyển trung lại càng rõ ràng. (Nay cũng có người phán thẳng là lớn, không biết hạn chừng của giáo, vọng tự, v.v…)

Hỏi: Tâm thượng phẩm hoàn toàn là đại hay phần thông?

Đáp: Phó thành bổn tông, nghĩa phần thông.

Hỏi: Nghĩa phần thông xuất phát tự người nào?

Đáp: Như lai lập giáo giúp cơ duyên nầy, Bộ chủ rất hiểu lại phù hợp với ý Phật riêng lập thành tông, là do trước sau bài tựa Luật pháp chính đã đặt phần nhiều bày ý nầy, đây không rõ ư?

(Có người vọng bác bỏ Ngài Nam Sơn không lập nghĩa phần thông, thức cạn hẹp làm sao đủ luận bàn)

Trong kết cáo, hai khoa trên răn nhắc khiến sớm bày. Chữ sử trở xuống hai câu tức tâm cảnh ở trước. Tâm phải niệm, niệm không ngăn dứt cảnh, quyết pháp pháp không mê muội, mảy may liền mất có thể không cẩn thận ư?

Ngày nay mê muội giáo, sự đồng trò chơi trẻ con chợt đăng đàn, tâm chí kinh hoàng, huống chi thầy trao mà mờ mịt, chỉ biết học lời, tự không có hiểu lấy gì bày cho người, đâu chẳng phải nghiệp đời trước theo đuổi? Dù cho đời nay hư tán, cần phải trách mình để mong chờ tương lai. Hai phù là do gặp việc hấp tấp vội vàng phần nhiều bị sai lầm.

Thứ tư, là văn duyên trong y cứ ban đầu, ban đầu dẫn văn luật, trước bày như phi. Ngoài giới không gọi là Thọ, Sớ chép: “Đây chung lúc bạch tứ”, nay y cứ thời duyên ngoài giới không mất. Chữ khủng trở xuống là rõ ý. Hai câu trên giải thích chỗ không nghe, chữ du trở xuống là giải thích chỗ thấy. Lại dẫn luật Ngũ Phần chuyển giải thích phi pháp. Nói khởi lỗi ấy, kia do Tỳ-kheo mượn y bát người, thọ rồi trả lại, các Tỳ-kheo bảo cùng đi khất thực, Tỳ-kheo kia nói rằng “Tự không có y bát, Phật không chế, tôi không mượn”. Cho nên, Tỳ-kheo bạch Phật, Phật do đó chế giới.

Khoa kế, ban đầu bày chỗ. Chữ kim trở xuống là chỉ thời và sự. Kinh Bảo Đàn chép: “Lối đông trong giới tràng lập tòa hỏi già nạn”. Do thấy trước chép: “Nếu ở ngoài giới không gọi là thọ giới cụ túc”, cho nên nói là “thuận văn trên”. Luật Tăng-kỳ không nói trong, ngoài, cho nên biết cả hai đều thông, không gần không xa, trông thấy chỗ tăng ngồi mà nói.

Trong Nghi-thức, đắp y ngược là bày tướng mạn, chữ cập trở xuống là nên có chữ Tróc. Trong năm món, dẫn duyên có thể hiểu. Trong tác pháp, ban đầu văn chia làm hai: 1/ Nêu ra bộ khác, Hòa-thượng cáo bạch, hoặc bày khác, hoặc khiến lấy gần kề. 2/ Sau dẫn bổn bộ, chánh rõ dụng ngày nay.

Trong hòa tăng, ban đầu chính hỏi pháp. Chữ như trở xuống là rõ chung riêng. Bốn lời đáp là đáp riêng: 1, Pháp như trước. 2- Gọi vào (gọi Sa-di vào trong chúng, đơn bạch yết-ma). 3- Đối hỏi (đối chúng hỏi nạn, đơn bạch yết-ma). 4- Chánh thọ (trao giới cụ túc, bạch tứ Yết-ma). Trong gồm đáp, trước sau bốn pháp đều là thọ giới, một lời gồm thâu. Sao dùng đáp chung trở xuống là không hỏi riêng. Cho đến, v.v… là tuy thông nhiều người có thể suốt ngày đêm, nhưng ở chỗ làm việc hoặc cho dừng nghỉ, nghĩa chẳng liên tục, hợp với nghi lạm, quyết muốn y theo hạnh lại chung một tòa. Nay các châu quận, mở đàn khác năm nên nhiều người cùng thọ, trái dùng pháp riêng, lý tuy không hại, sự thành nhiều lặp, văn khác có thể hiểu.

Thứ sáu, là trong nêu ra lý do hỏi. Sợ ở trong chúng, nghĩa là ngay khi hỏi. Xét đặt ấy, hoặc y cứ người năng hỏi giao xong, hoặc là người được hỏi rõ ràng thong thả, lời thông giải thích cả hai.

Trong phần nói rộng, đầu tiên nêu lý do. Có được không được như sau sẽ tự rõ. Chữ linh trở xuống là rõ ý, ba câu trên khiến người hay hỏi biết pháp. Được thì không đâu chẳng mờ cho nên nói là sáng đoạn. Chữ sử trở xuống là khiến năng sở đều hiểu. Chữ nhược trở xuống là bày phi, tức trong nêu không đủ làm ví dụ. (tờ 221)

Trong chuẩn bị giáo, ban đầu dẫn chế. Chữ cố trở xuống là nói phải giải thích. Chữ ưng trở xuống là rõ giáo trước. Chữ thử trở xuống là ngăn nghi, y cứ vào luận tặc trụ đồng pháp mới thành, quyết khi đọc yết-ma lý nên chẳng ngăn. Đây do xưa chấp vấn nạn không chấp tướng hiểu, còn sợ vọng chấp đồng với yết-ma, không thể dự đọc cho nên nói một lần ngăn. Văn sau chánh rõ tặc trụ, tức dẫn luật Tứ Phần, một, hai, ba người và chúng tăng cùng làm mới thành, hoặc nhân sau khi đọc nghe dễ hiểu, đến sâu ngăn làm lời.

Trong phần sắp bày, Luật nhân thoát y hổ thẹn, Phật nói “Từ nay trở đi cho hỏi mười ba nạn”, tức nêu tướng kia cho nên nói rằng “chỉ hỏi”, v.v… Đến khi giáo thọ ra khỏi chúng, giới sư đối tăng hai lần bày pháp hỏi, chỉ hỏi mười sáu giá nạn cho nên nói rằng “Đến luận đồng”. Nay hợp đó, nạn ngăn trước nên nói là “nghĩa chuẩn đồng”.

Trong năng hỏi, thể nghĩa là đại thể, tức là bổn ý. Mỗi mỗi đầy đủ, nghĩa là nêu tên bày tướng, lựa chọn phải trái. Không đồng v.v… Sớ chép: “Có thầy hiểu rằng “Hễ thọ giới pháp, tác pháp khiến tụng, chỉ nên nương văn mười ba điều, khiến đủ đáp rằng “không” tức là đắc giới, đâu cần hiểu nghĩa”. Tổ Sư liền dẫn trong xả giới, bên không hiểu chẳng đủ mắc tội Tăng-tàn, lời thô không hiểu thì không phạm, tướng đều khó phá, đây không rõ nên lược bác bỏ.

Ban đầu giải thích biên tội, từ dụ làm tên, trong văn đủ giải thích.

Trước nương y bổn luật lại y cứ giới cụ túc. Sau y cứ Đa Luận thông với bốn giới trước, đều gọi là biên tội, nhưng trong tục giới, đại tiểu đều chế chung, y theo tăng thì thiên tụ định ước rất nặng, cho nên giới cụ túc phải nói là “xả”, phạm tội nặng không bỏ tự gọi là hai diệt, muốn rõ thành chướng cho nên y cứ xả, đến sau ba lần phạm liền chướng giới, bất luận xả hay không xả.

Hai, là nói làm ô nhục Ni, trong định tịnh hay uế ban đầu bày không lạm. Tức bổn luật chép: “Ông có ô nhục Tỳ-kheo-ni hay không?” Luật Ngũ Phần, Thập Tụng đều vậy, nên nói là “các luật”. Chữ cố trở xuống là thứ hai chọn tịnh. Trước dẫn thời sự, văn sau y cứ dùng. Chữ thử trở xuống là nêu ra chỗ y cứ kia. Sơ quả thì tư hoặc của ba cõi còn đủ, Nhị quả thì chưa hết tư hoặc của cõi dục, cho nên hai bậc Thánh này còn thọ vui đắm nhiễm, phàm phu gồm thâu nội ngoại bạc địa.

Hỏi: Quyết không thọ vui, cảnh trước không hoại, có thành chướng giới chăng?

Đáp: Ô nhục, hủy hoại thành nạn, theo năng được tên, nhưng chỉ lấy mạn, nhục, bất luận cảnh trước.

Trên nói thọ vui là chọn trong ban đầu, sau người thành hay không thành.

Quả thứ ba đã hết tư hoặc cõi dục, Tứ quả thì kiết sử đều sạch, hai bậc nầy quyết không đắm dục lạc. Chữ cố tri trở xuống là song quyết.

Trong các phạm khác, xúc chạm tám việc, văn như xoa chạm làm một câu, hai câu sau nói tám việc. Câu trên rõ tám người cùng thành, câu dưới y cứ một người làm riêng. Theo Sớ, thì tám ni chung làm tám người, là truyền chép sai lầm.

Luật kia hỏi rằng: “Có thể có người ô nhục Ni chưa thọ giới nên thọ, thọ rồi không nên diệt tẫn ư?”. Phật nói: “Có, như dùng thân tướng chạm ô nhục Ni”. Lại hỏi: “Có thể có người ô nhục ni được cho thọ giới ư?”. Đáp: “Có, như tám người dùng tám việc ô nhục ni, ni gọi là dơ mà tám người không gọi là dơ. Lại một người dùng tám việc làm dơ Ni, Ni gọi là dơ mà người không gọi là dơ”.

Chữ linh trở xuống hai câu là gồm kết hai giới, tám việc đầy đủ như thiên Ni. Trong luận Tạp tướng văn có ba đoạn:

4- Ban đầu chọn chúng sau, chữ nhược trở xuống là rõ thông ba đường, y cứ gốc thành dâm, không nhọc ở đây chỉ bày. Vì ngăn ngừa nghi lạm, nghĩa là các phi chướng khác. Chữ nhược trở xuống là biện hình phục. Trong nghĩa quyết, ban đầu là chánh quyết. Trước nói tự đắp không chướng, không y cứ, không y cứ biết và không biết cho nên phải

phán cả hai. Chữ đãn trở xuống là ngăn lạm, sợ cho là cảnh trước tịnh uế cũng đồng hình phục, y cứ biết và không biết cho nên đặt biệc chọn đó, văn sau chỉ bày rộng. Nghĩa Sao thứ nhất, Nghiệp Sớ thứ ba. Sớ nói rằng: “Có Sư nói “Chỉ là giới cụ túc, đâu luận tịnh uế”, lăng nhục, khinh mạn nặng cho nên chướng xuất gia”, nhẫn đến Tổ Sư nói rằng: “Nên dùng Tăng-kỳ để phán rõ định uế”.

Văn đáp trong hoại Tỳ-kheo, câu đầu là phán định. Chữ ni trở xuống là nêu quyết. Kia hỏi rằng: “Cô có phạm tịnh hạnh với Tỳ-kheo hay không?”. Nói sự ít là nêu lược ý trong tăng. Chữ cố trở xuống là dẫn văn quyết, muốn đủ hỏi rằng “Người có trộm vật của hiện tiền Tăng hay không? Đối với sáu thân của Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni có làm hạnh bất tịnh không? Cha mẹ, Sư trưởng bịnh có bỏ đi hay không? Có giết chúng sinh phát tâm bồ-đề hay không?”

Trong phần bày chung, người tục cần y cứ chưa thọ năm giới, tám giới.

Thứ ba, rõ tặc tâm, Pháp tài chẳng có phần, dối trộm đem về mình cho nên dùng làm tên. Trong dẫn bày, ban đầu dẫn bổn duyên. Luật nhân lúc ấy nước Ba-la-nại lúc gạo đắt đỏ, có người ngoại đạo trẻ tuổi thấy Phật và tăng được nhiều đồ cúng dường, liền tự cạo tóc, đắp y, bưng bát vào trong chúng ăn. Các Tỳ-kheo gạn hỏi, người kia tự nói đầu đuôi, Phật do đây chế giới.

Chữ nhược trở xuống là phán thành hay không. Ban đầu nói trộm hình. Người chưa xuất gia nghĩa là chưa thọ mười giới. Chưa thọ, là chưa thọ giới cụ túc. Không nên thọ y cứ trước biết. Đã thọ được là y cứ sau mà biết. Luật nói đủ rằng: “Cho đến một Tỳ-kheo đến chỗ tăng, không cùng yết-ma thuyết giới. Nếu chưa xuất gia, thọ giới cụ túc thì không được cho xuất gia thọ giới cụ túc. Nếu đã cho xuất gia thọ giới cụ túc, cho tức gọi là xuất gia thọ giới cụ túc, văn dư chữ giả bỏ đi liền rõ nghĩa”.

Chữ hội trở xuống là nói pháp trộm, chính là vị nạn cho nên diệt tẫn. Trước chỉ đồng với ngăn, dầu tăng dự biết, trái với chế đắc giới. Trong quyết thông, trước dẫn văn luật sau nầy bày quyết nghĩa. Văn trên chỉ nói rằng “một, hai, ba người không gọi là Chúng, chỉ cần dùng nghĩa định”. Còn bao nhiêu hòa hợp ấy, như nói tự tứ thưa chúng, hòa Tăng, lập chế, v.v… Trong bộ khác, Luật Thiện Kiến ba món đều gọi là trộm hình, nếu y cứ món thứ hai chính là trộm pháp, cho nên trong Sớ chỉ nói ba món (hoặc sợ viết lầm, chữ nhất nên để trên chữ trộm hình, thì đồng nghĩa với Sao), hoặc có thể xứng hạ nhận lễ, trộm hình đại Tăng cho nên thông nên.

Ban đầu nói trộm hình, nói lợi dưỡng ấy là phải y cứ hai món vật hiện tiền tăng, ăn uống và cúng dường là chỗ trông mong của kia, nghĩa đâu không nhận, cho nên sau nói rằng: “Vì đói khát”.

Thứ hai, trộm hòa hợp, Luật chỉ y cứ pháp, luận chung bốn món, thêm hạ lạp, lễ, lợi đều thành chướng giới, cho nên Sớ hỏi: “Trộm hòa hợp, lẽ ra ở yết-ma, sao dùng trong văn đủ bày hạ, v.v…?”. Đáp: “Hạ kế, lễ nghi và tín thí, đều là biểu tướng sáu hòa của tăng, do có giới, cho nên liền có hạ kế, v.v… Do trộm giới tướng khiến người khác tin”.

Nếu thấu trở xuống là phán đoán được hay không, đồng với luật Tứ Phần ở trước, dẫn Ngũ Bách Vấn hỏi riêng chứng, nhận lễ. Trong sắp xếp, khoa đầu chia làm hai: Trước bày bổn luật nói thông. Chữ y trở xuống là kế dẫn luật Tăng-kỳ để chánh quyết. Ban đầu nói trộm pháp, kia nói rằng: “Sa-di núp dưới giường nghe trộm”. Trong phần đầu, sau nói là tiếp ngôn tướng trước sau của yết-ma, đều ghi thành chướng, không đủ thì không thành, văn tuy lược ghi nghĩa phải hiểu rõ (xưa chép: “Tác bạch là đầu năm, thiên là giữa, lược giáo là sau”. Ở đây giải thích rất sai. Nói giới thì có thể, còn như đơn tác yết-ma thì y cứ phần nào?)

Nhược phàm trở xuống là nói trộm hình, trái đó là trải qua bố tát. Hỏi: không nghe yết-ma chí nghe giới tướng có thành chướng chăng?

Đáp: Đây có hai thứ khác nhau: Nếu thân ở chúng vọng đồng tăng nêu, chỉ nghe liền thành, không cần phải yết-ma. Nếu nói về trộm nghe quyết y cứ yết-ma, nếu chỉ nghe giới nghĩa lẽ ra chẳng chướng. Tức văn trước nói rằng “không bỉnh yết-ma đều không thành nạn”. Lại như Sớ chép: “Trộm hòa hợp, lẽ ra ở yết-ma”.

Hỏi: Nếu vậy sao dùng luật Tăng-kỳ chép: “Khi nói giới thì luận việc gì?

