LUẬN A TỲ ĐẠT MA ĐẠI TỲ BÀ SA
Năm trăm Đại A-la-hán cùng tạo luận
Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang dịch Phạn sáng Hán
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
CHƯƠNG I: TẠP UẨN
Phẩm Thứ Nhất: LUẬN VỀ THẾ ĐỆ NHẤT PHÁP
(Từ quyển 2 – đầu quyển 9)
Thế nào là thế đệ nhất pháp? Các chương như vậy và giải thích nghĩa các chương như vậy đã lĩnh hội rồi, tiếp theo cần phải giải thích rộng ra.
Hỏi: vì sao làm ra luận này?
Đáp: vì muốn phân biệt rõ ràng nghĩa lý của kinh, nghĩa là trong kinh đức thế Tôn nói: Nếu có nên chúng sinh ở trong các hành mà không thể tư duy như lý, nhưng có thể phát khởi thứ đệ nhất pháp, mà có thể tiến vào chánh tánh ly sinh, thì điều này vô lý. Nếu không thể tiến vào chánh tánh ly sinh, mà có thể đạt được quả Dự lưu – Nhất lai – Bất hoàn và A-la-hán, thì diều này là vô lý. Nếu có nên chúng sinh ở trong hành có thể tư duy như lý mà phát khởi thế đệ nhất pháp, thì điều này là có thật. Cho nên nói rộng ra, trong kinh tuy nói đến tên gọi của thế đệ nhất pháp, nhưng không giải thích về nghĩa của thế đệ nhất pháp. Kinh đã là nơi nương tựa của luận này, ở trong kinh không biểu hiện rõ ràng, thì nay cần phải phân biệt rộng về điều ấy, vì nhân duyên này cho nên làm ra luận này.
Hỏi: vì sao soạn luận phải dựa vào kinh?
Đáp: Người soạn ra luận ấy có ý muốn như vậy, tùy theo ý muốn ấy mà soạn ra luận này, không trái với pháp tánh thì đâu cần đưa ra vặn hỏi phiền phức? Lại nữa, tất cả A-tỳ-đạt-ma, đều vì giải thích ý nghĩa trong kinh, để phân biệt nghĩa rộng của các kinh, cho nên mới có được tên gọi là A-tỳ-đạt-ma. Vì vậy tôn giả ấy từ trong các kinh biên tập lại các nghĩa lý không tương tự, phân biệt giải thích lập thành tạp uẩn, cho đến biên tập lại quan điểm, phân biệt giải thích lập thành kiến uẩn. Nhưng ở trong tám loại uẩn đã thiết lập, đều phân biệt đầy đủ về tất cả các tướng của pháp.
Hỏi : vì sao tôn giả bắt đầu bộ luận thì trước hết nói đến thế đệ nhất pháp, vì thuận theo thứ tự nói về các công đức, vì ngược lại thứ tự nói về các công đức, vì ngược lại thứ tự nói vể các công đức thì trước tiên phải nói đến quán bất tịnh hoặc là giữ ý niệm bằng hơi thở…, tiếp đó nói về niệm trú, tiếp đó nói về quán ba nghĩa, tiếp đó nói về bảy xứ thiện, tiếp đến nói về Noãn – tiếp nói về Đãnh – tiếp nói về Nhẫn, sau đó thuận theo nói đến Thế đệ nhất pháp. Nếu ngược lại thứ tự nói về các công đức, thì trước tiên phải nói đến quả A-la-hán, tiếp nói về Bất hoàn, tiếp nói về Nhất lai, tiếp đó nói về Dự lưu, tiếp nói về Kiến đạo, sau đó thuận theo nói đến Thế đệ nhất pháp. Nếu dựa theo phần thuyết trạch trước sau mà nói, thì cần phải trước tiên nói đến Noãn – tiếp nói Đãnh – tiếp là Nhẫn, sau đó thuận theo nói đến Thế đệ nhất pháp, như Tôn giả Diệu Âm nói trong luận sinh Trí : “ Thế nào là Noãn, thế nào là Đãnh, thế nào là Nhẫn, thế nào là Thế đệ nhất pháp? Nếu không dựa theo ba loại thứ tự này thì luận đã soạn ra sẽ có tạp loạn sai lạc. Như thời Phật tại thế, tôn giả Ca-đa-diễn-na, thành tựu vô biên công đức hiếm có, đối với tự tướng và cọng tướng của vô lượng pháp, trí không có gì chướng ngại mà tùy theo ý hiện tiền, dũng mãnh tinh tiến luôn luôn không đoạn tuyệt, đã dễ dàng tiến vào biển rộng văn nghĩa của A-tỳđạt-ma bằng vô biên giác tuệ, như núi diệu cao không thể lay chuyển được, là bậc Đại Luận Vương có năng lực điều phục các luận khác, luận do mình đã thiết lập thì không có ai có thể sánh bằng”. Nay Tôn giả Ca-đa-diễn-ni-tử cũng lại như vậy, tại vì sao soạn luận, trước tiên nói đến Thế đệ nhất pháp.
Đáp : các sư đối với các loại này đều có cách nói khác nhau, nghĩa là hoạc có người nói: nay ở trong này không thuận theo thứ tự nói về các công đức, cũng không dựa theo phần thuyết trạch thuận với thứ tự trước sau mà nói. Chỉ vì người soạn luận có ý muốn như vậy, cho nên tùy theo ý muốn ấy mà soạn ra luận này, không trái với pháp tướng thì đâu cần đưa ra vặn hỏi phiền phức? Có người nói như vậy: tánh tướng của A-tỳđạt-ma đã biểu hiện chẵng giống như kinh, lẽ nào cầu tìm theo thứ tự? A-tỳ-đạt-ma dùng đạo để luận bàn rộng ra, chọn lựa tánh tướng chân thật của các pháp, điều này đã rắc rối phức tạp, không cần phải từ trong ấy cầu tìm thứ tự của nó, nếu cầu tìm thứ tự thì văn chỉ thêm phức tạp mà không ích gì đối với nghĩa. Lại có người nói: không nên vặn hỏi về ý của người soạn ra luận, bởi vì kinh trước tiên nói về Thế đệ nhất pháp, nói rộng ra như trước, nay Luận Sư này dựa vào kinh mà soạn luận, cho nên trước tiên cũng nói đến Thế đệ nhất pháp.
Hỏi: Gác lại quan hệ của nhg soạn luận. Tại sao trong kinh Đức Thế Tôn trước tiên nói đến Thế đệ nhất pháp?
Đáp: Bởi vì quán xét phần vị của người được hóa độ mà nói. Nghĩa là Đức Phật quán xét người được hóa độ, đã được Nhẫn bậc hạTrung, chưa đạt được Nhẫn bậc Thượng và Thế đệ nhất pháp, vì muốn khiến cho đạt được mà nói lời như vậy: Nếu có nên chúng sinh ở trong các hành mà không thể tư duy như lý, nhưng không thể phát khởi Thế đệ nhất pháp, thì điều này là vô lý, cho đến rộng ra. Tư duy như lý trong này là biểu hiện cho Nhẫn bậc Thượng, Thế đệ nhất pháp chính là nói đến tên gọi của nó. Vì vậy Đức Thế Tôn quán xét phần vị tu hành của người được hóa độ mà nói lời như vậy. Hoặc có người nói: Vì ngăn chặn nhiều sự phỉ báng đối với pháp này. Nghĩa là người khác đối với Thế đệ nhất pháp này dấy lên nhiều sự phỉ báng, cho nên nói đến trước tiên. Nhiều sự phỉ báng, nghĩa là đối với tự tánh và đối với tên gọi, trong cảnh giới hiện tiền nửa chừng rút lui đều dấy lên phỉ báng. Đối với tự tánh dấy lên phỉ báng, hoặc là có người nói: Lấy năm căn như Tín… làm tự tánh. Đối với tên gọi dấy lên phỉ báng, nghĩa là hoặc có người nói: Pháp này gọi là Chủng tánh địa pháp, không nên gọi là Thế đệ nhất pháp.
Đối với cảnh giới dấy lên phỉ báng, nghĩa là có người nói: Đây là hệ thuộc cõi Dục-Sắc. Hoặc là có người nói: Đây là hệ thuộc cõi SắcVô sắc. Hoặc lại có người nói: Đây là hệ thuộc cả ba cõi. Hoặc lại có người nói: Đây là hệ thuộc cả ba cõi và không hệ thuộc. Hoặc lại có người nói: Đây không phải là hệ thuộc ba cõi cũng không phải là không hệ thuộc. Đối với hiện tiền dấy lên phỉ báng, nghĩa là hoặc có người nói: Pháp này có nhiều niệm nối tiếp nhau hiện rõ trước mắt. Đối với lui sụt dấy lên phỉ báng, nghĩa là hoặc có người nói: Pháp này có thể lui sụt. Vì ngăn chặn các loại phỉ báng như vậy, cho nên trước tiên nói đến Thế đệ nhất pháp.
Có Sư khác cho rằng: Các pháp hữu lậu đều không vững chắc, giống như quét sạch bùn lầy, ai ở trong này mà được vững chắc tốt đẹp nhất, ví như đề hồ, gọi là Thế đệ nhất pháp, cho nên nói đến trước tiên. Có người nói: Pháp này tùy thuận Vô ngã, cho nên nói đến trước tiên.
Nghĩa là trong luận này ca ngợi về sự xuất ly giải thoát đạt đến Niếtbàn tùy thuận với vô ngã, chứ không giống như kinh điển ngoại đạo ca ngợi về sự thọ dụng đầy đủ các loại dục lạc tùy thuận với chấp ngã. Thế đệ nhất pháp là pháp có danh tiếng, đã thuận với Vô ngã và giống như các pháp Noãn-Đảnh… là pháp không có danh tiếng, không giống với luận này vốn tùy thuận Vô ngã, vì vậy luận này trước tiên nói đến Thế đệ nhất pháp. Có người nói: Pháp này hơn hẳn trong tất cả các pháp thế gian, cho nên nói đến trước tiên. Nghĩa là trong các luận thì luận này là thù thắng nhất, Thế đệ nhất pháp hơn hẳn trong tất cả các pháp thế gian, cùng với luận này giống nhau, cho nên nói đến trước tiên. Có người nói: Nếu như lúc có pháp này tồn tại, thì gọi là lợi ích chân thật như Đức Phật xuất thế, người thế gian vào lúc có pháp này tồn tại, thì gọi là lợi ích chân thật như Đức Phật xuất thế, người thế gian vào lúc báy giờ được thọ dụng thắng nghĩa Thánh pháp tài không có gì chướng ngại. Người là Đức Phật xuất thế, chúng sinh tiến vào pháp, gồm có hai loại:
- Thế tục.
- Thắng nghĩa.
Thế tục nghĩa là cạo bỏ râu tóc khoác mặc pháp phục chánh tín xuất gia. Thắng nghĩa có nghĩa là Thế đệ nhất pháp không ngừng dẫn dắt phát sinh khổ pháp trí nhẫn. Thế tục tiến vào pháp có hai loại lỗi lầm:
- Phá giới.
- Hoàn tục.
Thắng nghĩa tiến vào pháp không có lỗi lầm như vậy, tùy theo chủng tánh của mình mà tự tại chứng được công đức của Thừa mình, không có sự thối thất. Có người nói: Nếu lúc có pháp này tồn tại, thì từ vô thỉ đến nay cửa Thánh đạo đóng lại, bây giờ bắt đầu có thể mở ra, buông bỏ các tánh của dị sinh (phàm phu) chưa từng buông bỏ, đạt được tất cả Thánh đạo chưa từng đạt được, vì vậy trước tiên nói đến Thế đệ nhất pháp. Có người nói: Nếu lúc có pháp này tồn tại, thì buông bỏ tên gọi dị sinh mà đạt được tên gọi Thánh giả, buông bỏ số lượng dị sinh mà đạt được số lượng Thánh giả, buông bỏ phần dị sinh mà đạt được phần vị Thánh quả, buông bỏ tánh dị sinh mà đạt được chủng tánh Thánh giả, cho nên trước tiên nói đến Thế đệ nhất pháp. Có người nói: Nếu lúc có pháp này tồn tại, thì đạt được tâm chứ không đạt được nhân của tâm, đạt được minh (sáng suốt) chứ không đạt được nhân của minh, đạt được thọ (cảm thọ) chứ không đạt được nhân của thọ, tâm sở còn lại cũng như vậy, cho nên trước tiên nói đến Thế đệ nhất pháp.
Có người nói: Nếu lúc có pháp này an trú, thì rời bỏ duyên đã từng học theo mà đạt được duyên chưa từng học theo, rời bỏ cọng mà đạt được bất cộng, rời bỏ thế gian mà đạt được xuất thế gian, rời bỏ vị có ái mà đạt được vị không có ái, rời bỏ dựa vào đam mê mà đạt được dựa vào xuất ly, cho nên trước tiên nói đến Thế đệ nhất pháp. Có người nói: Vì đoạn trừ nghi ngờ về tánh của dị sinh, cho nên trước tiên nói đến Thế đệ nhất pháp. Nghĩa là hoặc có người nghi ngờ tánh dị sanh này đã không có bắt đầu thì cũng không có kết thúc, nay biểu hiện tánh đó có kết thúc, chính là Thế đệ nhất pháp. Có người nói: nếu lúc có pháp này an trú thì dị sinh lỗi lầm, dị sinh biến đổi, dị sinh lừa dối, dị sinh ngang bướng, tất cả không còn dấy khởi ở phần vị Noãn-Đảnh-Nhẫn hoặc có lúc dấy khởi, cho nên trước tiên nói đến Thế đệ nhất pháp. Có người nói: Dị sinh phát khởi pháp này rồi , cần phải đến phần vị chẳng phải là dị sinh, mới được mạng chung. Như dị sinh – chẳng phải là dị sinh, như vậy chưa kiến đế-đã kiến đế, chưa đắc quả-đã đắc quả, chưa tiến vào chánh tánh ly sinh-đã tiến vào tánh chánh ly sinh, chưa khởi lên hiện quán-đã khởi lên hiện quán, trú trong tụ Bất tịnh-trú trong tụ Chánh định, không có Thánh đạo-có Thánh đạo, không có chứng tịnh-có chứng tịnh, nên biết cũng như vậy. Noãn-Đảnh-Nhẫn… thì không quyết định, cho nên trước tiên nói đến Thế đệ nhất pháp.
Có người nói: Nếu có người dấy khởi thiện căn này, chỉ trong nên sát-na thì chắc chắn không dừng lại, Noãn-Đảnh không như vậy, cho nên trước tiên nói đến Thế đệ nhất pháp. Có người nói: Nếu có lúc pháp này an trú, thì các hành như niệm trú… trong thân dị sinh tu tập đến cuối cùng, Noãn-Đảnh … không như vậy, cho nên trước tiên nói đến Thế đệ nhất pháp. Có người nói: Nếu có lúc pháp này an trú, thì nói lúc đầu tâm hữu lậu đoạn dứt mà tâm vô lậu nối tiếp, phần vị khác không như vậy, cho nên trước tiên nói đến Thế đệ nhất pháp. Có người nói: Pháp này có năng lực làm cho dị sinh có thể lay chuyển, nhưng chính mình thì không lay chuyển, cho nên nói đến trước tiên. Như núi Diệu Cao đứng vững trên Kim luân, gió mạnh từ bốn phía nổi lên nhưng không thể nào lay chuyển. Như vậy dị sinh an trú trong pháp này, bốn ác kiến điên đảo không thể nào lay chuyển được, dị sinh ở phần vị khác thì không như vậy. Có người nói: Pháp này giống như tướng ánh sáng có thể biểu hiện rõ ràng từ trước đến sau, cho nên nói đến trước tiên. Nghĩa là như tướng ánh sáng biểu hiện phần ban ngày là bắt đầu và phần ban đêm là kết thúc; Thế đệ nhất pháp cũng lại như vậy, hiển bày Thánh đạo là bắt đầu và dị sinh là kết thúc. Như biểu hiện bắt đầu và kết thúc, như vậy có thể biểu hiện đang độ và đã độ, tiến vào và đã ra khỏi gia hạnh cứu cánh, nên biết cũng như vậy, phần vị khác thì không phải như vậy. Có người nói: Hiển bày trong pháp cùng an trú này có thể có tướng sai khác, cho nên nói đến trước tiên. Nghĩa là Thế đệ nhất pháp tuy có Khổ đế thâu nhiếp, nhưng không ngừng dẫn dắt phát sinh đạo của diệt khổ ban đầu; tuy có thâu nhiếp thế gian lưu chuyển- lão tử và Tát-ca-da (thân kiến), mà có thể dẫn dắt phát sinh về diệt ban đầu của đạo ấy, Noãn-Đảnh… thì không như vậy. Có người nói: Hiển bày pháp này tuy là duyên thế gian, nhưng có thể không ngừng dẫn dắt duyên xuất thế ban đầu, phần vị khác thì không như vậy, cho nên nói đến trước tiên. Như duyên thế gian và xuất thế gian, như vậy thì duyên có cấu nhiễm-không có cấu nhiễm, có lỗi lầm-không có lỗi lầm, có độc hại-không có độc hại, có ô trược- không có ô trược, có sự thân kiến-không có sự thân kiến, có sự điên đạo – không có sự điên đảo, có sự ái – không có sự ái, có sự tùy miên-không có sự tùy miên, nên biết cũng như vậy, cho nên nói đến trước tiên.
Có người nói: Nếu lúc có pháp này an trú, thì có thế mạnh, có năng lực có thể có những việc làm giống như người mạnh khỏe. Nghĩa là vào lúc bấy giờ không ngừng dẫn dắt phát khởi Chỉ Quán ban đầu của bậc Thánh, và phát khởi cái đầu kiến tuệ của bậc Thánh lần đầu đội mái tóc của các Giác chi khác, phần vị khác thì không như vậy, cho nên trước tiên nói đến Thế đệ nhất pháp. Có người nói: Pháp này có công dụng thù thắng nhất, có thể rời bỏ tánh dị sinh mà đạt được tánh Thánh, rời bỏ tánh tà mà đạt được tánh chánh, luôn luôn có thể tiến vào tánh chánh ly sinh, pháp khác thì không như vậy, cho nên trước tiên nói đến Thế đệ nhất pháp. Có người nói: Lúc hành giả an trú trong pháp này, có thể rời bỏ các tánh dị sinh như tùy tiện hành động sai lầm-đố kỵ đan xen, rắc rối hỗn loạn, chồng chất chằng chịt, rong ruỗi không ngừng…, có thể an trú bất động trong Thánh giáo như cột cao của Thiên đế, cho nên trước tiên nói đến Thế đệ nhất pháp.
Có người nói: Lúc hành giả an trú trong pháp này, thì rời bỏ ác kiến-phiền não từ vô thỉ đến nay đã làm cho tâm-tâm sở trở thành không chất trực, đạt được Thánh đạo vô lậu chưa từng đạt được làm cho tâmtâm sở trở thành tánh chất trực. Có người nói: Lúc hành giả an trú trong pháp này, thì rời bỏ năm Bổ-đặc-già-la đồng phần, gọi là năm Vô gián; đạt được tám Bổ-đặc-già-la đồng phần, đó là bốn Hướng-bốn Quả, cho nên trước tiên nói đến Thế đệ nhất pháp. Có người đưa ra lời nói như vậy: Thế đệ nhất pháp, dựa vào ba sự việc cho nên luận nói đến trước tiên:
- Thuận theo kinh đã nói.
- Ngăn chặn nhiều điều phỉ báng.
- Sát-na này đạt được Thánh quả thứ nhất.
Thuận theo kinh và ngăn chặn phỉ báng, nói rộng ra như trước. Ngay sát-na này đạt được Thánh quả thứ nhất, nghĩa là sát-na ấy cùng với Thế đệ nhất pháp làm vô gián Sĩ dụng quả (nên trong năm quả). Bởi vì những nhân duyên như vậy, cho nên luận này trước tiên nói đến Thế đệ nhất pháp.
Có Sư khác cho rằng: Tôn giả đối với luận này dựa vào thứ tự nói ngược lại để nói về các pháp.
Hỏi: Nếu vậy thì luận này vẫn phải trước tiên nói về quả A-lahán, tiếp đến nói Bất hoàn, tiếp đến nói Nhất lai, tiếp đến nói Dự lưu, tiếp đến nói Kiến đạo, sau đó thuận theo nói đến Thế đệ nhất pháp, tại sao lại trước tiên nói đến Thế đệ nhất pháp như vậy?
Đáp: Trong luận này nói ngược lại các pháp nhiễm-tịnh trong thân dị sinh, chứ không phải là nói tất cả. Bắt đầu nói: Thế nào là Thế đệ nhất pháp: nói rộng ra cho đến: Thế nào là Noãn? Đây là nói ngược lại theo pháp phẩm thanh tịnh trong thân dị sinh. Sau đó đưa ra lời nói như vậy: Hai mươi câu về Tát-ca-da kiến này, nói rộng ra cho đến nếu không có kiến. Đây là nói ra pháp phẩm tạp nhiễm trong thân dị sinh. Hai pháp phẩm này thì ai có thể biết rõ ràng? Đó là trí Vô ngã. Vì vậy trong phần thứ hai luận về trí, đưa ra cách nói như vậy: Có thể có nên trí mà biết tất cả các pháp? Cho đến nói rộng ra. Trí Vô ngã này do đâu mà sinh? Đó là duyên khởi của giác. Vì vậy trong phần thứ ba luận về Bổ-đặc-già-la, đưa ra cách nói như vậy: Nên Bổ-đặc-già-la sinh ra mười hai chi duyên khởi này. Cho đến nói rộng ra. Duyên khởi của giác này do đâu mà khởi lên? Đó là ái và kính. Vì vậy trong phẩm thứ tư luận về Ái kính, đưa ra cách nói như vậy: Thế nào là Ái? Thế nào là Kính? Cho nên nói rộng ra. Như vậy Ái kính do đâu mà sinh? Đó là Tàm và Quý. Vì vậy trong phẩm thứ năm luận về Tàm quý, đưa ra cách nói như vậy: Thế nào là Tàm? Thế nào là Quý? Cho đến nói rộng ra. Như vậy Tàm và quý do đâu mà có? Đó là hiểu rõ pháp tướng. Vì vậy trong phẩm thứ sáu luận về Tướng, đưa ra cách nói như vậy: Sắc pháp sinh lão vô thường. Cho đến nói rộng ra. Hiểu rõ pháp tướng này do đâu mà đạt được? Đó là rời bỏ vô nghĩa mà tu tập có nghĩa. Vì vậy trong phẩm thứ bảy luận về Vô nghĩa, đưa ra cách nói như vậy: Các pháp tu khổ hạnh kém cỏi, nên biết đều là vô nghĩa. Cho đến nói rộng ra. Ai rời bỏ vô nghĩa mà tu tập có nghĩa? Đó là người có thể Chánh tư và Chánh tư duy. Vì vậy trong phẩm thứ tám luận về Tư, đưa ra cách nói như vậy: Thế nào là Tư? Thế nào là Tư duy? Cho đến nói rộng ra. Hiểu rõ các pháp trong Tạp uẩn do đâu mà trong sáng? Đó là do đoạn trừ Kiết. Vì vậy tiếp theo nói về chương thứ hai là Kiết nữa. Như vậy đoạn trừ Kiết do đâu mà chứng? Đó là do các trí. Vì vậy tiếp theo nói về chương thứ ba là Trí uẩn. Ai có thể sinh khởi các Trí đoạn trừ Kiết? Đó là Bổ-đặcgià-la không có nghiệp chướng. Vì vậy tiếp theo nói về chương thứ tư là Nghiệp uẩn. Các nghiệp phần nhiều dựa vào cái gì mà phát sinh? Đó là bốn Đại chủng? Vì vậy tiếp theo nói về chương thứ năm là Đại chủng uẩn. Đại chủng đã tạo ra thì hơn hẳn là cái gì? Đó là các căn như Nhãn… Vì vậy tiếp theo nói về chương thứ sáu là Căn uẩn. Các căn thanh tịnh nhờ vào thế mạnh nào? Đó là đạt được các Định. Vì vậy tiếp theo nói về chương thứ bảy là Định uẩn. Có được Định rồi khởi lên suy xét tìm tòi sai lạc, thì trở lại dẫn dắt sinh ra những cách nhìn sai trái, để làm cho Thức tướng có thể nhanh chóng đoạn trừ, cho nên cuối cùng nói về chương thứ tám là Kiến uẩn. Tuy ở trong mỗi nên uẩn như vậy thâu nhiếp đầy đủ các pháp, nhưng tùy theo sự tăng lên tốt đẹp mà chế định thanh tên gọi của Uẩn, cho nên nói như vậy: Dựa theo thứ tự ngược lại mà nói về các pháp nhiễm-tịnh trong thân dị sinh chứ không phải là nói tất cả, vì vậy trước tiên nói đến Thế đệ nhất pháp.
