Kinh nói sơ lược dạy bảo trước khi Phật sắp nhập Niết Bàn
(Phật Thùy Bàn Niết Bàn Lược Thuyết Giáo Giới Kinh)
Hán dịch: Hậu Tần Quy Tư  quốc Tam Tạng Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Phật Tử Bùi Đức Huề dịch năm 2009-2013

 

Kinh nói sơ lược dạy bảo trước khi Phật sắp nhập Niết Bàn (Cũng có tên : Kinh Giáo huấn tặng lại).

Thích Ca Mâu Ni Phật lần đầu tiên chuyển vầng Pháp. Độ thoát A Nhã Kiều Trần Như. Lần cuối cùng nói Pháp độ Tu Bạt Đà La. Người cần độ thoát đều đã độ thoát hết. Ở giữa hai cây Sa La sắp vào Niết Bàn. Ban đêm trong thời gian đó, im lặng không có âm thanh. Vì các Đệ tử nói sơ qua bí yếu Pháp.

Ngài và Tì Kheo ! Sau khi Ta tạ thế. Cần tôn trọng kính trọng Giới nơi nơi Giải thoát. Như tối gặp sáng, người nghèo được báu vật. Nên biết đây chắc là Thầy lớn của các Ngài. Nếu Ta sống ở đời, cũng như thế không khác. Người giữ Giới Thanh tịnh. Không được buôn bán kinh doanh, vui thú nhà đất, nuôi dưỡng nhân dân nô tì súc sinh. Tất cả các việc trồng cấy và các tài sản báu vật, đều cần rời bỏ, như tránh hầm lửa. Không được chặt đốn cây cỏ, khai hoang đào đất, Bào chế thuốc bệnh, xem tướng lành dữ, quan sát Tinh tú, phổ biến việc hão huyền, xem bói tính số. Đều không nên làm. Ăn uống tiết độ, tự sống Thanh tịnh, không được tham dự việc đời, thông đồng dẫn tới gây tổn mệnh, Chú thuật thuốc Tiên, kết thân với người hào quý, thân thiết hậu đãi lạnh nhạt. Đều không nên làm. Cần tự tâm đoan chính, suy nghĩ đúng cầu độ thoát đúng. Không được bao che khuyết điểm, biểu hiện khác thường nhằm mê hoặc chúng. Với bốn việc cúng dưỡng, biết đủ biết tiết lượng. Hướng tới được việc đảm nhận, không nên tích trữ, đây chắc là nói sơ lược cảnh giữ Giới hạnh. Giới hạnh chính là cơ sở Giải thoát thuận lợi. Cho nên có tên Giới nơi nơi Giải thoát. Nhân do dựa vào Giới hạnh này. Được sinh các Thiền định và Trí tuệ mất khổ. Vì thế Tì Kheo cần giữ Giới hạnh Thanh tịnh, không được hủy hoại vi phạm. Nếu người hay giữ Giới hạnh Thanh tịnh. Chắc là hay có Pháp thiện. Nếu không có Giới hạnh Thanh tịnh. Các công Đức thiện đều không được sinh. Do thế nên biết. Giới hạnh là nơi ở của công Đức yên ổn bậc nhất.