Đáp: Vì khi nói giới quyết phải làm yết-ma.

Hỏi: Nếu vậy sao cho nói giới sót chưa đủ?

Đáp: Sợ sinh tâm xem thường, bất luận chướng giới như Giới Sớ nói rằng: “Chúng sau không biết, thường sinh khinh mạn, chế khiến tai mất không thấy nghe thì trọng pháp”. Người tôn trọng sinh khâm phục kính tin, y cứ vậy thì biết là chọn ra ý khiến tôn trọng. Lại như Đại ni cũng sót, há lo chướng giới ư?

Hỏi: Riêng tập bỉnh xướng, chưa thọ cụ túc chợt nghe và khi chưa thọ có giở kinh luật, do đó đọc yết-ma biết rõ nghĩa lời, có thành chướng giới hay chăng?

Đáp: Y theo văn trước sau đều nói làm đúng trong tăng, nên dối trộm thành chướng, đâu có đọc văn mà thành chướng giới. Như trước trộm hòa hợp tăng ở luật Thiện Kiến, ở chỗ vắng xướng đọc riêng, tăng vẫn ăn ở chung, do châm chước nghĩa, nhất định chẳng phải thành chướng. Ở trước nói: Đây chẳng phải tết-ma, không phạm tặc trụ” ý hiểu như trên không thể chuyên chấp (xưa đều chép “Thành nạn”, xưa nay bậc cao tăng phần nhiều có người đời trước đã mở Đại tạng xem, ngày nay các tín sĩ phần nhiều cũng như vậy, nếu đều chướng giới, đâu không quá gấp, người học nên rõ điều đó).

Trong không đủ năm, Già luận nói qua bố-tát nghĩa là biết mà cố làm, nhưng cũng phải y theo khai hiển để phán. Kế trong luật Tứ Phần do tuổi không đủ và pháp không thành, nghi não người khác liền chế tội Ba-dật-đề, nay dẫn không phạm, văn trong mở lời. Hai chữ “người thọ” đọc nối ở trên, văn nêu hai việc không đủ có thể hiểu. Nói tác pháp, nghĩa là tác bạch yết-ma không thành vì phi pháp, riêng chúng. Có biết v.v… ấy, nghĩa là biết thật không đủ và phi pháp, sợ sau nghi hối thọ lợi dưỡng, lễ kính nên nói cho biết, trở lại bổn xứ thọ giới cho nên dẫn ra đây. Lại nói vốn thọ không được liền nhận sư lễ kính và lợi dưỡng thì là tặc trụ, đồng như Già Luận. Ni xả giới đến không trộm hình và trộm pháp thì y cứ chẳng phải tặc trụ, nhưng do Phật chế Ni không được thọ lại cho nên trái bỏ, trông trước ở đạo tức đồng trộm pháp, nên gọi là tặc trụ, tuy khác trước mà y cứ lỗi nói là đồng.

Thứ tư, phá nội ngoại: Trong Luật, vì ngoại đạo lõa hình bàn luận nghĩa với Xá-lợi-phất, liền cho là Sa-môn Thích-tử thông minh trí tuệ. Sau gặp Bạt-Nan-Đà liền theo xuất gia, hỏi nghĩa mà Bạt-Nan-Đà không thể trả lời, kia liền bỏ đạo. Tỳ-kheo bạch Phật, Phật nói: “Từ nay trở đi bạch nhị yết-ma cho ngoại đạo bốn tháng ở chung”. Trước cho cạo tóc, thọ mười giới, sau làm yết-ma (ở đây thử thách ngoại đạo mới vào, chẳng phải phá nội ngoại). Sau lại có một ngoại đạo vừa xong bốn tháng thử thách liền được chánh tín, Phật dạy cho thọ giới cụ túc. Lõa hình ngoại đạo trước, nghe điều này rồi lại đến xuất gia, Phật nói: “Đây là phá nội ngoại đạo, ở trong pháp ta không có lợi ích”, từ đây ngăn cấm.

Nói phá, là hai kiến tà chánh đều hoại. Sớ chép: “Chánh lấy phá nội gồm thật phá ngoại”.

Trong bày danh tướng, ban đầu đến nặng cả hai đều phá ngoại, thọ rồi lại hoàn tục tức là phá nội. Lại cần định y cứ giới cụ túc mà nói, nếu thọ mười giới phá thì không thành nạn. Chữ bỉ trở xuống là nêu ra lý do chướng. Trong dẫn chế, vì trước phá nội cho nên chế để thử thách lúc mới vào, nếu phá nội ngoại thì là hằng chướng, đâu phải thử thách.

Nhiều người hiểu lầm cho nên chỉ bày. (y cứ thiên Sa-di, đây tức bỏ mất giáo pháp. Trong Sớ cũng khiến nương kia, nhưng cần quán cơ dụng xả, chia thể toàn bỏ, cho nên ở đây nêu)

Ý trong lời hỏi cho rằng chỉ khiến ở chúng, có thể nghiệm thuận nghịch, mà trong văn luật chưa cho yết-ma, trước phải thọ mười giới, ý chế rõ nạn, cho nên hỏi bày. Trong phần đáp có hai ý để hiểu.

Trong kết lược, Hoàng Cân xứ nầy (Trung quốc) hoặc có tin ưa nên y cứ pháp trước. Luật nói rộng, trước chế khiến cạo tóc, kế cho thọ mười giới, nên đến trong tăng xin rằng: “Đại Đức tăng xin lắng nghe! Con là ngoại đạo mở pháp, theo tăng xin bốn tháng ở chung”, (nói ba lần). Tăng liền để người kia ở chỗ mắt thấy tai không nghe mà lầm pháp Yết-ma rằng: Đại Đức tăng xin lắng nghe! Ngoại đạo mỗ giáp kia nay theo chúng tăng xin bốn tháng ở chung, nếu tăng phải thời mà đến, tăng bẳng lòng cho ngoại đạo mỗ giáp kia bốn tháng ở chung, bạch như vậy (yết-ma y theo đây mà làm). Kia thực hành ở chung xong, làm cho các Tỳ-kheo tâm vui vẻ, rồi mới cho thọ giới cụ túc.

Năm là huỳnh môn, Sớ chép: “Huỳnh là sắc phương giữa. Hình phạt thời xưa, người bị hình phạt này sẽ bị thiến. Do vệ trung là cửa cấm nên nói là huỳnh môn. Trong thông lệ, sinh nghĩa là sinh, lai tức là phải, Kiền như sau sẽ giải thích, còn ba món khác có thể hiểu.

Trong chia cắt, câu đầu chỉ cho việc. Chữ nhược trở xuống là chánh phán, trước rõ đều cắt thành chướng. Chữ kim trở xuống nói lên trái chút phần không thành. Người bị cắt căn, sắc tâm thay đổi cho nên y cứ chưa sửa đổi. Quyết đã sửa đổi, chút phần cũng chướng. Tội nhỏ, tức sau nói rằng “Thiên nương sám”.

Hai văn trong đều cắt cùng nói về Tỳ-kheo, bởi y theo đã thọ, lệ quyết chưa thọ. Bổn Luật bốn món thì ba duyên trên hoại trở xuống là một kiền hoại. Không có điểm dưới trở xuống một món là không lựa đều chia. Luật Ngũ Phần ban đầu dẫn duyên khởi, cho đến ấy là lược lời tự cắt. Về cắt, vì dục tình có thể trị, cho nên không nên cắt, vì báo sắc không nhớ. Tức Kinh Tứ Thập Nhị Chương chép: “Nếu đoạn âm kia (nam căn) không bằng đoạn tâm”. Chữ cáo trở xuống là nói Phật phán, các văn đều cắt cùng chế, diệt tẫn chỉ có luật Ngũ Phần nầy. Có chút mở để lại sau khiến y cứ theo đó. Thiên nương sám thì tự hại thân phần phạm tội thâu-lan-giá nặng, là phương tiện giết. Y cứ trở xuống là bệ quyết. Đã cắt nghĩa là đều bỏ chút. Lưu là y cứ theo trước. Khám, tức tâm tánh chưa đủ. Các bộ khác, tức lấy luật Ngũ Phần, bổn bộ đều cắt, nhất định là không được, cho nên Sớ chép: “Tứ Phần không có văn để y theo”.

Trong ba giết, thứ sáu, thứ bảy là trái ân, thứ tám là trái phước, đến sau thứ chín tức chướng chánh đạo người khác, thứ mười gồm trái ân phước. Năm món này đều trong nghịch phản, đều gọi là năm tội nghịch, nếu phạm chắc chắn đọa ngục A-tỳ, cũng gọi là năm nghiệp Vô gián.

Trong hai món nghịch phá tăng gọi là lạm, nên chia làm hai, Phá pháp luân, lập năm pháp tà:

1/ Trọn đời khất thực. 2/ Mặc y bá nạp. 3/ Ngồi dưới gốc cây. 4/ Không ăn muối. 5/ Không ăn cá thịt. (Lúc nầy Phật còn chế ăn tịnh nhục).

Phá pháp bốn y và tám chánh của Như lai phạm thượng phẩm Thâu-lan-giá.

Phá yết-ma: Là trong một giới có hai chúng đồng thời tác pháp, phạm trung phẩm Thâu-lan-giá. Mười, là làm chảy máu: Kỳ-bà trị bịnh dùng kim chích Phật chảy máu được sinh lên cõi Phạm thiên một kiếp. Điều-đạt xô đá núi lăn đá làm bị thương chân Phật, đọa ngục A-tỳ một kiếp. Cho nên sau chánh hỏi thêm tâm ác để chọn đó.

Chữ thử trở xuống là gồm bảy, chỉ khi Phật còn ở đời, Điều-đạt gây ra hai tội nghịch nầy, còn bao nhiêu thì chẳng thể có. Sớ chép: “Tội nghịch phá pháp luân ngày nay ít có (Ấn-độ còn có bè đảng của Điềuđạt, Trung Hoa cũng có bọn tà kiến diệt pháp). Lại dẫn giải thích xưa hủy hình tổn hoại tượng, hoặc có máu, ánh sáng đều xếp vào tội nghịch. Lại nói rằng “Không cần có máu, ánh sáng, chỉ nói tâm ác, tổn hoại là tội nghịch”. Tổ Sư nói rằng: “Cố dẫn bày đó, có thể châm chước”.

Trong phi nhân lại nêu bày quỉ thần, cần thông bốn đường (trời, tu-la, quỉ, địa ngục). Chữ Luật trở xuống là dẫn chứng, quyết lấy sự biến hóa mới phải hỏi. Luật Nhiếp, luật Tứ Phần chỉ nêu ba tên mà thôi, luật Ngũ Phần nói vì Tu-la nhàm chán nạn già chết, hóa thành hình người, sau khi thọ giới đến nhà cư sĩ ăn năm trăm phần ăn, bị người chê cười, cho nên chế luật, văn lược nêu hai đường ba bộ, còn bao nhiêu quyết cần đủ. A-tu-la, Hán dịch là Phi thiên (chẳng phải trời), vì có nhiều sự dối trá chẳng phải hạnh các vị trời. Càn-thát-bà, Hán dịch là Khứu Hương, cũng gọi là Thực hương (lấy mùi thơm làm thức ăn). Trong súc sinh đồng lấy sự biến hóa, cho nên cũng là khoa trước. Chữ Luật trở xuống là dẫn chứng, tức Luật Thiện Kiến chép: “Long Vương nhàm chán thân, hóa thành ngoại đạo, xuất gia thọ giới rồi, vì ngủ say nên hiện nguyên hình, Phật liền chế ngăn” như văn đã dẫn. Rồng làm duyên khởi còn các súc sinh khác đều như vậy.

Trong phần chuyển hỏi, ban đầu nói ý hỏi, chữ thoát trở xuống là dạy chuyển đổi. Chữ như trở xuống là tự ra, thoắt giống như bỗng.

Trong hai hình, đầu tiên là bày tướng. Luật Thiện Kiến nói có ba loại:

  1. Có khả năng tự thọ thai, lại làm cho người khác thọ thai.
  2. Chỉ có khả năng tự thọ.
  3. Chỉ làm cho người khác thọ.

Ba loại nầy đều là nạn vì đều là hai hình. Chữ nhược trở xuống là dùng lỗi so sánh thọ, tức một trong bốn món xả, y theo Sớ. (tờ 223) Ba chướng thâu: huỳnh môn là người nặng nề, ái dục, nhiều chướng phiền não. Lại không thể là nam, cũng xếp vào báo chướng, Ni tặc phá, năm nghịch, chín món đều là nghiệp chướng, chẳng phải như súc sinh, hai căn, ba món là báo chướng.

Kế, khoa đầu trong nói về ngăn. Câu đầu chỉ trước mà sau rộng bày. Chỉ người thọ pháp, kia có hơn một trăm bốn mươi món, trước sau xen bày. Nay nương sáu căn chỉ bày tổng quát. Nhãn căn có hai mươi ba: xanh, vàng, đỏ rực, đỏ pha vàng, màu đỏ, hoặc xanh, vàng, trắng, xanh lục, xanh nước trong, rất sâu, ba góc, càng cách xa, dài, lớn, mắt lác, mù, mắt chột. Nhĩ căn có một (là điếc), nghe không rõ mũi). Thiệt căn có hai (câm và đủ hai). Thân căn có chín mươi bảy, tóc lông có sáu (tóc cằn cỗi, tóc xanh, vàng, tóc bạc, không tóc, không lông). Đầu có mười bảy (đầu voi, đầu ngựa, đầu lạc đà, đầu lừa, đầu trâu, đầu heo, đầu dê, đầu nai, đầu rắn, đầu cá, đầu chim, hai đầu, ba đầu, nhiều đầu, đầu nhọn, đầu trùng). Nhan sắc có bảy (tất cả xanh, vàng, đen, đỏ, trắng, hoặc lẫn lộn, hoặc sặc sỡ). Miệng có sáu (răng răng cưa, không răng, cổ họng cong, sứt môi, không lưỡi, lưỡi bị cắt). Hình tướng có hai mươi sáu (ngực ểnh, lưng gù, trước ểnh sau gù, trong cong, ngoài cong, trong ngoài cong gãy, quá cao, quá lùn, thân như người nữ, phụ nữ ràng buộc thân, ngón chân cong, chân què, một tay một chân, một tay, không tay, không chân, không tai, một trứng, không trứng, ngón tay cong, sáu ngón, ngón có màn). Bịnh hoạn có hai mươi ba (bịnh ghẻ, tướng chết hiện, bịnh ung thư, bịnh khí, bịnh tật dịch, bệnh nhổ nước bọt, chỗ kín bị ghẻ, thường nằm không ngồi dậy được, quá già, bịnh khô năm căn, tay trái hư, tay phải hư, bịnh phong, bịnh nhiệt, bịnh đàm ấm, bịnh ghẻ, bịnh nội thương, bịnh ngoại thương, trong ngoài đều bịnh). Tất hoại có mười hai (cắt tay, cắt chân, cắt cả tay chân, cắt tai, cắt mũi, tai mũi đều cắt, cắt nam căn, cắt trứng, cắt đầu nam căn, cắt cánh tay, cắt khuỷu tay, cắt ngón tay). Ý có ba (không biết tốt xấu, nhiều các khổ não, cuồng si, năm căn kia có một trăm hai mươi sáu và sau tạp già cộng có hơn một trăm bốn mươi loại). Tạp loại hơn hai mươi (không xưng tên mình, không xưng tên Hòa-thượng, không xin giới, mặc áo dài, mặc áo ngoại đạo, đeo đồ trang sức, mắt say, lõa hình, tức giận, không tâm, có tên trong sổ nợ, trốn thuế, nợ nần tôi tớ nhà giam, y bát không đủ, tuổi không đủ, cha mẹ không cho, có năm thứ bịnh…)

Chữ giai ngôn trở xuống là gồm bày được không như sau. Trong ba giá nạn, y cứ không có y bát nên hợp lại đồng khoa, nhưng văn chẳng rõ nên có nhiều giải thích khác nhau, nay thầy phán nghĩa cho nên bày ở sau.

Hỏi: Y cứ định không phát sao không gọi là nạn?

Đáp: Tên có thể đổi xưng, năm cho đợi đủ, chẳng đồng thường chướng, không thuộc về nạn.

Tuổi không đủ, phải tính luôn thai nhuần và thêm tháng bố-tát mà vẫn không đủ.