Hỏi: Thế nào là Thế đệ nhất pháp?
Đáp: Nếu tâm-tâm sở pháp là đẳng Vô gián tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì gọi là Thế đệ nhất pháp. Có người đưa ra cách nói như vậy: Nếu năm căn là đẳng vô gián tiên vào Chánh tánh ly sinh, thì gọi là Thế đệ nhất pháp.
Hỏi: Ai đưa ra cách giải thích này?
Đáp: Là người soạn A-tỳ-đạt-ma trước kia nói như vậy.
Hỏi: Vị ấy vì sao đưa ra cách giải thích này?
Đáp: Vì ngăn chặn những Bộ phía khác cho nên đưa ra cách giải thích như vậy, chứ không nhất định chỉ nói năm căn là tánh, nghĩa là luận ấy phân biệt chấp lấy năm căn như Tín… chỉ là vô lậu, tất cả dị sinh đều không thành tự.
Hỏi: Bộ phía ấy vì sao dấy lên cái chấp này vậy?
Đáp: Bộ phía ấy dựa vào kinh mà dấy lên cái chấp này, nghĩa là trong kinh nói: “Nếu có năm căn tăng lên mạnh mẽ và nhanh nhạy, bình đẳng trọn vẹn nhờ tu tập nhiều, thành tựu quả vị A-la-hán vĩnh viễn không có các lậu. Từ đây giảm xuống thành Bất hoàn, sau đó lại giảm xuống thành Nhất lai, lại tiếp tục giảm xuống thành Dự lưu. Nếu hoàn toàn không có năm căn như Tín… này, thì Ta nói người ấy ở bên ngoài phẩm dị sinh.” Dựa vào kinh này cho nên Bộ phía ấy chấp lấy năm căn chỉ là vô lậu. Vì ngăn chặn ý kia cho nên Luận giả A-tỳ-đạt-ma trước kia nói như vậy: Thế đệ nhất pháp lấy năm căn làm tự tánh, Thế đệ nhất pháp ở trong thân dị sinh. Do đó biết rằng năm căn cũng thông cả dị sinh hữu lậu, cho nên chắc chắn không thành tựu vô lậu hữu vi.
Hỏi: Nếu chấp Thể của năm căn chỉ là vô lậu, thì có già sai trái?
Đáp: Đã trái với kinh. Như trong kinh nói: “Nếu Ta đối với năm căn như Tín… này, chưa biết đúng như thật, là tích tập, là chìm mất- là ý vị là lỗi lầm là rời khỏi, thì chưa có thể vượt lên trên thế gian trời-người này và các cõi ma-Phạm, cho đến không thể chứng được vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.” Cho đến nói rộng ra: không phải là pháp vô lậu có thể dấy lên quán sát phẩm loại như vậy. Luận ấy phân biệt đưa ra cách nói như vậy: Trong này Đức Thế Tôn nói về quán tự tướng, nghĩa là Ta đối với năm căn như Tín… này, chưa biết đúng như thật về các tự tướng như tích tập…, chưa có thể vượt lên trên thế gian trời-người này và các cõi ma-Phạm. Cho đến nói rộng ra. Sao nói quán vô lậu là tự tướng của tích tập. Nghĩa là tướng này nhất định nhờ vào sự thân cận với các vị thiện sĩ, lắng nghe chánh pháp tác ý đúng như lý, pháp tùy theo pháp thực hành mà tích tập phát khởi. Sao nói quán pháp này là tự tướng của chìm mất? Nghĩa là nếu như Vị tri đương tri căn (nên trong ba căn vô lậu) nổi lên. Sao nói pháp quán này là tự tướng của vị? Nghĩa là pháp này cũng là do ái mà duyên vào. Nếu vậy thì vô lậu do ái mà hệ thuộc chăng? Không phải như vậy. Như Nhân giả thừa nhận pháp vô lậu thì cảnh phiền não nhưng không có gì hệ thuộc, tông chỉ của tôi cũng như vậy, ái duyên với vô lậu nhưng không thể nào hệ thuộc, điều này có gì sai trái? Sao nói quán vô lậu là tự tướng của lỗi lầm? Nghĩa là quán vô lậu đều là vô thường. Sao nói quán vô lậu là tự tướng của xuất ly? Nghĩa là lúc Niết-bàn thì nhất định đều phải rời bỏ.
Như trong kinh nói: “Lúc nhập Niết-bàn thì tất cả pháp hữu vi thảy đều rời bỏ.” Lời nói ấy phi lý, nguyên cớ thế nào? Nghĩa là kinh này nói: “Nếu Ta đối với năm căn như Tín… này, chưa biết đúng như thật là tích tập-chìm mất-ý vị-lỗi lầm-rời khỏi, chưa có thể chứng được Vô thượng Bồ-đề vĩnh viễn không còn các lậu, không phải là quán tự tướng mà có thể hết sạch các lậu.” Vì vậy luận kia đã nói quyết định là phi lý, bởi vì năm căn này không phải là chỉ riêng vô lậu. Lại chấp lấy năm căn chỉ có vô lậu, thì lại trái với kinh nói ai có thể biết rõ ràng?
Đó là trí Vô ngã. Vì vậy trong phẩm thứ hai luận về trí, đưa ra cách nói như vậy: Có thể có nên trí mà biết tất cả các pháp? Cho đến nói rộng ra. Trí Vô ngã này do đâu mà sinh? Đó là duyên khởi của giác. Vì vậy trong phẩm thứ ba luận về Bổ-đặc-già-la, đưa ra cách nói như vậy: Nên Bổ-đặc-già-la sinh ra mười hai chi duyên khởi này. Cho đến nói rộng ra. Duyên khởi của giác này do đâu mà khởi lên? Đó là ái và kính. Vì vậy trong phẩm thứ tư luận về Ái kính, đưa ra cách nói như vậy: Thế nào là Ái? Thế nào là Kính? Cho đến nói rộng ra. Được Ái kính do đâu mà sinh? Đó là Tàm và Quý. Vì vậy trong phẩm thứ năm luận về Tàm Quý, đưa ra cách nói như vậy: Thế nào là Tàm? Thế nào là Quý? Cho đến nói rộng ra. Như vậy Tàm quý do đâu mà có? Đó là hiểu rõ pháp tướng. Vì vậy trong phẩm thứ sáu luận về Tướng, đưa ra cách nói như vậy: Sắc pháp sinh lão vô thường. Cho đến nói rộng ra. Hiểu rõ pháp tướng này do đâu mà đạt được? Đó là rời bỏ vô nghĩa mà tu tập có nghĩa. Vì vậy trong phẩm thứ bảy luận về vô nghi, đưa ra cách nói như vậy: Các pháp tu khổ hạnh kém cỏi, nên biết đều là vô nghĩa. Cho đến nói rộng ra. Ai rời bỏ vô nghĩa mà tu tập có nghĩa? Đó là người có thể Chánh tư và Chánh tư duy. Vì vậy trong phẩm thứ tám luận về Tư, đưa ra cách nói như vậy: Thế nào là Tư? Thế nào là Tư duy? Cho đến nói rộng ra. Hiểu rõ các pháp trong Tạp uẩn do đâu mà trong sáng? Đó là do đoạn trừ Kiết. Vì vậy tiếp theo nói về chương thứ hai là Kiết uẩn. Như vậy đoạn trừ Kiết do đâu mà chứng? Đó là do các Trí. Vì vậy tiếp theo nói về chương thứ ba là Trí uẩn. Ai có thể sinh khởi các Trí đoạn trừ Kiết? Đó là Bổ-đặc-già-la không có nghiệp chướng. Vì vậy tiếp theo nói về chướng thứ tư là Nghiệp uẩn. Các nghiệp phần nhiều dựa vào cái gì mà phát sinh? Đó là bốn Đại chủng. Vì vậy tiếp theo nói về chương thứ năm là Đại chủng uẩn. Đại chủng đã tạo ra thì hơn hẳn là cái gì? Đó là các căn như Nhãn… Vì vậy tiếp theo nói về chương thứ sáu là Căn uẩn. Các căn thanh tịnh nhờ vào thế mạnh nào? Đó là đạt được các Định. Vì vậy tiếp theo là nói chương thứ bảy là Định uẩn. Có được Định rồi khởi lên suy xét tìm tòi sai lạc, thì trở lại dẫn dắt sinh ra những cách nhìn sai trái, để làm cho Thức tướng có thể nhanh chóng đoạn trừ, cho nên cuối cùng nói về chương thứ tám là Kiến uẩn. Tuy ở trong mỗi nên uẩn như vậy thâu nhiếp đầy đủ các pháp, nhưng tùy theo sự tăng lên tốt đẹp chế định mà lập thành tên gọi của Uẩn, cho nên nói như vậy: Dựa theo thứ tự ngược lại mà nói về các pháp nhiễm-tịnh trong thân dị sinh chứ không phải là nói tất cả, vì vậy trước tiên nói đến Thế đệ nhất pháp.
Hỏi: Thế nào là Thế đệ nhất pháp?
Đáp: Nếu tâm-tâm sở pháp là đẳng vô gián tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì gọi là Thế đệ nhất pháp. Có người đưa ra cách nói như vậy: Nếu năm căn là đẳng vô gián tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì gọi là Thế đệ nhất pháp.
Hỏi: Ai đưa ra cách giải thích này?
Đáp: Là người soạn A-tỳ-đạt-ma trước kia nói như vậy.
Hỏi: Vị ấy vì sao đưa ra cách giải thích này?
Đáp: Vì ngăn chặn những Bộ phía khác cho nên đưa ra cách giải thích như vậy, chứ không nhất định chỉ nói năm căn là tánh, nghĩa là Luận ấy phân biệt chấp lấy năm căn như Tín… chỉ là vô lậu, tất cả dị sinh đều không thành tựu.
Hỏi: Bộ phía ấy vì sao dấy lên cái chấp này vậy?
Đáp: Bộ phía ấy dựa vào kinh mà dấy lên cái chấp này, nghĩa là trong kinh nói: “Nếu có năm căn tăng lên mạnh mẽ và nhanh nhạy, bình đẳng trọn vẹn nhờ tu tập nhiều, thành tựu quả vị A-la-hán vĩnh viễn không còn các lậu. Từ đây giảm xuống thành Bất hoàn, sau đó lại giảm xuống thành Nhất lai, lại tiếp tục giảm xuống thành Dự lưu. Nếu hoàn toàn không có năm căn như Tín… thì Ta nói người ấy ở bên ngoài phẩm dị sinh.” Dựa vào kinh này cho nên Bộ phía ấy chấp lấy năm căn chỉ là vô lậu. Vì ngăn chặn ý kia cho nên Luận giả A-tỳ-đạt-ma trước kia nói như vậy: Thế đệ nhất pháp lấy năm căn làm tự tánh, Thế đệ nhất pháp ở trong thân dị sinh. Do đó biết rằng năm căn cũng thông cả dị sinh hữu lậu, cho nên chắc chắn không thành tựu vô lậu hữu vi.
Hỏi: Nếu chấp Thể của năm căn chỉ là vô lậu, thì có gì sai trái?
Đáp: Đã trái với kinh. Như trong kinh nói: “Nếu Ta đối với năm căn như Tín … này, chưa biết đúng như thật, là tích tập- là chìm mất-là ý vị, là lỗi lầm, là rời khỏi, thì chưa thể vượt lên trên thế gian trờingười này và các cõi ma-Phạm …, cho đến không có thể chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.” Cho đến nói rộng ra: Không phải là pháp vô lậu có thể dấy lên quán sát phẩm loại như vậy. Luận ấy phân biệt đưa ra cách nói như vậy: Trong này Đức Thế Tôn nói về quán tự tướng, nghĩa là Ta đối với năm căn như Tín…, này, chưa biết đúng về các tự tướng như tích tập…, chưa có thể vượt lên tên thế gian trời-người này và các cõi ma-Phạm. Cho đến nói rộng ra. Sao nói quán vô lậu là tự tướng của tích tập? Nghĩa là tướng này nhất định nhờ vào sự thân cận với các vị thiện sĩ, lắng nghe Chánh pháp tác ý đúng như lý, pháp tùy theo pháp thực hành mà tích tập phát khởi. Sao nói quán pháp này là tự tướng của chìm mất? Nghĩa là nếu như Vị tri đương tri căn (nên trong ba căn vô lậu) chìm xuống mà Dĩ tri căn (nên trong ba căn vô lậu) nổi lên, Dĩ tri căn chìm xuống mà Cụ tri căn (nên trong ba căn vô lậu) nổi lên. Sao nói quán pháp này là tự tướng của vị? Nghĩa là pháp này cũng do ái mà duyên vào. Nếu vậy thì vô lậu do ái mà hệ thuộc chăng” không phải như vậy. Như Nhân giả thừa nhận pháp vô lậu thì cảnh phiền não như không có gì hệ thuộc, tông chỉ của tôi cũng như vậy, ái duyên với vô lậu nhưng không thể nào hệ thuộc, điều này có gì sai trái? Sao nói quán vô lậu là tự tướng của lỗi lầm? Nghĩa là quán vô lậu đều là vô thường. Sao nói quán vô lậu là tự tướng của xuất ly? Nghĩa là lúc Niết-bàn thì nhất định phải rời bỏ.
Như trong kinh nói: “Lúc nhập Niết-bàn thì tất cả pháp hữu vi thảy đều rời bỏ.” Lời nói ấy phi lý, nguyên cớ thế nào? Nghĩa là kinh này nói: “Nếu ta đối với năm căn như Tín… này, chưa biết đúng như thật là tích tập-chìm mất-ý vị-lỗi lầm-rời khỏi, chưa có thể chứng được Vô thượng Bồ-đề vĩnh viễn không còn các lậu, không phải là quán tự tướng mà có thể hết sạch các lậu.” Vì vậy luận kia đã nói quyết định là phi lý, bởi vì năm căn này không phải là chỉ riêng vô lậu. Lại chấp lấy năm căn chỉ có vô lậu, thì lại trái với kinh nói. Như trong kinh nói: “Chỉ nguyện Thế Tôn giải thích rộng về pháp quan trọng. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì có các hữu tình sinh sống tại thế gian, hoặc là sinh rahoặc là lớn lên, có người căn tánh lanh lợi, có người căn tánh trung bình, có người căn tánh yếu kém, cho đến nói rộng ra.” Lại trong kinh nói: “Tỳ kheo nên biết! Ta xưa kia thời gian chưa chuyển pháp luân, đã từng dùng Phật nhãn quán xét các hữu tình sinh sống tại thế gian, hoặc là sinh ra – hoặc là lớn lên có các căn tánh lanh lợi-trung bình và yếu kém sai biệt. Dung mạo tốt lành, khéo léo điều phục, giảm nhiều trần cấu, nếu không nghe pháp thì lui mất lợi ích thù thắng của năm căn như Tín …” Nếu chỉ có vô lậu thì người căn tánh lanh lợi phải là A-la-hán, người căn tánh trung bình là Bất hoàn, người căn tánh yếu kém chính là Nhất lai và Dự lưu. Nếu vậy thì Đức Thế tôn chưa chuyển pháp luân mà thuận theo đã gọi là chuyển, bởi vì tất cả Thánh giả ở các thế gian đã đầy đủ rồi, lại còn chuyển pháp luân thì thành ra vô dụng. Luận ấy phân biệt đưa ra cách nói như vậy: Trong này tên gọi của căn là nói về chỗ nương vào của căn chứ không nói đến thể của căn, đối với tôi đâu trái ngược? Luận kia nói như vậy cũng không hợp lý, bởi vì trái kinh khác. Nghĩa là kính khác nói: “Phạm chí Sinh văn đi đến chỗ Thế tôn mà thưa với Đức Phật rằng: Kiều-đáp-ma tôn quý nói căn có bao nhiêu? Đức Phật nói: Ta nói có hai mươi hai căn, đó gọi là nhãn căn, cho đến nói rộng ra.” Kinh ấy há cũng nói là chỗ nương nhờ của căn ư? Căn và thanh của hai kinh này-kia không khác nhau, nên nói là Thể của căn, nên nói là chỗ nương nhờ của căn, không phải là sự thành tựu cuối cùng, thì tự nhiên trở thành vọng chấp, vì vậy nhất định phải thừa nhận năm căn như Tín…, cũng chung cho cả hữu lậu.
Hỏi: Nếu chung cho cả hữu lậu, thì luận ấy dẫn chứng về kinh nên giải thích thế nào?
Đáp: Năm căn như Tín… thật sự chung cho cả hữu lậu, mà kinh ấy luôn luôn nói về vô lậu, thì nguyên cớ thế nào? Bởi vì dựa vào căn vô lậu mà kiến lập Thánh giả có sai biệt. Có người nói: Kinh ấy chỉ nói đến Thánh đạo. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì Thánh giả sai biệt dựa vào Thánh đạo mà nói chứ không phải là thế tục.
Hỏi: Kinh kia lại nói: “Nếu hoàn toàn không có năm căn như Tín… này thì Ta nói người ấy ở bên ngoài phẩm dị sinh.” Lại là chung như thế nào?
Đáp: Người đoạn mất thiện căn gọi là ở bên ngoài dị sinh, nghĩa là các dị sinh tổng quát có hai loại:
- Nội.
- Ngoại.
Không đoạn mất thiện căn, thì gọi là Nội. Hạng đoạn mất thiện căn thì gọi là Ngoại. Ý kinh ấy nói: Nếu hoàn toàn không có năm căn như Tín… này, thì Ta nói đó là hạng đoạn mất thiện căn. Vì vậy kinh đã dẫn chứng đối với tôi không có gì sai trái. Hoặc có người nói: Đây là Kinh Lượng Bộ đã nói, gọi là kinh Bộ Sư, cũng vì ngăn chặn và loại bỏ sự phân biệt của luận ấy, như trước đây đã chấp mà đưa ra lời nói như vậy: Thế đệ nhất pháp lấy năm căn làm tánh, không phải là chỉ có những điều như vậy.
Có người nói: Đây là tông chỉ của Độc-tử-bộ, các Sư của Bộ phía ấy chấp rằng Thế đệ nhất pháp lấy năm căn như Tín… làm tự tánh, chỉ có năm căn này là tự tánh thiện, các căn khác xen tạp trong này, cho nên cũng được gọi là thiện. Dựa vào năm căn này mà kiến lập tất cả Hiền Thánh sai biệt chứ không dựa vào căn nào khác. Như trong kinh nói: “Nếu có năm căn tăng lên mạnh mẽ và nhanh nhạy, bình đẳng trọn vẹn nhờ tu tập nhiều mà thành tựu Câu giải thoát. Từ đây giảm xuống trở thành Tuệ giải thoát. Tiếp tục trở xuống giảm thành Thân chứng. Tiếp lại giảm xuống trở thành Kiến chí. Tiếp lại giảm xuống trở thành Tín giải. Tiếp lại giảm xuống trở thành Tùy pháp hành. Tiếp lại giảm xuống trở thành Tùy tín hành.”
Hỏi: Nay tông chỉ của luận này cùng với Độc-tử-bộ, liên quan thế nào mà thuận theo thứ tự Bộ phía kia để nói?
Đáp: Vì khiến cho người nghi ngờ có được sự quyết định. Có nghĩa là tông chỉ của Bộ phía kia luận này đã thiết lập nghĩa lý, tuy phần nhiều giống nhau nhưng có phần nào sai khác, đó là Bộ phía kia chấp rằng Thế đệ nhất pháp chỉ lấy năm căn như Tín… làm tánh. Các tánh dị sinh luôn luôn nhiễm ô, nói là hệ thuộc cõi Dục, do kiến khổ mà đoạn, bởi vì mười loại tùy miên làm tự tánh, Thể của tùy miên thì không tương ưng với hành. Niết-bàn có ba loại, đó là học-vô học và phi học phi vô học. Thiết lập A-tố-lạc làm Bổ-đặc-già-la nẽo thứ sáu, Thể là thật có. Bộ phía kia hoặc là sáu hoặc là bảy như vậy cùng với luận này không giống nhau, còn lại phần nhiều đều tương tự đừng có nghi ngờ. Bộ phía kia và luận này đều giống nhau, cho nên nói về tông chỉ Bộ phía ấy ngăn chặn mà hiển bày có sai khác.
Nay cần hiểu về điều đó. Nếu chỉ có năm căn làm tự tánh thiện, thì những thiện pháp còn lại có tự tánh là gì? Nếu cho rằng các pháp ấy là bất thiện-vô ký xen lẫn trong năm căn cho nên cũng gọi là thiện, như vậy năm căn và các pháp ấy lẫn tạp với nhau vì sao không gọi là bất thiện-vô ký? Nhưng năm căn như Tín… cùng với pháp còn lại, cùng nên nơi nương nhờ, cùng nên hành tướng, cùng nên sở duyên, khởi như nhau-trú như nhau, diệt như nhau-quả như nhau, cùng nên đẳng lưu, cùng nên dị thục, mà nói năm căn là tự tánh thiện, các pháp còn lại lẫn tạp nhau mà tạm thời thiết lập tên gọi là thiện, thì chỉ thuận theo vọng tình chứ không hợp với chánh lý. Đừng có sai lầm này, cho nên cần phải nói rằng Thế đệ nhất pháp là căn chứ không phải tánh của căn.
Tôn giả Pháp Cứu nói như vậy: “Các tâm-tâm sở là Tư sai biệt cho nên Thế đệ nhất pháp lấy Tư làm tự tánh.” Tôn giả Giác Thiên nói như vậy: “Thể của tâm-tâm sở chính là tâm, cho nên Thế đệ nhất pháp lấy Tâm làm tự tánh.” Hai Tôn giả ấy đưa ra lời nói như vậy: Tư và tâm như Tín… trước sau đều sa khác chứ không chung nên tác dụng. Năm căn như Tín… làm đẳng vô gián, tiến vào kiến đạo thì đại khái có nghĩa cho nên nói như vậy: Năm căn như Tín… có thể tiến vào kiến đạo, nghĩa là hoặc có sử dụng Tín tư và Tín tâm làm đẳng vô gián phù hợp với kiến đạo, cho đến lúc sử dụng Tuệ tư và Tuệ tâm làm đẳng vô gián phù hợp với kiến đạo. Nếu vậy thì cần phải sử dụng pháp không tương ưng làm đẳng vô gián phù hợp với kiến đạo. Các vị ấy nói như vậy thì thừa nhận cũng đâu sai trái gì? Như tông chỉ của Nhân giả cho rằng Thể của tâm trước sau, tuy không tương ưng mà có sở duyên, có thể làm đẳng vô gián phù hợp với kiến đạo. Tông chỉ của Tôi cũng như vậy, Tư và Tâm như Tín… tuy là tự Thể không có nghĩa tương ưng, mà có sở duyên có thể làm đẳng vô gián phù hợp với kiến đạo, thì có gì sai trái? Có sai lầm rất lớn. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu Tín tư và Tín tâm làm đẳng vô gián tiến vào kiến đạo, thì đã không có tinh tiến và niệm-định-tuệ, mà thuận theo có giải đãi-vọng niệm-tám loạn-ác tuệ có thể tiến vào kiến đạo. Như vậy cho đến nếu Tuệ tư và Tuệ tâm làm đẳng vô gián tiến vào kiến đạo, thì đã không có tín-tinh tiến-niệm và định, mà sẽ có bất tín-giải đãi-vọng niệm và tán loạn có thể tiến vào và kiến đạo. Như vậy há không trở thành sai lầm rất lớn hay sao?