Ngài và Tì Kheo ! Đã hay sống trong Giới hạnh, nên chế ngự năm Căn. Không giúp nó phóng túng, vào trong năm Tham muốn. Ví như người chăn bò, cầm roi quan sát. Không để chúng chạy lung tung, xâm phạm ruộng của người trồng lúa. Nếu phóng thả năm Căn. Không phải chỉ có năm Tham muốn không có bến bờ, không thể chế ngự. Cũng giống như ngựa dữ dùng dây cương khống chế. Sẽ dẫn người điều khiển rơi xuống hố. Như bị đoạt Kiếp khổ dừng ở một đời, họa đoạt hại năm Căn, tai ương theo nhiều đời. Vì hại đó rất nặng. Phải hết sức cẩn thận. Vì thế người Trí tuệ cần chế ngự và không theo. Giữ như giữ cướp không để chúng phóng túng. Giả sử để chúng phóng túng. Đều cùng không để lâu, bị nó phai nhạt dần. Năm Căn này, tâm làm chủ đó. Vì thế các Ngài cần chế ngự tâm thật tốt. Tâm không hoảng sợ. Với rắn độc, thú dữ, cướp oán, phóng qua biển lửa. Cũng chưa đủ ví dụ. Ví như có người hấp tấp coi thường chuyển động, tay cầm vũ khí bí mật. Chỉ quan sát vũ khí, không nhìn thấy hầm sâu. Ví như voi cuồng không có móc sắt. Khỉ vượn trên cây, đu nhảy tự do. Khó có thể ngăn cấm chế ngự. Cần cấp tốc chế phục không để phóng túng. Người tâm này phóng túng, đang có việc tang. Nhốt ở một nơi không có việc gì không làm. Vì thế Tì Kheo nên siêng Tinh tiến, điều phục tâm đó.

Ngài và Tì Kheo ! nhận các đồ ăn uống, cần như uống thuốc. Là tốt là xấu đừng sinh tăng giảm. Hướng tới thân được giữ dùng bỏ đói khát. Như ong thu lượm mật hoa. Chỉ lấy vị của nó, không tổn hại sắc hương. Tì Kheo cũng như thế. nhận cúng dưỡng của người, giữ tự bỏ buồn bực. Không được cầu nhiều phá hoại tâm thiện của họ. Ví như người Trí tuệ, tính toán được sức chịu đựng của con bò là bao nhiêu. Không để quá sức dùng hết sức của nó.

Ngài và Tì Kheo ! Ban ngày chắc là tâm siêng tu luyện Pháp thiện, không lãng phí thời gian. Đầu đêm cuối đêm, cũng không được phế bỏ. Giữa đêm tụng Kinh, dùng để tự điều hòa. Không vì Nhân duyên muốn ngủ làm cho cả đời trôi qua, cũng không thể được. Cần nghĩ nhớ ngọn lửa Biến đổi, đốt cháy các Thế gian. Sớm cầu tự độ thoát, cũng không nên ngủ say. Các giặc Phiền não thường rình mò hại người. Với oán gia có thể yên ổn ngủ không tự cảnh tỉnh. Rắn độc Phiền não ngủ ở trong tâm Ngài. Ví như rắn cạp long ngủ trong phòng của Ngài. Cần dùng móc câu giữ Giới nhanh gấp bỏ đi. Rắn ngủ đã ra ngoài, mới có thể yên tâm ngủ. Không ra ngoài mà ngủ, cũng là người không biết hổ thẹn. Hổ thẹn là quần áo. Với các trang nghiêm là cao nhất. Hổ thẹn như cái móc sắt, hay chế ngự người Pháp sai. Vì thế Tì Kheo thường cần hổ thẹn. Không được cắt bỏ. Nếu rời hổ thẹn chắc là mất các công Đức. Người còn có hổ thẹn, chắc là có Pháp thiện. Nếu không có hổ thẹn, cũng không khác gì so với các cầm thú.