Trong luật Ngũ Phần ban đầu nêu là ngăn, chế tăng liền độ. Chữ hoặc trở xuống là kế rõ chẳng ngăn, chế tăng làm nạn. Tăng-kỳ có nhiều món phần lớn đối với luật Tứ Phần. Lược nêu bảy tướng, mắt chim tức thuộc mắt mù. Người điếc trở xuống là y cứ kia hợp có câm. Khoa sau lại giải quyết rõ ra là viết sót. Tích âm tích, là không thể đi. Xương cùng cao hơn mông. Ban âm ban, sẹo roi cũng như sẹo gậy. Đột khởi cũng là luống kết trái. Ao hãm cũng là quạ trị trái. Dấu sẹo, nay gọi là khắc xanh. Hình thú, kia nói rằng: “Làm các món tượng chim thú, chu nho là người lùn. Luật kia các giá nạn đều cho là không nên, các lời mỗi thứ đều kết. Nay đây tổng quát cho nên nói là “tất cả đồng”.

Trong rõ được không, ban đầu bày lời tổng kết bốn món. Văn kia già nạn bốn kết đều đồng, chỉ có nên đuổi hay không đuổi là chọn khác. Văn sau đồng ấy, như nói rằng “Nếu không xưng tên Hòa-thượng, không xưng tên người thọ, không xưng tên tăng, không gọi là thọ cụ túc”, sau các giá nạn đều có lời này. Còn ba món khác tức là văn chung của khoa trước. Chữ thị trở xuống là chánh chọn, thị trung tức chỉ cho luật kia.

Trong nói về già nạn, ban đầu bày hai kết, luật kia hễ người ứng pháp thì gọi là thọ cụ túc, như ngài Ba-ly hỏi Phật: “một Hòa-thượng, một giới sư, một chúng có được cùng thọ chăng?” Phật nói: “Hai, ba người như vậy cũng được cùng thọ”, đây gọi là thọ cụ túc, còn bao nhiều đều lệ như vậy. Nếu là người giá nạn thì nói là “không gọi là thọ cụ túc”, nếu cho xuất gia là vượt tỳ-ni, lời nầy bao gồm chung, cho nên nói là đâu ngại, v.v…

Chữ như trở xuống là dẫn bày có hai: Ban đầu nói chung được hay không. Chữ hựu trở xuống là bày một bề không được. Trong ban đầu câm, v.v… là đồng lấy đui điếc, luật kia chép: “Người mắt mù không thấy tất cả (đây tức không được) nếu thấy lằn chỉ trong lòng bàn tay, mắt chim, được cho xuất gia (ở đây đồng như pháp). Điếc là không nghe tất cả tiếng (điếc nặng), nếu nghe tiếng lớn đươc xuất gia (điếc nhẹ). Sẹo roi lồi lõm (là nặng), trị cùng da không khác được xuất gia (là nhẹ). Luật kia trong câm không bày tướng nhẹ, quyết lấy tương tự có thể nói, lệ trên đui, điếc, nặng, nhẹ hai món khác nhau. Thanh tịnh chung ở, tức chỉ lời được cho xuất gia, trước rõ là được, văn nói là sau bày không được.

Kế, trong một bề không được, chữ di thơ trở xuống là kia có in sót chữ thử, nay đây hợp đó, nghĩa là gởi viết nhận. Giơ tay ra dấu là không nói cầu xin. Kia không chỉ giơ tay, nay thêm đó để giúp. Không hiện tiền là thân không đến trong tăng. Như vậy, v.v… là kia nói rằng “không hỏi” (không hỏi giá nạn), người trước không muốn (không có tâm thọ giới) phi pháp không hoà hợp, chúng không thành tựu, bạch không thành tựu, Yết-ma không thành tựu, nếu mỗi việc không thành tựu thì không gọi là thọ cụ túc.

Chữ tiền trở xuống lại điểm trọng (nặng), mù, điếc v.v… cũng đồn. Thập Tụng, Già Luận, nặng, nhẹ, được, không được đồng với Tăng-kỳ ở trên. Trong y bát, Luật Tứ Phần, do người không y bát thọ giới cụ túc, các Tỳ-kheo bảo vào xóm khất thực, người kia nói “Tôi không có y bát” do đây chế giới. Lại có người mượn y bát của người khác, thọ giới rồi, chủ y bát lấy lại, kia lõa hình hổ thẹn, cho nên Phật chế không được mượn. Nếu muốn cho y phải dạy xin cho, không cho thì phải cho tiền bằng giá y (ở đây y cứ hằng bán mới thành, nay có người tạm thuê rồi trả lại thì đồng với mượn). Sau dẫn luật Ngũ Phần chuyển chứng người mượn, đã khiến chủ bỏ, thành vật của mình, cho nên liền đồng với luật Tứ Phần phải dạy xin cho.

Trong Đa Luận, ban đầu nêu định đắc giới. Chữ luận trở xuống là dẫn văn bắt bẻ lại, ý cho là không đắc giới thì đâu cần chế? Trong lời đáp ba nghĩa rõ bổn ý chế riêng chẳng chuyên thọ giới, cho nên đức bên trong không nêu ra từ bi giải thoát và hổ thẹn.

Trong quyết phán, bộ khác, là Sớ dẫn nạn rằng: “Nếu không có Hòa-thượng thì không thể theo kia”. Chữ tất trở xuống nghĩa là hưỡn gấp điều riêng, không thể dùng chung. Tông kia không có Hòa-thượng, mặc áo đời v.v… đều khai thành thọ, ở giáo quá hưỡn. Tứ Phần không phải như vậy, lập pháp có nghi, huống chi thọ giới là việc lớn, nghĩa không khinh lược cho nên khiến y theo gấp.

Trong lệ bác bỏ, y theo Sớ xưa có hai cách giải:

1. Nói rằng: “Nương Đa luận, Thập Tụng, dầu không có cũng khai đắc giới, mắc tội (khoa trên đã phá nhưng không nêu xưa).

2. Lại có người nói rằng: Nếu không có y bát hoàn toàn là phi pháp, nếu mượn được thì ngay lúc đó là có.

Nghĩa y cứ Hòa-thượng phá giới bốn câu tức nay chỗ đã bác bỏ, ban đầu dẫn xưa, đây về sau chính là bác bỏ. Sớ chép: “Được hay không, chẳng có văn thì phàm tình khó tin, cầu nương thinh giáo thì không có giới”.

Trong thiên Cha Mẹ, luật nói do Ngài Thân Tử độ La-hầu, v.v… vua Tịnh Phạn bạch Phật, Phật do đó chế giới. Trước dẫn luật Thiện Kiến, nói các phương khác đều cho phép, sau y cứ Tăng-kỳ rõ chọn thân sơ, nhưng ở Ấn-độ có nhiều nước nhỏ, đồng với xứ nầy xưa nay tùy nơi chốn y cứ. Ngày nay thống nhất hơn bốn trăm châu, Di, Địch không thông, sự cũng ít có, y cứ văn, y cứ cõi nước, lúc bấy giờ chẳng muốn, dầu có cũng ít. Vả lại, y cứ một cõi nước phải hỏi cho hay không? Nhưng trong đây phong tục rất tôn kính tăng đoàn, phần nhiều do thân mình xả bỏ so sánh mà có già nạn. Tự đến, là đời có người riêng hết sức đến với người khác là cha. Dưỡng nhi là lúc mới sinh em bé theo người cầu nuôi, thiếu nợ được cho là có nợ người. Y cứ sự chẳng nặng, y cứ nói rằng: “Không nên”, lẽ ra Tăng có tội. Nhưng do ở Ấn-độ người thiếu nợ xuất gia vua không chấp nhận, cho nên phải kết phạm. Xứ nầy không phải như vậy, có giới không lỗi.

Trong tôi tớ, văn ban đầu, năm món của luật Tăng-kỳ thì ba món trước thuộc nghĩa chủ. Chữ cường trở xuống là thứ hai thì yếu cho nên chia hai phần. Trong đây đến pháp, phần nhiều là bởi người, sự cũng ít.

Kế khoa đầu là chỉ thời sự. Chữ nhược trở xuống là y cứ kinh chấp nhận. Chữ Luật trở xuống là bày chỗ thiếu của luật, hai câu sau y cứ kinh quyết luật, Kinh gồm nam nữ, nhân quyết khoa trước, cho nên nói rằng: “Đến con”. Do trước luật Tăng-kỳ, ba con, năm tôi tớ đều không nói buông bỏ, cho nên cuộc hạn kia đây. Nay y cứ văn kinh chỉ là bị buông bỏ bất luận thân sơ. Phương kia, xứ nầy tất cả đều được, cho nên nói rằng “thông sung”, sung dụ như chấp nhận. Sớ nói rằng: “Nếu bị buông bỏ nào nói kia đây”.

Trong ba món, thì phật nô, hoặc phí vật làm thuê của tăng, hoặc của người khác hầu Phật.Trộm hai kết của Phật, ở đây y cứ chủ luận, cho nên nói rằng “phạm nặng”, người đại đạo gọi là Tỳ-kheo, tuy đã thọ giới cụ túc quyết trở lại vi tôi tớ, cho nên nói là “sai”. Đây là y cứ hằng làm hoặc ở hạn cuộc làm thuê, không như vậy thì chẳng đã nói. Người làm quan, trong Luật nhân độ dũng tướng của vua Ba-tư-nặc xuất gia, vua chê bai cho nên Phật chế. Sớ chép: “Nghĩa là phẩm công huân đã trên địa vị”. Văn võ bá quan, Tăng-kỳ v.v… bốn câu, có thể hiểu. Danh nghĩa là tài nghiệp, là chỗ xứng của thời bấy giờ. Y cứ trở xuống tức là y theo đều không lệ quyết thường tục. Do trong luật hệ thuộc tên nhờ người cũng thuộc về già nạn.

Trượng phu, Sớ chép: Người nam gọi chung là Trượng, là hình tột hình. Khổng Tử cao hơn chín thước cũng có một trượng. Khoa đầu có bốn câu, câu đầu là chí lớn, câu kế là tiết cao, câu ba nghĩa là hạnh có trước sau, câu bốn tức tâm không khinh động, quyết trái bốn câu, đây tuy là người nam thì chẳng phải là Trượng phu. Đứng vững gọi là vị cao. Phong sương dụ cho các việc suy, nhục, nguy nan, v.v… Cứng bền cũng là đạt đến.

Kế, trong dẫn chứng, văn luật ban đầu dùng năm năng lực, chữ vị trở xuống nêu bày năng sở, tức mười món việc khổ. Chữ hàn trở xuống nói chữ lục là sáu, mủi mòng, trùng độc là bảy, lời ác việc khổ là tám, trì giới là chín, ăn một bữa là mười. Trong Tăng-kỳ, tuổi tuy ứng pháp mà không kham nhẫn cũng chọn, cho nên biết xuất gia chuyên giữ nghiệp tu, đâu không suy nghĩ điều đó.

Trong năm bịnh, văn ban đầu, năm món như sau tự bày. Trong điên cuồng chỉ trừ thượng phẩm. Trong phần nói riêng, Sớ dẫn luật Thiện Kiến, chỗ vắng tăng trưởng thì không được, không tăng trưởng thì được độ, cùng năng khác nhau. Hoặc là Tổ Sư sửa đó theo rộng, hoặc sợ truyền viết lầm. Chữ nhiên trở xuống nghiên cứu chỗ khởi của bịnh, ý bày khai được. Sau dẫn người chứng quả, giải thích thành nghĩa ban đầu. Sớ chép: “Do hoặc chết, ở đây sinh nghiệp hết quả báo” cho nên gồm nhóm thọ.

Chữ hoặc trở xuống là nói thọ rồi sinh bịnh, do đó mà dẫn. Hoặc có thể thọ rồi đã cùng việc tăng, cho nên biết chưa thọ quyết không chướng giới. Trong việc khác, nói lý do ấy nghĩa là thọ giới là việc quan trọng, các bộ chế nghiêm đã rõ, việc khác lại bày ý nầy.

Khoa đầu, luật Ngũ Phần ngược bày tướng thức vẫn không thầm thọ, tiếp tục dẫn đèn chiếu không cho lạm giao phó. Khoa kế, đầu tiên là dẫn luật Thập Tụng, kế là hỏi thứ ba, kế điểm bốn tông, không văn có nghĩa, sau khuyên y cứ sự nghi trước có tựa. Nay phần nhiều không làm, rất trái ý Tổ.

Trong thứ ba, nạn duyên của luật Tứ Phần khai cho nhiều người thọ, Luật Tăng-kỳ, Thiện Kiến, chính là thường khai. Ngày nay hành sự không cần chấp nạn, tám nạn các duyên, thiên sau trình bày, cho nên lược chỉ ra. Trong Luật Tăng-kỳ, do ngài Ba-ly có hai Sa-di, muốn cho cùng thọ, bèn bạch Phật, do đó khai văn dẫn, Phật đáp “một chúng nghĩa là ngoài hai thầy gồm các giáo chứng khác cộng thành mười người”. Chữ “cùng thọ” trở xuống kia nói rằng: “Không được chúng thọ”, nay đây lược bỏ. Chữ nhược trở xuống là ngăn phi, kia nói rằng: “Hai ba người cùng một thầy yết-ma, riêng Hòa-thượng cùng một chúng thọ không gọi là thọ cụ túc”, so sánh điều đã dẫn, nay có chút không thứ lớp.

Trong luật Thiện Kiến, không tướng lễ nghĩa là không xen lễ, nên phải đối lễ. Trong phần chánh hỏi, sau rõ hành sự, văn tướng rõ ràng không cần lại giải thích nhỏ nhặt, nhưng ở khoa đoạn hơi có thứ lớp, hẳn đối với giảng sư sửa đổi thêm thắt văn chương, cần khiến người mới học hiểu rõ việc nghi. Bậc thầy ngày nay ngu si, hễ thấy chương nghĩa phần nhiều chỉ ở đầu môi chót lưỡi chứ hành sự thì bỏ phế không làm, lại cho là văn rộng không thể nghiên cứu, đến làm việc phụ một chút cũng không biết, luống gánh vác truyền thông, hoàn toàn trái ý chỉ của Sao, nếu nghe lời trung thực nên cẩn thận.

Bảy là khoa hành sự, thứ lớp do nhau, trong phần đầu lại duỗi tay ở trong, cũng y cứ chỗ ngoài trời. Về chỗ cao hơn, Sớ chép: Giới già đã tịnh kham làm đạo phẩm, duyên thành nghiệp đủ, vị lên Tăng bảo, đâu phải thấp hèn” (có chỗ nói đàn thượng là sai).

Trong thứ hai, Sớ chép: “y bát danh tự, lời thiếu bày để chung phép nói năng. Đáo là hóa, chữ Tiền trở xuống là chỉ bày y. Chữ nhược trở xuống là định gia trị trước sau, các bộ chỉ chung hai luật và ở thọ trước, chỗ đây tức nương Ngũ Phần. Ở chúng nghĩa là lên đàn, tức nêu ra Tăng-kỳ, chữ hoặc trở xuống là bày chỗ truyền xưa, chính ở thọ sau. Tùy giữ cả hai, đây dụ như chưa quyết, nếu y cứ Nghiệp Sớ nhất định nương Ngũ Phần. Kia chép: “Đâu đồng với người xưa nhanh chóng đồng thọ sau”, ngày nay riêng lập Xà-lê trì y, chỗ khác trước thọ, lý tuy không sai nhưng trái ý Tổ. Chữ tinh trở xuống là bày bát.

Trong thứ ba, không thật nghĩa là gồm nạn. Thật tức thanh tịnh trong trẻo. Sau dẫn luật để nêu bày Thánh so sánh với phàm, khuyên khiến nói thật, nhưng già cũng thông được, ở đây là nói theo trọng.

Trong thứ tư, thứ năm, huỳnh môn chú rằng “Nương danh chỉ bày” quyết cần như trước thuật kỹ càng tướng ấy, giúp kia hiểu biết. Nay các thầy nương bổn tụng nói rằng: “Huỳnh môn có năm thứ: đó là sinh, kiền, đố, biến, bán”. Nếu chỉ bày đây thì người thọ nghe đó, làm sao hiểu được, như văn trước nói rằng “Trọn vì chẳng hỏi tức là loại nầy”.

Trong thứ năm, trước nói rằng: “mười sáu giá nạn” nay hợp với y, bát, cha, mẹ, năm bịnh, cho nên là mười. Hai câu hỏi chữ thùy, theo Sớ đều là đổi tên, do phương nầy kẻ đạo người tục danh tự khác nhau. Trong cha mẹ, chú tùy có ấy, y cứ phải trước hỏi “có, không”, đáp có mới hỏi nghe chăng? Tiêu là bệnh gầy.