Vì ngăn chặn các loại nhị chấp như vậy cho nên tiếp tục giải thích rằng: ở trong nghĩa này nếu tâm-tâm sở pháp làm đẳng vô gián tiến vào Chánh tánh ly sinh, thế gọi là Thế đệ nhất pháp. Ở trong nghĩa này, có nghĩa là đối với lý lẽ không điên đảo này, tông này-luận này, uẩn này-phẩm này-chủng loại này, thuận theo kinh này, tôi và những người khác, cùng chung phạm hạnh, đã thừa nhận trong nghĩa như vậy. Tôn giả Ca-đa-diễn-ni-tử, muốn hiển bày tông chỉ của mình là Thế đệ nhất pháp dùng căn chứ không phải là căn tương ưng cùng có tâm-tâm sở pháp để làm tự tánh.
Hỏi: Thế đệ nhất pháp làm đẳng vô gián duyên cho Khổ pháp trí nhẫn gọi là tiến vào và kiến đạo, là pháp này diệt rồi mới gọi là Nhập hay là pháp này trú trong phần vị thì gọi là Nhập? Nếu pháp này diệt rồi mới gọi là Nhập, thì tại sao trong này không nói là đã Nhập? Nếu pháp này trú trong phần vị thì gọi là Nhập, vậy dị sinh và Thánh giả sẽ trở thành tạp loạn. Có người nói như vậy: Diệt rồi gọi là Nhập. Hỏi: Nếu vậy thì văn này phải nói là đã Nhập, bởi vì lúc bấy giờ kiến đạo gọi là đã sinh chăng?
Đáp: Nên nói đã Nhập mà nói là Nhập, thì đây là tiếng gian hạnh, đối với cứu cánh mà nói, như tiếng đang đến nói về sự việc đã đến. Như thế gian nói: Đại vương đang từ nơi nào đến? Điều đó tuy đã đến mà lại nói là đang đến. Ở đây cũng như vậy. Lại như đã đoạn mà nói là đang đoạn, như kinh nói: Đoạn vui đoạn khổ. Cho đến nói rộng ra, lúc lìa dục nhiễm thì khổ căn đã đoạn, đang lìa tĩnh lự thứ ba, lúc đoạn nhiễm của lạc căn, mới nói là đoạn, há không phải là đã đoạn mà nói là đang đoạn hay sao? Lại như đã giải thoát mà nói là đang giải thoát, như kinh nói: “Tâm giải thoát Dục lậu-Hữu lậu và Vô minh lậu.” Lúc lìa dục nhiễm thì tâm đã được giải thoát đối với Dục lậu. Đang lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, lúc tâm được giải thoát đối với Hữu lậu và Vô minh lậu, mới nói là giải thoát, cũng đối với đã giải thoát mà nói là đang giải thoát. Lại như đã cảm thọ mà nói là đang cảm thọ, như kinh nói: “Lúc cảm thọ lạc thọ biết đúng như thật về sự cảm thọ lạc thọ, cho đến nói rộng ra.” Đó cũng là đã cảm thọ mà nói là đang cảm thọ, chứ không phải là vào lúc cảm thọ mà có thể biết rõ ràng. Ở đây cũng như vậy, tuy là đã tiến vào mà nói là đang tiến vào. Có Sư khác nói: Văn này nên nói là vô gián mà tiến vào Chánh tánh ly sinh. Lời nói ấy vô lý, đẳng vô gián tiến vào vô gián, mà nghĩa của tiến vào có gì khác nhau? Nói như vậy, Thế đệ nhất pháp lúc an trú thì gọi là tiến vào.
Hỏi: Nếu như vậy thì dị sinh phải chính là Thánh giả, bởi vì tiến vào Thánh đạo?
Đáp: Không có lỗi lầm như vậy, Thế đệ nhất pháp lúc đến phần vị an trú, Khổ pháp trí nhẫn còn đang ở phần vị phát sinh, chưa thành thục cho nên không gọi là Thánh giả. Khổ pháp trí nhẫn tuy chưa phải là đã phát sinh, nhưng bởi vì còn đang phát sinh mà gọi là đẳng vô gián. Thế đệ nhất pháp lúc lấy làm đẳng vô gián duyên cho Khổ pháp trí nhẫn, cho nên gọi là tiến vào. Vì vậy cho nên nói: Nếu tâm-tâm sở pháp làm đẳng vô gián tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì gọi là Thế đệ nhất pháp.
Hỏi: Nếu tâm-tâm sở pháp, đã tiến vào Chánh tánh ly sinh, hoặc đang được tiến vào, cũng là Thế đệ nhất pháp hay không?
Đáp: Cũng vậy.
Hỏi: Nếu vậy thì trong này tại sao không nói?
Đáp: Nếu nói đang tiến vào thì nên biết là nói đã tiến vào và sẽ tiến vào. Nếu nói hiện tại, thì nên biết là nói đến quá khứ và vị lai, bởi vì tướng ấy như nhau. Tư và Tâm sai biệt thì luận ấy đưa ra nói như vậy: Nếu Tín tư và Tín tâm làm đẳng vô gián tiến vào kiến đạo, thì chỉ riêng Tín tư- tín tâm nhưng làm đẳng vô gián duyên cùng loại. Như vậy cho đến, nếu Tuệ tư-Tuệ tâm làm đẳng vô gián tiến vào kiến đạo, thì chỉ riêng Tuệ tư-Tuệ tâm nhưng làm đẳng vô gián duyên cùng loại. Tương tự nối tiếp nhau luận ấy đưa ra lời nói như vậy: Tâm-tâm sở pháp chỉ làm đẳng vô gián duyên cùng loại, nghĩa là tâm với tâm chứ không phải là tâm sở, tâm sở và tâm sở chứ không phải là tâm. Trong các tâm sở, thì Thọ cùng với Thọ chứ không phải là tâm sở nào khác, Tưởng… cũng như vậy. Nhưng các tâm sở không phải là luôn luôn tương ưng, mà gặp duyên khác thì khởi lên, nghĩa là nếu vui với cảnh trước mắt thì khởi lên lạc thọ, nếu chán ngán cảnh trước mắt thì khởi lên Khổ thọ, nếu đối với cảnh bình thường thì khởi lên cảm thọ không khổ không vui. Nếu muốn có những sự lãnh nạp thì sinh ra Thọ, nếu muốn giữ lấy cảnh tượng thì sinh ra Tưởng, nếu muốn có những việc làm thì sinh ra Tư, cho đến nếu muốn có những sự lựa chọn thì sinh ra Tuệ, cho nên các tâm sở không phải là luôn luôn tương ưng. Nếu như vậy đã khởi lên tâm-tâm sở pháp, thì không cần phải đều làm đẳng vô gián duyên, luận ấy nói như vậy: Tất cả có thể làm đẳng vô gián duyên, nhưng không phải là vô gián. Như tông chỉ của Nhân giả thừa nhận, lúc đưa ra Vô tưởng tuy năm trăm kiếp không có tâm-tâm sở, nhưng sử dụng tâm-tâm sở pháp tiến vào phần vị, làm đẳng vô gián duyên vượt ra phần vị hôm nay. Tông chỉ của Tôi cũng như vậy, tuy pháp cùng loại gián đoạn đã lâu mà pháp trước làm đẳng vô gián duyên cho pháp sau, thì có gì sai trái? Lời nói ấy vô lý. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì có tâm – không có tâm thì nghĩa khác nhau. Vả lại, pháp tương ưng có tức là cùng với quả, có mà không cùng với quả thì không hợp lý. Những tâm chưa sinh, không phải là đẳng vô gián, mà chuẩn bị dùng cho tâm kia thì không hợp lý. Hơn nữa, điều ấy trái ngược với luận Phẩm Loại Túc đã nói. Như nói thế nào là pháp đẳng vô gián của tâm, nghĩa là tâm vô gián, tâm-tâm sở pháp còn lại hoặc đã sinh-hoặc đang sinh, và định vô tưởng-định diệt tận, hoặc đã sinh-hoặc đang sinh. Nhưng nếu như vậy thì lại có sai lầm khác, nghĩa là từ phạm vi có tầm có tứ mà tâm-tâm sở pháp không gián đoạn, phạm vi không có tầm chỉ có tứ, hoặc phạm vi không có tầm không có tứ, mà tâm-tâm sở pháp hiện ở trước mắt, phạm vi trước đã khởi tâm-tâm sở pháp, sẽ không phải là đẳng vô gián duyên của phạm vi sau, bởi vì không tương tự. Cho đến từ phạm vi không có tầm-không có tứ, tâm-tâm sở pháp không gián đoạn, phạm vi không có tầm-chỉ có tứ, hoặc phạm vi có tầm-có tứ tâm-tâm sở pháp hiện ở trước mắt, nói cũng như vậy.
Tâm-tâm sở pháp của thiện-bất thiện và vô ký… lần lượt không gián đoạn, sai lầm ấy cũng như vậy. Nếu trước không phải là đẳng vô gián của sau, sau đã không có duyên thì sẽ không có thể khởi lên. Nếu cho rằng sau khi khởi lên bởi vì vượt xa trước, các pháp cùng loại làm đẳng vô gián duyên, thì điều này cũng không đúng, bởi vì ở phần vị có tâm mà vượt xa làm duyên, thì không hợp lý. Vả lại, vô lậu ban đầu, từ vô thỉ đến nay chưa khởi hữu lậu thù thắng, nó đã không có khởi lên trước đó, thì đẳng vô gián duyên cùng loại sẽ không có thể khởi lên. Nhưng điều đã nói ấy lại có sai lầm rất lớn, nghĩa là tham không gián đoạn nên thường khởi tham, không có quán bất tịnh mà luôn luôn kềm chế tham khởi lên; hoặc là sân không gián đoạn nên thường khởi sân, không có quán Từ bi mà luôn luôn kềm chế sân khởi lên; hoặc là si không gián đoạn nên thường khởi si, không có quán nhân duyên mà luôn luôn kềm chế si khởi lên; khởi lên ngã kiến… như lý nên biết, chấp khác loại khởi lên bởi vì không có duyên gần gũi, cũng bởi vì thiện tâm thù thắng này chưa từng khởi lên, vì vậy thiện tâm không biết từ đâu mà có thể phát khởi? Nếu như vậy thì không có nghĩa đạt được giải thoát, đùng có các loại sai lầm như vậy.!
Vì vậy cần phải thừa nhận rằng các tụ tâm sinh trlàm đẳng vô gián duyên cho tụ tâm sinh sau, hoặc như nhau-không như nhau, trước đối với sau phát sinh rõ ràng với sức mạnh giống nhau, như thóc lúa đậu mè sinh trưởng.
Hỏi: Thế đệ nhất pháp vào lúc hiện rõ ra trước mắt, mà tu tập tâm-tâm sở của vị lại, thì pháp cũng là Thế đệ nhất pháp hay sao? Có người nói: Pháp ấy không phải là Thế đệ nhất pháp. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì trong này nói nếu tâm-tâm sở pháp làm đẳng vô gián, tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì gọi là Thế đệ nhất pháp. Pháp của vị lai, đã không có thể làm đẳng vô gián duyên, vì vậy pháp ấy không phải là Thế đệ nhất pháp. Vả lại, pháp ấy nếu là Thế đệ nhất pháp, thì Thế đệ nhất pháp phải có nhiều tâm, vậy thì trái với văn sau: Thế đệ nhất pháp, phải nói là nên tâm chứ không phải là rất nhiều tâm. Nói như vậy thì pháp ấy cũng là Thế đệ nhất pháp; nếu pháp ấy không phải là Thế đệ nhất pháp, thì trái ngược với Trí uẩn đã nói. Như nói nếu vào lúc có đạo chưa từng đạt được đang hiện rõ trước mắt, mà tu pháp còn lại của vị lai theo chủng loại đạo ấy; hoặc là chấp pháp ấy không phải là Thế đệ nhất pháp, làm sao gọi là đạo của chủng loại ấy? Hỏi: Pháp ấy không có thể làm đẳng vô gián duyên, thì làm thế nào có thể gọi là Thế đệ nhất pháp?
Đáp: Pháp ấy tuy không làm đẳng vô gián duyên, nhưng có thể tùy thuận mà phát khởi được. Ví như pháp Dự dục của Tỳ kheo, nghĩa là như Tăng chúng bố tát (bố sái tha), có những Tỳ kheo tuy không có mặt trong chúng, nhưng bởi vì Dự dục cho nên được bố tát, những Tăng sự khác cũng được thành lập. Như vậy chủng loại tu tập của vị lai, tuy không có thể làm đẳng vô gián duyên, nhưng khởi lên tùy thuận với tướng hiển bày tự nhiên đạt được. Giả sử pháp ấy không khởi lên tướng hiển bày tùy thuận đạt được, thì pháp này không có thể làm đẳng vô gián duyên, nhưng pháp này có thể làm duyên nhờ vào lực tùy thuận kia, bởi vì pháp ấy đối với Thánh đạo khởi lên lực tùy thuận mạnh mẽ không trở ngại gì.
Hỏi: Nếu pháp ấy cũng là Thế đệ nhất pháp, thì trong bản luận này tại sao không nói đến?
Đáp: Cần phải nói mà không nói đến, thì nên biết nghĩa này quá mức đầy đủ. Lại nữa, nếu có thể làm đẳng vô gián duyên, thì trong này sẽ nói đến; pháp ấy là có thể làm đẳng vô gián duyên, cho nên không nói đến. Lại nữa, nếu là hành thế gian thì trong này sẽ nói đến; pháp ấy không phải là hành thế gian, cho nên không nói đến. Lại nữa, nếu có thể dẫn đến quả cùng với quả thì trong này sẽ nói đến; pháp kia không có thể dẫn đến quả cùng với quả, cho nên không nói đến. Lại nữa, nếu nhờ vào trưởng dưỡng mà đạt được nhưng cũng không thuộc về thân, cho nên không nói đến. Lại nữa, nếu có thế mạnh có thể tu pháp vị lai, thì trong này sẽ nói đến; pháp ấy không có thế mạnh tu tập, cho nên không nói đến. Lại nữa, nếu tâm nhờ vào pháp ấy, tâm nơi kia-quả nơi này, thì trong này sẽ nói đến; pháp ấy không như vậy, cho nên không nói đến. Lại nữa, nếu pháp qua lại với nhân, cũng có thể dẫn đến quả thuộc về thân duyên với cảnh, thì trong này sẽ nói đến; pháp ấy không như vậy, cho nên không nói đến. Lại nữa, nếu đầy đủ hai tu, thì trong này sẽ nói đến; pháp ấy chỉ đạt được nhờ tu chứ không có nghĩa của thực hành tu, cho nên không nói đến. Lại nữa, nếu có tác dụng thì trong này sẽ nói đến; pháp ấy không có tác dụng, cho nên không nói đến.
Hỏi: Nếu vậy thì tại sao văn sau này nói Thế đệ nhất pháp không phải là nhiều tâm?
Đáp: Văn ấy nói đời hiện tại có tác dụng, là chỉ có nên tâm chứ không phải là nói tất cả.
Nếu nói tất cả thì thật sự có nhiều tâm, bởi vì trong đời vị lai có nhiều phẩm loại-chủng loại giống nhau, tuy không phải là do tu nhưng vẫn có thể gọi là Thế đệ nhất pháp, huống hồ do tu mà không phải là Thế đệ nhất pháp hay sao? Vì vậy có người hỏi: Có thể có pháp tương ưng với Thế đệ nhất pháp mà không làm đẳng vô gián cho Khổ pháp trí nhẫn chăng?
Đáp: Có, đó chính là do tu tập chủng loại của pháp vị lai.
Hỏi: Thế đệ nhất pháp tùy chuyển sắc-tâm không tương ưng với hành, chính là Thế đệ nhất pháp phải không?
Đáp: Có người nói như vậy: Pháp ấy không phải là Thế đệ nhất pháp, bởi vì trong này nói nếu tâm-tâm sở pháp làm đẳng vô gián tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì gọi là Thế đệ nhất pháp; pháp ấy không có thể làm đẳng vô gián duyên, cho nên không gọi là Thế đệ nhất pháp. Nói như vậy thì pháp ấy cũng là Thế đệ nhất pháp.
Hỏi: Pháp kia đã không có thể làm đẳng vô gián duyên, tại sao có thể gọi là Thế đệ nhất pháp?
Đáp: Pháp ấy tuy không làm đẳng vô gián duyên mà có thể tùy thuận, bởi vì pháp ấy và tâm-tâm sở pháp này, khởi như nhau-trú như nhau- diệt như nhau, quả như nhau-đẳng lưu như nhau-dị thục như nhau, hết sức gần gũi.
Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao trong luận này không nói?
Đáp: Cần phải nói mà không nói đến, nên biết rằng nghĩa này quá mức đầy đủ. Vả lại, nếu pháp có thể làm đẳng vô gián duyên, thì trong luận này sẽ nói đến; pháp ấy không như vậy, cho nên không nói đến. Lại nữa, nếu pháp nhờ vào trưởng dưỡng mà đạt được như có sở duyên, thì trong luận này sẽ nói đến; pháp ấy không như vậy, cho nên không nói đến. Lại nữa, nếu pháp tương ưng, có sở y-có hành tướng, có sở duyên-có cảnh giác, thì trong luận này sẽ nói đến; pháp này không như vậy, cho nên không nói đến. Vì vậy có người hỏi: Có thể có Thế đệ nhất pháp trong hiện tại mà không phải là đẳng vô gián duyên của Khổ pháp trí nhẫn chăng? Đáp: Có, nghĩa là pháp này tùy chuyển sắc, tâm không tương ưng với hành.
*****
Hỏi: Đã biết Thế đệ nhất pháp, tùy chuyển sinh trú lão vô thường, cũng là Thế đệ nhất pháp, pháp ấy đạt được thì cũng là Thế đệ nhất pháp phải không? Giả sử đúng hoặc sai thì đều có sai lầm gì? Nếu pháp ấy đạt được cũng là Thế đệ nhất pháp, thì đạt được Thánh quả rồi, thuận theo phần quyết trạch cần phải tiếp tục hiện tiền. Nếu pháp ấy đạt được không phải là Thế đệ nhất pháp, thì tại sao đạt được quả Sa môn? Quả Sa môn này là Thế đệ nhất pháp mà đạt được, hay không phải là Thế đệ nhất pháp?
Đáp: Pháp đạt được chắc chắn không phải là Thế đệ nhất pháp, đạt được Thánh quả rồi thuận theo phần quyết trạch mà không tiếp tục dấy khởi.
Hỏi: Vì sao đạt được quả Sa môn? Quả Sa môn này là Thế đệ nhất pháp mà đạt được, hay không phải là Thế đệ nhất pháp?
Đáp: Quả Sa môn thành tựu đã hiển bày, đạt được pháp ấy đã không phải là đẳng vô gián duyên, cũng không tùy thuận như các pháp sinh… kia, cho nên đạt được pháp ấy không phải là Thế đệ nhất pháp. Noãn-Đảnh-Nhẫn đạt được, cũng không phải là Noãn…, đừng cho rằng đạt được Thánh quả rồi trở lại hiện tiền. Có người nói như vậy đạt được pháp ấy cũng là Thế đệ nhất pháp.
Hỏi: Nếu như vậy thì đạt được Thánh quả rồi, thuận theo phần quyết trạch cần phải trở lại hiện tiền chăng?
Đáp: Có lẽ nên phần ấy hiện tiền cũng không có gì sai lầm. Nghĩa là tương ưng thì không trở lại hiện tiền, không tương ưng thì có thể trở lại hiện tiền. Noãn-Đảnh-Nhẫn đạt được cũng lại như vậy. Có Sư khác nói: Pháp ấy cùng phát khởi đạt được cũng là Thế đệ nhất pháp, phát khởi sau thì không phải, cho nên không mất đi pháp trước, Noãn… cũng như vậy. Bình xét cho rằng: Nếu pháp cùng phát khởi sau mà đạt được, thì tất cả đều không phải là Thế đệ nhất pháp, bởi vì chủng loại giống nhau; Noãn… cũng như vậy. Do đó cách nói thứ nhất đối với lý là tốt đẹp nhất vậy.
Hỏi: Tại sao Thế đệ nhất pháp, sinh trú lão vô thường, cũng là Thế đệ nhất pháp mà đạt được không giống nhau?
Đáp: Sinh… và pháp ấy cùng chung nên quả, hành thuận theo nhau chứ không rời xa nhau, thường hòa hợp không có trước-không có sau, tướng cùng với sở tướng chưa từng rời xa nhau, vì vậy cũng là Thế đệ nhất pháp. Đạt được nên quả không giống với pháp kia, hành không thuận theo nhau, tánh rời xa nhau chứ không hòa hợp, có khi trước-có khi sau, đắc và sở đắc có lúc rời xa nhau, ví như vỏ cây có lúc rời xa cây, vì vậy đạt được không phải là Thế đệ nhất pháp. Noãn-Đảnh-Nhẫn đạt được cũng lại như vậy.
Hỏi: Thế đệ nhất pháp là bao nhiêu niệm trú?
Đáp: Hiện tại chỉ có nên, tạp duyên với pháp niệm trú của vị lai có đủ bốn, giống như kiến đạo.
Hỏi: Thế đệ nhất pháp làm bao nhiêu duyên?
Đáp: làm bốn duyên, đó là nhân-đẳng vô gián-sở duyên-tăng thượng duyên. Làm nhân duyên, nghĩa là làm nhân duyên cho các pháp đồng loại cùng có tương ưng với pháp ấy. Làm đẳng vô gián duyên, nghĩa là làm đẳng vô gián duyên cho Khổ pháp trí nhẫn. Làm sở duyên duyên, nghĩa là làm sở duyên duyên cho pháp tâm-tâm sở của năng duyên. Làm tăng thượng duyên, nghĩa là trừ ra tự tánh, làm tăng thượng duyên cho tất cả các pháp hữu vi khác.
Hỏi: Thế đệ nhất pháp có bao nhiêu duyên?
Đáp: Có bốn duyên. Có nhân duyên, nghĩa là tương ưng với pháp này cùng có các pháp đồng loại. Có đẳng vô gián duyên, nghĩa là Nhẫn tăng thượng đã phát sinh. Có sở duyên duyên, nghĩa là năm uẩn cõi Dục. Có tăng thượng duyên, nghĩa là trừ ra tự tánh, còn lại tất cả các pháp.
Hỏi: Văn tuy không nói đến nhưng nghĩa chắc chắn phải có, thế nào là pháp xuất thế bậc nhất?
Đáp: Chính là Khổ pháp trí nhẫn, nghĩa là pháp này có thể duy trì tất cả Thánh đạo. Có Sư khác nói: Chính là định Kim cang dụ, nghĩa là pháp này có thể đạt được quả tất cả kiết không còn và biết khắp. Có người nói như vậy: Chính là tận trí thứ nhất, nghĩa là pháp này có thể duy trì tất cả các pháp Vô học. Hoặc có người nói: Chính là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nghĩa là ở trong tất cả các pháp hữu vi thì pháp này thù thắng bậc nhất. Lại có người nói: Chính là cảnh giới Niết-bàn, nghĩa là ở trong tất cả các pháp hữu vi và vô vi thì pháp này thù thắng bậc nhất. Có người nói: Chính là sát-na Thánh đạo cuối cùng của Ala-hán, nghĩa là như tâm trong sát-na cuối cùng của phần vị dị sinh gọi là Thế đệ nhất pháp, như vậy tâm vô lậu trong sát-na cuối cùng của A-la-hán thì gọi là pháp xuất thế bậc nhất. Có người nói: Chính là tâm cuối cùng của A-la-hán, nghĩa là như tâm cuối cùng của phần vị dị sinh là Thế đệ nhất pháp, như vậy tâm cuối cùng của A-la-hán là pháp xuất thế bậc nhất. Bình xét cho rằng: Pháp ấy không nên đưa ra những cách nói như vậy, bởi vì tâm cuối cùng của A-la-hán không phải là pháp xuất thế, những cách nói trong này thì cách nói đầu tiên là tốt đẹp nhất, bởi vì pháp này có thể duy trì tất cả Thánh đạo.