Ngài và Tì Kheo ! Nếu có người tới liên tục muốn chia rẽ. Cần nên tự hút tâm, không để cho thù giận. Cũng cần giữ miệng, đừng nói ra lời ác. Nếu tâm tức giận, chắc là tự làm phương hại Đạo, mất đi lợi ích công Đức. Nhẫn nhịn là Đức. Giữ Giới, hạnh khổ không thể bằng được. Người hay thực hành Nhẫn nhịn, mới có thể gọi là người có lực lớn. Nếu người không thể vui vẻ Nhẫn nhịn nhận lời mắng ác độc đó, như là uống nước Cam lộ. Cũng không có tên là người vào Đạo Trí tuệ. Sở dĩ thế nào ? Hại của thù giận, hay phá các Pháp thiện, phá hủy tiếng tốt. Đời này đời sau người thấy không vui. Nên biết tâm thù giận, hơn cả ngọn lửa dũng mãnh. Thường nên đề phòng giữ gìn, không để mắc phải. Giặc cướp công Đức của đời, không vượt qua được thù giận. Người đời nhận tham muốn, không phải người thực hành Đạo. Không có cách nào tự kiềm chế thù giận còn có thể tha thứ. Xuất gia thực hành Đạo, người không tham muốn. Mà nhớ thù giận, cũng không thể được. Ví như trong mưa tuyết hơi lạnh, sấm sét nổi lửa, cũng không phải là điều mong muốn.

Ngài và Tì Kheo ! Cần nên tự suy xét. Đã bỏ trang sức, mặc áo tu hành. Cầm giữ khí cụ theo ý muốn, dùng ăn xin để sống. Tự thấy như thế. Nếu nổi lên kiêu mạn, cần nhanh sớm mất. Gọi là kiêu mạn tăng cao, còn chưa thích hợp với người thế tục. Huống chi với người Xuất gia vào Đạo. Do vì Giải thoát, tự hạ thân mình mà đi ăn xin vậy.

Ngài và Tì Kheo ! Tâm nịnh bợ quanh co, cũng đối nghịch với Đạo. Vì thế thích hợp nên cần tâm đó chân thực. Nên biết nịnh bợ quanh co chỉ là lừa dối. Người vào Đạo chắc là không có nơi đó. Vì thế các Ngài. Tâm đoan chính là thích hợp, lấy chân thực làm nền tảng.

Ngài và Tì Kheo ! Cần biết người nhiều tham muốn, do cầu danh lợi nhiều, khổ não cũng nhiều. Người tham muốn ít, không cầu không tham muốn, chắc không có hoạn nạn này. Chân thực tham muốn ít, còn muốn tu luyện. Huống chi tham muốn ít hay sinh các công Đức thiện. Người tham muốn ít, chắc là không nịnh bợ quanh co để chiều theo ý người. Cũng lại không bị các Căn sai khiến. Người thực hành ít tham muốn. Tâm chắc bình thản tự nhiên, không có lo âu hoảng sợ. Có thừa xúc cảm, thường đều đầy đủ. Người có ít tham muốn, chắc là có Niết Bàn. Tên đó là ít tham muốn.

Ngài và Tì Kheo ! Nếu muốn Giải thoát các khổ não, cần xem biết đủ. Cách biết đủ, tức là nơi nhiều vui vẻ yên ổn. Người biết đủ. Tuy nằm trên đất, do được yên vui. Người không biết đủ. Tuy ở Thiên đường, cũng chưa ưng ý. Người không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Người không biết đủ, thường bị năm Tham muốn sai khiến. Được người biết đủ thương xót. Tên đó là biết đủ.

Ngài và Tì Kheo ! Muốn cầu Tĩnh lặng yên vui Không làm. Cần rời bỏ nơi ồn ào huyên náo, một mình ở trong phòng không. Người ở nơi yên tĩnh, được Ngọc Hoàng Đế Thích các Trời cùng kính trọng. Vì thế cần vứt bỏ chúng sinh của bản thân mình, chúng sinh khác. Một mình trong phòng trống, suy nghĩ mất khổ là cơ bản. Nếu yêu thích nhiều, chắc là nhận nhiều khổ não. Ví như cây lớn, nhiều chim tới ở, chắc có hoạn nạn là nhiều cành cây khô gãy. Nương nhờ ràng buộc của Thế gian chìm trong các khổ. Ví như con voi chìm trong vũng bùn, không thể tự mình ra ngoài. Tên đó là rời xa.