Trong thứ sáu, ban đầu khen hừa. Chữ Như trở xuống là khuyên nhớ.

Trong thứ bảy, tọa cụ ở trên vai là y theo Cảm Thông Truyện, chính là chế trước, nay cầm trên tay. Thỉnh chung, nghĩa là hỏi tăng có thể chăng? Luật Ngũ Phần mỗi thứ tùy duyên, nghĩa là chỉ dụ an ủi v.v…, kia chép “Nên an ủi rằng: “Ông chớ lo sợ, trong chốc lát sẽ đem ông lên chỗ cao ráo tốt đẹp, nếu trước không biết nhau, không nên mờ mịt tối tăm khi thọ (đều như trên đã dẫn). Giáo sư nhân dạy đắp y thì thầm nhìn, v.v… như đây đã dẫn. Lại chép: “Nên hỏi ông ba y, cái nào là Tăng-già-lê, cái nào là Uất-đa-la tăng, cái nào là An-đà-hội”, nếu kia không biết thì nên nói rằng: “Là cái nầy”… Lại nói: “Nên cho thọ ba y, bát”. Chữ hoặc trở xuống là trước tuy cả hai giữ ý ở Ngũ Phần, cho nên lại nêu.

Bảy, nói về thưa gọi. Trong ban đầu trước bày oai nghi. Nói như thường, đồng trước ra chúng lễ tăng chí kính… ở đây một đơn bạch chỉ cần đứng thưa. Sớ chép: “Các pháp yết-ma oai nghi phải đồng” đây đã ngồi đứng rất thành trái khác. Do vốn tăng sai ra ngoài làm việc hỏi, cần phải trả lời. Ngồi và tướng lỗi như đứng nói giới, đều là vì tăng, ý có thể thấy. (Nay làm đáp riêng, trước ngồi và sau đứng tác bạch, rất trái nghi tướng như trước đã bác bỏ). Chữ đương trở xuống là kế bỉnh pháp. Văn kế, ban đầu kêu vào trong chúng, phủ kín hay bày cả hai vui đều không lìa tăng. Chữ bỉ trở xuống là dạy chí kính.

Thứ tám, chánh xin giới. Khoa đầu là đem y, Sớ chép: “Vừa vào trong tăng oai nghi chưa hợp, vả lại là thay thế gánh vác chỉ bày phương tiện kia. Kế văn đầu là khen pháp cao siêu, ý ở chỗ sinh vui mừng. Chữ cố trở xuống là kế nói khó được, khiến tự vui mừng. Hai câu trên là đối đường khác lựa người, hai câu dưới thì trong loài người khác chọn trong sạch. Chữ đương trở xuống là khuyên dụng tâm. Tùy thời làm, là chỉ bày không hết. Luật luận rộng, như trước trong dạy phát giới đã dẫn. Chữ đãn trở xuống là bày ý giáo, dầu có thể tự tụng cũng phải theo giáo vì là Phật chế. Lời xin chia làm bốn, một là chánh y thưa tăng. Hai là lập lại trước, ban đầu duyên chép: “Theo Hòa-thượng”. Ba là lặp lại sau, nay ý nói rằng: “Theo tăng thọ”, lặp lại Hòa-thượng ấy là tiêu biểu giới pháp thì theo tăng, hành thì theo thầy. (hai câu nầy ý sớ giải thích). Bốn là cầu thỉnh thương xót cứu vớt. (tờ 22) Luật vốn nói: “xin tăng thương xót, cứu giúp con”, yết-ma cũng vậy, nghi là viết ngược. Chú khiến lại ngồi ấy là giáo thọ nhân sai đã nhận xong việc.

Thứ chín, là trong bạch và đối chọn lựa, ban đầu trong phần hỏi đáp có hai ý. Đầu tiên là y cứ trước sai đáp. Chữ hựu trở xuống là kế y cứ chẳng phải chúng đáp. Kế hỏi có thể hiểu. Tư nghĩa là riêng chuyên một pháp cho nên xen lẫn có không. Sao chỉ nghĩa Sao y cứ kia tiếp tục hỏi vặn rằng: “Nếu vậy kiết tập pháp tạng cũng ở chúng làm, dùng cái gì để bạch sai?”

Đáp: Kiết tập là vì tăng chứ không vì một người, nếu không sau thì không biết ai hỏi ai đáp, cho nên phải sai người hỏi đáp, định mới được kiết tập. Thầy yết-ma kia vì riêng người thọ giới gồm thỉnh thầy đã định, nghĩa cần ở chúng nầy cho nên không sai.

Thứ mười, là chánh hỏi. Trong khoa đầu, trước rõ bày y. Trong luật chỗ vắng hỏi thì có, đáp lời hỏi thì không, nay dùng truyền đời chẳng phải nêu ra luật gốc cho nên chỉ bày cho biết. Chữ ưng trở xuống là chánh khuyên, dẫn văn luật Tăng-kỳ để biết luống dối còn không khỏi tội làm sao cảm giới. Ma vương ở cõi dục. Phạm chúng ở cõi sắc, Samôn gồm cả thánh phàm, Bà-la-môn tức cư sĩ tịnh hạnh. Trên nói rằng các trời, ma, Phạm, v.v… tức nêu riêng sự cao quý của trời người. Ở dưới nói rằng các vị trời, người đời là chung tất cả. Như lai là người lập giới bổn, là thầy chúng tăng, tức chánh duyên phát giới. Sớ chép: “Do giới pháp chỗ thông dưới giúp trên suốt phi duyên, mà thọ thể là trái nghi, rất luống dối nên thông khắp.

Trong hỏi già nạn, nương thẳng vào luật, bày một ít có thêm bớt, cho đến gặp việc nên y cứ pháp trước. Sở dĩ như vậy, là muốn rõ lời hỏi trước, là nhuận sắc ngày nay, hoặc có thể thọ ấy là đã biết, chỉ cần bày thẳng cho nên không thêm.

Thứ hai, là chánh thọ, trong bày lý do nói chánh nên ấy là hiển trước phát giới lại khiến chuẩn bị tu tập, chưa là chánh dụng nay toan nạp pháp, dầu khiến đã hiểu lại cần chiều uốn chọn lựa, muốn nói kích động tâm người mới học, giới sư ngay đây không thể khinh xuất dễ dãi, đốc thúc dẫn dắt khai mở là gốc nạp pháp, cho nên nói là chánh tông. Chữ bất trở xuống là ngăn lạm, uổng giống như luống dối. Chư kim trở xuống là nêu.

Trong bày tâm cảnh, đầu tiên nói chấp nhận. Chữ đãn trở xuống là khuyên phát, hai câu đầu chỉ cho pháp thể, câu trên nêu khen, câu dưới bày lượng. Đầy đủ luật nghi đối với năm giới, tám giới, mười giới cho nên nói là sâu: Nền tảng Thánh đạo đối với mười điều lành ở đời cho nên nói là trên. Chữ đương trở xuống là chánh bày phát tâm, đồng với trước lựa chọn mà hiểu.

Trong khai hoài, đầu tiên dạy vận tưởng, năm uẩn sắc tâm là chỗ cảm của nhân đời trước. Cho nên nói rằng quả báo được pháp đã cùng khắp, quả báo kém thì không được, quyết phải vận đồng mới có khả năng lãnh nạp, cho nên nói rằng “Nên phát tâm”. Hư không vô biên, thân lượng cũng vậy, tâm và pháp tướng xứng, qui pháp về tâm, trở lại được y báo, nhưng pháp chẳng phải tâm sắc, chẳng phải khác, chẳng phải đồng, dụ như kiết giới không làm y địa, không đều đến với đất liền. Chữ cố trở xuống là dẫn bày không rõ luận nào. Nhữ đương trở xuống là bày biết tác pháp.

Khoa đầu trong tác bạch, bố thí giới ấy là dùng pháp để giúp. Đồng lòng thưa là khuyên chánh ý, sau khiến trông mong chế xem xét. Hỏi thành chăng trong chánh tác, chia làm hai: Ban đầu gồm bày hỏi đáp. Thập Tụng trở xuống là dẫn duyên bổn chế, ban đầu bày duyên khởi là nhóm tỳ-kheo sáu vị. Chữ Phật trở xuống là pháp phi. Chữ đương trở xuống là bày chế có bốn: một, là chế vọng duyên, dư là khác, giác là mới khởi, tư duy tức so lường. Ứng trở xuống thứ hai là chế mạn pháp. Chữ đương trở xuống là thứ ba chế gián đoạn. Ứng phần trở xuống là thứ tư chế tối tăm. Không nói mắc tội, ở đây cuộc hạn không đáp mà nói. Y cứ yết-ma chép: “Có trái là kết tội” thì không bốn món trước hễ trái bất cứ món nào đều tội Đột-cát-la. đâu chỉ có thọ giới, pháp khác đều như vậy, nhưng do sự trọng nơi gởi thọ để rõ, cho nên biết bỉnh kiến quyết vâng theo bổn chế, nếu không như vậy sao gọi là tác nghiệp, đâu thể biện sự, pháp tuy bí mật cao siêu nhưng hoàn toàn nhờ người mở mang, công gia bị thành hoàn toàn do sức niệm, tâm mạnh cảnh cao quý trao nhận không luống, Luật chọn kham năng, tin chẳng luống lập, hễ làm thầy thì đâu thể không cẩn thận?

Ban đầu, văn đầu tiên trong yết-ma, động pháp kia là do trước thưa bạch tình khiến chúng biết, ở đây chánh lượng xứ nêu phát pháp trước. Ban đầu thì trống khiến động chuyển, kế là nêu nhóm trong hư không, sau thì rót vào thân tâm, lãnh nhận rốt ráo ba pháp, thứ lớp đều có chủ, do năng lực tâm nghiệp không nghĩ bàn cho nên hễ tạo tác điều gì đều thành tựu. Ba lần Yết-ma đều trước sách tấn người thọ, thưa bạch chúng tăng sau đó nương xướng tìm văn rất dễ thấy. Trầm, cư: Trầm là tối tăm, cử là khinh trạo. Thứ ba, yết-ma lại nêu tâm lượng, lợi ích, khiến dũng tiến, cứu chúng sinh hộ chánh pháp bao gồm thượng phẩm. Trọn hai câu nầy, thời ép ngặt, tâm tha thiết, không nên lộn xộn, dặn dò khiến nương thẳng ý ở đây. Khi gia pháp rồi, sát-na suy nghĩ đầy đủ giới nghiệp thành tựu, chỗ nầy hợp xong thể tướng vô tác, nhưng là các hạnh chánh nêu ra nghi thọ. Biết thể nhiếp tu tông quy ở quyển trung, văn rộng như ở sau cho nên ở đây không nói.

Thứ hai, khoa đầu trong rõ giáo bày thời tiết, tùy thời ghi nhớ, trong đây không hành ảnh pháp, phần nhiều dùng ngày, giờ, tháng, năm theo thê gian. Trong mỗi giờ chia thượng, trung, hạ để định ra trước sau.

Trong luật Tứ Phần, ban đầu dẫn duyên chế. Không kịp hậu an cư nghĩa là thọ từ ngày 17 tháng về sau. Chữ ưng trở xuống là bày lượng pháp. Tính thước tấc: nếu thọ bữa ăn trước thì bóng dài là thượng, bóng ngắn là hạ, còn bữa ăn sau thì ngược lại. Trong luật Thiện Kiến cho là khiến một người đứng lúc giữa ngày, bóng đầu và chân tiếp nhau, hoặc y cứ toàn gót chân, nửa gót chân và ngón, tùy tính nhiều ít để chia thượng hạ. Bữa ăn trước, bữa ăn sau, đồng trước chia đó. Số chúng nhiều ít tức chỉ cho người chúng thọ nhiều mà chung trên dưới. Nếu luôn cả giải thích ở trước tức cho là chỉ bày thời, định chúng không loạn. Nếu giải thích suốt sau thì nghĩa là thọ rồi đồng cho nói tướng.

Kế, là trong sắp đặt, đầu tiên bày chỗ ngồi. Ở dưới tăng: giới đàn tràng rộng, y cứ đây có thể biết, ngày nay đàn hẹp cho nên ra ngoài giới. Chữ nãi trở xuống là nói về tướng. Không cần giới sư, đây chỉ bày lỗi xưa. Sớ chép: “Có người hành sự, mười người lên đàn, tùy người nói tướng mỗi mỗi lời răn nhắc”. Nay hiểu gia pháp yết-ma, tùy duyên đến ba, bày tướng dạy dỗ y cứ nhận thời trước sau, không chuyên nơi cuộc hạn.

Trong phần giải thích nghi ngờ, trước y cứ đáp chung, lúc người sau thọ thẳng vậy mà tác pháp, cho nên phải hỏi đây, đáp riêng thì không cần. Y cứ theo đây thì đáp chung, chỉ giúp hiện tiền tăng, quyết có người ngoài đến lại phải hỏi riêng.

Duyên khởi của khoa đầu trong phần nói về tướng là luật do Tỳkheo thọ giới cụ túc rồi cùng vợ cũ làm hạnh bất tịnh, các Tỳ-kheo quở trách, kia nói rằng: “Sao không nói trước với tôi?” Các Tỳ-kheo bạch Phật, Phật do đó chế, vì nói bốn pháp Ba la di. Luật Thập Tụng, Tăngkỳ lại nói là Tăng-tàn, ở đây là giới phần. Khoa kế chia làm hai: Ban đầu bày khuyên, nhiên hậu trở xuống là nói hai tiết trong ban đầu, trước khuyên giữ gìn bổn thể, đầu tiên nêu thọ, tùy tướng phải khuyên. Chữ đãn trở xuống là kế nêu bổn nạn để khuyên. Chữ cố trở xuống là thứ ba, nêu thượng căn để khuyên. Kinh luận như đây: như nêu tông đã dẫn khuyên trì các văn. Quyết phải trở xuống là khuyên tu ba món học vô lậu. Hội chánh tức ba thừa thánh đạo. Còn bao nhiêu là tạp học, nghĩa là sách vở thế tục, nghề thuốc, bói toán, nghề nghiệp, v.v… đều chẳng phải bổn nghiệp. Cho nên biết người xuất gia chỉ tôn kính đạo hạnh, đạo hạnh tuy nhiều không ngoài giới định tuệ, như thiên Sa-di rộng bày gốc học, nên phải ẩn hết chỉ thủ chứng nội tâm. Sau dẫn văn luật làm chứng, phải học đến thành Thánh mới thôi, cho nên nói rằng “Quả Sa-môn lợi ích lâu dài”. Trong chánh nói chỉ nói tướng, phải gồm bốn y. Nói nương văn, tức chỉ cho bổn luật, nhưng văn tướng đầy đủ, người thường tụng cho nên lược không nêu ra, nhưng nay chép đủ trong bộ Tùy Cơ yết-ma, người cần thì tìm mà tụng đây không dẫn nữa, chép nó rất dở không muốn phiền cả hai. Đã nói tướng rồi, kế nói bốn y.

(tờ 226) Trong thọ tịnh, ban đầu nói thọ y, ở đây vẫn đồng xưa. Giới Đàn Kinh chép: “Các bộ đều để vấn nạn ở trước, ngày nay để ở sau thọ giới, không có văn nêu ra nên không đáng dùng”. Lại Sớ chép: “Đâu có sau khi thọ mới có việc trì y, tướng vượt phép tắc thường cho nên trái với chánh giáo”.

Chữ nhược trở xuống là nói dạy tịnh thí, cuối sau hai tướng tìm văn sẽ thấy. Trong pháp phụ, đã thọ giới cụ tức tức cần sáu niệm, nhớ giới duyên thân thầy phải trao trước, nhân phụ ở thiên nầy, trong điệp chương chú thích rõ chỗ nêu. Nếu theo luật Tứ Phần thì y, ăn uống, tác quán, cúi, ngước, oai nghi là thường, một tâm niệm dứt hết các cái, y theo đây thông tướng quán hạnh rất khó. Nay luật Tăng-kỳ chỉ riêng sáu duyên chế khiến buộc ý, gần mà có thế riêng, lựa mà dễ thành, cho nên dẫn văn kia không thành dụng ngày nay.