Vì sao gọi là Thế đệ nhất pháp, cho đến nói rộng ra?
Hỏi: Vì sao soạn ra luận này?
Đáp: Trước tuy nói đến tự tánh của Thế đệ nhất pháp, nhưng chưa nói đến nhân duyên thiết lập tên gọi ấy, nay cần phải nói. Ví như có người ở thế gian tôn xưng là tốt đẹp nhất, lý ra cần phải nói đến nhân duyên thiết lập tên gọi ấy, là vì dòng họ, vì sắc tướng-vì sức lực-giàu sang-quyến thuộc mà gọi là tốt đẹp nhất chăng? Ở đây cũng như vậy, cho nên soạn ra luận này.
Vì sao gọi là Thế đệ nhất pháp?
Đáp: tâm-tâm sở pháp như vậy, đối với những pháp thế gian khác, là bậc nhất-là hơn hẳn, là đứng đầu-là cao quý, là phía trên là tuyệt vời, cho nên gọi là Thế đệ nhất pháp. Tâm-tâm sở này, đối với các pháp thế gian khác là hoàn toàn hơn hẳn cho nên nói tên gọi là bậc nhất, hay là hơn hẳn phần nào cho nên gọi là bậc nhất vậy? Giả sử như vậy thì có gì sai trái? Nếu hoàn toàn hơn hẳn cho nên gọi là bậc nhất, thì pháp này lẽ nào có thể hơn hẳn trí thề tục hiện quán biên? Nhưng trí thế tục do hiện quán biên mà tu, là quyến thuộc tùy thuộc của kiến đạo, tuệ lực của kiến đạo rất thù thắng, mà pháp này không như vậy. Vả lại, pháp này lẽ nào hơn hẳn sự tu tập xen lẫn của tĩnh lự? Nhưng đẳng chí và sự sinh cảm được của tĩnh lự, không cùng với dị sinh, pháp này thì không như vậy. Lại nữa, pháp này lẽ nào hơn hẳn thiện căn do Tận trí lúc ban đầu tu tập? Nhưng lúc tu thiện căn ấy lìa xa tất cả các chướng, làm cho nơi nương dựa thanh tịnh, pháp này thì không như vậy. Lại nữa, pháp này lẽ nào hơn hẳn Không của Không, Vô nguyện của Vô nguyện, Vô tướng của Vô tướng, ba Tam-ma-địa? Nhưng những pháp kia vẫn còn có thể chán ghét Thánh đạo, huống là đối với hữu lậu, pháp này thì không như vậy. Nếu hơn hẳn phần nào cho nên gọi là bậc nhất, thì Noãn-ĐảnhNhẫn… cũng cần phải gọi là bậc nhất, bởi vì đều hơn hẳn các thiện căn ở phần vị thấp hơn. Có người đưa ra cách nói như vậy: Pháp này hoàn toàn hơn hẳn cho nên gọi là bậc nhất. Nhưng dựa theo phần có thể khai mở Thánh đạo mà nói, chứ không phải là dựa vào tất cả. Nghĩa là các pháp như trí thế tục hiện quán biên…, tuy có những sự việc hơn hẳn như trước đã nói, nhưng đều không có năng lực khai mở phần Thánh đạo, chỉ riêng pháp này là có năng lực, cho nên hoàn toàn hơn hẳn. Hoặc có người cho rằng: Pháp này hơn hẳn đối với tất cả sự việc khác, cho nên gọi là bậc nhất. Nghĩa là trí thế tục hiện quán biên…, hết thảy sự việc tốt đẹp đều thành tựu nhờ vào pháp này. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì những sự việc tốt đẹp ấy nếu không có pháp này khai mở phần Thánh đạo, thì thể hãy còn không tu, huống là có công dụng thù thắng ư? Cần phải nhờ pháp này khai mở phần Thánh đạo, thì mới tu Thể ấy, mới có công dụng thù thắng. Những sự việc tốt đẹp ấy đã nhờ vào pháp này mà thành tựu, cho nên pháp này hơn hẳn đối với tất cả sự việc khác. Có Sư khác nói: Pháp này hơn hẳn phần nào cho nên gọi là bậc nhất.
Hỏi: Nếu như vậy thì Noãn… cũng cần phải gọi là bậc nhất, bởi vì đều hơn hẳn tất cả các thiện căn ở phần vị thấp hơn chăng?
Đáp: Những pháp ấy ở trong hai phạm vi đều không phải là tối thắng. Nghĩa là pháp thiện thế gian gồm có hai phần:
- Dựa vào dị sinh.
- Dựa vào Thánh giả.
Thế đệ nhất pháp, tuy đối với trí thế tục… của Thánh giả thì không gọi là tối thắng, nhưng đối với dị sinh đã đạt được tĩnh lự, vô lượng giải thoát, thắng xứ-biến xứ, cho đến đã đạt được bậc nhất, có Tư và quán bất tịnh, giữ niệm bằng hơi thở và các niệm trú, ba nghĩa quán-bảy xứ thiện trong Noãn-Đảnh-Nhẫn thảy đều tối thắng, Noãn-Đảnh… thì không như vậy, cho nên chỉ có pháp này được gọi là Thế đệ nhất pháp.
Hỏi: Pháp này vì nghĩa gì mà được gọi là bậc nhất?
Đáp: Bởi vì pháp này là tối thắng, có năng lực dẫn dắt bậc nhất, đạt được quả bậc nhất, hướng về tánh bậc nhất, là nghĩa bậc nhất. Có người nói như vậy: Pháp này có năng lực phá tan Hữu bậc nhất, là nghĩa bậc nhất. Có Sư khác nói: Pháp này là tâm cuối cùng của dị sinh, như đỉnh cột cao không có gì cao hơn nữa, là nghĩa bậc nhất.
Hỏi: Trong này đã nói, là bậc nhất-là hơn hẳn, là đứng đầu-là cao quý, là phía trên-là tuyệt vời, có sai biệt thế nào?
Đáp: Hoặc có người nói: Không có gì sai biệt, đều là ca ngợi nói về nghĩa bậc nhất. Lại có người nói: cũng có sai biệt, mà là tên gọi sai biệt, nghĩa là pháp này gọi là bậc nhất, cho đến gọi là tuyệt vời. Lại nữa, đối với các thiện căn cũng có sai biệt, nghĩa là pháp này do Văn mà thành tựu gọi là bậc nhất, đối với Tư mà thành tựu thì gọi là hơn hẳn, đối với quán bất tịnh-giữ niệm bằng hơi thở-niệm trú… gọi là đứng đẩu, đối với Noãn gọi là cao quý, đối với Đảnh gọi là phía trên, đối với Nhẫn gọi là tuyệt vời. Lại nữa, dựa theo nơi chốn nương tựa cũng có sai biệt, nghĩa là pháp này dựa vào Vị chí định thì gọi là bậc nhất, dựa vào Sơ tĩnh lự thì gọi là hơn hẳn, dựa vào tĩnh lự trung gian thì gọi là đứng đầu, dựa vào tĩnh lự thứ hai thì gọi là cao quý, dựa vào tĩnh lự thứ ba thì gọi là phía trên, dựa vào tĩnh lự thứ tư thì gọi là tuyệt vời. Lại nữa, dựa vào nghĩa không như nhau, cũng có sai biệt. Nghĩa là pháp này đến gần Đảnh cho nên gọi là bậc nhất, thâu nhiếp phẩm thựơng cho nên gọi là hơn hẳn, tác động tốt lành cho nên gọi là đứng đầu, Thể tiến lên cao cho nên gọi là cao quý, tánh kiên cố cho nên gọi là phía trên, thỏa mãn những ước nguyện cho nên gọi là tuyệt vời. Lại nữa, Thể dụng có khác nhau, cũng có sai biệt. Nghĩa là pháp này có thể làm đẳng vô gián duyên cho Khổ pháp trí nhẫn cho nên gọi là bậc nhất, vượt lên trên tất cả thiện căn của dị sinh cho nên gọi là hơn hẳn, có thể tiến đến công đức tốt đẹp cho nên gọi là cao quý, chiếu rọi làm mất đi tất cả thiện căn của thế tục cho nên gọi là đứng đầu, không có hai phần cho nên gọi là phía trên, giống như vô lậu cho nên gọi là tuyệt vời. Lại nữa, Tướng dụng có khác nhau, cũng có sai biệt. Nghĩa là tâm cuối cùng của dị sinh giống như đọt cây cho nên là bậc nhất, có thể khai mở phần Thánh đạo cho nên gọi là hơn hẳn, căn mạnh mẽ sắc bén cho nên gọi là đứng đầu, bởi vì đối với tất cả các phần thuận theo quyết trạch thì pháp này là tối thượng cho nên gọi là cao quý, làm cho tất cả giặc thù phiền não phải hàng phục cho nên gọi là phía trên, dẫn dắt quả yêu thích cho nên gọi là tuyệt vời. Có Sư khác nói: Sáu câu như vậy, lấy sau để giải thích trước, cho nên có sai biệt. Nghĩa là pháp này bậc nhất cho nên gọi là đệ nhất, hơn hẳn cho nên gọi là bậc nhất, đứng đầu cho nên gọi là hơn hẳn, cao quý cho nên gọi là đứng đầu, phía trên cho nên gọi là cao quý, tuyệt vời cho nên gọi là phía trên, vì vậy cho nên gọi là Thế đệ nhất pháp.
Lại nữa, tâm-tâm sở pháp như vậy làm đẳng vô gián duyên, rời bỏ tánh dị sinh mà đạt được tánh Thánh, rời bỏ tánh tà mà đạt được tánh chánh, có năng lực tiến vào Chánh tánh ly sinh, cho nên gọi là Thế đệ nhất pháp. Rời bỏ tánh dị sinh, nghĩa là tâm-tâm sở có năng lực rời bỏ 2 tánh dị sinh.
Hỏi: Cái gì đích thực có năng lực rời bỏ tánh dị sinh, là Thế đệ nhất pháp hay là Khổ pháp trí nhẫn? Giả sử như vậy thì cáo gì sai trái? Nếu Thế đệ nhất pháp đích thực có năng lực rời bỏ tánh dị sinh, thì tại sao trú trong tánh ấy lại có thể rời bỏ tánh ấy? Nếu Khổ pháp trí nhẫn có năng lực rời bỏ tánh dị sinh, thì pháp này ở phần vị nào, là rời bỏ lúc sinh hay rời bỏ lúc diệt? Nếu rời bỏ lúc sinh thì tại sao lại có thể có những tạo tác? Nếu rời bỏ lúc diệt, thì tánh kia đã rời bỏ, còn có gì phải rời bỏ?
Đáp: Có người đưa ra cách nói như vậy: Thế đệ nhất pháp có năng lực rời bỏ tánh dị sinh.
Hỏi: Pháp này đã là pháp dị sinh, tại sao trú trong đó mà có thể rời bỏ nó?
Đáp: Trú trong đó mà rời bỏ nó cũng không có gì sai sót. Như người điều phục chế ngự cưỡi voi để thuần phục voi, cưỡi ngựa để thuần phục ngựa, chèo thuyền mà điều khiển thuyền, lái xe mà điều khiển xe. Như dũng sĩ hơn hẳn kẻ thù tiến vào giữa kẻ thù mà làm hại kẻ thù, như người chặt cây leo lên cây cao mà chặt cây; Thế đệ nhất pháp cũng lại như vậy, dựa vào tánh dị sinh mà có thể rời bỏ tánh dị sinh. Hoặc có người nói: Khổ pháp trí nhẫn đích thực có năng lực rời bỏ tánh dị sinh, nghĩa là rời bỏ tánh dị sinh đang lúc sinh ra, ở phần vị diệt đi có thể đoạn trừ mười loại tùy miên của cõi Dục do kiến khổ mà đoạn; như lúc đèn thắp lên phát ra ánh sáng phá trừ bóng tối, lúc tắt đi thì bấc đèn cháy nóng mà bình đựng hết dầu.
Hỏi: Thế nào là vị lai có thể có những tạo tác, nên pháp có hai tác dụng, lý lẽ há thích hợp như vậy chăng?
Đáp: Đối với nghĩa không có gì trái ngược, thừa nhận cũng nào sai lầm gì?
Nói rằng tất cả các pháp, có thể có tác dụng đối với vị lai, thì tổng quát có ba loại:
- Nội pháp, như Khổ pháp trí nhẫn.
- Ngoại pháp, như ánh sáng của mặt trời.…
- Nội ngoại pháp, như các tướng sinh ra.
Nên ngọn đèn có nhiều công dụng mà thế gian đều biết, thì khổ pháp trí nhẫn có hai tác dụng đâu sai trái gì? Có Sư khác nói: Thế đệ nhất pháp và Khổ pháp trí nhẫn, lại giúp đỡ lẫn nhau mà rời bỏ tánh dị sinh. Nghĩa là Thế đệ nhất pháp và tánh dị sinh tuy luôn luôn trái ngược nhau, nhưng sức lực yếu kém cho nên không có thể độc lập rời bỏ, nhờ pháp này dẫn dắt phát sinh Khổ pháp trí nhẫn, cùng trợ lực với nhau để rời bỏ tánh dị sinh. Ví như người ốm yếu dựa vào người mạnh khỏe, lại trợ lực với nhau có thể làm cho kẻ thù phải hàng phục. Bởi vì nhân duyên này, cho nên Thế đệ nhất pháp như đạo vô gián, Khổ pháp trí nhẫn như đạo giải thoát, rời bỏ tánh dị sinh. Vì vậy Thế đệ nhất pháp và tánh dị sinh thành tựu được cùng lúc diệt, Khổ pháp trí nhẫn và tánh dị sinh không thành tựu được cùng lúc sinh. Đạt được tánh Thánh, nghĩa là tâm-tâm sở pháp này, có năng lực đạt được Khổ pháp trí nhẫn, bởi vì có thể duy trì được tất cả Thánh pháp, cho nên tạm thời nói lấy pháp ấy làm tánh Thánh. Như Thánh đạo còn lại tuy cũng thâu nhiếp tánh Thánh, mà không phải là do pháp này đạt được, cho nên không nói đến. Có người nói: Kiến đạo đều là tánh Thánh. Có Sư khác cho rằng: Tất cả Thánh đạo đều là tánh Thánh, nếu không như vậy thì tu đạo trong Vô học sẽ không thành tựu tánh Thánh, vậy thì không nên gọi là Thánh giả.
Hỏi: Thế đệ nhất pháp, chỉ có thể dẫn dắt đạt được Khổ pháp trí nhẫn, đối với Khổ pháp trí nhẫn hãy còn không có thể đạt được, huống là có thể đạt được pháp khác, tại sao lại nói pháp này đạt được tánh Thánh?
Đáp: Tất cả Thánh đạo có thể đạt được nên phần tánh ấy, cũng gọi là đạt được, như nói về đốt áo.
Rời bỏ tánh tà, nghĩa là tâm-tâm sở pháp này, có thể rời bỏ ba loại tánh tà:
- Nghiệp tà tánh.
- Thú tà tánh.
- Kiến tà tánh.
Nghiệp tà tánh, nghĩa là năm nghiệp vô gián. Thú tà tánh, nghĩa là ba ác thú. Kiến tà tánh, nghĩa là năm kiến chấp điên đảo.
Hỏi: Ở trong phần vị này, nghiệp-thú tà tánh trước đó không thành tựu, lúc đạo chủng trí rời bỏ kiến tà tánh mới đạt được cứu cánh, làm sao có thể nói ở phần vị này có thể rời bỏ ba loại tánh tà?
Đáp: Bởi vì ba duyên cho nên phần vị này nói là rời bỏ:
- Bởi vì không tạo tác cho nên gọi là rời bỏ, đó là nghiệp tà tánh.
- Bởi vì không hướng về cho nên gọi là rời bỏ, đó là thú tà tánh.
- Bởi vì không hiện hành cho nên gọi là rời bỏ, đó là kiến tà tánh.
Hỏi: Lúc Nhẫn tăng thượng thì ba duyên đã đầy đủ, tại sao phần vị này mới nói là rời bỏ?
Đáp: Nay phá bỏ nơi nương tựa ấy cho nên nói là rời bỏ tánh ấy.
Hỏi: Cái gì là nơi nó nương tựa?
Đáp: Tánh dị sinh vô phú vô ký, đó gọi là các phiền não dựa vào tánh dị sinh, làm hại các hữu tình, khiến hướng về sinh tử nhận chịu mọi khổ đau. Như sư tử chúa, ở trong hang sâu vô phú vô ký, luôn luôn làm hại các chủng loại của loài bàng sinh. Thế đệ nhất pháp có thể rời bỏ nơi tánh dị sinh nương tựa, cho nên nói là rời bỏ chỗ ấy. Có Sư khác cho rằng: Khổ pháp trí nhẫn là pháp đối trị tánh ấy, Thế đệ nhất pháp dẫn dắt khiến phát sinh, cho nên nói là rời bỏ tánh ấy.
Hỏi: Nghiệp-thú tà tánh là do tu mà đoạn, Khổ pháp trí nhẫn có thể đối trị như thế nào?
Đáp: Khổ pháp trí nhẫn có thể làm năm loại đối trị, đó là xả-đoạntrì-bất tác-bất vãng đối trị. Xả đối trị, nghĩa là pháp này có thể rời bỏ tánh dị sinh. Đoạn đối trị, nghĩa là pháp này có thể đoạn trừ mười loại tùy miên của cõi Dục do kiến Khổ mà đoạn. Trì đối trị, nghĩa là pháp này có thể duy trì tất cả các Thánh đạo cho phần vị sau. Bất tác đối trị, nghĩa là pháp này có thể làm cho cuối cùng không gây ra năm nghiệp vô gián. Bất vãng đối trị, nghĩa là pháp này có thể làm cho cuối cùng không hướng về ba ác thú.
Đạt được tánh chánh, nghĩa là tâm-tâm sở pháp này, có thể đạt được Khổ pháp trí nhẫn, bởi vì có thể duy trì được tất cả Chánh pháp, cho nên tạm thời nói lấy pháp ấy làm Chánh tánh. Vả lại, Thánh đạo khác tuy cũng thâu nhiếp Chánh tánh, nhưng không phải là do pháp này mà đạt được, cho nên không nói đến. Có người nói: Kiến đạo đều là Chánh tánh. Có Sư khác cho rằng: Tất cả Thánh đạo đều là Chánh tánh, nếu không như vậy thì trong tu đạo là đạo Hữu học sẽ không thành tựu Chánh tánh, vậy thì không nên gọi là Thánh giả.
Hỏi: Thế đệ nhất pháp chỉ có năng lực dẫn dắt đạt được Khổ pháp trí nhẫn, đối với Khổ pháp trí hãy còn không thể nào đạt được, huống là có thể đạt được pháp khác, tại sao lại nói pháp này đạt được Chánh tánh?
Đáp: Tất cả Thánh đạo rời xa điên đảo, đều là Chánh tánh, bởi vì chủng loại giống nhau, cho nên Thế đệ nhất pháp đạt được nên phần tánh ấy cũng gọi là đạt được, như nói về đốt áo.
Có năng lực tiến vào Chánh tánh ly sinh, nghĩa là tâm-tâm sở pháp này, có thể tiến vào kiến đạo.
Hỏi: Tất cả Thánh đạo đều là Chánh tánh cũng là ly sinh, tạo sao trong này chỉ nói đến Kiến đạo?
Đáp: Tất cả phiền não, hoặc là các tham ái làm cho các thiện căn không thành thục được, và làm cho các quả báo (Hữu) thấm nhuần hòa hợp khởi lên lỗi lầm, tuy đều gọi là sinh nhưng do kiến mà đoạn. Ở đây đã nói sinh theo nghĩa tăng thượng, kiến đạo có thể làm pháp đối trị cuối cùng, vì vậy kiến đạo chỉ nói đến ly sinh (rời xa sinh tử). Những kiến chấp bất chính, cần phải nhờ kiến đạo mới có thể đoạn trừ hoàn toàn, cho nên gọi là Chánh tánh. Thế đệ nhất pháp không ngừng dẫn khởi, cho nên nói là có năng lực tiến vào Chánh tánh ly sinh. Lại nữa, tất cả phiền não, hoặc là các thám ái có thể làm cho thiện căn không thành thục được, và làm cho các quả báo thấm nhuần hòa hợp khởi lên lỗi lầm, đều gọi là sinh. Kiến đạo phát khởi rồi phá tan thế mạnh của chúng, làm cho không còn gây ra tai họa tăng thượng cho sinh, vì vậy kiến đạo chỉ còn gọi là ly sinh. Tiến vào chánh tánh thì nghĩa như trước đã nói. Bởi vì nghĩa này cho nên Tôn giả Diệu Âm đưa ra giải thích như vậy: “Các loại hữu tình thành thục thiện căn có năng lực tiến vào kiến đạo, cho nên kiến đạo gọi là ly sinh.” Lại nữa, do kiến mà đoạn hoặc, làm cho các hữu tình rơi vào những ác thú nhận chịu biết bao đau khổ nặng nề, ví như thức ăn tồn tại lâu ngày ở trong thân, có thể gây ra các sự cố vô cùng khổ não. Vì vậy hoặc này nói tên gọi là Sinh, kiến đạo có năng lực diệt trừ cho nên gọi là ly sinh. Nói về tiến vào Chánh tánh, cũng như trước giải thích.
Lại nữa, có các loại như thân kiến… ngang ngược cố chấp khó điều phục, như thú dữ lồng lộn cho nên nói là Sinh, kiến đạo có năng lực diệt trừ cho nên gọi là ly sinh. Nói về tiến vào Chánh tánh, cũng giải thích như trước. Lại nữa, tên gọi của Sinh trong này là hiển bày về tánh dị sinh, có thể dấy khởi những hoặc nghiệp tai ác, kiến đạo rời bỏ tánh ấy cho nên nói là ly sinh, còn lại như trước đã giải thích. Lại nữa, do kiến tu mà đoạn các tụ phiền não, lần lượt giúp đỡ nhau dẫn dắt sinh vô cùng tận, kiến đạo phát khởi rồi phá tan thế mạnh của chúng, khiến cho không thể nào dẫn đến sai lầm của sinh vô cùng tận. Vì vậy kiến đạo chỉ nói đến ly sinh, còn lại giải thích như trước. Lại nữa, dị sinh ác nghiệp phiền não hết sức hỗn loạn, cho nên nói là Sinh. Các Sư Du già đối với sự chìm đắm này, kiến đạo kéo chúng lên đặt vào trong phần vị Thánh, cho nên gọi là ly sinh, còn lại giải thích như trước. Lại nữa, do kiến mà đoạn hoặc, giống như vun thêm gốc, sinh ra lỗi lầm vô cùng tận, kiến đạo mãi mãi nhổ lên, cho nên gọi là ly sinh, còn lại giải thích như trước.
Có Sư khác nói: Văn này nên nói quyết định tiến vào Chánh tánh.
Nguyên cớ thế nào? Nghĩa là lúc ở nơi này từ Bất định tụ thoát ra mà tiến vào Chánh định tụ. Lại nữa, hành giả lúc bấy giờ rời bỏ Tà định tụ vốn dựa vào tánh dị sinh mà tiến vào Chánh định tụ dựa theo kiến đạo, cho nên gọi là quyết định tiến vào Chánh tánh. Lại nữa, hành giả lúc bấy giờ rời bỏ năm đồng phần mà tiến vào tám đồng phần. Năm đồng phần, nghĩa là tất cả đồng phần của Thánh giả, dựa vào đó có thể đạt được bốn Hướng-bốn quả. Hành giả vào lúc bấy giờ rời bỏ phần Tà định mà tiến vào phần Chánh định, cho nên gọi là quyết định tiến vào Chánh tánh. Lại nữa, đã tiến vào kiến đạo không phải là Tà định tụ, cho nên gọi là Chánh tánh; không phải là Bất định tụ, cho nên gọi là quyết định.