Ngài và Tì Kheo ! Nếu siêng Tinh tiến, chắc là việc không khó. Vì thế các Ngài nên siêng Tinh tiến. Ví như giòng nước nhỏ chảy thường xuyên, chắc là hay xuyên thủng đá. Nếu tâm người thực hành thường lười nhác phế bỏ. Ví như gia nhiệt tô cứng mũi khoan, chưa đủ nhiệt độ mà phải dừng. Tuy muốn tô nhưng không thể tô được. Tên đó là Tinh tiến.

Ngài và Tì Kheo ! Tìm Tri thức thiện, cầu hay trợ giúp mà nhớ không quên. Nếu người nhớ không quên. Các giặc Phiền não chắc là không thể vào. Vì thế các Ngài thường cần hút nghĩ nhớ trong tâm. Nếu người không nhớ, chắc là mất các công Đức. Nếu lực nhớ kiên cường, tuy vào trong giặc năm Tham muốn, không bị làm hại. Ví như người mặc áo giáp vào trận, chắc là  không hoảng sợ. Tên đó là nhớ không quên.

Ngài và Tì Kheo ! Nếu hút tâm, tâm chắc là ở trong yên Định. Do tâm ở trong yên Định, hay biết tướng Pháp sinh mất của Thế gian. Vì thế các Ngài thường nên tinh siêng tu luyện các yên Định. Nếu có được yên Định, tâm chắc là không phân tán. Ví như nhà tích chứa nước, cần sửa chữa đê bao. Người thực hành cũng như thế. Do vì nước Trí tuệ, hay tu Thiền định, giúp Trí tuệ không thấm thoát. Tên đó là yên Định.

Ngài và Tì Kheo ! Nếu có Trí tuệ, chắc không tham nương nhờ. Thường tự tỉnh táo quan sát, không làm cho mất Có. Chắc là ở trong Pháp của Ta, hay được Giải thoát. Nếu không như thế. Đã không phải là người tu Đạo, lại cũng không phải là dân thường, cũng chẳng có tên gì. Người Trí tuệ chân thực, chắc là thuyền kiên cố vượt qua biển già bệnh chết vậy. Cũng như Ngu tối tăm tối, đèn sáng lớn cũng vậy. Thuốc tốt của tất cả bệnh khổ cũng vậy. Chặt cây Phiền não đó bằng búa sắc bén vậy. Vì thế các Ngài cần nghe Tuệ, suy nghĩ Tuệ, tu Tuệ mà tự tăng ích lợi. Nếu người được Trí tuệ chiếu sáng. Tuy không có mắt Trời mà cũng là người nhìn thấy rõ. Đó là Trí tuệ.

Ngài và Tì Kheo ! Đùa cợt bàn luận đủ loại, tâm họ chắc loạn. Tuy lại Xuất gia, do chưa được Giải thoát. Vì thế Tì Kheo cần cấp tốc rời bỏ đùa cợt bàn luận làm loạn tâm. Nếu Ngài muốn được Rỗng lặng Giải thoát yên vui. Chỉ cần nhanh mất hoạn nạn do đùa cợt bàn luận. Tên đó là không đùa cợt bàn luận.

Ngài và Tì Kheo ! Với các công Đức thường cần nhất tâm. Bỏ các phóng túng, như rời bỏ giặc oán hận. Đại Bi Thế Tôn muốn lợi ích, đều đã thành quả. Các Ngài chỉ nên siêng thực hành nó. Nếu ở trong núi, hoặc ở trong đầm trống. Hoặc ở dưới cây trong phòng vắng tĩnh lặng. Được nhớ nhận Pháp đừng để quên mất. Thường nên tự mình cố gắng, Tinh tiến tu hành. Không làm trống rỗng, sau khi chết đem tới lo âu hối hận. Ta như thầy thuốc. Biết bệnh nói thuốc. Uống hay không uống. Cũng không phải tội của người thầy thuốc. Lại như hướng dẫn thiện. Người hướng dẫn thiện hay hướng dẫn. Nghe mà không thực hành. Không phải là lỗi của người hướng dẫn vậy. Các Ngài nếu với các khổ còn có nghi hoặc bốn Chân lý. Cần nhanh hỏi nó. Không được nghi ngại không cầu quyết định vậy. Khi đó Thế Tôn nói ba lần, không có người hỏi. Sở dĩ thế nào ? Do Chúng không nghi.