Trong niệm đầu trước bày niệm pháp. Chữ thử trở xuống nói có hai ý: Trước y cứ nhớ giới, sau y cứ khác tục, nghĩa là tháng chia ra hắc ngoạt, bạch ngoạt, chẳng phải pháp thế tục. Trong phần chỉ bày duyên riêng, đầu tiên dẫn bày rõ ràng ý dạy, nếu chỉ đối việc thế gian thì chẳng phải chánh yếu, dầu không thể đáp cũng không có tổn hại lớn, cho nên biết nương kia làm duyên hoàn toàn quy về buộc niệm. Chữ y cứ trở xuống là dạy tùy chỗ đối tục, không tướng nghĩa là không nói hắc bạch. Sung giống như chữ thuận.

Thứ hai, là niệm, trong không thọ thỉnh. Y cứ theo chú giải yết-ma thì chữ “nay tôi” là lầm, nên viết là “tôi thường”.

Thứ ba, đều nói thường mới khác thọ thỉnh. Người đời phần nhiều nghĩ rằng ăn vật tăng thường ăn, ở đây cuộc hạn không thường thọ thỉnh (nhận lời mời) đâu được lạm dụng. Lại nói có thỉnh không trái, ý cho là không mời thì ăn vật tăng ăn, có mời thì đến chỗ mời kia. Cả hai hẹn nói, nếu đây lạm thông sau gọi là khắc niệm, vọng tình ức đoán hoàn toàn trái với xem xét luật, cho nên phải trong sạch niệm định không cho sau sửa đổi. Cũng có niệm rồi sau lại theo người kia mời, buông lung tính tham, không do y cứ.

Trong phần nhận lời mời, khoa đầu y theo Yết-ma nói rằng “Gọi là bất thường định” (có chỗ viết là nếu không thỉnh). Trong có thỉnh không trái có thể hiểu. Khai trái có hai: Ban đầu có duyên, trái pháp chú lệ ba duyên, tức lần lựa ăn giới khai thông văn. Yết-ma niệm rằng: Ta có chỗ thỉnh nay nương trái duyên”. Chữ nhược vô trở xuống là không duyên trái pháp. Trong văn chỉ nêu ra pháp xả, y cứ theo yếtma nghĩ rằng: “Ta có chỗ thỉnh nay xả cho người” rồi sau đó xả (trước xả sau nghĩ lý thông). Chú năm chúng ấy, đây nêu ra Tăng-kỳ, kia nói rằng: “Nay ta được thức ăn, bố thí cho Tỳ-kheo mỗ giáp, cho đến Sa-di ni”, y theo bổn chúng đây mà đối tác còn bao nhiêu thì nói thưa, đều xả chung, do bốn chúng đều là ruộng phước (xưa nói rằng “ý văn ngay chúng tương đối chưa tốt).

Trong tâm niệm hồi thí cho mỗ giáp là mạn chỉ một người, chỉ tự lìa lỗi, không cần phải người đến. Trong chú giải, năm món mà luật Thập Tụng khai là kia nhân vua Ba-tư-nặc thỉnh Phật và A-nan thọ trai, ngài A-nan trước đã thọ thỉnh mà không nhớ, sau nhận lời vua mới, ngày mai vào cung vua, lúc thức ăn vào miệng rồi mới nhớ lời người thỉnh trước mà không đến chỗ kia. Phật biết tâm A-nan hối hận nên bảo rằng “Tâm nghĩ cho người kia thì đã là nhận ăn rồi”, ngài Ưu-ba-ly hỏi Phật: “Người khác có được như vậy không?”. Phật nói: “Không được, trừ năm người: một, là người ngồi thiền (tức chỗ lan-nhã ngày nay, ngồi thiền là nói chung cho nên dụng khen đó). Hai là người ở riêng (chẳng phải chỗ lan-nhã, nay ở dụ đầu, đường học không thứ lớp). Ba món khác như chú giải. Lúc đói nương bà con mà ở, đây tức một món thứ năm (có chỗ chia làm hai là lầm. Ba món nầy cũng y cứ không người). Thứ ba, văn niệm y, chỉ xưng năm, tháng, ngày, giờ, không cần vọng thêm giáp, ất, tỷ, sửu v.v… Thứ tư, chú nói rằng “Tùy có không” nghĩa là y bát, chế vật nhiếp lý phải đầy đủ, gặp duyên tạm thiếu buộc niệm sớm lo lắng, đến ba món khác trong hạn dài chưa rảnh e vọng phải nên nhớ. Người đời nay thường không chế vật, sống không thuyết tịnh theo ngày đối lời thánh xưng thiếu y và chưa thuyết tịnh, mê giáo mạn pháp một bề ở đây, lời pháp ngữ sửa đó là quí.

Trong năm niệm, trước rõ không duyên chẳng có pháp riêng. Y cứ theo yết-ma chép: “Nay ta không ăn riêng chúng” nhưng biệt chúng chỉ y cứ thọ thỉnh mà nói, nếu ăn của thường trụ thì không có lỗi riêng chúng, có thể y cứ văn nầy chỉ nói rằng “y chúng”. Chữ tất trở xuống là có duyên khai riêng. Chín duyên trong giới riêng chúng đã nêu ra, cho nên chỉ như ở sau.

Trong thứ sáu, chữ khang nghĩa là an khang khỏe mạnh, chữ lụy là bị bịnh. Văn nêu ra hai pháp, tùy thời dụng cả hai, sáu việc về trước gồm buộc làm ba: một và ba là giới. Bốn và năm là hai đường trong và ngoài. Món thứ sáu tức là thân. Thân là pháp khí của đạo, y thực là duyên của đạo, giới là nền tảng của đạo, ba món đều giúp đạo cho nên chế nghĩa thường. Sáng sớm không khởi niệm chỉ phạm sáu Đột-cát-la, đây là yết-ma, phải hợp bốn duyên, pháp phải miệng nói, lời chương không lạm. Sự là sáu duyên, đều đến chỗ thật, người chỉ làm riêng, chỗ thông hai giới, duyên trái pháp bại hoại, tùy có mà kết phạm (xưa ghi rằng “Ngại hai mươi bảy tội”, lại ấn hành sáu niệm nói rằng “Sáng sớm không làm mắc ba mươi hai tội” đây không có chỗ nêu vọng là xuyên tạc).

Khoa đầu tạp tướng, lu đựng nước tắm đúng pháp nghĩa là một đấu. Chữ dĩ trở xuống, nhỏ là chỉ tùy tướng. Túi lượt, như uống nước có côn trùng. Lu nước tắm gội chưa báu. Kia nói rằng: “Bình thiếc, ngói, bình đồng, chậu đồng, các món đồ riêng người được thọ (luật kia áo mưa đưa vào sáu vật, túi lượt là đồ của chúng).

Trong thứ hai, nói tâm lui sụt là người độn căn chưa có khả năng nhận lãnh, cho nên khai sau tụng không quá năm hạ, Luật Tứ Phần tụng kinh, nói về bịnh cũng khai.

Trong thứ ba, Phật độ tỳ-kheo, tức người “thiên lai thọ” tùy thân chế vật, chỗ cảm tự nhiên, dẫn Thánh để so sánh phàm lý phải hằng đủ.

Nay kéo hai vật giúp y cần dùng, y cứ luận là chế ở luật qui về nghe.

Trong thứ tư, tức duyên khởi tặc trụ, đây nói về thời duyên, vì chọn riêng là chánh nên phải thường nhớ để phác thảo hỏi người kia.

Trong thứ năm, một năm có ba mùa, tháng chia ra hắc bạch, Giới Sớ chép: Đạo, tục địa vị khác nhau, thời số cũng đổi”, kẻ tục thì một năm có bốn mùa, trong đạo thì năm chỉ có ba mùa, lược bỏ mùa Thu, cho nên đầu của ba mùa thì mùa đông ở đầu, tiêu biểu cho vô thường. Nay người có trí tuệ quán mùa vào đạo không để buông lung (kia lấy ngày 16 tháng 8 làm đầu mùa Đông, ở đây tùy thế tục nêu mùa xuân ở đầu, y cứ theo Sớ làm chánh). Lại trước hắc sau bạch là đầu của ba mùa, quyết lấy ngày 16 làm đầu.

Trong xả giới gồm có bốn thứ xả: 1/ Tác pháp xả. 2/ Mạng chung xả. 3/ Sinh hai hình. 4/ Dứt gốc lành. Ở đây nói một món tác pháp. Lại xả chung tiệm đốn, nếu thẳng làm cư sĩ thì ba giới đều mất gọi là đốn xả (năm giới, mười giới, giới cụ túc). Nếu xả giới cụ túc làm Sa-di, hoặc xả mười giới làm Ưu-bà-tắc thì gọi là tiệm xả, lược biết như thế, còn các món khác thì rộng như Sớ.

Xả ở trong tăng, đầu tiên là dẫn khai pháp. Luật nhân Tỳ-kheo Bạt-Xà Tử không thích tịnh hạnh nữa, trở về nhà, làm hạnh bất tịnh với vợ cũ, Phật do đó khai xả, văn dẫn lời Phật không nêu ra phép xả. Luật chép: “Tội bỏ Phật, bỏ pháp, bỏ Tỳ-kheo tăng, bỏ Hòa-thượng, bỏ –xàlê, bỏ các phạm hạnh, bỏ giới, bỏ luật, bỏ học sự, thọ pháp cư sĩ tại gia, tôi làm tịnh nhân, ngoại đạo, v.v…” (tức là đốn xả). “Tôi làm Ưu-bà-tắc, tôi làm Sa-di” (đây là tiệm xả) phải đối với Tỳ-kheo mà xả, hễ nói thì thành ngay. Đa luận gọi thọ giới như lượm của báu, cũng như leo núi, phải nhờ nhiều duyên nhiều sức. Xả như mất của báu, như từ trên cao rơi xuống, không cần nhiều duyên, cho nên chỉ nói một lần.

Chữ Tăng nhất trở xuống là nói về phần chừng. Kinh kia do Tỳkheo Tăng-già-ma bảy lần hàng ma, sau lại thọ giới cụ túc, được quả A-la-hán, do đó mà khai bảy lần, hơn nữa thì không cho. Trong Ni xả, nói rằng: Không được thọ lại vì nữ lưu quả báo yếu kém, phần nhiều không có chí tháo”. Phật đầu tiên chấp nhận độ còn uốn khai, huống gì thọ lại, lý chẳng dung nạp”.

Trong giải thích nghi đáp, đầu tiên nêu hai nghĩa. Chữ tỳ-kheo trở xuống là bày khai chế, Tăng gồm hai thứ, ni chỉ là nghĩa đầu, riêng bày lý do trong văn có thể thấy. Chú giải văn nghĩa quyết chỉ chướng người thọ giới cụ túc.

THIÊN VỀ GIẢI THÍCH THẦY TRÒ

Thầy có nhiều bậc, nay cuộc hạn hai vị: là một Hòa-thượng đắc giới, hai là A-xà-lê y chỉ, còn bao nhiêu đều một tòa tác pháp không nói nhiếp nhau. Tư là thủ, tức gọi là đệ tử thủ học với thầy. Nếu y cứ Sa-di cũng nương hai thầy, hành pháp phần lớn là đồng, nhiếp nhau chẳng khác, nhưng ở đây đã nói chỉ y cứ giới cụ túc, dầu cho hợp nhau chẳng phải là ý chính. Nói nhiếp nhau là bỏ sau một thiên không nêu ba món: một, là y cứ tâm, nghĩa là tưởng cha con. Hai, là pháp. Ba, là tài. Vì xen giúp nhau.

Hỏi: Ở đây không yết-ma ư? Thuộc về quyển thượng?

Đáp: Tính đây hợp vào trong thiên thọ giới, cho nên văn luật hợp thành một tụ, y cứ chỗ nhiếp trước cho nên đồng chúng làm, nhưng sự nhiều hạnh rộng cho nên chia làm hai.

Trong ý đến, hai câu trên của khoa đầu là nói ý lập giáo. Trụ thì Tam Bảo hoàn toàn (nương) nhờ người mở mang, thầy trò nhiếp nhau, Tăng Bảo không dứt thì Phật pháp thêm rộng. Tăng ích là từ nhỏ đến lớn. Rộng lớn là lưu thông cùng khắp. Chữ hổ trở xuống là bày lợi ích nhiếp nhau. Hai câu trên nêu chung ba nhiếp. Đoàn ngộ tức tâm nhiếp nhau nghĩa là quan tâm nhau sâu dày. Chữ nhật trở xuống là chỉ bày hai lợi ích giải và hạnh. Nghiệp nghĩa là sở học, văn chung thầy trò, nghĩa ở đệ tử.

Trong phần bày phi, bốn câu trên bày pháp phi, câu đầu nói giáo hoại, câu kế nói người ngu, câu ba là thế tục khinh thường, câu thứ tư nghĩa là đạo vọng. Chữ tịnh trở xuống là suy nguyên nhân. Chữ suất giống như chữ dẫn. Chữ nhị trở xuống là bày chỗ tổn, trên rõ tổn mình và người. Chữ dục trở xuống là tổn Phật pháp.

Trong thiên ý, câu trên bày thương xót, cấp tức cứu khổ, cho nên câu kế nói về hạnh từ. An nguy tức cho vui, cho nên ngu giáo mặc tình đồng thành nghiệp ác, đọa vào chỗ khổ, dụ như bị treo ngược (Mạnh Tử nói rằng “Ngay thời này nước muôn xe thực hành chính sách nhân từ, dân ở đó vui mừng như giải tội treo ngược). Hai câu dưới khuyên tu bày lợi ích.

Trong tên thầy, hỏi nêu ba tên, Sư là tiếng Hán, nghĩa chung cho hai thầy, văn chỉ Hòa-thượng. Trong phần đáp, câu đầu lược. Đáp phi, ở đây vốn có cho nên không chính nói, chữ hiển trở xuống là các văn đều nói nghĩa. Chữ thiện trở xuống là dẫn bày, đầu tiên dẫn Kiến Luận. Sư là Hòa-thượng, kia nhân Sa-di Cù-đà nói pháp cho vua A-dục, vua dùng tám phần thức ăn cúng dường, Sa di nói rằng “Đem về cho thầy và

A-xà-lê”, vui hỏi hai tên, Sa-di liền đáp”. Văn dẫn lời đáp. Không tội, vì khiến không có phạm. Cùng ở ấy là gồm Hòa-thượng kia. Chữ Luận trở xuống là nói tên thầy trước. Đầu tiên nói về người truyền, các chỗ ghi đều nói rằng: “Kiến Luận và Pháp Hiển Truyện”, nghi là một văn người nước ngoài, trong tiếng Phạm tự chỉ ngoài Ngũ Thiên. Kế dẫn luật Tứ Phần, quở Hòa-thượng tức nói rằng “Tôi phạm giới Hòa Thương không quở, không phạm giới cũng không biết…” như sau dẫn đủ. Thứ ba là dẫn Liễu Luận, chánh bổn là lời Trung Thiên-trúc. Theo sớ vốn âm là Ổ-Bà-Đà, kia nói rằng: “Nói Liễu Luận Sớ hơi gần tiếng Phạm, vẫn trái với Thinh Luận, chính tôi tham gia dịch, hỏi bổn âm như trên đã nói”. Chữ tức trở xuống là điểm bày lời bên. Sớ chép: “Như người xưa giải thích, hòa giữa là trên hết, ở đây bèn giải thích, không biết âm gốc”. Thứ tư là dẫn tương truyền, củ giống như cử. Sớ chép: “A-xà-lê cũng là hóa lược, như Phạm Thiên âm là A-giá-lê-da”, đời Đường dịch là Giáo thọ. Thứ năm là dẫn kinh Tạp A-hàm, bày chung tà chánh, trở về trước lại dẫn các chỗ nêu ra khác nhau, tiếng Hoa tiếng Phạm y theo Sớ mà định.

Trong tên trò, vì thầy xem trò như em như con, vì trò xem thầy như anh như cha, nên Tổ Sư dịch nghĩa riêng nêu ra văn ngày nay. Các tông chế chọn lãnh đạo thường nương dùng, tướng nhiếp chung ấy là luận chung kia đây, tâm hướng mộ nhau. Chữ đối trở xuống là cộng hành và biệt hành sự điều khác nhau, cho nên nói là “Tổng”. Kinh Lễ Lục Phương chép: “Khi Phật còn tại thế, có Trưởng giả tên là Thi-ca la-việt, sáng sớm dạy lễ sáu phương, mỗi phương bốn lạy. Phật hỏi duyên cớ, kia đáp “Nương trên như đây”. Phật nói: “Không do việc lễ đều có tiêu biểu, Phương Đông thờ cha mẹ, phương Nam thờ Sư trưởng, phương Tây là việc vợ chồng, phương Bắc là việc thân thuộc bạn bè, phương dưới là việc tôi tớ, phương trên là việc Sa-môn đạo nhân”. Nay dẫn phương Nam, kia đây năm tâm có thể hiểu.