Có người nói như vậy: Tiếng này biểu hiện tiến vào Chánh tánh tùy ý duy trì, bởi vì tiếng Ni-dạ-ma này cũng hiển bày về nghĩa tùy ý duy trì, như loài trâu-ngựa được phòng ngừa nơi chăn nuôi, tùy ý giữ gìn chủng loại của nó không để cho phóng túng. Các Sư Du già cũng lại như vậy, trú kiến đạo rồi suốt đời không phóng túng. Nói rằng Thế đệ nhất pháp gọi là tiến vào Chánh tánh tùy ý giữ gìn, ví dụ như Bộ Sư đưa ra cách nói như vậy: Tiếng này biểu hiện tiến vào chánh tánh ly hệ, bởi vì tiếng dạ-ma, cũng biểu hiện về nghĩa của hệ (ràng buộc), Ni gọi là ngăn chặn cũng biểu hiện về nghĩa của Ly (rời xa), tất cả Thánh đạo vĩnh viễn rời xa ràng buộc, gọi là Ni-dạ-ma, còn lại giải thích như Thanh Luận cho rằng: Tiếng này biểu hiện cho tiến vào Chánh tánh không hướng về, bởi vì tiếng Dạ-ma cũng biểu hiện cho nghĩa của Vãng (hướng về), Ni gọi là ngăn chặn cũng biểu hiện cho nghĩa của Bất (không). Các Sư Du già đạt được Thánh đạo rồi, cuối cùng không hướng về cõi của sự việc bất thiện, cho nên Thánh đạo gọi là Ni-dạ-ma, còn lại giải thích như trước. Hoặc có người nói rằng: Văn này nên nói là tiến vào Chánh tánh đúng như lý, tất cả Thánh đạo tương ưng cùng với lý, cho nên gọi là đúng như lý, còn lại giải thích như trước. Lại có người nói: Văn này nên nói là từ phần vị bình đẳng tiến vào Chánh tánh, phần vị bình đẳng chính là thời gian của Thế đệ nhất pháp, nói Chánh tánh là biểu hiện rõ ràng về Khổ pháp trí nhẫn… Thế đệ nhất pháp pháp có năng lực từ phần vị của mình mà tiến vào kiến đạo, cho nên gọi là Nhập.
Hỏi: Các pháp bình đẳng cũng là Chánh tánh ư?
Đáp: Điều này cần phải nói thuận theo câu sau, nghĩa là các Chánh tánh đều là bình đẳng, có lúc là bình đẳng mà không phải là Chánh tánh, Thể này chính là Thế đệ nhất pháp.
Hỏi: Tại sao Thế đệ nhất pháp là bình đẳng mà không phải là Chánh tánh?
Đáp: Tâm-tâm sở pháp từ vô thỉ đến nay, vì các phiền não-ác hành-đảo kiến làm não loạn cho nên trở thành không ngay thẳng, Thế đệ nhất pháp điều phục loại trừ chúng mà làm cho tâm-tâm sở chuyển thành ngay thẳng, cho nên gọi là bình đẳng, nhưng đều là hữu lậu có tùy miên cho nên không gọi là Chánh tánh. Lại nữa, Phật và chủng tánh Độc giác-Thanh văn, cùng ở tại phần vị này, trú trong phẩm Thượng thượng, cho nên gọi là bình đẳng, còn lại như trước giải thích. Lại nữa, bởi vì cùng hiện hành, cho nên nói là bình đẳng. Nghĩa là các hành ấy ở trong phần vị này, đều cùng nên sát-na mà hiện hành. Lại nữa, Thế đệ nhất pháp ở tại phần vị trung gian, như sợi dây treo cái cân để cân đồ vật, trong đó nếu vật nặng nhẹ có sai khác thì cái cân cúi thấp-lên cao không ngang nhau. Thế đệ nhất pháp cũng lại như vậy, ở tại phần giữa Thánh giả và dị sinh, nếu Khổ pháp trí nhẫn đã sinh thì lệch về trú trong phẩm loại Thánh giả, nếu Nhẫn tăng thượng đang diệt thì lệch về trú trong phẩm loại dị sinh, vì vậy chỉ có pháp này là ở phần vị bình đẳng.
Hỏi: Lúc bấy giờ hãy còn là phần vị dị sinh thâu nhiếp, tại sao lại nói là trú trong phần vị bình đẳng?
Đáp: Lúc bấy giờ tuy còn trong phần vị dị sinh, mà rời bỏ dị sinh hướng về cầu phần vị Thánh giả, cho nên gọi là bình đẳng, những lúc khác thì không như vậy. Lại nữa, Thế đệ nhất pháp và Khổ pháp trí nhẫn, có bốn sự việc như nhau, cho nên gọi là bình đẳng:
1. Địa như nhau, nghĩa là dựa vào địa này phát khởi Khổ pháp trí nhẫn, tức là Thế đệ nhất pháp dựa vào địa này.
2. Căn như nhau, nghĩa là nếu Khổ pháp trí nhẫn tương ưng với căn này, thì Thế đệ nhất pháp tương ưng cũng như vậy.
3. Hành tướng như nhau, nghĩa là nếu hành tướng này là khổ pháp trí nhẫn, thì hành tướng này cũng là Thế đệ nhất pháp.
4. Sở duyên như nhau, nghĩa là nếu duyên với cảnh này phát khởi Khổ pháp trí nhẫn, thì cũng duyên với cảnh này phát khởi Thế đệ nhất pháp.
Tôn giả Thế Hữu đưa ra giải thích như vậy: “Có tụng gọi là Chánh tánh ly sinh, nghĩa là các Thánh đạo vĩnh viễn diệt hết điên đảo cho nên gọi là Chánh tánh; xa rời ngăn cách sinh cho nên lại gọi là ly sinh, nghĩa là từ vô thỉ đến nay hai phần phiền não do kiến tu mà đoạn lần lượt hòa hợp, làm những điều ác với tánh cang cường cho nên gọi là Sinh, kiến đạo phát khởi rồi đoạn trừ nên phần ấy, khiến nó lần lượt mà vĩnh viễn cách xa, Thế đệ nhất pháp làm bình đẳng vô gián duyên cho nên phần này, cho nên gọi là Nhập.” Có tụng gọi là nhập Chánh tánh quyết định, nghĩa là phần vị kiến đạo có vô lậu nối tiếp nhau, nhất định không có gì ngăn cách cho nên gọi là quyết định, phần vị sau không phải như vậy, còn lại như trước giải thích.
Thế đệ nhất pháp, nên nói là cõi Dục cho đến nói rộng ra.
Hỏi: Vì sao soạn ra luận này?
Đáp: Tuy đã nói đến nhân duyên thiết lập tên gọi của pháp ấy, nhưng chưa phân biệt hệ thuộc ở tại cõi nào, nay cần phải phân biệt. Nay nói về người tốt đẹp rồi, giải thích nhân tố tốt đẹp rồi, nhưng chưa biết người đó cư trú tại địa phương-quốc gia nào; ở đây cũng như vậy, cho nên soạn ra luận này. Lại nữa, bởi vì ngăn chặn những cái chấp sai biệt của các tông phía khác, nghĩa là Đại chúng bộ chấp rằng Thế đệ nhất pháp hệ thuộc cả cõi Dục và cõi Sắc. Nguyên cớ thế nào? Họ cho rằng nếu nơi nào có các trí thế tục hiện quán biên, thì nơi ấy sẽ có Thế đệ nhất pháp. Như Độc Tử Bộ chấp rằng Thế đệ nhất pháp hệ thuộc cả cõi Sắc và cõi Vô sắc. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì cho rằng nếu nơi nào có các Thánh đạo, thì nơi ấy sẽ có Thế đệ nhất pháp. Như Hóa Địa bộ chấp rằng Thế đệ nhất pháp hệ thuộc ba cõi. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì họ cho rằng nếu nơi nào đến lúc có Tận trí mà tu thiện căn, thì nơi ấy có Thế đệ nhất pháp. Như Pháp Mật bộ chấp rằng Thế đệ nhất pháp hệ thuộc cả ba cõi và không hệ thuộc nơi nào. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì họ cho rằng như vậy Thế đệ nhất pháp đã gọi là Thế cho nên hệ thuộc cả ba cõi, gọi là Đệ nhất cho nên cũng gồm cả không hệ thuộc nơi nào. Ngay trong Pháp Mật bộ còn có chấp sai khác, Thế đệ nhất pháp không hệ thuộc ba cõi cũng không phải là không hệ thuộc nơi nào. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì họ cho rằng Thế đệ nhất pháp như vậy, gọi là Đệ nhất cho nên không hệ thuộc ba cõi, vì gọi là Thế cho nên cũng không phải là không hệ thuộc nơi nào. Bởi vì ngăn chặn những cái chấp sai biệt của các tông phía khác và biểu hiện rõ ràng tông chỉ của mình như vậy, cho nên soạn ra luận này.
Hỏi: Thế đệ nhất pháp, nên nói là hệ thuộc cõi Dục-hệ thuộc cõi Sắc hay là hệ thuộc cõi Vô sắc?
Đáp: Nên nói là hệ thuộc cõi Sắc. Đây chính là biểu hiện rõ ràng Thế đệ nhất pháp chỉ có hệ thuộc cõi Sắc, tuy có lời nói này nhưng lại cần phải nói về nguyên cớ điều ấy.
Hỏi: Vì sao pháp này không nên nói là hệ thuộc cõi Dục?
Đáp: Bởi vì không phải là dùng đạo cõi Dục mà có thể đoạn trừ Cái-chế ngự Triền, khiến cho Triền của cõi Dục không còn hiện khởi, mà chính là dùng đạo cõi Sắc mới có thể đoạn trừ Cái-chế ngự Triền không còn hiện khởi. Nếu dùng đạo cõi Dục có thể đoạn trừ Cái-chế ngự Triền, khiến cho Triền của cõi Dục. Không còn hiện khởi, thì Thế đệ nhất pháp như vậy, nên nói là hệ thuộc cõi Dục. Nhưng không phải là dùng đạo cõi Dục mà có thể đoạn trừ Cái-chế ngự Triền, khiến cho Triền cõi Dục không còn hiện khởi, mà chính là dùng đạo cõi Sắc mới có thể đoạn trừ Cái-chế ngự Triền, khiến cho Triền của cõi Dục không còn hiện khởi, vì vậy Thế đệ nhất pháp không nên nói là hệ thuộc cõi Dục. Trong này nói đoạn trừ và chế ngự không còn hiện khởi, là biểu hiện rõ ràng về nghĩa hoàn toàn đoạn chế không khởi. Bởi vì cõi Dục không có thể hoàn toàn đoạn trừ Cái-chế ngự Triền khiến cho không còn khởi lên, vì vậy không có Thế đệ nhất pháp.
Hỏi: Vì sao cõi Dục không có đạo hoàn toàn đoạn chế không khởi, mà cõi Sắc lại có đạo ấy?
Đáp: Cõi Dục không phải là nơi của Định, không phải là nơi của Tu-không phải là nơi lìa tạp nhiễm, vì vậy không có đạo hoàn toán đoạn chế không hiện khởi. Cõi Sắc là nơi của Định, là nơi của Tu-là nơi lìa tạp nhiễm, cho nên có đạo này. Lại nữa, cõi Dục thì căn Bất thiện mạnh mà căn thiện yếu cho nên không có đạo này, cõi Sắc thì căn thiện mạnh mà không có căn bất thiện cho nên có đạo này. Lại nữa, cõi Dục nuôi lớn nhân hơn hẳn của bất thiện, thiện thì không như vậy. Cõi Sắc nuôi lớn nhân hơn hẳn của pháp thiện chứ không có bất thiện. Lại nữa, cõi Dục thì bất thiện như người chủ có thế mạnh, pháp thiện chứ không có bất thiện. Lại nữa, cõi Dục thì bất thiện như người chủ có thế mạnh, pháp thiện như người khách không có thế mạnh. Cõi Sắc thì pháp thiện như người chủ có thế mạnh mà không có bất thiện. Lại nữa, cõi Dục bất thiện có thể đoạn mất thiện căn, thiện thì không như vậy. Cõi Sắc thì pháp thiện đoạn trừ căn bất thiện mà không có bất thiện. Lại nữa, cõi Dục thì oai nghi không kính trọng lẫn nhau khó mà giống như vợ chồng. Cõi Sắc thì oai nghi cùng kính trọng lẫn nhau, khó mà giống như mẹ con. Lại nữa, cõi Dục thì oai nghi không có gì sợ sệt, ví như con Vua và con Trưởng giả cùng chung tù ngục. Cõi Sắc thì oai nghi có những sợ sệt, ví như con vua và con kẻ ác bị bắt cùng chung tù ngục. Lại nữa, cõi Dục thì thiện căn và phiền não, chắc chắn cùng bị ràng buộc như nhau và không có sức đoạn trừ chúng, như người bị trói không thể nào tự mình cởi được, huống là có thể làm hại người khác ư? Ở đây cũng như vậy, thiện căn và phiền não của cõi Sắc, có nơi ràng buộc không giống nhau bởi vì có khác biệt, hãy còn có thể đoạn trừ phạm vi của mình, huống là không có thể đoạn trừ phạm vi dưới thấp ư? Lại nữa, cõi Dục thì thiện căn chắc chắn bị ái của cõi Dục làm cho nhiễm trước chứ không có thể vĩnh viễn loại bỏ, như người bạn thân thiết tuy yếu kém mà không rời bỏ được. Thiện căn của cõi Sắc, có ái nhưng không phải là cõi Sắc, bởi vì những phạm vi nhiễm trước có sai khác, đối với ái trong phạm vi của mình hãy còn có thể vĩnh viễn đoạn trừ, huống hồ không có thể đoạn trừ các ái của phạm vi dưới thấp ư? Lại nữa, bởi vì đạo hữu lậu vào lúc đoạn trừ phiền não, vui mừng tu trong phạm vi của mình mà chán ngán đoạn dứt đối với những phạm vi phía dưới. Cõi Dục không có phía dưới để có thể chán ngán đoạn trừ, cho nên không có đạo có thể hoàn toàn đoạn chế không khởi; cõi Sắc có phía dưới có thể chán ngán đoạn trừ, cho nên có được đạo có thể hoàn toàn đoạn chế không khởi.
Có Sư khác cho rằng: Trong này nói đoạn trừ và chế ngự không khởi lên, là biểu hiện rõ ràng về nghĩa tạm thời đoạn chế không khởi. Bởi vì đạo cõi Dục hãy còn không có thể tạm thời đoạn trừ Cái-chế ngự Triền làm cho không còn dấy khởi, huống hồ có thể hoàn toàn không khởi ư? Vì vậy cho nên không có Thế đệ nhất pháp. Cõi Sắc thì không phải như vậy, cho nên ở cõi ấy có đạo giống như tạm thời đoạn chế không khởi và hoàn toàn đoạn chế không khởi như vậy. Có phạm vi-không có phạm vi, có hình ảnh-không có hình ảnh, có tùy theo trói buộc-không tùy theo trói buộc, bẻ gãy thân cành-nhổ bật gốc rễ, chế phục triền cấu-làm hại tùy miên, nên biết cũng như vậy.
Hỏi: Cõi Dục có thể không có đạo hoàn toàn đoạn chế không khởi, lẽ nào cũng không có đoạn tạm thời đoạn chế không khởi chăng?
Đáp: Tuy có đạo này, mà không đáng tin. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì không vững chắc, không tồn tại lâu dài, không liên tục theo nhau, không tùy chuyển kéo dài, tâm đối với sở duyên thoắt lấy thoắt bỏ, không có thế mạnh thù thắng để điều phục các phiền não, cho nên không có năng lực tiến vào Chánh tánh ly sinh. Như trên mặt nước hồ có bèo trôi dạt, cóc nhái-đá sỏi ném vào trong đó, tuy ban đầu đám bèo tạm thời tách ra nhưng sau đó lập tức hợp lại. Như vậy cõi Dục tuy có đạo tạm thời đoạn trừ Cái-chế ngự Triền, nhưng không đáng tin cậy, nói rộng ra như trước. Ở trong cõi Sắc, không những có đạo hoàn toàn đoạn chế không hiện khởi kia, mà cũng có đạo tạm thời đoạn chế không hiện khởi ấy, thật là đáng bảo đảm tin cậy. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì đạo ấy vững chắc, tồn tại lâu dài-liên tục theo nhau tăng thượng, nối tiếp lẫn nhau-tùy chuyển kéo dài, tâm đối với sở duyên không chợt lấy chợt bỏ, có thế mạnh thù thắng để điều phục các phiền não, cho nên có năng lực hướng đến tiến vào Chánh tánh ly sinh. Như trên mặt nước hồ có những loại bèo trôi dạt, rồng voi và đá lớn ném vào trong đó, tách rời ra qua nên thời gian dài, khó có thể hợp lại được. Như vậy cõi Sắc cũng có đạo tạm thời đoạn trừ Cái-chế ngự Triền, nhưng có thể bảo đảm tin cậy, nói rộng ra như trước. Vì vậy nên biết cõi Dục không có đạo đoạn trừ Cáichế ngự Triền, cõi Sắc thì không như vậy. Bởi vì như vậy nên nói Thế đệ nhất pháp chỉ hệ thuộc cõi Sắc, chứ không hệ thuộc cõi Dục.
Hỏi: Thế đệ nhất pháp không có thể đoạn trừ được Kiết, tại sao lại nói nếu dùng đạo của cõi Dục thì có thể đoạn trừ Cái-chế ngự Triền, làm cho Triền của cõi Dục không còn hiện khởi? Như vậy Thế đệ nhất pháp nên nói là hệ thuộc cõi Dục… chăng?
Đáp: Thế đệ nhất pháp tuy không đoạn Kiết mà thiện căn này thù thắng vi diệu bậc nhất, ở nơi sâu xa thích hợp cùng với đạo kia có thể đoạn Kiết, cùng ở chung nên phạm vi, cho nên thuận theo dùng đạo mà chứng. Lại nữa, Thế đệ nhất pháp dẫn dắt phát sinh Kiến đạo, thì chắc chắn cùng với Kiến đạo thuộc về nên phạm vi như nhau, kiến đạo đã có năng lực đoạn trừ các phiền não, cho nên đạo đoạn Kiết có thể là chứng như nhau, Kiến đạo đã có năng lực đoạn trừ các phiền não, cho nên đạo đoạn Kiết có thể là chứng nơi này. Lại nữa, Thế đệ nhất pháp đã đối với cõi Dục sinh ra chán ngán lo sợ vô cùng, nên cùng với đạo có thể đối trị Hoặc của cõi Dục, thuộc về nên phạm vi như nhau, cho nên có thể dẫn dắt đạo kia, chứng minh pháp này là có.
Hỏi: Nếu như vậy thì Thế đệ nhất pháp chỉ thích hợp ở tại địa vị Vị chí, chỉ có ở địa vị Vị chí có thể đoạn trừ các phiền não của cõi Dục, mà địa vị phía trên sẽ không có chăng?
Đáp: Đối trị có hai loại:
- Đoạn đối trị.
- Yếm hoại đối trị.
Địa vị chí đối với cõi Dục có đủ hai loại đối trị, năm địa vị phía trên đối với cõi Dục tuy không có đối trị về đoạn, mà có đối trị về yếm hoại (chán ngán hoại diệt), cho nên ở đó cũng có Thế đệ nhất pháp.
Tôn giả Diệu Âm đưa ra giải thích như vậy: “Sáu địa vị của cõi Sắc đối với Hoặc (chỉ cho phiền não) của cõi Dục, đều có được đầy đủ hai loại đối trị. Đạo của năm địa vị phía trên không phải là không có thể đoạn, mà bởi vì địa vị Vị chí đã đoạn trước rồi, tuy có sức đoạn trừ mà không có gì đáng đoạn trừ. Ví như sáu người cùng chung nên kẻ thù, bèn cùng nhau bàn bạc hễ nơi nào gặp cơ hội thì làm hại ngay. Nên người trong số đó gặp cơ hội làm hại kẻ thù trước, năm người còn lại tuy có sức làm hại mà không còn kẻ thù để làm hại. Lại như sáu người đều cầm mỗi người nên cây đền, cùng nhau theo thứ tự đi vào nên ngôi nhà tối tăm lúc cây đền thứ nhất tiến vào thì những bóng tối đều phà tán, những cây đèn còn lại tuy có năng lực nhưng không còn bóng tối nào đáng loại trừ. Lại như ánh sáng mặt trời thuộc phần đầu-giữa và sau, tất cả đều trái ngược với đêm tối mịt mù, lúc mặt trời mới mọc phá tan màn đêm đã hết sạch, phần còn lại tuy có khả năng nhưng không còn bóng tối để có thể phá bỏ.” Như vậy sáu địa đối với Hoặc của cõi Dục, tùy đều có năng lực đoạn trừ, nhưng nói rộng ra như trước.
Hỏi: Làm sao biết được là sáu địa vị của cõi Sắc đối với Hoặc của cõi Dục có đủ hai loại đối trị. Điều ấy đưa ra nói như vậy: Dực vào năm địa phía trên tiến vào kiến đạo, đối với đoạn của cõi Dục phân biệt mà tác chứng, tách rời phát khởi đạt được ly hệ vô lậu. Nếu năm địa phía trên đối với Hoặc của cõi Dục, không có đối trị về đoạn thì điều này sẽ không có. Bình xét cho rằng: Không nên đưa ra cách nói như vậy, bởi vì những địa ấy đối với phiền não của cõi Dục phân biệt mà tác chứng, lại còn dẫn ra điều ấy để chứng minh cho người này?
Đáp: Vì vậy cách giải thích trước đối với lý là thích hợp nhất.
Hỏi: Nhờ vào luận mà sinh ra luận, Thế đệ nhất pháp tại sao không có năng lực đoạn trừ các phiền não?
Đáp: Thế đệ nhất pháp ấy vào lúc bấy giờ thiện căn còn nhỏ bé, pháp thân chưa lớn mạnh nhưng mà có uy thế, bởi vì thiện căn nhỏ bé- pháp thân chưa lớn mạnh cho nên không có năng lực đoạn trừ Hoặc, có uy thế cho nên không bị phiền não làm cho tan tác. Như con sư tử, thân hình nhỏ bé chưa trưởng thành mà có uy thế, bởi vì thân nhỏ chưa trưởng thành cho nên không có năng lực làm hại các loài thú khác, có uy thế cho nên không bị các loài thú khác xâm hại. Hoặc có người nói: Thế đệ nhất pháp chỉ có nên sát-na cho nên không có năng lực đoạn trừ.
Hỏi: Khổ pháp trí nhẫn cũng nên sát-na nhưng tại sao có thể đoạn trừ?
Đáp: Khổ pháp trí nhẫn truy chỉ nên sát-na nhưng có sự phát khởi nối tiếp nhau cho nên có năng lực đoạn trừ Hoặc, Thế đệ nhất pháp không có sự việc như vậy cho nên không có năng lực đoạn trừ. Có Sư khác cho rằng: Thế đệ nhất pháp thuộc về đạo gia hạnh cho nên không có năng lực đoạn trừ, cần phải có đạo vô gián mới có thể đoạn trừ. Ở trong nghĩa này lại có phân biệt.
Hỏi: Vì sao Thế đệ nhất pháp chỉ hệ thuộc ở cõi Sắc?
Đáp: Bởi vì cõi Sắc ấy có thể làm đẳng vô gián duyên cho ba Đạo-ba Địa-ba Căn, lại có thể dẫn dắt phát sinh phẩm Pháp trí đầu tiên và phẩm Loại trí tiếp theo, cõi khác thì không phải như vậy, cho nên Thế đệ nhất pháp chỉ hệ thuộc ở cõi Sắc này.
Hỏi: Thế đệ nhất pháp vì sao chắc chắn không hệ thuộc cõi Dục?