Lúc đó A Nậu Lâu Đà quan sát tâm Chúng mà báo cáo Phật nói rằng : Thế Tôn ! Mặt Trăng có thể làm ra nóng, mặt Trời có thể làm ra lạnh. Phật nói bốn Chân lý không thể nào khác được. Phật nói Chân lý Khổ là thực khổ, không thể làm cho sướng được. Chân lý tập hợp là nguyên nhân, càng không có nguyên nhân khác. Khổ nếu mất, tức thời nguyên nhân đó mất. Do mất nguyên nhân, mất quả. Đạo mất Khổ, thực là Đạo chân chính. Càng không có Đạo khác.

Thế Tôn ! Các Tì Kheo đó ở trong bốn Chân lý, quyết định không nghi hoặc. Người ở trong Chúng này làm được chưa xong. Thấy Phật tạ thế, nên có bi cảm. Nếu có người mới vào Pháp. Nghe được Phật nói liền đều được độ thoát. Ví như ban đêm thấy ánh chớp điện, liền được thấy đường. Nếu làm được đã xong, đã vượt qua biển khổ. Chỉ làm suy nghĩ như thế. Thế Tôn tạ thế, sao lại nhanh vậy. A Nậu Lâu Đà chỉ nói lời đó. Trong Chúng đều cùng thông tỏ nghĩa bốn Chân lý bậc Thánh. Thế Tôn muốn giúp cho các Đại chúng này đều được kiên cố. Dùng tâm Đại Bi lại vì Chúng nói.

Ngài và Tì Kheo ! Đừng tiếc nhớ bi não. Nếu Ta sống ở đời một Kiếp, gặp nhau rồi cũng cần phải chia ly, gặp nhau mà không chia ly, cuối cùng đều không thể được. Lợi mình lợi người, Pháp đều đầy đủ. Nếu Ta sống lâu dài, càng không có lợi. Người có thể độ thoát, hoặc ở trên Trời hoặc dưới Nhân gian, đều cùng đã độ thoát. Người chưa được độ thoát này, đều cũng đã làm được Nhân duyên độ thoát. Từ nay về sau, các Đệ tử của Ta thay nhau thực hành. Chắc là thân Pháp của Như Lai thường sống mà không mất vậy. Vì thế nên biết, đời đều Biến đổi. Gặp nhau nhất định có chia ly, đừng tiếc nhớ ưu phiền. Cảnh đời là như thế, nên siêng Tinh tiến nhanh cầu Giải thoát. Dùng Trí tuệ sáng, mất các ngu tối. Đời thực dễ tan vỡ, không có kiên cố. Ta nay được tạ thế, giống như bỏ bệnh ác. Tội ác và vật chất nên bỏ đây đó. Tên giả là thân. Chìm nổi trong biển lớn sinh già bệnh chết. Có Trí như thế được mất nó ra sao. Như giết cướp oán mà không vui mừng.

Ngài và Tì Kheo ! Thường nên nhất tâm, siêng cầu Đạo ra ngoài Thế gian. Pháp thay đổi hoặc không thay đổi của tất cả Thế gian, đều là cảnh không yên hỏng bại. Các Ngài nên dừng, đừng nói lại nữa. Sẽ quá hạn thời gian Ta muốn ra đi. Đó là dạy bảo cuối cùng của Ta.

Kinh nói sơ lược lời dạy của Phật trước khi sắp vào Niết Bàn.