Trong Tăng-kỳ, ban đầu chế phi pháp, cuối đời đều vậy, chỉ cầu sức lực đâu biết cái lầm kia. Trong Tứ Phần, ba phần đầu là dẫn bày, y theo sau là phần nghĩa. Trong bốn tâm ban đầu: một là nhiếp pháp. Hai, ba là nhiếp tâm. Trên cho là sợ kia chưa kham được, dưới cho là thương xót kia có gốc lành. Thứ tư là nhiếp việc. Trong bốn tâm sau, hai tâm trước là nhớ ơn như nương tựa cha, hai tâm sau là chí nghiêm như thờ vua. Chữ kính trở xuống hai câu gồm hiển bày bốn câu. Thờ cha chỉ là hiếu, thờ vua chỉ là trung, thờ thầy gồm cả hai. Nho lễ nói rằng: “Thầy dạy người để xứng với đạo”. Dương Tử nói: “Thầy là phép tắc, là khuôn mẫu của người”. Con người đời nay không đạo lấy gì dạy kẻ khác, lấy gì làm phép tắc khuôn mẫu. Vọng nhiếp đồ chúng chỉ thuộc bầy ở chung chứ không có nghĩa gì. Mở bốn đường, đóng hết ba nẻo, hủy giới làm ác xen nhau khen ngợi ủng hộ. Dương Tử nói là “Không phép tắc, không khuôn mẫu, không là chẳng nhiều, có tin ư?” Chữ cố trở xuống là kết lợi ích.

Kế rõ chỉ, trong khai không có chỉ, bổn tông sáu người, đầu tiên khai ra đầu-đà. Kế thứ ba là khai duyên ngại. Hai thứ sau khuyên hạnh thành. Thượng căn năm hạ trở xuống là chung chưa đủ, bộ khác là hai món bảy năm, Luật Thập Tụng văn rõ Hòa-thượng y chỉ nghĩa đồng, tùy ở chỗ có ăn cho nên gần xa không nhất định. Sợ không được là dụ như không có ăn. Hai do-tuần rưỡi gồm có trăm dặm. Tự tứ là xong hạ, một phen lại rất xa nhau. Nhất nhất trở xuống là gồm chỗ xa gần ở trước, đây tuy đến thấy, do không đồng giới, y chỉ không thành cho nên khai duyên.

Trong tám phần, năm phần không có người cho y chỉ vì nhiếp người kia tổn, mình tiếc đạo nghiệp. Riêng tầm nương người khác cũng không thành pháp, lại đồng như không y chỉ. Trong nêu y chỉ, bày người đầu thì bốn người trước nói thiếu thầy. Kế, là hai đệ tử có duyên đều phải cầu y chỉ ngay. Một người sau chưa quá hạn giáo pháp.

Nói duyên tốt, là riêng chọn người và chỗ. Trong ba người sau, thứ tám dẫn văn có bốn. Văn Tứ Phần sau hợp chép rằng “y cứ theo hạnh” giống như chư đa giáo. Năm pháp của Thập Tụng đều y cứ giới bổn. Trên bốn món không biết tướng, dưới một món không tụng văn.

Trong Mẫu luận, luật chế y chỉ vốn vì học pháp, học chọn trí cao siêu, chứ không chọn lạp cao. Người già y chỉ người trẻ tuổi chỉ trừ lễ bái dưới chân. Trong Tăng-kỳ văn sót món thứ nhất “Không khéo biết pháp”, bổn xưa vốn có chẳng phải văn lược, ban đầu cho là tạo tác trái nghi, kế ngu si với giáo tướng, thứ ba là không có chí tháo, thứ tư là không gồm người khác, chín mươi có thể hiểu.

Trong chọn lựa chung, đầu tiên là bảy người hạ mãn, không cần là ở đây nói theo hạnh nghiệp thành tựu. Quyết không lặp lại thuộc ba món sau, tức là dừng. Trong nghĩa hứa, năm hạ thành tựu nghiệp cho không cần y chỉ người khác. Đối với giáo không trái mà ở hạnh còn thiếu, quyết mong tiến tới lại phải theo thầy, ở đây thì không phân biệt trí hay ngu, đều phải trọn đời. Chữ Luật trở xuống là dẫn chứng có thể biết. Chung các giáo tức là văn Niết-bàn, lại Luận Thành Thật chép: “Lúc Phật mới thành đạo, quán thấy tất cả mọi người không có ai hơn mình, nghĩa rằng “Ta đã được pháp, nhân đây thành Phật, lại sẽ nương pháp thầy, đưa ra nhiều kinh, luận cho nên khiến nói rộng”.

Kế là trong chánh hạnh, ban đầu là bảy cộng hạnh, nghĩa là thầy trò cần nhau, cho nên ba hạnh sau là hạnh riêng, vì chỉ ở chỗ đệ tử.

Trong bổn tông, ban đầu trị phạt, nghĩa là bảy yết-ma, đệ tử trở xuống chia làm hai: Trước nói không để tăng phạt. Chữ thiết trở xuống là nói hình phạt cho hiểu. (tờ 228)

Trong thứ hai, ban đầu khiến phát lồ. Chữ vi trở xuống là kế vì cầu sám. Trong thứ ba, sai và qua đời, nhìn xem công xong không thể dừng giữa chừng. Trong thứ tư vốn nói đệ tử dời chỗ, sau dẫn luật Tăng-kỳ, thầy đưa đệ tử do là cộng hành không ngại xen hiển bày.

Trong Tăng-kỳ, ban đầu chế không được lìa. Nhược dục trở xuống là rõ khai tạm lìa, hai câu trên nói thầy không ngăn. Chữ nhược trở xuống là nói lo nghĩ. Chữ đương trở xuống là nói thầy an ủi. Thứ năm cho trở xuống là pháp hệ nào khác, đây gọi là việc có lỗi lầm cho nên sinh nghi hối, dùng giáo giải thích, sau khiến tu học cho nên chẳng thiệp nhập nhau. Thứ sáu là ác kiến, nghĩa là chấp tà trái chánh. Trong thứ bảy, xuất gia học đạo dùng pháp làm gốc, cho nên trước nói pháp để nuôi tuệ mạng, kế bày y thực dùng nhiếp hình hài, phải biết hai nghĩa hộ có thân sơ.

Trong dẫn các bộ, ban đầu nêu bày, chữ Tăng trở xuống là chánh dẫn. Ban đầu văn Tăng-kỳ đồng thứ năm, thứ sáu, trước rõ khuyên can có thể được chăng? Nói lời khen ấy là thầy gồm đức của cha không cho sắc phạm. Y chỉ ra ngoài giới là cách minh mất pháp, được y chỉ người riêng. Nếu Hòa-thượng trở xuống là nói có ích không lìa. Đề Hồ là vị trên hết trong các vị, có thể dụ cho bậc minh sư. Sau trong nhiếp nhau dẫn rộng cho nên ở đây chỉ đó.

Kế dẫn luật Ngũ Phần đồng món thứ hai ở trước. Kế nói biệt hành trong bạch sự của Tứ Phần, trước nói đệ tử thưa thầy, sự chung tất cả. Chữ nhược trở xuống là nói Thầy phải lượng đáng, vả lại y cứ ngoại hạnh. Tám việc ấy, ba việc xen trải thành tám: một ban phải, xứ và sự trái. 2- Xứ phải, bạn và sự trái. 3- Sự phải, bạn và xứ trái (một cái phải hai cái trái ba câu). – Bạn và xứ phải, sự trái. – Bạn và sự phải, xứ trái. 6- Sự và xứ phải, bạn trái (hai cái phải một cái trái, ba câu). 7- Ba món đều phải. 8- Ba món đều trái. Ba món giao kết là gồm chỉ tám câu. Chữ duy trở xuống là chọn bảy câu trên, đều không khiến bỏ riêng lấy chung là một câu cho bỏ.

Trong luật Ngũ Phần ban đầu bày riêng hạnh phúc khác. Chữ duy trở xuống là nói chung tất cả, văn trừ không bạch còn bao nhiêu phải bạch. Luật Thập Tụng chép: đầu tiên nêu chung các bạch. Đồng với luật Ngũ Phần là đều trừ đại tiểu tiện. Chữ nhược trở xuống là hiển bày riêng về hạnh, trước nói về pháp bạch. Phi thời cũng vậy, ấy là phi thời vào xóm làng đối với người khác làm điệp xứ đồng như trên. Đương lượng trở xuống là nói thầy không thể. Bố-tát là thanh tịnh, nghĩa là đối trị dứt lỗi. Yết-ma gọi là nghiệp, nghĩa là như duyên làm hành. Pháp sự chung tòa là nói pháp tụng giới hai lần nhóm (tòa hợp thành ngồi một chỗ). Không nhận lời, nghĩa là thầy không hứa mà cố trái.

Văn luật Tăng-kỳ chia làm bốn tiết: Ban đầu thưa thầy. Cần không trở về trước là nói chút vật không thưa. Chữ nhược trở xuống là nói việc làm phải thưa. Chữ hữu trở xuống là nói thầy ra chuyển thưa. Thầy sau đến, nghĩa là về chỗ cũ. Nói duyên trước là thuật việc thưa ở trước, bao nhiêu y cứ theo đây là lệ chung nhiều việc. Nếu đệ tử trở xuống là thứ hai răn nhắc trò làm việc, cũng do đến thưa cho nên có lời nhắc nầy. Chẳng phải pháp bền chắc là phước hữu lậu thế gian có dứt diệt, cho nên nếu hiển bày pháp không, không chấp tướng tạo tác, thành điều lành vô lậu, thì là pháp bền chắc. Nhược dục trở xuống là nói nêu ra hạnh thưa. Nhược bất trở xuống là nói về bạch chung.

Trong việc nhuộm y, chỗ nhiếp nhiều việc không cần phải thưa, lại như lo liệu việc Phật, pháp, Tăng tùy nêu tướng chung một việc mà thưa, cho nên nói là “chung”. Xưa ghi đều lập pháp chung bạch rằng: “Từ sáng ngày nay đến sáng ngày mai tất cả việc làm đều thưa cho Axà-lê biết”, lại cho là sáng sớm thưa rồi, một ngày đó không cần thưa nữa, đây là không đưa ra chánh giáo vọng sinh tạo lập. Vả lại, luật chế thưa thầy vốn có thể thủ chăng? Chỉ nói rằng tất cả là vì việc gì, lượng nghi như thế nào, so sánh dẫn dụ các giáo ở trước, nhiều món pháp thưa lẽ ra đều không dùng, nay vẫn làm là vì không biết.

Trong luật Thiện Kiến pháp kia có bảy: 1/ Quá xa sợ không nghe. 2/ Quá gần sợ đạp bóng thầy. 3/ Trên gió sợ hơi hôi bay đến thầy. / Chỗ cạo sợ thành kiêu mạn. / Đứng trước ngại chỗ thấy của Thầy. 6/ Đứng sau, quay lại gọi khó. 7/ Đứng ở bên trái hoặc phải cách chừng bảy thước. Nay dẫn pháp thứ hai và thứ bảy, Tứ Phần có thể biết.

Trong thọ pháp, chữ chỉ trở xuống là y chỉ, sau nói rằng: “Ngày riêng ba thời, giáo có ba tạng giáo pháp”. Trong báo ân, Tứ Phần chia làm hai: Trước lược dẫn hành tướng. Hai việc ấy, luật chép: một là sửa sang phòng nhà, hai là giặt nhuộm y phục. Chữ quảng trở xuống là thứ hai, chỉ văn khuyên y chỉ, tức kiền-độ thọ giới ở cuối quyển 31, kia nói rằng: “Từ nay sắp đi chế pháp đệ tử nên làm, nếu không làm thì nên đúng như pháp mà trị”. Rồi sau nêu tướng đây, không phiền lại dẫn. Cần phải tìm đó. Trong Tăng-kỳ, gót phải là bên trái cửa vào để thuận theo. Đồng với luật Tứ Phần, là trừ đồ đại tiểu, luật Thập Tụng, nói đầu tiên là đệ tử nhọc nhằn đi trước, cho nên đến phép tắm cũng nên làm. Bịnh dùng vật, nghĩa là trò uống thuốc, chữ nhật trở xuống là nói thầy nhiếp trai. Ác tri thức, vì thuận dục tình tập nhiễm của mình thì dễ, rất không nên gần, cho nên tha thiết dạy dỗ, vì có các lỗi: 1/ Mất tiếng tăm. 2/ Chướng nghiệp học. 3/ Tán mất đức hạnh. / Mất chánh tín. / Dứt mất gốc lành. 6/ Đọa đường ác. Gần gũi thiện tri thức thì ngược bảy đều trên, có thể biết.

Trí Luận chép: “Đọa theo người ác, đều do không có trí tuệ”. Cổ Nho nói “Thấy người hiền nghĩ mình phải làm cho bằng, thấy người không hiền phải tự xét lại mình”. Luận Thành Thật có bốn vòng: 1/ Trụ (ở) chỗ lành, 2/ Nương người lành, 3/ Phát chánh nguyện, – Trồng gốc lành. Huống gì nay thời mạt pháp, người chẳng phải bậc thượng trí, chí tánh không nhất định, tốt xấu tùy duyên. Hễ là người học tập thì nên lựa chọn bạn lành, do đây nói và nghe phải ba lần suy nghĩ. Phật khen ngợi, chăm sóc bịnh là ruộng phước cao quý, nhử quyển hạ có dẫn.

Trong kinh Tạp A-hàm, ban đầu nói đệ tử đúng như pháp. Hai câu trên lìa hai lỗi, xiểm ngụy tà tâm, khi dối là miệng. Chữ tín trở xuống ba câu là tu ba nghiệp, nghĩa chia ra năm hạnh: 1/ Lìa hoặc đảo. 2/ Không buông lung. 3/ Không biếng nhác. / Đức vọng dưỡng. / Xa trần nhiễm, thứ lớp đối trị.

Chữ thâm trở xuống là tôn thờ giáo hạnh. Chữ chí trở xuống là mong thánh đạo. Như thị trở xuống là khuyên kính nhớ đến thầy (chữ thọ bổn xưa viết chữ ái).

Thứ hai nói về nhiếp thọ. Trong nêu bày, Hòa-thượng nhiếp hạnh đồng, ba trong bảy môn sau và năm, sáu nói chung rõ hai thầy, còn bốn môn kia chỉ cuộc hạn y chỉ. Trong chế ý, đầu tiên bày lý do. Chữ cố trở xuống là dẫn chế. Tư thừa là giúp làm. Tượng thành là đức của thầy, hai câu đây nêu ra ý chế giáo. Trong thứ hai, luật Tứ Phần nhân Tỳ-kheo không rửa chân uống nước liền y chỉ, mê muộn ngã xuống đất, Phật nhân đó khai, luật Thập Tụng khai năm sáu đêm vì để chọn lựa, chữ cố dữ trở xuống là Già luận, dài ngắn khác chút ít.

Trong Ngũ Bách Vấn, ban đầu không y chỉ. Thọ dùng phạm tội trộm là phải y cứ vật riêng, thầy lại không cho, đã chẳng nhiếp nhau liền dùng đều là trộm. Quyết là vật mười phương Tăng đồng phần, hoặc thầy cho phép không vì rình trộm, lý như luật Thập Tụng, trái giáo bị tội Đột-cát-la, hoặc có thể nhà soạn luận gấp chế, y cứ duyên nói về phạm, nghĩa chẳng phải tội trọng Ba-la-di. Chữ nhược trở xuống là không tụng giới thì tuổi đồng vị với thầy, giáo hạnh không biết thì không có khả năng nhận lợi dưỡng, cho nên đồng như phạm tội ăn trộm, cũng như trước chung.

Thứ ba, là trong nêu tên, đầu tiên xuất gia tức Hòa-thượng, Axà-lê, thầy mười giới, nghĩa là hạ thứ hai thầy đồng, cũng gọi là đồng Hòa-thượng đồng A-xà-lê, y chỉ quyết đủ mười hạ, không ở trong đó cho nên ngoại trừ.