Đáp: Cõi Dục không phải là cõi của Định, không phải là cõi của Tu, không phải là cõi ly nhiễm, phải là cõi Định-cõi Tu-cõi ly nhiễm thì mới có Thế đệ nhất pháp. Lại nữa, cõi Dục là cõi hèn mọn-là cõi thô nặng- là cõi yếu kém, phải là cõi cao quý-cõi nhẹ nhàng-cõi vi diệu thì mới có Thế đệ nhất pháp. Lại nữa, nếu Thế đệ nhất pháp là hệ thuộc cõi Dục, thì có sai lầm do tự tánh có thể duyên, nghĩa là pháp ấy nếu như hệ thuộc cõi Dục, thì trở thành duyên với tự tánh, là duyên không có năng lực. Nếu duyên với tự tánh thì sẽ có sai lạc trái với lý, bởi vì tự tánh không có thể chọn lấy tự tánh. Nếu duyên không có năng lực thì trái với luận này. Như văn sau nói: Nếu duyên với pháp này phát khởi Khổ pháp trí nhẫn, thì duyên với pháp này phát khởi Thế đệ nhất pháp. Khổ pháp trí nhẫn duyên với tất cả năm uẩn của cõi Dục làm cảnh, pháp này cũng cần phải như vậy. Vì vậy, Thế đệ nhất pháp quyết định không phải là hệ thuộc cõi Dục.
******
Hỏi: Vì sao pháp này không nên nói là hệ thuộc cõi Vô sắc?
Đáp: Tiến vào Chánh tánh ly sinh, trước tiên phải hiện quán về Khổ của cõi Dục là khổ, sau đó kết hợp hiện quán về khổ của cõi SắcVô sắc là khổ, Thánh đạo phát khởi trước tiên phân rõ sự việc của cõi Dục, sau đó kết hợp xử lý sự việc của cõi Sắc-Vô sắc. nếu tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì trước tiên phải hiện quán về khổ của cõi Vô sắc là khổ, sau đó kết hợp hiện quán về khổ của cõi Dục Sắc là khổ, Thánh đạo phát khởi rồi trước tiên xử lý sự việc của cõi Vô sắc, sau đó kết hợp xử lý sự việc của cõi Dục-Sắc. như vậy Thế đệ nhất pháp môn nói là hệ thuộc cõi Vô sắc. nhưng tiến vào Chánh tánh ly sinh, trước tiên phải hiện quán về khổ của cõi Dục là khổ, sau đó kết hợp hiện quán về khổ của cõi Sắc Vô sắc, Thánh đạo phát khởi trước tiên phân rõ sự việc của cõi Dục, sau đó kết hợp xử lý sự việc của cõi Sắc-Vô sắc. Vì vậy Thế đệ nhất pháp không nên nói là hệ thuộc cõi Vô sắc. trong này tiến vào Chánh tánh ly sinh, trước tiên phải hiện quán về khổ của cõi Dục là khổ, sau đó kết hợp hiện quán về khổ của cõi Sắc-Vô sắc là khổ, nghĩa là trong kiến đạo, trước tiên tách biệt hiện quán về Khổ đế của cõi Dục là hành tướng của khổ, sau đó kết hợp hiện quán về khổ đế của cõi SắcVô sắc là hành tướng của khổ.
Hỏi: Trong phần vị Kiến đạo, quán đầy đủ về bốn Đế, vì sao chỉ nói đến quán Khổ đế?
Đáp: Trong phần vị kiến đạo, trước tiên quán về Khổ đế, bởi vì biểu hiện tướng thô thiển, cho nên chỉ nói đến Khổ đế.
Hỏi: Bốn loại hành tướng đều hiện quán về khổ, vì sao chỉ nói đến hành tướng của khổ?
Đáp: Lý ra cần phải nói đầy đủ mà không nói đến, nên biết trong
này là có cách nói khác. Có người nói văn này chỉ cần đưa ra cách nói như vậy: Trước tiên hiện quán về khổ của cõi Dục, sau đó kết hợp hiện quán về khổ của cõi Sắc-Vô sắc.
Hỏi: Không nên nói là khổ, mà lại nói là khổ thì có ý gì?
Đáp: Trong bốn hành tướng, khổ là đứng đầu tiên cho nên tạm thời nói về khổ tương tự biểu hiện ba loại còn lại. Có người nói: Bởi vì hành tướng của khổ đã lưu chuyển từ lâu xa, Như lai Ứng Chánh Đẳng Giác đời quá khứ đều nêu tên gọi của Khổ ở tại Đế thứ nhất. Có người nói: Bởi vì hành tướng của khổ, chỉ thuộc về Khổ đế cho nên cố ý nói đến khổ, hành tướng Vô thường thuộc về cả ba Đế, hành tướng KhôngVô ngã thuộc về tất cả các pháp. Có người nói: Hành tướng của khổ này, có thể trái với các cõi – có thể rời bỏ sinh tử, hơn hẳn các hành tướng khác mà thuận theo tâm chán ngán; thậm chí trẻ thơ tuy được các loại đồ ăn thức uống tuyệt vời nhất, lúc sắp muốn ăn uống mà có người nói rằng những thức ăn này có vị Khổ (đắng) thì lập tức vứt bỏ. Vì vậy cho nên cố ý nói đến khổ. Có người nói bởi vì hành tướng của khổ có thể dễ dàng tin nhận, nghĩa là già trẻ ngu trí trong ngoài đạo đều tin là có khổ, cho nên cố ý nói đến Khổ. Có người nói tướng của khổ thô thiển lộ rõ dễ dàng dùng trí nhận biết, vừa nói ra thì hiển rõ ràng, cho nên cố ý nói đến khổ. Như trí đối với sự nhận biết, giác đối với sự cảm giác, hành tướng đối với những hành động, căn đối với nghĩa của căn, năng duyên đối với sở duyên, nên biết cũng như vậy.
Hỏi: Tại sao hành giả trong phần vị kiến đạo, trước tiên phải hiện quán về khổ của cõi Dục, sau mới kết hợp hiện quán về khổ của cõi Sắc-Vô sắc?
Đáp: Bởi vì thô tế khác nhau, nghĩa là Khổ của cõi Dục thô thiển có thể dễ dàng quán sát cho nên trước tiên phải hiện quán, khổ của cõi Sắc-Vô sắc vi tế khó có thể quán sát cho nên sau mới hiện quán. Như người luyện tập bắn trúng thì trước tiên phải bắn vào vật to lớn, sau mới bắn đầu mảy lông, ở đây củng như vậy.
Hỏi: Nếu như vậy thì khổ của chúng sinh là thô mà khổ của cõi Vô sắc là tế, tại sao hành giả hiện quán cùng nên lúc?
Đáp: Bởi vì hành giả quán xét đối với hai cõi định và bất định sai biệt mà khởi lên hiện quán, nghĩa là Khổ của cõi Dục thuộc về cõi bất định cho nên tách biệt mà hiện quán, Khổ của cõi Sắc-Vô sắc đều thuộc về cõi định cho nên hợp lại mà hiện quán. Như cõi định và bất định; cõi tu và không tu, cõi ly nhiễm và không ly nhiễm, nên biết cũng như vậy.
Có người nói khổ của cõi Dục đối với hành giả quán xét, đang bị bức bách khổ não giống như gánh nặng, cho nên trước phải hiện quán; khổ của cõi Sắc-Vô sắc đối với hành giả quán xét thì không như vậy, cho nên sau mới hiện quán. Có người nói khổ của cõi Dục là hành giả quán xét đang chấp vào cảm thọ, cho nên trước phải hiện quán; khổ của cõi Sắc-Vô sắc thì không như vậy, cho nên sau mới hiện quán. Có người nói khổ của cõi Dục đối với hành giả quán xét, đang sinh ra đau đớn khổ não cho nên trước phải hiện quán; khổ của cõi Sắc-Vô sắc thì không như vậy, cho nên sau mới hiện quán.
Hỏi: Nếu khổ của cõi Sắc-Vô sắc không thấy hiện rõ ra, thì hành giả làm sao hiện quán đối với nó?
Đáp: Thấy hiện rõ ra có hai loại:
- Chấp thọ thấy hiện rõ ra.
- Ly nhiễm thấy hiện rõ ra.
Hành giả quán xét đối với khổ của cõi Dục có đủ hai loại thấy hiện rõ ra, đối với khổ của cõi Sắc-Vô sắc chỉ có ly nhiễm thấy hiện rõ ra. Giống như người buôn có hai gánh tài sản, nên gánh thì tự mình gánh, nên gánh thì khiến người ta gánh. Đối với gánh tự mình gánh, có đủ hai loại thấy hiện rõ ra, đó là thấy hiện rõ ra nặng nhẹ và thấy hiện rõ ra tài vật. Đối với gánh do người khác gánh thì chỉ có nên loại là thấy hiện rõ ra những tài vật. Ở đây cũng như vậy.
Có người nói khổ của cõi Dục gần cho nên trước phải hiện quán, khổ của cõi Sắc-Vô sắc xa cho nên sau mới hiện quán. Như gần và xa; cùng với thân qua lại-không cùng với thân qua lại, thuộc về thân của mình thuộc về thân người khác, cũng như vậy. Có người nói khổ của cõi Dục có ba loại, đó là thiện-bất thiện và vô ký, cho nên trước phải hiện quán. Có người nói hành giả tu quán lúc sắp nhập Thánh, chắc chắn thành tựu tánh dị sinh của cõi Dục, không thành tựu tánh dị sinh của cõi Sắc-Vô sắc, hiện quán với pháp vốn như vậy, đối với thành tựu thì phát khởi trước, đối với không thành tựu thì phát khởi sau. Có người nói lúc thấy khổ của cõi Dục đoạn trừ hai loại Kiết, đó là bất thiện và vô ký, cho nên trước phải hiện quán; lúc thấy khổ của cõi Sắc-Vô sắc chỉ đoạn trừ Kiết của vô ký, cho nên sau mới hiện quán. Như bất thiện và vô ký; có dị thục và không có dị thục, sinh hai quả và sinh nên quả, vô tàm-vô quý tương ưng và vô tàm-vô quý không tương ưng, nên biết cũng như vậy.
Có người nói như phần vị dị sinh, lúc bài báng khổ đế, trước tiên bài báng khổ của cõi Dục, sau mới bài báng khổ của cõi Sắc-Vô sắc; nay tiến vào phần vị Thánh giả, lúc tin tưởng Khổ đế, cũng trước tiên tin vào Khổ của cõi Dục, sau mới tin vào khổ của cõi Sắc-Vô sắc. Như bài báng và tin tưởng; mê mờ-giác ngộ, nghi ngờ-quyết định, nên biết cũng như vậy. Vì vậy, đối với khổ của cõi Dục trước tiên tách biệt mà hiện quán, đối với khổ của cõi Sắc-Vô sắc sau mới hợp lại hiện quán.
Thánh đạo phát khởi trước tiên phân rõ sự việc của cõi Dục, sau mới kết hợp xử lý sự việc của cõi Sắc-Vô sắc, nghĩa là trong kiến đạo trước tiên phân biệt xử lý những việc cần phải làm đối với cõi Dục, sau mới kết hợp xử lý những việc cần phải làm ở cõi Sắc-Vô sắc.
Hỏi: Hiện quán và biện sự (phân rõ sự việc và xử lý sự việc), có gì sai biệt?
Đáp: Có đưa ra cách nói như vậy: Điều này không có sai biệt, bởi vì hiện quán chính là sự việc đã được phân rõ.
Vì vậy có người nói: Cũng có sai biệt mà tên gọi chính là sai biệt, nghĩa là ở đây gọi là hiện quán, ở đây gọi là phân rõ sự việc. Lại nữa, thông suốt sở duyên là hiện quán, đoạn trừ các phiền não là biện sự. Lại nữa, hiện quán nghĩa là trí hiện quán, biện sự nghĩa là sự hiện quán. Lại nữa, hiện quán nghĩa trí biến tri (biết khắp), biện sự nghĩa là đoạn biến tri. Như trí biến và đoạn biến tri; trí tác chứng, đắc tác chứng, minh giải thoát đạo và đạo quả, nên biết cũng như vậy. Lại nữa, hiện quán nghĩa là vô gián đạo sở tác, biện sự nghĩa là giải thoát đạo sở tác. Như Vô gián đạo sở tác và giải thoát đạo sở tác; đoạn hệ chứng được ly hệ, trừ được lỗi lầm-tu tạo công đức, rời khỏi hạ tiện-tiến vào thắng diệu, bỏ vô nghĩa-được có nghĩa, cạn hết dầu của ái-nhận được niềm vui thanh thản, nên biết cũng như vậy. Lại có người nói: Sát-na là hiện quán, tương tục là biện sự. Như sát-na và tương tục; nhập và sổ nhập nên biết cũng như vậy. Nếu tiến vào Chánh tánh ly sinh…, đưa ra ngược lại thì trái với lý, thuận theo thành tựu thì đúng với nghĩa.
Hỏi: Như đối với khổ của cõi Sắc không phải là trước tiên hiện quán, nhưng Thế đệ nhất pháp là hệ thuộc cõi Sắc; như vậy đối với khổ của cõi Vô sắc, tuy không là trước tiên hiện quán, mà ngại gì Thế đệ nhất pháp là hệ thuộc cõi Vô sắc?
Đáp: Bởi vì trong cõi Sắc có trí duyên với khắp nơi, có thể duyên với địa của mình và duyên với trên-dưới, cho nên đối với khổ của cõi Sắc, tuy không phải trước tiên là hiện quán, nhưng Thế đệ nhất pháp có thể là hệ thuộc cõi Sắc. trong cõi Vô sắc không có trí duyên với khắp nơi, tuy duyên với địa của mình và địa phía trên mà không duyên với địa phía dưới, cho nên Thế đệ nhất pháp pháp không phải là hệ thuộc 58 cõi Vô sắc.
Lại nữa, tiến vào định Vô sắc, trừ khử Sắc tưởng, chứ không phải là trừ khử Sắc tưởng mà có thể biết được cõi Dục. Nếu duyên với pháp này phát khởi khổ pháp trí nhẫn, thì duyên với pháp phát khởi Thế đệ nhất pháp.
Hỏi: Trong này thì từ “Lại nữa” lý ra không cần phải nói, chỉ cần nói tiến vào định Vô sắc trừ khử sắc tưởng, cho đến nói rộng. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nên môn này, có nhiều nơi đối với môn này lấy nghĩa chính trong văn thuận theo nói như vậy: Tại sao pháp này không nên nói là hệ thuộc cõi Vô sắc?
Đáp: Tiến vào định Vô sắc trừ khử Sắc tưởng, cho đến nói rộng. Nguyên cớ thế nào bởi vì ở đây là đáp về căn bản đối với nghĩa đã hỏi, cho nên thuận theo nói như vậy.
Hỏi: Nhưng mà không nói điều ấy, là có ý gì?
Đáp: Nói đến pháp thiết lập ngôn từ luận bàn thì có hai loại:
- Phương tiện.
- Căn bản.
Những điều đã nói trước đây, là ngôn từ luận bàn phương tiện; những điều đang nói bây giờ, là ngôn từ luận bàn căn bản, bởi vì căn bản khác với phương tiện. Lại nữa, nói phương tiện thì pháp ở phía trước, cần phải như văn mà nói. Có nơi nói như vậy: Luận về đạo có hai cách, nên là khai thông từ trước đến sau, hai là ngăn chặn làm cho mất đi. Trong này, phần trước là luận về đạo khai thông từ trước đến sau, phần sau là luận về đạo ngăn chặn làm cho mất đi. Vì vậy văn này đối với nghĩa không có gì sai lạc.
Có sư khác nói: Trong này, phần trước biểu hiện về Khổ pháp trí nhẫn chỉ duyên với cõi Dục, phần sau biểu hiện về Thế đệ nhất pháp và Khổ pháp trí nhẫn cùng chung nên sở duyên, cho nên pháp ấy nhất định không hệ thuộc cõi Vô sắc. bởi vì định Vô sắc có trừ bỏ Sắc tưởng, chắc chắn không duyên với sắc hữu lậu của cõi dưới, trừ ra định Sắc tưởng thuộc về bốn Vô sắc và ba phạm vi tiếp cận phía trên nó thâu nhiếp.
Hỏi: Có nhiều nơi giải thích, nói đến loại trừ Sắc tưởng. Đó là trong phần này nói tiến vào định Vô sắc, trừ khử Sắc tưởng, cho đến nói rộng. Trong phần Đại chủng uẩn nói: Thế nào là loại trừ Sắc tưởng?
Đáp: Nghĩa là có Tỳ kheo khởi lên kiến giải thù thắng như vậy, cho đến nói rộng. Trong Ba-la-diễn-noa, cũng nói như vậy:
“Các cõi loại trừ được Sắc tưởng, có thể trừ tất cả các thân. Từ trong các pháp nội-pháp ngoại, không có điều gì không thấy rõ.”
Trong phẩm Chúng Nghĩa, cũng nói như vậy:
“Chẳng phải Tức-Ly đối với tưởng-hữu tưởng, cũng chẳng phải vô tưởng-chẳng phải trừ tưởng, Bình đẳng loại trừ hết Sắc tưởng như vậy,
nhân duyên ấy không còn gì nhiễm trước nữa.”
Hỏi: Những cách nói như vậy, nghĩa có gì khác nhau?
Đáp: Trong uẩn này nói là không duyên với các sắc lưu chuyển của địa phía dưới, gọi là trừ bỏ Sắc tưởng. Trong Đại chủng uẩn nói: Loại bỏ Sắc tích tập làm cho không còn hiện tiền, gọi là trừ bỏ Sắc tưởng. Trong Ba-la-diễn-noa và phẩm Chúng nghĩa nói: “Đoạn trừ ái cõi Sắc, gọi là trừ bỏ Sắc tưởng”. Có người nói trong phần này trừ bỏ Sắc tưởng là gồm chung cả bốn niệm trú; Đại chủng uẩn nói trừ bỏ Sắc tưởng là chỉ riêng thân niệm trú; Ba-la-diễn-noa và phẩm Chúng Nghĩa nói: “Trừ bỏ Sắc tưởng, là chỉ riêng cho pháp niệm trú.” Có người nói trong phần này trừ bỏ Sắc tưởng, là thâu nhiếp ở bảy phần vị, đó là bốn Vô sắc và ba phạm vi tiếp cận phía trên; Đại chủng uẩn nói trừ bỏ Sắc tưởng, là do tĩnh lự thứ tư thâu nhiếp; Ba-la-diễn-noa và phẩm Chúng nghĩa nói: “Trừ bỏ Sắc tưởng ấy, cũng do bảy phần vị thâu nhiếp, đó là Vị chí-Trung gian-bốn tĩnh lự và phần tiếp cận không vô biên xứ.” Có người nói như vậy: Đại chủng uẩn nói trừ bỏ Sắc tưởng, là bất cộng bởi vì chỉ riêng nội đạo mới có, ba nơi còn lại là cọng (chung). Có Sư khác nói: Uẩn này đã nói đến trừ bỏ Sắc tưởng, là cọng bởi vì nội đạo-ngoại đạo đều có, ba nơi còn lại là bất cọng. Như vậy gọi là những cách nói có nghĩa khác nhau.
Ở trong nghĩa này, lại có phân biệt.
Hỏi: Vì sao Thế đệ nhất pháp, không hệ thuộc cõi Vô sắc?
Đáp: Bởi vì không phải là ruộng đất. Nghĩa là cõi Vô sắc đối với Thế đệ nhất pháp, không phải là ruộng đất-không phải là đồ dùngkhông phải là phạm vi, không có thể sinh ra và nuôi lớn Thế đệ nhất pháp, cho nên ở cõi ấy không có. Lại nữa, nếu phạm vi có thừa phần thuận quyết trạch, thì phạm vi ấy có thể có Thế đệ nhất pháp, cõi Vô sắc không còn phần thuận quyết trạch nào khác, cho nên không có Thế đệ nhất pháp. Lại nữa, nếu Định có thể có thiện căn quán sát bốn Đế khắp ba cõi, thì Định ấy có thể có Thế đệ nhất pháp, đối với định Vô sắc không có thiện căn này, cho nên không có Thế đệ nhất pháp. Lại nữa, nếu Định có thể có duyên với hành tướng Vô ngã của tất cả các pháp, thì phạm vi ấy có thể có Thế đệ nhất pháp, trong định Vô sắc không có hành tướng này, cho nên không có Thế đệ nhất pháp. Lại nữa, nếu phạm vi có năng lực tu trí thế tục hiện quán biên, thì phạm vi ấy có thể có Thế đệ nhất pháp, trong phạm vi Vô sắc không có sự việc như vậy, cho nên ở đó không có Thế đệ nhất pháp. Lại nữa, nếu phạm vi có kiến đạo, thì có thể có Thế đệ nhất pháp pháp, trong cõi Vô sắc không có kiến đạo, cho nên không có Thế đệ nhất pháp.
Hỏi: Dựa vào luận này mà sinh ra luận, tại sao cõi Vô sắc không có Kiến đạo?
Đáp: Như trước đã nói về nguyên nhân không có Thế đệ nhất pháp, cũng lấy điều này để chứng minh. Lại có nghĩa khác, nghĩa là cõi Vô sắc tăng thêm về Xa-ma-tha (chỉ), cần phải tăng thêm về phạm vi của Tỳ-bát-xá-na (Quán), mới có thể có kiến đạo. Có nhiều nơi đối với điều này cùng ngăn chặn cả hai cõi, nghĩa là cõi Dục thì rất thô trược, cõi Vô sắc thì rất vi tế, cả hai cõi đều không có Thế đệ nhất pháp. Lại nữa, cõi Dục thì thiện căn rất yếu kém, cõi Vô sắc thì thiện căn rất đam mê ý vị, cho nên cả hai cõi đều không có Thế đệ nhất pháp. Lại nữa, cõi Dục thì rất náo động, cõi Vô sắc thì rất vắng lặng, cho nên cả hai cõi đều không có Thế đệ nhất pháp. Lại nữa, nếu phạm vi có trí duyên với khắp nơi và đạo đoạn trừ Kiết, thì phạm vi ấy có thể dó Thế đệ nhất pháp. Cõi Dục tuy có trí duyên với khắp nơi, nhưng không có đạo đoạn trừ Kiết; cõi Vô sắc tuy có đạo đoạn trừ Kiết, nhưng không có trí duyên với khắp nơi, cho nên cả hai cõi đều không có Thế đệ nhất pháp.
Hỏi: Có thể có hai bậc Thánh, cùng sinh ở nên nơi, đối với Thế đệ nhất pháp mà nên vị thành tựu, nên vị không thành tựu chăng?
Đáp: Có, đó là nên vị dựa vào tĩnh lự thứ nhất mà tiến vào Chánh tánh ly sinh, nên vị dựa vào tĩnh lự thứ hai mà tiến vào Chánh tánh ly sinh, hai vị ấy đều mạng chung sinh đến tĩnh lự thứ hai, vị dựa vào tĩnh lự thứ nhất thì không thành tựu Thế đệ nhất pháp, bởi vì vượt quá phần vị mà rời bỏ; vị dựa vào tĩnh lự thứ hai thì vẫn thành tựu Thế đệ nhất pháp, bởi vì sinh trong phần vị của mình.
Hỏi: Có thể có hai bậc A-la-hán, cùng ở tại cõi Dục đối với Thế đệ nhất pháp, nên vị thành tựu, nên vị không thành tựu chăng?
Đáp: Có, đó là nên vị dựa vào tĩnh lự thứ nhất tiến vào Chánh tánh ly sinh, nên vị dựa vào tĩnh lự thứ hai tiến vào Chánh tánh ly sinh, hai vị ấy đều mạng chung sinh vào tĩnh lự thứ hai, nhưng Trung Hữu chưa rời xa cõi Dục, cả hai vị đều đắc quả A-la-hán, vị dựa vào tĩnh lự thứ nhất thì không thành tựu Thế đệ nhất pháp, bởi vì vượt quá phần vị mà xả thân; vị dựa vào tĩnh lự thứ hai thì thành tựu Thế đệ nhất pháp, bởi vì sinh trong phần vị của mình.
Thế đệ nhất pháp nên nói là có tầm-có tứ, cho đến nói rộng.
Hỏi: tại sao soạn ra luận này?
Đáp: Tuy đã nói pháp ấy hệ thuộc ở cõi Sắc, mà chưa phân biệt pháp ấy ở tại phạm vi nào, nay cần phải phân biệt. Như đã biết địa phương-quốc gia cư trú của người ta, nhưng chưa biết nhà cửa nơi ở… của họ. Điều này cũng như vậy, cho nên soạn ra luận này. Lại nữa, vì khiến cho người nghi ngờ có được sự quyết định. Nghĩa là trước đây nói rằng: Thế đệ nhất pháp chỉ hệ thuộc cõi Sắc. nhưng trong cõi Sắc có ba loại phạm vi, đó là:
- Phạm vi có tầm-có tứ.
- Phạm vi không có tầm-chỉ có tứ.
- Phạm vi không có tầm-không có tứ.
Mà lại chưa biểu hiện rõ ràng Thế đệ nhất pháp chắc chắn ở phạm vi nào? Có những thiện căn chỉ thuộc về phạm vi có tầm-có tứ, như Từ vô ngại giải. Có những thiện căn chỉ thuộc về phạm vi không có tầm-không có tứ, như định giải thoát-bốn thắng xứ sau và biến xứ trước. Có những thiện căn thuộc về phạm vi có tầm-có tứ và không có tầmkhông có tứ, như Hỷ vô lượng. Có người nói: Cũng như hai giải thoát đầu và bốn thắng xứ trước, đừng có sinh ra nghi ngờ Thế đệ nhất pháp chỉ thuộc về nên phạm vi, hoặc là thuộc về hai phạm vi! Nay thành lập pháp ấy nhất định thuộc về ba phạm vi, cho nên soạn ra luận này.
Hỏi: Thế đệ nhất pháp nên nói là có tầm-có tứ, không có tầm-chỉ có tứ hay là không có tầm-không có tứ?
Đáp: Cần phải nói hoặc là có tâm-có tứ, không là không có tầmchỉ có tứ, hoặc là không có tầm-không có tứ.
Hỏi: Tại sao biểu hiện rõ ràng Thế đệ nhất pháp thuộc về ba phạm vi?
Đáp: Bởi vì ngăn chặn các Bộ phía khác chấp rằng thiện căn này chỉ ở nên phạm vi. Nghĩa là hoặc có Bộ chấp rằng Thế đệ nhất pháp chỉ thuộc về có tầm-có tứ, có tướng-có cảnh giác, chứ không phải là cùng dẫn dắt các hành thuộc về duyên của dị sinh. Chỉ thuộc về có tầm-có tứ, bởi vì kết hợp mà chuyển biến. Có tướng là bởi vì duyên mà gọi là dấy khởi. Có cảnh giác là vốn có công dụng. Không phải là cùng dẫn dắt bởi vì nối tiếp nhau mà chuyển biến. Thuộc về dị sinh, bởi vì dị sinh đạt được. Duyên với các hành, là duyên với hữu vi. Bởi vì ngăn chặn cái chấp ấy, cho nên biểu hiện thiện căn này thuộc về tất cả ba phạm vi.
Hỏi: Thế nào là có tầm-có tứ?
Đáp: Nếu dựa vào Tam-ma-địa có tầm có tứ mà tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì nhờ đó mà đạt được Thế đệ nhất pháp, nghĩa là dựa vào.
Vị chí định và tĩnh lự thứ nhất, tiến vào Chánh tánh ly sinh mà đạt được Thế đệ nhất pháp.
Hỏi: Trong này nói dựa vào, là muốn biểu hiện cho pháp nào?
Đáp: Có người nói như vậy: Pháp này cùng sinh ra định cho nên gọi là dựa vào, nghĩa là Thế đệ nhất pháp tương ưng với định, dùng tiếng dựa vào mà nói pháp này cùng sinh ra, dựa vào có thành văn chứng minh. Như trong phần Trí uẩn nói: Nếu dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì lúc ấy Định tương ưng với Khổ pháp trí nhẫn, bởi vì dựa vào tiếng mà nói, ở đây cũng như vậy. Có Sư khác nói: pháp này làm đẳng vô gián duyên cho Định, nói là dựa vào. Nghĩa là Nhẫn tăng thượng tương ưng với Định, bởi vì dựa vào tiếng mà nói. Những cách nói như vậy, chính là pháp ấy thuộc về ba phạm vi, cho nên gọi là dựa vào. Phần sau nói đến dựa vào, nên biết cũng như vậy.
Hỏi: Thế nào là không có tầm-chỉ có tứ?
Đáp: Nếu dựa vào Tam-ma-địa không có tầm-chỉ có tứ, tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì nhờ đó mà đạt được Thế đệ nhất pháp, nghĩa là dựa vào tĩnh lự trung gian, tiến vào Chánh tánh ly sinh mà đạt được Thế đệ nhất pháp.
Hỏi: Thế nào là không có tầm-không có tứ?
Đáp: Nếu dựa vào Tam-ma địa không có tầm-không có tứ, tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì nhờ đó mà đạt được Thế đệ nhất pháp, nghĩa là dựa vào tĩnh lự thứ hai-thứ ba-thứ tư, tiến vào Chánh tánh ly sinh mà đạt được Thế đệ nhất pháp.
Nếu dựa vào Vị chí định, tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì lúc ấy tu nên địa, kiến đạo nên địa, Thế đệ nhất pháp ở hai vị với trí thế tục hiện quán biên. Nếu dựa vào tĩnh lự thứ nhất, tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì lúc ấy tu hai địa, kiến đạo nên địa, Thế đệ nhất pháp ở ba địa với trí thế tục hiện quán biên. Nếu dựa vào tĩnh lự trung gian, tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì lúc ấy tu ba địa, kiến đạo nên địa, Thế đệ nhất pháp ở bốn địa với trí thế tục hiện quán biên. Nếu dựa vào tĩnh lự thứ hai, tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì lúc ấy tu bốn địa, kiến đạo nên địa, Thế đệ nhất pháp ở năm địa với trí thế tục hiện quán biên. Nếu dựa vào tĩnh lự thứ ba, tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì lúc ấy tu năm địa, kiến đạo nên địa, Thế đệ nhất pháp ở sáu địa với trí thế tục hiện quán biên. Nếu dựa vào tĩnh lự thứ tư tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì lúc ấy tu sáu địa, kiến đạo nên địa, Thế đệ nhất pháp ở bảy địa với trí thế tục hiện quán biên.
Có Sư khác nói: Nếu dựa vào tĩnh lự thứ nhất, tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì lúc ấy tu hai địa, kiến đạo hai địa, Thế đệ nhất pháp ở ba địa với trí thế tục hiện quán biên. Nếu dựa vào tĩnh lự trung gian, tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì lúc ấy tu ba địa, kiến đạo ba địa, Thế đệ nhất pháp ở bốn địa với trí thế tục hiện quán biên. Nguyên cớ thế nào bởi vì ba địa ấy, đều vốn là nên địa, vốn là nên tùy miên, thiện căn trong này cùng làm nhân cho nhau, dựa vào địa khác như trước đã giải thích. Bình xét cho rằng: Sư kia không nên đưa ra cách nói như vậy. Nguyên cớ thế nào bởi vì nếu đưa ra cách nói như vậy thì dựa vào tĩnh lự trung gian, tiến vào Chánh tánh ly sinh, phải đạt được Thế đệ nhất pháp ở hai địa, đó là có tầm-có tứ và không có tầm-chỉ có tứ. Nếu như vậy thì trái với văn này đã nói: Thế nào là có tầm-có tứ? Nếu dựa vào Tam-ma-địa có tầm có tứ mà tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì nhờ đó mà đạt được Thế đệ nhất pháp. Thế nào là không có tầm-chỉ có tứ? Nếu dựa vào Tamma-địa không có tầm-chỉ có tứ, tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì nhờ đó mà đạt được Thế đệ nhất pháp. Đừng có sai lầm này! Vì vậy cách giải thích trước đối với lý là thỏa đáng.
Hỏi: Vì sao kiến đạo thì tu ở địa mình và địa khác, mà Thế đệ nhất pháp chỉ tu ở địa của mình?
Đáp: Bởi vì kiến đạo là pháp vô lậu giải thoát ly hệ, Thế đệ nhất pháp thì không như vậy. Lại nữa, kiến đạo tuy thuộc về địa nhưng không rơi vào cõi, Thế đệ nhất pháp thì thuộc về địa mà cũng rơi vào cõi. Lại nữa, kiến đạo nhờ vào ba duyên mà tu:
- Nhân nuôi lớn.
- Cùng làm việc.
- Cùng đối trị.
Nhân nuôi lớn, nghĩa là sáu địa kiến đạo lần lượt làm nhân. Cùng làm việc, nghĩa là địa phía trên kiến đạo có những việc cần làm, thì địa phía dưới kiến đạo cũng có thể làm được. Cùng đối trị, nghĩa là địa phía trên kiến đạo mà đối trị Hoặc, thì địa phía dưới kiến đạo cũng có thể đối trị. Tu đạo cũng dùng ba duyên đã nói nhứ trên mà tu ở địa mình và địa khác. Nhân nuôi lớn, nghĩa là chín địa tu đạo lần lượt làm nhân; cũng như Pháp trí lìa nhiễm của cõi Dục, cũng tu ba Loại trí, đây chỉ nhờ vào nên duyên gọi là nhân nuôi lớn. Cùng làm việc, nghĩa là địa phía trên tu đạo có những việc cần làm, thì địa phía dưới tu đạo cũng có thể làm được; lại như khổ trí có những việc cần làm, cho đến Đạo trí, cũng đều có thể làm được. Cùng đối trị, nghĩa là địa phía trên tu đạo đã đối trị Hoặc, thì địa phía dưới tu đạo cũng có thể đối trị, lại như nên niệm có trí này hiện tiền, thì có thể tu vô lượng niệm ở vị lai. Thế đệ nhất pháp không phải là nhân nuôi lớn, bởi vì các địa không có năng lực làm
nhân cho nhau; cũng không phải là cùng làm việc, bởi vì đối với đoạn trừ phiền não không có năng lực chứng được; cũng không phải là cùng đối trị, bởi vì không có năng lực vĩnh viễn đoạn trừ các phiền não. Lại nữa, Thế đệ nhất pháp có thể lo liệu được dị thục, kiến đạo thì không như vậy. Lại nữa, Thế đệ nhất pháp bị ái ràng buộc, kiến đạo thì không như vậy. Lại nữa, Thế đệ nhất pháp có bẩn-có lỗi, có độc-có gai, có nhiễm-có trược, kiến đạo thì không như vậy. Lại nữa, Thế đệ nhất pháp dựa vào thân dị sinh, pháp của thân dị sinh thì không tu ở địa khác; kiến đạo chỉ dựa vào thân Thánh giả, mà pháp của thân Thánh giả thì tu ở địa mình và địa khác.
Hỏi: Thế đệ nhất pháp và các trí thế tục hiện quán biên, cũng là hữu lậu nhưng tại sao trí ấy thì tu ở địa mình và địa khá, mà Thế đệ nhất pháp chỉ tu ở địa mình?
Đáp: Trí thế tục hiện quán biên là quyến thuộc của kiến đạo, dựa vào kiến đạo mà tu, như kiến đạo tu ở địa mình và địa khác, trí ấy cũng như vậy; Thế đệ nhất pháp thì không như vậy. Lại nữa, trí thế tục hiện quán biên dựa vào thân Thánh giả, Thánh giả có năng lực tu ở địa mình và địa khác; Thế đệ nhất pháp thì không như vậy. Lại nữa, trí thế tục hiện quán biên dựa vào thân tùy tín hành-tùy pháp hành, thân ấy có thể tu đầy đủ địa của mính và địa khác; Thế đệ nhất pháp thì không như vậy. Lại nữa, trí thế tục hiện quán biên có oán địch mà không có thế mạnh, vì có oán địch cho nên tu ở địa mình và địa khác, vì không có thế mạnh cho nên dựa vào sức mạnh khác mà tu; Thế đệ nhất pháp không có oán địch nhưng có thế mạnh, không có oán địch cho nên chỉ tu ở địa mình, có thế mạnh cho nên dựa vào sức mạnh của mình mà tu. Lại nữa, trí thế tục hiện quán biên không dụng công mà được, thuận theo sức mạnh của kiến đạo mà tu ở địa mình và địa khác; Thế đệ nhất pháp phải dụng công mà được, cho nên chỉ có thể tu ở địa của mình.
Hỏi: Tại sao sáu địa đã phát khởi kiến đạo, địa phía trên có thể tu địa phía dưới, nhưng địa phía dưới không thể tu địa phía trên?
Đáp: Pháp của địa phía trên hơn hẳn, lúc hiện tại trước mắt thì có thể tu địa phía dưới; pháp của địa phía dưới yếu kém, lúc hiện tại trước mắt không có thể tu địa phía trên. Như người yếu kém hướng về người hơn hẳn, chứ không phải là người hơn hẳn hướng về người yếu kém; ở đây cũng như vậy. Lại nữa, địa phía dưới yếu sức dựa vào địa phía trên mà tu, như người yếu sức dựa vào người sức mạnh; địa phía trên có sức mạnh không dựa vào địa phía dưới để tu, như người có sức mạnh không dựa vào người yếu sức. Lại nữa, địa phía dưới hệ thuộc phía trên, cho nên địa phía trên có thể tu địa phía dưới; địa phía trên không hệ thuộc địa phía dưới, cho nên địa phía dưới không thể tu địa phía trên được. Như người hệ thuộc người khác thì bị người khác sai khiến thúc giục, người không hệ thuộc người khác thì người khác không thể sai khiến được. Lại nữa, nếu dựa vào địa phía trên, tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì lúc ấy ở địa phía dưới đã được lìa nhiễm cho nên có thể tu địa phía dưới. Nếu dựa vào địa phía dưới tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì lúc ấy ở địa phía trên chưa được lìa nhiễm; giả sử đã lìa nhiễm nhưng không được tự tại, bởi vì không dựa vào đó mà tiến vào Chánh tánh ly sinh, vì vậy địa phía dưới không thể tu địa phía trên được. Lại nữa, nếu ở địa phía trên tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì lúc ấy ở địa phía dưới đã được cho nên có thể tu. Nếu dựa vào phía dưới tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì lúc ấy ở địa phía trên chưa đạt được cho nên không thể tu. Giả sử đã đạt được mà không thể tự tại, bởi vì không dựa vào đó mà tiến vào Chánh tánh ly sinh. Lại nữa, địa phía dưới cầu mong địa phía trên cho nên địa phía trên tu địa phía dưới, địa phía trên không cầu mong địa phía dưới cho nên địa phía dưới không thể tu địa phía trên. Lại nữa, địa phía dưới có thể đoạn mất địa phía trên, cho nên địa phía trên có thể tu địa phía dưới; địa phía trên không đoạn mất địa phía dưới, cho nên địa phía dưới không thể tu địa phía trên. Lại nữa, địa phía dưới có thể làm được việc của địa phía trên, cho nên địa phía trên cần phải tu địa phía dưới; địa phía trên không thể làm được việc của địa phía dưới, cho nên địa phía dưới không thể tu địa phía trên.
Lại nữa, giống như sáu loại pháp bảo vệ, nghĩa là trời Thập Tam, sợ quán của A-tố-lạc (A-tu-la) gây chiến, bố trí sáu loại quân mà tự bảo vệ mình:
- Dựa vào rồng ở trong biển.
- Trời cõi Kiên Thủ.
- Trời cõi Trì Man.
- Trời cõi Hằng Kiều.
- Trời cõi Tứ Đại Vương.
- Trời cõi Tam Thập Tam.
Nếu A-tố-lạc từ cung điện của mình ra ngoài, lúc sắp cùng với chư Thiên phát động chiến tranh, thì nhờ vào rồng ở trong biển, cùng đánh nhau trước. Nếu rồng có thể đánh thắng A-tố-lạc, thì năm quân Trời còn lại an trú, cùng đánh nhau trước. Nếu rồng có thể đánh thắng A-tốlạc, thì năm quân Trời còn lại an trú không có chuyện gì. Nếu không có thể thắng được, thì quân cõi Trời Kiên Thủ lập tức giúp sức chống cự.
Nếu không thể thắng được, thì quân cõi trời Trì Man tiếp tục giúp sức chống cự. Nếu ba quan có thể đánh thắng, thì ba quân Trời còn lại an trú không có chuyện gì. Nếu không thể thắng được thì quân trời Hằng Kiều tiếp tục giúp sức chống cự. Nếu bốn quân có thể đánh thắng, thì hai quân Trời còn lại an trú không có chuyện gì. Nếu không thể thắng được, thì quân cõi trời Tứ Đại Vương tiếp tục giúp sức chống cự. Nếu năm quân có thể đánh thắng, thì trời Tam Thập Tam cùng với năm quân trước, hỗ trợ cùng nhau chiến đấu, khiến cho quân A-tố-lạc thua trận rút lui bỏ chạy tán loạn.
Như vậy, kiến đạo vì cần phải đối trị Hoặc có kiến mà đoạn, bố trí ổn định khắp sáu địa, nên là Vị chí định cho đến thứ sáu là tĩnh lự thứ tư. Nếu dựa vào Vị chí định để tiến vào Chánh tánh ly sinh, vị lai chỉ tu nên địa, thì kiến đạo đã có thể vĩnh viễn đoạn trừ Hoặc do kiến mà đoạn, năm địa còn lại an trú không có chuyện gì. Nếu dựa vào tĩnh lự thứ nhất tiến vào Chánh tánh ly sinh, vị lai sẽ tu hai địa, thì kiến đạo hỗ trợ nhau vĩnh viễn đoạn trừ Hoặc do kiến mà đoạn, bốn địa còn lại an trú không có chuyện gì. Nếu dựa vào tĩnh lự trung gian tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì vị lai tu ba địa, kiến đạo hỗ trọ vĩnh viễn đoạn trừ Hoặc do kiến mà đoạn, ba địa còn lại an trú không có chuyện gì. Nếu dựa vào tĩnh lự thứ hai tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì vị lai tu bốn địa, kiến đạo củng hỗ trợ vĩnh viễn đoạn trừ Hoặc do kiến mà đoạn, hai địa còn lại an trú không có chuyện gì. Nếu dựa vào tĩnh lự thứ ba tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì vị lai tu năm địa, kiến đạo cùng hỗ trợ vĩnh viễn đoạn trừ Hoặc do kiến mà đoạn, tĩnh lự thứ tu an trú không có chuyện gì. Nếu dựa vào tĩnh lự thứ tư tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì vị lai tu sáu địa, kiến đạo cũng hỗ trợ vĩnh viễn đoạn trừ Hoặc do kiến mà đoạn. Vì vậy dựa vào địa phía trên có thể tu ở địa phía dưới, dựa vào địa phía dưới thì không thể có thể tu được địa phía trên.
Lại nữa, giống như dựa vào núi có sáu lớp hồ, nghĩa là từ đỉnh núi cho đến chân núi có sáu dòng nước hồ nối liền theo nhau chảy vào, dòng nước từ nơi cao nhất chảy qua. Khắp sáu hồ, dòng nước tầng thứ hai chảy qua khắp năm hồ, dòng nước tầng thứ ba chảy qua khắp bốn hồ, cho đến dòng nước thứ sáu chỉ chảy qua khắp nên hồ. Như vậy sáu địa đã phát khởi kiến đạo, thì địa phía trên có thể tu địa phía dưới, địa phía dưới không thể tu địa phía trên.
Hỏi: Có thể có Thế đệ nhất pháp, hoặc là tầm tương ưng chứ không phải là tứ, hoặc là tứ tương ưng chứ không phải là tầm, hoặc là tầm và từ đều tương ưng, hoặc là tầm và tứ đều không tương ưng chăng?
Đáp: Có, tầm tương ưng không phải là tứ, đó là tứ thuộc Vị chí định và tĩnh lự thứ nhất, bởi vì tứ không tương ưng với tự tánh. Tứ tương ưng không phải là tầm, đó là tầm và tĩnh lự trung gian trừ ra tứ, còn lại tâm-tâm sở pháp. Tầm và tứ đều tương ưng, đó là trong Vị chí định-tĩnh lự thứ nhất trừ ra tầm-tứ, còn lại tâm-tâm sở pháp. Tầm và tứ đều không tương ưng, đó là tứ thuộc tĩnh lự trung gian, và tâm-tâm sở pháp của ba tĩnh lự phía trên, cùng với tất cả tùy tâm chuyển sắc, tâm bất tương ưng hành.
Hỏi: Có thể có Thế đệ nhất pháp, không phải là có tầm-có tứ, không phải là không có tầm-chỉ có tứ, không phải là không có tầmkhông có tứ chăng?
Đáp: Có, đó là tứ của Vị chí định và tĩnh lự thứ nhất, đó không phải là có tầm-có tứ.
Hỏi: Nguyên cớ thế nào? Như trong Phẩm Loại Túc nói: “Thế nào là pháp có tầm-có tứ?
Đáp: Nếu pháp tương ưng với tầm-tứ thì tứ ấy tuy tương ưng với tầm và không phải là tứ.” Cũng không phải là không có tầm-chỉ có tứ.
Hỏi: Nguyên cớ thế nào? Như trong Phẩm Loại Túc nói: “Thế nào là pháp không có tầm-chỉ có tứ?
Đáp: Nếu pháp tương ưng với tứ chứ không phải là tầm, thì tứ ấy chỉ tương ưng với tầm chứ không phải là tứ.” Cũng không phải là không có tầm-không có tứ.
Hỏi: Nguyên cớ thế nào? Như trong Phẩm Loại Túc nói: “Thế nào là pháp không có tầm-không có tứ?
Đáp: Nếu pháp không tương ưng với tầm-tứ, bởi vì tứ ấy chỉ là tứ không tương ưng chứ không phải là tầm.”
Hỏi: Có thể có Thế đệ nhất pháp, tầm và tứ không tương ưng chứ không phải là không có tứ chăng?
Đáp: Có, đó là tứ của tĩnh lự trung gian, pháp ấy tuy là tầm và tứ không tương ưng, nhưng không phải là không có tứ. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì tứ là tự tánh.
Hỏi: Có thể có Thế đệ nhất pháp, ở phạm vi có tầm-có tứ cùng với tứ tương ưng chứ không phải là tầm chăng?
Đáp: Có, đó là tầm của pháp ấy chỉ tương ưng với tứ.
Hỏi: có thể có Thế đệ nhất pháp, ở phạm vi không có tầm chứ có tứ, là pháp tương ưng chứ không phải là tứ tương ưng chăng?
Đáp: Có, đó là tứ của tĩnh lự trung gian, pháp ấy cùng với tự tánh vốn không tương ưng.
Hỏi: Có thể có thế đệ nhất pháp, ở phạm vi có tầm-có tứ mà lại có ba loại, đó là có tầm- có tứ, không có tầm – chỉ có tứ, không có tầm- không có tứ chăng?
Đáp: Có, có tầm-có tứ, đó là vị chí định và tĩnh lự thứ nhất, trừ ra tầm tứ còn lại tâm-tâm sở pháp. Không có tầm-chỉ có tứ, thì đó là tầm. Không có tầm-không có tứ, đó là tùy tâm chuyển sắc, tâm bất tương ưng hành.
Hỏi: Có thể có Thế đệ nhất pháp, ở phạm vi không có tầm-chỉ có tứ mà lại có hai loại, đó là không có tầm-chỉ có tứ, không có tầm-không có tứ chăng?
Đáp: Có, không có tầm-chỉ có tứ, đó là trừ ra tứ của tĩnh lự trung gian, còn lại tâm-tâm sở pháp. Không có tầm-không có tứ, đó là tứ của phần vị ấy, và tùy tâm chuyển sắc, tâm bất tương ưng hành.
Thế đệ nhất pháp nên nói là Lạc căn tương ưng, cho đến nói rộng.
Hỏi: Vì sao soạn ra luận này?
Đáp: Tuy đã nói về pháp ấy dựa vào phần vị sai biệt, nhưng chưa phân biệt về tương ưng với nơi nào, nay cần phải phân biệt. Như đã biết về nhà cửa ở của người ta mà chưa biết gì về bạn bè đôi lứa của họ; ở đây cũng như vậy, cho nên soạn ra luận này. Có người nói như vậy: Tuy đã biểu hiện rõ ràng Thế đệ nhất pháp chung cho cả ba phạm vi, nhưng chưa nói pháp ấy nối thông với sáu phần vị, nay biểu hiện pháp ấy tương ưng với ba căn, là muốn làm cho biết được pháp ấy nối thông ở sáu phần vị, thấy hiện ra rõ ràng như quả cây trong lòng bàn tay, bởi nhân duyên này cho nên soạn ra luận này.