Trong được tên, trước y cứ hạ, lựa chưa đủ chứ không lựa tên. Chữ nhược trở xuống là y cứ ví dụ được tên. Trong nhiếp người, nếu làm thầy, lại thỉnh ấy trên bốn A-xà-lê quyết đủ mười hạ, muốn theo y chỉ pháp trước đã mất cho nên khiến thỉnh lại.

Trong phần bày đức, trong luật nhân chế y chỉ. Có người mới thọ giới, nhận người y chỉ, làm nhiều điều phi pháp, cho nên chế phải mười năm. Lại có Tỳ-kheo ngu si, tuổi hạ đã đủ mười năm, nhận người khác y chỉ, làm nhiều điều phi pháp, lại chế mười tuổi hạ mà có trí tuệ. Lại có người tự cho mình có trí tuệ, cho người y chỉ lại chế hành pháp A-xà-lê khiến dạy răn, ba loại nầy quyết đủ, thiếu một thì không thành. Sau chỉ pháp cộng hành, không khác với trước.

Già luận trong lựa chọn, đầu tiên nói về tự chọn. Chữ cập trở xuống là nói hỏi người khác. Nói đều không là gồm ba món trên, nghĩa là giới đức không thiếu, dạy răn không mệt mỏi, quyến thuộc không tranh cãi. Tăng-kỳ năm pháp đều chế cho đệ tử, ở đây bày đức thầy để qui nhiếp người, tâm có thể cảm đệ tử, thành tựu năm món, đây mới được y chỉ, tức thuộc lựa chọn đức (Xưa nói rằng năm món nầy y cứ thầy là sai).

Luật Tứ Phần có ba đoạn: Ban đầu nói chọn đức, nói liền vật ấy, luật chép: “Kia không chọn người nhận y chỉ” cho nên liền sau bày lỗi. Văn lược nói bốn món trị như quở trách, v.v… nên nói là “đồng”, chữ nhân trở xuống là thứ hai nói về chọn tuổi, Tỳ-kheo tuổi hạ tức Tôn giả Bà-tiên trong duyên khởi của luật. Chưa dứt sửa là dụ như trẻ nít đâu thể sinh con. Chữ nhược trở xuống là nói dụ dỗ đi. Luật nhân hai thầy Pháp kiến v.v… Phật nói “Cho khởi ý dụ dỗ đi như vậy”, muốn cho thêm lớn lợi ích pháp Sa-môn, cho nên dẫn Ngũ Bách Vấn, lại trái bày đúng như pháp không cho. Nói phạm trọng là thành người trộm. Nhân nói là luật y, kia nói rằng: “Xưa, có Tỳ-kheo dụ dỗ Sa-di bỏ đi, Tỳ-kheo già nầy không người săn sóc, chẳng bao lâu thì qua đời”, cho nên chế trọng luật, nhóm tỳ-kheo sáu vị dụ dỗ đệ tử người khác. Phật nói “không nên như vậy” (chỉ phạm Đột-cát-la. Trong Luận nói phạm tội trọng là y cứ tâm trộm).

Trong luật Thiện Kiến nói chọn học nghiệp, kiểm hạnh quyết nghi, phải nương người hiểu luật, cho nên bao nhiêu đều không cho. Sau dẫn luật Tăng-kỳ chuyển giải thích hiểu tướng, ngăn lạm dự. Cho nên biết, hai bộ luật không lệ thuộc trong bốn, không thể như trên quán sát cơ duyên, nhưng biết tướng luật cho có thể hỏi thăm, còn bao nhiêu thì không cho, nên nói là “hạ chí”. Tam Thiên oai nghi, văn kia rất rộng, dẫn toát yếu đó.

Đầu quyển thứ hai chép: “Tỳ-kheo Tân Chí muốn đến chỗ Hiền giả thỉnh làm A-xà-lê y chỉ, phải trước tự nói rằng: “Tôi là mỗ (trước nêu tên mình) xa lìa ba thầy đi riêng ngàn dặm, nay đến nơi đây, bổn ý muốn học, gặp phải cõi nước không an ổn, cho nên đến đây, nay tự quy về Hiền giả, Hiền giả vì tôi làm A-xà-lê y chỉ”, Hiền giả do mỗ tự qui về cho nên nhận mỗ giáp làm đệ tử. Hiền giả phải dùng pháp cho nên vì mỗ giáp làm A-xà-lê” nói rồi đầu mặt làm lễ bày tình, v.v… Lại nói rằng: “Đệ tử y chỉ A-xà-lê có năm việc: 1/ Phải thường đến. 2/ Đến nhà phải gõ cửa ba tiếng. 3/ Vào phải đầu mặt làm lễ. 4/ Quì gối hỏi thăm sức khỏe. / Phải theo hướng cửa mà ra.

Lại có năm việc: 1- Sáng ra đến thăm hỏi. 2- Thầy gọi liền đắp ca-sa đến, không nên mặc áo ngắn. 3- Phải quét đất, lấy đầy nước tắm rửa, lau chùi giường toa của thầy. 4- Nếu có việc cần ra, vào, đi ở phải thưa. 5- Học kinh hỏi hiểu được hay không, chẳng nên có y e sợ.

Thứ tư, trong phần bày duyên, nói nhiều hoại ấy, Luật chép: “Không xét oai nghi, đắp y không ngay ngắn, khất thực không đúng pháp, các nơi nhận đồ ăn bất tịnh, nhận bát ăn bất tịnh, ở bữa ăn chính, bữa ăn phụ lớn tiếng kêu nhau chẳng khác nào như Bà-la-môn nhóm họp”. Chữ thính trở xuống là bày chế, vốn lập y chỉ giúp chỗ Hòathượng.

Trong pháp thỉnh, y theo luật, đầy đủ oai nghi, quì thẳng chắp tay rồi sau bày ý thỉnh. Tăng-kỳ khác tên như thiên trước đã dẫn. Trong chú giải bày biết sửa đổi, kia chép: “Con là mỗ giáp, cầu Đại đức làm thầy y chỉ, xin Đại đức cho con y chỉ, con y chỉ Đại đức rồi”. Cho nên biết, sửa đổi không chỉ hai chữ Xà-lê.

Trong thành không, có năm phần: Ban đầu nói lời đệ tử nhận dạy, bổn luật không có văn, nay phải y cứ dùng. Chữ tiên trở xuống là nói không biết quán lường. Nhược y trở xuống là nói thầy không đáp. Luật Tứ Phần nói sai sót, nghĩa là thân không hiện tiền không thành tác pháp. Sót thọ tức đệ tử khinh mạn dễ duôi. Sót cho nghĩa là sự lảnh đạo của thầy.

Trong thứ năm nêu rằng: “Rất giống” tức bảy pháp cùng hành. Trong giáo giới, ban đầu văn Tăng-kỳ rộng lược. Kế tiết thứ tư, ban đầu nói rộng ba tạng; sáng sớm, giữa trưa, chiều tối là ba thời. Chữ bất trở xuống là lược nói ba tạng, Luật tạng giới tướng, ba khoa Kinh, luận đều là cốt yếu (năm ấm, mười hai nhập, mười tám giới là ba khoa). Nếu thọ trở xuống là lại dùng thiền tụng nên phải dạy trao. Nếu chẳng trở xuống là nói thẳng, y cứ không dẫn kinh luật.

Bốn pháp về trước, lời tuy nhiều, lược đều phải ba thời. Trong phần chỉ lỗi, dùng văn khai lược pháp tự có thể nương làm, huống chi pháp ngữ khó vâng theo, tình người dễ nhàm, cho nên chỉ cái phiền nặng kia, ý khiến tùy nghi. Thiền trai, nghĩa là khi ngồi thiền và trong bữa ăn.

Trong ý thỉnh, tỉnh bàn ý thỉnh hợp ở khoa trước, nhưng bày tâm giúp là nói lên Sư nhiếp, cho nên ở đây nói. Hai câu đầu tức chỉ cho khoa trước, trước chỉ nêu pháp mà không nói ý, cho nên hoặc có thể chỉ năm pháp của luật Tăng-kỳ trong chọn đức, hoặc chỉ bốn tâm tưởng về cha trong phần gồm nhiếp nhau, do bốn tâm năm pháp tức đồng bốn ý, ở đây chỉ rộng nên nói là “trọng”.

Trong bốn món, ban đầu bày nương nhau. Thứ hai nói thuận học. Thứ ba là kính mến. Thứ tư là chấp lao. Hai pháp, Tạp A-hàm nói rằng: Bảo các Tỳ-kheo có hai tịnh pháp hay hộ thế gian, đó là hổ và thẹn. Chữ tất trở xuống là kết bày có thể chăng. Du du nghĩa là nhân ngã.

Trong bác bỏ phi, túc nhiên là vắng lặng. Nhiếp cả hai, hoặc y cứ thầy trò chung nhau, hoặc y cứ hai việc tài, pháp. chữ thành trở xuống là dụ thầy trò chẳng lâu. Dã mã, Thiên Thai chép: “Gió động bụi trần cho nên ở ngoài đồng trống thấy như ngựa chạy (Trang Tử nói rằng “trần ai”). Chữ cực trở xuống là dụ pháp thọ không thành. Dương Diệm, Luận Trí Độ chép: “Đói khát, mê muộn tột bực thấy khí nóng cho là nước” đây gọi là dường như có mà thật không.

Trong phần dẫn răn nhắc, Đại sư là người đức trọng, sự học vượt bậc, xứng đáng làm phép tắc cho đời, chẳng phải ngày nay người áo đỏ lạm xưng. Chữ bất trở xuống là bày riêng năm duyên. Hai duyên trên có thể thấy, sau ý cúng dường y chỉ là thứ ba. Việc nhỏ của luật Ngũ Phần nghĩa là cung cấp thừa sự. Chữ nhược trở xuống là sợ thế tục khinh hối, chính là chỗ mất kia. Y cứ theo kia bèn là đệ tử biết thầy, nay ở đây ý trái chung kia đây, sau chỉ tướng rộng văn thấy có hai mươi bảy. Luật Thiện Kiến lưu một đó chính là biết Thầy nhiếp ý, vốn lợi người chứ không mưu cầu sức lực.

Trong luật Tăng-kỳ, nạn vua nghĩa là bị quan. Phiền rộn, nhàn nhã, v.v… trộm chép phải chuốc ấy thuộc kia mạnh. Nếu đoạt thành trộm quyết tự thoát khỏi thầy nhiếp không lỗi. Chữ bất trở xuống một câu là trái với hai chế ở trên, kết thầy tiểu tội. Trong đệ tử già, chỉ khiến hạ chế ở trên, không hẳn tuổi già, luật Thập Tụng nói rất dễ hiểu.

Trong luật Tăng-kỳ, câu đầu là nêu đồng. Chữ trừ trở xuống là chọn khác. Lễ dưới chân hằng cấm xét thời nào mà chấp nhận. Chữ Ưng trở xuống là bày đồng. Trên rõ thầy dùng pháp nhiếp, đồng trên ngày riêng ba thời, giáo có ba tạng giáo pháp, v.v… Trăm tuổi phải nương, là nêu nhiều để dụ ít. Dưới đến biết hai bộ luật, nghĩa là bốn pháp không đủ trên, biết có tội, v.v…. Chữ chân trở xuống là nói đệ tử báo ân.

Thứ sáu trong phần nêu hợp quở là lỗi. Quở trách răn nhắc tức là hai pháp khác có thể biết. Trong bày lỗi, đầu tiên văn luật trình bày tám thứ năm việc, gồm có bốn mươi câu, đầu đến tiên không cung kính, tức năm việc đầu, năm thứ kế nói rằng “vô tàm, vô quí” (hai món, tám và năm nầy đều đồng) khó làm bạn với người nói ác (hai câu nầy trở xuống bảy và năm đều đồng). Ưa đến nhà dâm nữ (sau việc năm và sáu, bốn câu trên đều đồng, chỉ câu thứ năm riêng, nhân đến xem rùa ba ba, v.v… một câu, xét chung trước thành tám, năm). Nay buộc kia đồng là chỉ tướng riêng, nhưng mười lăm việc lại Thức-xoa, Sa-di-ni trong luật hợp nêu trong thứ bảy thứ năm, nay lìa thành hai tướng, sáu chú thích trên có thể hiểu. Lệ giống như trái, người bạn ác ấy, là gần gũi học theo điều không lành. (tờ 230) Dâm nữ trở xuống bảy món là bước đến chỗ sai trái. Xem rùa ba ba là buông lung chơi bời. Chữ luật trở xuống, là bày chung các lỗi khuyên khiến nương phạt. Tội trọng là chế chỉ phạm Đột-cát-la, y cứ nghiệp rất nặng, như sau có dẫn bày.

Trong Thiện giới nêu người cực ác để so sánh tội kia, vẫn thêm lỗi. Ưa làm thầy người đâu biết là không dễ? Kinh Thiên-đà-la, trong phần âm nghĩa dịch rằng “Nguyên xí”, cũng nói là chủ sát nhân, là tên của kẻ đứng đầu đao phủ.

Trong Ngũ Bách Vấn, kia nói rằng: “Thời Phật Ca-diếp có Tỳkheo độ đệ tử mà không dạy, thường làm những việc phi pháp, lúc qua đời đọa vào loài rồng chịu khổ không chịu nổi. Lại quán đời trước vốn làm Sa-di mà không giữ giới cấm, Thầy cũng không dạy nên sinh tâm giận thầy. Gặp lúc thầy cùng năm trăm người đi tàu qua biển, Rồng liền xuất hiện nắm tàu đòi bắt vị thầy Tỳ-kheo kia. Mọi người hỏi lý do, rồng bèn thuật lại duyên xưa, mọi người bất đắc dĩ phải bắt Tỳ-kheo giao cho rồng. Tỳ-kheo nói: “Tôi tự xuống biển không cần mọi người bắt trói”, liền nhảy xuống biển mà chết”.

Trong phần giải thích nghi, trước dẫn các lỗi, tám và năm trình bày, sợ nghi phạm năm giới mới quở, cho nên phải quyết rõ. Trong phần đáp, ban đầu là chánh pháp. Chữ hựu trở xuống là dạy xét tình dùng tha, như văn dễ hiểu.

Trong dẫn khuyên, kinh ấy chép “Có một Tỳ-kheo nhỏ tuổi xuất gia chưa bao lâu, không nghe luật pháp, trong lúc đi khất thực không biết thứ lớp trước sau, Tỳ-kheo quở trách can ngăn không nghe lời, Phật nhân đó rũ lòng dạy dỗ, văn như trong sao. Không nhàn, v.v… nghĩa là ngu giáo. Chữ phàm sở trở xuống là rõ tạo tội. Chuyển hướng trở xuống là trình bày hiện báo. Xả giới trở xuống là giải thích chuyển hướng chết ở trên. Phạm chánh trở xuống là giải thích đồng chết khô ở trước. Chữ thị trở xuống là kết khuyên.

Hai lời trong văn nghĩa là đồng chết khổ, y theo kinh, câu trên nói rằng: “Hướng tới chỗ chết”. Kinh chép: “Nói chết nghĩa là xả giới; đồng chết khổ nghĩa là phạm chánh”. Trong kinh lại giải thích, nay đổi ở kết sau. Nói không đúng khác dẫn kinh so sánh định là truyền lầm, phải xét bổn văn, không nhọc gượng giải thích.

Thứ hai, quở trách răn nhắc bày như trong phi chia làm ba: Ban đầu răn dạy tự lượng. Nhược hoài trở xuống là kế bày chánh pháp, thứ lớp có bốn: Câu đầu nói về lợi tha, câu kế nói quán sát. Lại nương trở xuống là nêu tướng lỗi. Nương lời quở trách tức là năm thứ nặng nhẹ ở sau, tùy dụng nên nói là tới lui. Nương lỗi trở xuống là chánh quở trách. Nhược quá trở xuống là thứ ba khuyên nương giáo, ban đầu nêu phi. Chữ nghi trở xuống là chính khuyên dừng lại. Bỉ hoài tức các lỗi ỡ trước. Xuất đạo tức bốn pháp ở trước, nhưng nói thì rất dễ mà làm rất khó, nếu không có tâm sân đâu có quở trách. Tuy nói rằng thế gian có gì thường hằng đâu, nếu tự biết tâm không bằng nén nhẫn.

Trong bày đúng như pháp, năm thứ của luật Tứ Phần chú thích rất rõ không nhọc giải thích lại, chỉ là trước nặng sau nhẹ. Ba thứ giữa xen nhau đều có cả nhẹ, nặng.

Trong chấp Niết-bàn, bày lỗi chia làm hai: Ban đầu bày chánh giáo. Ba đời: Đức Thích-ca là hiện tại, trở về trước là quá khứ, Đức Di-lặc về sau là đương lai, nhưng quá khứ đã diệt, đương lai chưa lập, đâu biết được giáo pháp kia, bởi Chư Phật đạo đồng nêu hiện tại có thể chứng nghiệm. Lại giáo pháp hiện tại đều nói cả quá khứ, vị lai, cho nên có thể biết. Nhưng Phật pháp nhân từ quyết không xúc chạm chúng sinh, Hằng sa Chư Phật đều như vậy đâu phải riêng Đức Thích Ca? Chữ tỷ trở xuống là chỉ cho phi pháp. Chữ tiện trở xuống là bác bỏ vọng dẫn, đầu tiên nêu phá. Kinh kia, thứ ba nhân Bồ-tát Ca-diếp hỏi nhân sống lâu, Phật đáp: “Nên giữ gìn ủng hộ chúng sinh tưởng như con”. Ngài Ca-diếp bạch Phật: “Nếu có người phá giới, gây ra tội nghịch, hủy hoại chánh pháp, làm sao tưởng như con được?”. Do đây khiến dùng yết-ma trị phạt, cho đến nói rằng: “Nếu thấy Tỳ-kheo, thấy người hoại pháp, không chịu đuổi ra, quở trách, nêu tội xử phạt, phải biết người nầy là kẻ thù trong Phật pháp”.

Ca-diếp lại bạch Phật rằng: “Như lời Phật nói thì không xem tất cả chúng sinh như con một, không tưởng như La-hầu-la?”

Cho đến Phật nói: “Thí như vua chúa, quan lớn, Tể tướng nuôi nấng các con hoặc hai, hoặc ba, bốn, đem giao cho vị thầy nghiêm khắc dạy dỗ. Nếu ba đứa phạt gậy mà chết, còn có một đứa, quyết phải khổ trị muốn cho thành tựu. Như lai cũng giống như vậy, xem người hoại pháp đồng như con một, người ngu chấp đây cố làm phạt gậy”.

Chữ nhiên trở xuống là lại bác bỏ, ban đầu nêu ra ý kinh. Con một nên thương là nếu y cứ theo kinh thì chính là nói Như lai, sau dẫn Nhiếp Luận thì chung Sơ địa. Chữ tức trở xuống là dẫn kinh chất vấn ngược lại, tức bài kệ quyển 10 chép: “Tất cả sợ dao gậy, đều yêu mạng sống, tha thứ mình có thể làm dụ, chớ giết chớ đánh đập”. Không biết trở xuống là trách kia vọng dẫn. Nghiêm sư là dụ tức như trên đã dẫn.

Trong dẫn vị sâu, ban đầu chánh dẫn. Tịnh tâm tức Sơ Địa, cũng gọi là Hoan hỉ địa, trí vô phân biệt đối với tất cả chúng sinh đồng xem như con một, không có lấy bỏ. Phương tiện là hiện bày khéo léo độ chúng sinh. Mười việc là mười việc không lành. Chữ kim trở xuống là bác bỏ lạm. Y cứ theo Niết-bàn ấy tức là văn kệ trước, tha thứ giống như chữ độ. Trí Luận chép: “Sức khổ nhiều, sức vui ít”. Nếu người khắp mình thọ vui chỉ một chỗ bị kim châm thì các vui đều mất, chỉ còn biết chỗ kim châm. Như lời tựa Tịnh Độ Ngụy Kinh đã dẫn, xưa chép: “Kia nói, tội nặng đánh ba trăm, tội vừa đánh hai trăm, tội nhẹ đánh một trăm, đều được phước”. Chữ thử trở xuống là bác bỏ phi, ban đầu chỉ ngụy (dối), tùy triều phạm hủy. Người xưa không dùng cho nên nói rằng “Người trí đều phi”. Chữ túng trở xuống là theo pháp có thể hiểu.

Trong phần dẫn chánh giáo, bổn luật nói tâm sân mà quở trách tức hủy hoại, giới khai từ bi cứu vớt. Đánh gậy nghĩ là súc sinh phạm đột-cát-la, nêu ra giới đánh Tỳ-kheo.

Trong Địa Trì y cứ lỗi nặng nhẹ để chia ba món phạm. Phạm truất bỏ là không cho nương ở. Chiết phục là dùng việc lăng nhục, như Luật nói các loại đoạt y, đoạn thực. Quở trách là như nói lời răn dạy (Xưa y cứ Ba-la-di, Tăng tàn, Ba-dật-đề, Đột-cát-la, chia ba phạm chưa hẳn là vậy).

Trong kinh Đại Tập, ban đầu bày cực răn dạy. Tội đồng là nêu tội nặng làm so sánh làm thân một Đức Phật ra máu đọa địa ngục A-tỳ một kiếp, huống chi muôn ức Phật. Chữ nhược trở xuống là dạy phép trị. Tăng sự yết-ma thuyết giới. Chữ nhược trở xuống là nêu ra báo năng phạt. Vì sao trở xuống là nêu ra ý không nghe. Chữ y trở xuống là y theo kinh để quở trách, trước nói Sơ địa có thể làm mười việc, về sau là phàm phu, không nên lạm, kết nghiệp đã nặng, chết đọa đường ác nên nói là “mờ mịt”.

Trong luật Tăng-kỳ chia làm ba: đầu tiên là rõ pháp chiết phục, nghĩa là đáng phạt. Nếu hung trở xuống là rõ pháp lìa bỏ, tức không thể trách phạt. Nếu đệ tử trở xuống là đệ tử não chúng, thầy phải làm phép sám hối xin lỗi.

Thứ ba, trong pháp phi, Luật Tứ Phần trước bày năm phi. Hai phi trước thời gian lâu mất dạy bảo, người bệnh luật nhân hai thầy không nuôi người bệnh khốn đốn, không kêu hiện tiền, không biết quở, không nêu ra lỗi vì không biết tội gì. Chữ nhược trở xuống là rõ thầy trái pháp. Chữ hoặc trở xuống là đệ tử trái nghịch. Hai chữ mắc tội là chung các tội trên. Văn luật đều nói không nên. Luật Tăng-kỳ đầu tiên là nói tạm đoạt. Cộng hành nghĩa là Hòa-thượng đích thân độ, bảy pháp nhiếp nhau nên gọi là cộng hành. Nếu y cứ y chỉ cũng cộng bảy pháp, từ gốc bày mắt để chọn thân sơ. Nhược dữ trở xuống là rõ thường đoạt do trước là cốt yếu, đây đều là đoạt y trong giới không duyên phạm. Thích là vui vẻ. Luật Thập Tụng nói, đoạt y, chiết nhục khác với hai thứ đoạt ở trước. Đầu tiên là duyên khởi. Chữ Phật trở xuống là lập chế, Sa-di hai y nên phải giữ lại một, y cứ nhỏ bày lớn nên phải để lại một y.

Thứ tư, pháp từ tạ, trong ở đi văn luật Thập Tụng chia làm hai: Ban đầu từ tạ thầy tốt, pháp chỉ là không dạy dỗ riêng, cho nên muốn theo người khác. Trước rõ thưa thầy, sau rõ thầy lựa chọn. Nếu Hòathượng trở xuống là xa lìa thầy không tốt. Chữ pháp trở xuống là nêu bốn câu. Hai ở hai đi pháp là chính, việc ăn là việc phụ, có ăn không pháp luống nuôi thân dơ, có pháp không ăn trọn thành tuệ mạng, Thánh chế có lý do đâu được không suy nghĩ.

Trong luật Tăng-kỳ, đầu tiên nói về đi đứng, kia cũng có bốn câu, hai đi hai ở. Không hỏi mà đi (đồng không có pháp không cho ăn ở trước). Hỏi mà đi (có cơm mà không có pháp). Khổ cũng ở (có pháp không có cơm, trọn đời không nên đi). Vui ở (có cơm có pháp, dầu đuổi cũng không đi). Chữ nhược trở xuống là thứ hai rõ can ngăn cãi cọ. Kêu người đến ấy, Luật kia chính viết chữ phụ nữ, nay ở đây viết lầm.

Trong Ngũ Bách Vấn chép: thời mạt pháp ngày nay phần nhiều có việc nầy, tuy muốn theo người khác, ép bức đánh mắng cho nên khiến kêu đến, bạc đầu xoay mặt vào tường, pháp đọa từ lúc nầy mà có ra. Hẳn phụ cao thức, không luống uổng tự tha.

Trong từ tạ mà đi chia làm hai: Ban đầu nói quở trách sám tự tạ, lại chia làm hai: Ban đầu nói cầu người phép điều hòa. Nên trị trở xuống là khiến thầy quán sát. Chữ luật trở xuống là thứ hai tự đối cầu phép sám. Trước nói đệ tử ân cần xin thương. Chữ nhược trở xuống là sau thầy quyết nhận.

Kế, là nếu biết trở xuống là nói biết sai thì lìa. Đầu tiên nghe người dụ dỗ bỏ đi, Luật khai quyết có thể thêm lớn quả Sa-môn lợi ích, cho nên biết có thể dụ dỗ quyết y cứ là thầy tốt. Nếu đệ tử, v.v… trở xuống là thứ hai, tự thưa rồi bỏ đi. Năm món tức năm câu phép thưa ở sau. Nương thầy ý vốn là xem xét lỗi sách tấn mình.

Thứ năm, đều không biết thầy nghĩa là ở yên, đi chẳng thành tự đạo vốn kia nên chăng? Trong giải thích nghi, trong bảy pháp trước, để tự quở trách thầy phạm Tăng tàn đều phải sửa trị. Có nghi ác kiến lại cần can ngăn cho có chánh kiến. Đây nói bỏ đi cho nên phải hòa hợp, chánh đáp có thể hiểu.

Trong dẫn bày, trước nói nhận can ngăn. Nhược sự trở xuống là nói về chống cự sự can ngăn. Nương hai thầy trước là Hòa-thượng đi xa, y chỉ ra ngoài giới.

Bảy, là mất pháp của thầy, trong nêu bày, ban đầu rõ Hòa-thượng không lỗi. Không đức nương người, chỉ có thể bỏ đi, nương nhau thì vẫn ở. Chữ dĩ trở xuống là bày lý do không lỗi. Ban đầu nhận tâm trông mong, trọn đời gần gũi, không đồng y chỉ cho có thỉnh lại. Thứ hai, là rõ y chỉ có lỗi. Nếu luận y chỉ, thì chỉ có phép thỉnh, nghĩa chia ba món cho nên nói là “Rõ chánh”, nếu lỗi thỉnh pháp thì phải gia thêm. Nhược thất trở xuống là thứ hai, khởi tâm mà thôi, như ở sau có nói.

Trong xen trị, hai thứ trước nói thầy được trị, trong đó lại có hai: Ban đầu định pháp lỗi. Luật chép: “Hòa-thượng, Xà-lê, tăng cho làm quở trách, tẫn xuất, y chỉ. Ngăn không đến nhà cư sĩ, tác cử, Phật nói không mất y chỉ (đệ tử cũng đồng). Nay dùng nghĩa y cứ tức không mất hai món trên (xưa nói rằng ba môn học thì mất hai môn sau là sai). Dĩ sư trở xuống là giải thích lý do mất. Nói mắc tội ấy như liền dạy răn thì trái hành pháp hai tội Đột-cát-la. Dĩ đoạt trở xuống là chuyển giải thích mắc tội. Không được y chỉ tức là đoạt quyến thuộc.

Chữ nhược trở xuống là kế nói đệ tử bị trị. Cả ba đều không lỗi, khai không thuận theo là hợp chúng đồng trị, còn bao nhiều người thuận theo đều chế Đột-cát-la, thầy riêng khai đó (không đồng tùy cử kia cuộc hạn ác kiến, phạm Ba-dật-đề).

Trong xen ra ngoài giới, ban đầu lặp văn. Luật chép: “Hòa-thượng,

A-xà-lê quyết ý ra ngoài giới đi không trở lại, mà ngay ngày đó trở lại, Phật nói đây là mất y chỉ (đệ tử cũng đồng). Chữ thất trở xuống là nghĩa quyết. Không mất thỉnh ấy là không vượt qua đêm. Nói chỉ sinh ấy nghĩa là khởi ý. Thỉnh pháp nghĩa là cầu giáo thọ (dạy bảo), Luật y cứ liền trở lại cho nên nói rằng “quyết ý”. Nếu nói cách đêm thì bất luận quyết cho không mất. Ba pháp đều mất, chỉ Đại Sớ ấy, xưa chép rằng “Thầy trò quyết ý ra ngoài giới tâm cách ngăn”, tuy ngay ngày ấy trở vào cũng mất y chỉ (nghĩa là mất hai món sau), nếu vậy lìa y, phá hạ đợi gì qua đêm?

Đáp: Thầy trò riêng có hai tâm cách cho nên mất, người có tâm lìa y và chỗ, y và chỗ không có ý lìa người cho nên phải qua đêm. Lại y và hạ là y cứ minh tướng để nói về mất, y chỉ ước tâm, ước giới để nói mất, cho nên khác nhau.

Trong chung riêng văn luật trước sau bao gồm có chín. Thứ tư là phạm trọng, Luật chép: “Hòa-thượng, Xà-lê, Tăng làm phép diệt tẫn, Phật nói là mất y chỉ (đệ tử cũng đồng). Thứ năm như trên đã dẫn chung bảy yết-ma. Vả lại, nêu quở trách, còn bảy món khác tức nêu ra trong câu thứ năm, thứ tám ở kiền độ thọ giới, đối văn có thể thấy. Kia chép: “Có năm pháp mất y chỉ (một, là thầy quở trách, hai là pháp, ba là thôi tu, bốn là không cho y chỉ, năm là lên giới tràng). Lại có năm việc (một chết, hai bỏ đi, ba thôi tu, bốn không cho y chỉ, năm là đúng năm tuổi hạ hoặc hơn năm tuổi hạ).

Lại có năm việc: Thứ năm là gặp lại Hòa-thượng cũ, còn bốn câu trước đồng như trên chỉ câu thứ năm riêng tự trở xuống đều như vậy.

Lại có năm việc: Thứ năm là Hòa-thượng, Xà-lê thôi tu.

Lại có năm việc: Thứ năm, là đệ tử thôi tu.

Lại có năm việc: Thứ năm, là Hòa-thượng hay A-xà-lê qau đời.

Lại có năm việc: Thứ năm, là đệ tử qua đời.

Lại có năm việc: Thứ năm, trở lại ở, hòa trên thuận dưới mà ở.

Thứ hai và thứ sáu quyết y cứ qua đêm, nếu ngay ngày đó trở lại như trên đã nói. Thứ tám nghĩa là thầy trước đi xa, đệ tử riêng cầu y chỉ, sau gặp lại thầy cũ, lại về nương học thì pháp kia liền mất. Thứ chín cũng vậy, chỉ y cứ đệ tử lìa thầy sau gặp lại là khác. Y theo luật, sáu món trên chung cho thầy trò, ba món sau chỉ hạn cuộc ở đệ tử. Nói ước giáo mất ấy, là nêu riêng thứ bảy, vả lại y cứ giới hạn của giáo, nói theo hạnh thì thành lập được pháp thân mới lìa y chỉ, như trên đã nói.

Hỏi: Quở trách y cứ giáo rõ sao nói không mất?

Đáp: Trên y cứ đoạt hạnh cũng tức là giáo.

Hỏi: Đi xa, quở trách, tức hai môn trước, đâu cần trình bày lại?

Đáp: Đi xa trở về ngay, văn luật phán mất mà nghĩa có điều không mất. Quở trách thứ bảy, Luật phán không mất, mà y cứ nghĩa có mất.

Cho nên hai món nầy trước nói sau mới nêu chung.

Hỏi: Y cứ ba pháp trước riêng phối chín món đồng khác thế nào?

Đáp: Quở trách mất một, như trên có thể biết. Đi xa cả hai riêng, trở về ngay mất hai món, qua đêm mất cả ba. Bảy món khác y cứ giáo mất cả ba, tìm đó có thể thấy.

(Xưa chép: Chết và thôi tu, thì ba pháp đều mất. Quở trách mất một, bao nhiêu đều mất hai món sau là sai, đâu có phạm tội nặng, vào giới tràng, thỉnh pháp vẫn còn).

Tứ Phần Luật Hành Sự Sao Tư Trì Ký quyển thượng phần ba xong.