Hỏi: Thế đệ nhất pháp nên nói là tương ưng với Lạc căn, tương ưng với Hỷ căn, tương ưng với Xả căn chăng?
Đáp: Nên nói hoặc tương ưng với Lạc căn, hoặc tương ưng với Hỷ căn, hoặc tương ưng với Xả căn. Trước đây đã nói pháp ấy không hệ thuộc cõi Dục, thì biết là không tương ưng với Ưu căn và Khổ căn, cho nên chỉ dựa vào ba căn mà soạn luận. Tuy nói chung về ba căn tương ưng ấy, nhưng chưa biểu hiện rõ ràng về sự tương ưng sai biệt, cho nên cần phải nói thêm về sai biệt.
Hỏi: Thế nào là Lạc căn tương ưng?
Đáp: Nếu dựa vào tĩnh lự thứ ba, tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì lúc ấy đã đạt được Thế đệ nhất pháp. Nhưng mà ở tĩnh lự thứ ba, Thế đệ nhất pháp hoặc là tương ưng với Lạc căn, hoặc là không tương ưng. Tương ưng với Lạc căn, nghĩa là trừ ra Lạc căn, còn lại tâm-tâm sở pháp. Không tương ưng, nghĩa là chính Lạc căn và tùy tâm chuyển sắc, tâm bất tương ưng hành. Nay tạm thời nói về tâm-tâm sở pháp còn lại, cho nên nói pháp ấy tương ưng với Lạc căn.
Hỏi: Thế nào là Hỷ căn tương ưng?
Đáp: Nếu dựa vào tĩnh lự thứ hai, tiến vào Chánh tánh ly sinh thì lúc ấy đã đạt được Thế đệ nhất pháp. Nhưng mà ở tĩnh lự thứ hai, Thế đệ nhất pháp hoặc là tương ưng với Hỷ căn, hoặc là không tương ưng. Tương ưng với Hỷ căn, nghĩa là trừ ra Hỷ căn, còn lại tâm-tâm sở pháp. Không tương ưng, nghĩa là chính Hỷ căn và tùy tâm chuyển sắc, tâm bất tương ưng hành. Nay tạm thời nói về tâm-tâm sở pháp còn lại, cho nên nói pháp ấy tương ưng với Hỷ căn.
Hỏi: Thế nào là Xả căn tương ưng?
Đáp: Nếu dựa vào Vị chí định và tĩnh lự thứ tư, tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì lúc ấy đã đạt được Thế đệ nhất pháp.
Hỏi: Tại sao không nói đến tĩnh lự trung gian?
Đáp: Văn này thuận theo nói như vậy: Nếu dựa vào Vị chí địnhtĩnh lự trung gian và tĩnh lự thứ tư, tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì lúc ấy đã đạt được Thế đệ nhất pháp.
Hỏi: Nhưng mà không như vậy, là có ý gì chăng?
Đáp: Đã nói về Vị chí định thì nên biết cũng nói đến tĩnh lự trung gian và tĩnh lự thứ tư, tiến vào Chánh tánh ly sinh thì lúc ấy đã đạt được Thế đệ nhất pháp.
Hỏi: Nhưng mà không như vậy, là có ý gì chăng?
Đáp: Đã nói về Vị chí thì nên biết cũng nói đến tĩnh lự trung gian. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì âm Vị chí cũng đã biểu hiện về pháp ấy, đều là chưa đến phạm vi căn bản.
Hỏi: Như phần Đại chủng uẩn nói: Đại chủng dựa vào Định nào diệt?
Đáp: Dựa vào bốn tĩnh lự hoặc là Vị chí định. Nhưng ba phạm vi này thì Thế đệ nhất pháp hoặc là tương ưng với Xả căn, hoặc là không tương ưng. Tương ưng với Xả căn, nghĩa là trừ ra xả căn, còn lại tâmtâm sở pháp. Không tương ưng, nghĩa là chính xả căn và tùy tâm chuyển sắc, tâm bất tương ưng hành. Nay tạm thời nói về tâm-tâm sở pháp còn lại ấy, cho nên nói pháp ấy tương ưng với xả căn.
Hỏi: Có thể có Thế đệ nhất pháp, không tương ưng với Lạc cănHỷ căn-xả căn chăng?
Đáp: Có, nghĩa là pháp ấy tùy tâm chuyển sắc, tâm bất tương ưng hành.
Hỏi: Có thể có Thế đệ nhất pháp pháp là pháp tương ưng mà không tương ưng với Lạc căn-Hỷ căn-Xả căn chăng?
Đáp: Có, nghĩa là chính ba căn, bởi vì pháp ấy không tương ưng với căn của tự tánh-tha tánh.
******
Thế đệ nhất pháp nên nói là nên tâm hay là nhiều tâm? Cho đến nói rộng.
Hỏi: Vì sao soạn ra luận này?
Đáp: Tuy đã nói đến sự tương ưng sai biệt ấy, nhưng chưa biểu hiện rõ ràng hiện tiền có bao nhiêu, nay muốn biểu hiện rõ ràng chỉ có nên sát-na, cho nên soạn ra luận này. Lại nữa, vì muốn ngăn chặn và loại bỏ nghĩa của tông khác. Như luận Phân Biệt chấp rằng: Thế đệ nhất pháp nối tiếp nhau hiện tiền. Luận ấy nói nối tiếp nhau tổng quát có ba loại:
- Thời tương tục.
- Sinh tương tục.
- Tương tự tương tục.
Thế đệ nhất pháp tuy không có hai loại trước, nhưng có nên loại sau. Nay cần phải ngăn chặn và loại bỏ về nghĩa của luận ấy đã chấp mà biểu hiện Thế đệ nhất pháp chỉ có nên niệm hiện tiền. Lại nữa, vì làm cho người nghĩa ngờ có được sự quyết định, nghĩa là trước đây đã nói: Nếu tâm-tâm sở pháp, làm đẳng vô gián tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì gọi là Thế đệ nhất pháp. Chớ có sinh lòng nghi ngờ! Như tâm sở pháp đã có nhiều loại thì tâm cũng phải như vậy. Vì khiến người nghi ngờ có được sự quyết định ấy, cho nên biểu hiện tâm sở pháp tuy có nhiều loại mà tâm chỉ có nên. Bởi vì nhân duyên này cho nên soạn ra luận này.
Hỏi: Thế đệ nhất pháp nên nói là nên tâm hay là nhiều tâm?
Đáp: Nên nói nên tâm.
Hỏi: Như trước đã nói, vị lai tu thì cũng được gọi là Thế đệ nhất pháp, vậy thì pháp này phải có nhiều tâm, mà nói là nên tâm thì có ý 2 gì?
Đáp: Trong này chỉ nói hiện tại trước mắt ấy vốn nói là nói nên tâm.
Hỏi: Nay ở trong này tại sao không nói đến vị lai tu?
Đáp: Cần phải nói mà không nói đến, thì nên biết nghĩa này có thừa. Trong này lại có nhiều giải thích thêm nữa, trước đã nói cho nên nay không nói đến nữa.
Hỏi: Tuy nói nên tâm nhưng chưa giải thích về nghĩa, vì sao pháp này không phải là nhiều tâm vậy, không phải là chỉ có ngôn từ giải thích về nghĩa được?
Đáp: Thuận theo tâm-tâm sở pháp này không gián đoạn, không khởi lên tâm thế gian nào khác mà chỉ khởi lên tâm xuất thế gian. Tâm thế gian, nghĩa là tâm hữu lậu rơi vào phạm vi có, lập tức đã ngăn chặn niệm thứ hai cùng với Thế đệ nhất pháp. Tâm xuất thế gian, nghĩa là tâm vô lậu đoạn trừ phạm vi có, lập tức đã dẫn dắt khởi tâm tương ưng với Khổ pháp trí nhẫn. Nếu đang lúc khởi tâm thế gian khác, là yếu kém-là ngang bằng-là hơn hẳn, thì điều này là vô lý. Bởi vì phân biệt cho nên giả thiết đưa ra câu hỏi này. Yếu kém-ngang bằng và hơn hẳn, là đối với sát-na trước, vốn chỉ có ba loại. Nếu đang lúc yếu kém, thì sẽ không có năng lực tiến vào Chánh tánh ly sinh. Tại vì sao? Bởi vì không dùng đạo lui sụt mà có thể tiến vào Chánh tánh ly sinh. Nghĩa là không phải đạo sát-na-tàn tạ-rơi rụng-phá hoại mà có thể tiến vào Chánh tánh ly sinh, cần phải dùng đạo tăng tiến-tràn dầy-dũng mãnh-kiên cố mới có thể tiến vào Chánh tánh ly sinh. Nếu đang lúc ngang bằng, thì cũng không có năng lực tiến vào Chánh tánh ly sinh. Tại vì sao? Bởi vì trước dùng đạo loại này mà không có năng lực tiến vào Chánh tánh ly sinh. Nghĩa là phẩm loại này trước sau tương tự, như sát-na trước có chướng ngại-có khó khăn-không có thế mạnh, không có thể tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì những sát-na sau cũng thuận theo như vậy; như sát-na trước không có thể liên tục dẫn dắt phát khởi Thánh đạo, thì những sátna cũng phải như vậy. Bởi vì phẩm loại như nhau, cho nên cuối cùng sẽ không có thể chứng được tiến vào Chánh tánh ly sinh, như vậy sẽ không có giải thoát – không có xuất ly. Nếu đang lúc hơn hẳn, thì trước sẽ không phải là Thế đệ nhất pháp, sau mới chính là Thế đệ nhất pháp, bởi vì âm Thế đệ nhất pháp biểu hiện cho các nghĩa thù thắng nhất.
Hỏi: Trước đã không phải là Thế đệ nhất pháp, thì đó là pháp gì?
Đáp: Là Nhẫn tăng thượng.
Hỏi: Tại sao kiến đạo chỉ có gia hạnh thù thắng không gián đoạn mà dẫn dắt phát sinh tu đạo, trong lúc dẫn dắt phát sinh Thánh đạo lại bao gồm yếu kém-ngang bằng và hơn hẳn?
Đáp: Bởi vì kiến đạo là đạo chưa hề đạt được, cần phải dụng công nhiều và tác ý gia hạnh thì mới có thể hiện tiền, cho nên chỉ có gia hạnh thù thắng. Dẫn dắt phát khởi tu đạo, đã là đạo vốn từng đạt được, không cần dụng công nhiều mà tác ý gia hạnh hiện rõ trước mắt, cho nên yếu kém-ngang bằng và hơn hẳn đều có thể dẫn dắt phát khởi. Nhưng mà Thế đệ nhất pháp và pháp bậc nhất, làm duyên tăng thượng cho nhân duyên. Nhân duyên ấy có ba nhân, đó là nhân tương ưng-nhân cùng có và nhân cùng loại. Đây là nói tổng quát, nếu như phân biệt thì quá khứ và quá khứ là hai nhân, nghĩa là tương ưng và cùng có, quá khứ và vị lai là nên nhân, đó là cùng loại; vị lai và vị lai là hai nhân, đó là tương ưng và cùng có; hiện tại và hiện tại là hai nhân, đó là tương ưng và cùng có; hiện tại và vị lai là nên nhân, đó là cùng loại. Duyên tăng thượng, nghĩa là không ngăn trở gì sinh và chỉ có nên mình không ngăn cách.
Thế đệ nhất pháp nên nói là lui sụt hay không lui sụt? Cho đến nói rộng.
Hỏi: Vì sao soạn ra luận này?
Đáp: Tuy đã nói pháp ấy là nên tâm chứ không phải là nhiều tâm, nhưng chưa phân biệt là lui sụt hay không lui sụt, nay cần phải phân biệt cho nên soạn ra luận này. Lại nữa, bởi vì ngăn chặn các tông khác để biểu hiện chánh nghĩa. Nghĩa là hoặc có người chấp rằng Thế đệ nhất pháp cũng có lui sụt, vì ngăn chặn ý đó để biểu hiện rõ ràng pháp này quyết định không lui sụt, cho nên soạn ra luận này.
Hỏi: Thế đệ nhất pháp nên nói là lui sụt hay không lui sụt?
Đáp: Nên nói là không lui sụt.
Hỏi: Tuy có nói như vậy nhưng cần phải tiếp tục biểu hiện rõ ràng về nhân duyên không lui sụt, chứ không phải là chỉ có ngôn từ thì nghĩa có thể hiểu rõ ràng được. Tại sao pháp này là chắc chắn không lui sụt?
Đáp: Thế đệ nhất pháp tùy thuận với Đế-hướng đến với Đế và sắp tiến vào Đế, giữa bên này bên kia, không cho phép có dấy khởi các tâm không tương tự, khiến cho không có thể tiến vào hiện quán Thánh đế.
Hỏi: Thế nào là tùy thuận với Đế, hướng đến với Đế, sắp tiến vào Đế?
Đáp: Có người nói hiện quán nói đến trong này thì gọi là Đế, nghĩa là Thế đệ nhất pháp tùy thuận với hiện quán, hướng đến với hiện quán, sắp tiến vào hiện quán. Có người nói Đạo đế nói đến trong này thì gọi là Đế, nghĩa là Thế đệ nhất pháp tùy thuận với Đạo đế, hướng đến với Đạo đế, sắp tiến vào Đạo đế. Có người nói kiến đạo nói đến trong này thì gọi là Đế, nghĩa là Thế đệ nhất pháp tùy thuận với kiến đạo, hướng đến với kiến đạo, sắp tiến vào kiến đạo. Có người nói khổ đế nói đến trong này thì gọi là Đế, nghĩa là Thế đệ nhất pháp tùy thuận với Khổ đế, hướng về Khổ đế, sắp tiến vào Khổ đế. Có người nói Khổ pháp trí nhẫn nói đến trong này thì gọi là Đế, nghĩa là Thế đệ nhất pháp tùy thuận với Khổ pháp trí nhẫn, hướng đến với Khổ pháp trí nhẫn, sắp tiến vào Khổ pháp trí nhẫn. Nhưng ở trong này, tùy thuận có hai loại:
- Hướng đến với tùy thuận.
- Sắp tiến vào tùy thuận.
Thế đệ nhất pháp đối với Khổ pháp trí nhẫn, có đủ hai loại tùy thuận làm đẳng vô gián duyên dẫn dắt phát sinh pháp ấy. Giữa bên này bên kia, không cho phép có thể dấy khởi các tâm không tương tự, nghĩa Thế đệ nhất pháp này, ở giữa Khổ pháp trí nhẫn kia, không cho phép có thể khởi tâm hữu lậu rơi vào phạm vi có mà không tương tự. Khiến cho không có thể tiến vào hiện quán Thánh đế, nghĩa là khiến cho Khổ pháp trí nhẫn không hiện tiền được.
Hỏi: Thế đệ nhất pháp đã làm tâm hữu lậu và tâm vô lậu, có thể không tương tự, tại sao nói tâm hữu lậu rơi vào phạm vi có thì gọi là không tương tự, tâm vô lậu đoạn trừ phạm vi có thì gọi là tương tự?
Đáp: Thế đệ nhất pháp chán ghét đối với hữu lậu, hướng đến với vô lậu, năm căn như Tín… nói hữu lậu gọi là không tương tự, vô lậu là tương tự, bởi vì rời bỏ nơi này hướng đến nơi kia. Giống như có người bị bà con thân thuộc của mình làm cho khổ não, dựa vào người khác mà làm nơi cứu giúp che chở, đối với bà con thân thuộc của mình dấy lên ý tưởng là người dưng, ở chỗ người dưng dấy lên ý tưởng cho là bà con thân thuộc. Ở đây cũng như vậy. Lại có người nói: Thế đệ nhất pháp cùng làm chung nên công việc với Khổ pháp trí nhẫn, đó là rời bỏ tánh dị sinh…, cho nên nói hữu lậu gọi là không tương tự, vô lậu thì gọi là tương tự, bởi vì cùng làm chung nên công việc. Vì đối với nghĩa trước, thậm chí người ngu si cũng có thể hiểu rõ ràng. Vì vậy nói thí dụ để hiển bày rõ ràng. Ví như tráng sĩ vượt qua sông suối-hang động-núi xa-đèo cao, giữa chừng không ai có thể xoay chuyển làm cho người ấy trở về lại nơi ban đầu, hoặc hướng về nơi nào khác. Trước đó đã phát khởi, tăng thêm sức mạnh tự mình đi chưa đến nơi thì nhất định không thể dừng lại. Thế đệ nhất pháp cũng lại như vậy, tùy thuận với Đế-hướng đến với Đế-sắp tiến vào Đế, ở giữa bên này bên kia, không cho phép khởi tâm không tương tự, khiến cho không có thể tiến vào hiện quán Thánh đế. Trong này, vượt qua sông suối, nghĩa là từ bờ bên này đi đến bờ bên kia; vượt qua hang động, nghĩa là từ phía bên này đi đến phía bên kia; vượt qua núi xa, nghĩa là từ đỉnh núi này đi đến đỉnh núi kia; vượt qua đèo cao, nghĩa là từ trên cao đi xuống thấp. Hoặc như có người từ nóc nhà rơi xuống, trong thời gian chưa chạm đến đất, liền khởi lên tâm này: Mình nên nhảy vọt lên trở về lại nơi ban đầu. Người ấy được như ý đã nghĩ hay không có sự việc như vậy. Giả sử người ấy hoặc dùng thần lực, hoặc dùng chú thuật, hoặc dùng vị thuốc, trở lại nơi ban đầu, thì có thể có sự việc này. Nhưng từ Thế đệ nhất pháp chưa đến được Khổ pháp trí nhẫn, ở giữa hai bên có thể khởi tâm không tương tự, khiến cho không thể tiến vào hiện quán Thánh đế, thì điều này là vô lý. Vì làm cho nghĩa này càng được rõ ràng, cho nên lại đưa ra thí dụ để hiển bày rõ ràng: Như Thiệm Bộ Châu có năm con sông lớn, nên tên là Căng-già, hai tên là Diêm-mẫu-na, ba tên là Tát-lạc-du, bốn tên là A-thị-la-phiệt-để, năm tên là Mạc-hê. Năm con sông như vậy, tùy thuận với biển rộng, hướng đến với biển rộng, sắp tiến vào biển rộng, giữa chừng không có năng lực nào xoay chuyển những dòng chảy đó trở về lại nơi ban đầu, hoặc hướng về nơi khác, dòng chảy đó quyết định luôn luôn chảy vào biển rộng. Thế đệ nhất pháp cũng lại như vậy, tùy thuận với Đế-hướng đến với Đế-sắp tiến vào Đế, ở giữa hai bên, không cho phép có thể khởi tâm không tương tự, khiến cho không có thể tiến vào hiện quán Thánh đế.
Hỏi: Thí dụ trước và thí dụ này, có gì sai biệt? Vả lại, thí dụ trước đối với nghĩa, có gì không sáng tò mà lại cần phải nói thí dụ thứ hai? đáp: Có người nói: Hai thí dụ đối với nghĩa thì không có gì khác biệt, vì muốn làm cho nghĩa lý đã biểu hiện của thí dụ trước càng trở nên rõ ràng hơn, cho nên nói thí dụ này. Có người nói: Hai thí dụ cũng có sai biệt, thí dụ trước là ngăn chặn sự việc không đúng như lý, thí dụ sau là biểu hiện sự việc đúng như lý. Lại nữa, trước dùng nội phần đầy đủ làm thí dụ, sau dùng ngoại phần đầy đủ làm thí dụ, lại nữa, thí dụ trước là ngăn chặn nội phần gây khó dễ, thí dụ sau là ngăn chặn ngoại phần gây khó dễ. Như năm con sông lớn chảy vào biển rộng, không có năng lực nào xoay được nó trở về lại nơi ban đầu, nghĩa là làm cho quay lại chảy vào hồ không có gì nóng nảy khổ sở; không có năng lực nào chuyển được nó hướng về nơi khác, nghĩa là làm cho chảy về nên bên hoặc là trái-hoặc là phải. Xoay chuyển trong thí dụ trước, theo đây nên biết.
Năm con sông lớn kia lúc chưa tiến vào biển, có thể có sức mạnh nào làm cho không tiến vào biển hay không? Không có sự việc như vậy. Giả sử có người hoặc dùng thần lực, hoặc dùng chú thuật, hoặc dùng các vị thuốc, khiến cho đến được nơi ban đầu, thì có thể có sự việc này. Nhưng từ Thế đệ nhất pháp chưa đến được Khổ pháp trí nhẫn, ở giữa hai bên có thể khởi tâm không tương tự, làm cho không có thể tiến vào được hiện quán Thánh đế, thì điều này là vô lý. Lúc Tôn giả soạn ra luận Phát Trí này, là ở tại phương Đông, cho nên dẫn chứng theo phương Đông, mọi người cùng thấy rõ ràng, năm con sông làm thí dụ, nhưng thật ra thì ở trong Thiệm Bộ châu này có bốn con sông lớn, mỗi con sông có bốn con sông nhỏ làm quyến thuộc, tùy theo phương hướng của mình mà chảy vào biển rộng. Nghĩa là ngay trong Thiệm Bộ châu này có nên hồ lớn tên gọi là Vô Nhiệt Não, ban đầu chỉ từ hồ ấy phát xuất bốn con sông lớn:
- Tên gọi Căng-già.
- Tên gọi Tín độ.
- Tên gọi Phược sô.
- Tên gọi Tư đa.
Thứ nhất là sông Căng-già, từ miệng voi vàng ở phía Đông của hồ chảy ra, vòng quanh về bên phải của hồ nên vòng rồi chảy vào biển phía Đông. Thứ hai là sông Tín độ, từ miệng trâu bạc ở phía Nam của hồ chảy ra, vòng quanh về bên phải của hồ nên vòng rồi chảy vào biển phía Nam. Thứ ba là sông Phược sô, từ miệng ngựa Phệ lưu ly ở phía Tây của hồ chảy ra, vòng quanh về bên phải của hồ nên vòng rồi chảy vào biển phía Tây. Thứ tư là sông Tư đa, từ miệng sư tử Pha chi ca ở phía Bắc của hồ chảy ra, vòng quanh về bên phải của hồ nên vòng rồi chảy vào biển phía Bắc. Sông lớn Căng-già có bốn sông quyến thuộc:
- Tên gọi Diêm-mẫu-na.
- Tên gọi Tát-lạc-du.
- Tên gọi A-thị-la-phiệt-để.
- Tên gọi Mạc-hê.
Sông lớn Tín độ có bốn sông quyến thuộc:
- Tên gọi Tỳ-phả-xa.
- Tên gọi Ái-la-phiệt-để.
- Tên gọi Thiết-đán-đồ-lô.
- Tên gọi Tỳ-đán-bà-đa.
Sông lớn Phược sô có sông quyến thuộc:
- Tên gọi Phiệt-si-nô.
- Tên gọi Phệ-đán-si-ni.
- Tên gọi Phòng xa.
- Tên gọi Khuất-uẩn-bà.
Sông lớn Tư đa có bốn sông quyến thuộc:
- Tên gọi Tát lê.
- Tên gọi Tị ma.
- Tên gọi Nại địa.
- Tên gọi Diện quang.
Như vậy tạm thời nói là có bốn con sông lớn. Nhưng bốn con sông lớn, mỗi nên sông lớn đều có năm trăm sông quyến thuộc, hợp tất cả lại gồm có hai ngàn lẻ bốn con sông, tùy theo phương hướng của mình mà chảy vào biển rộng. Như vậy đã nói hai ngàn lẻ bốn con sông trong lúc chưa tiến vào biển rộng, có thể sức mạnh nào làm cho không tiến vào biển hay không, thì không có sự việc như vậy. Giả sử có người hoặc dùng thần lực, hoặc dùng chú thuật, cho đến nói rộng khiến cho không có thể tiến vào hiện quán Thánh đế, thì điều này là vô lý.
Lại nữa, Thế đệ nhất pháp cùng với Khổ pháp trí nhẫn làm đẳng vô gián duyên, thì không có nên pháp nào nhanh chóng xoay chuyển vượt quá tâm ấy được, có thể ngay lúc bấy giờ có thể gây ra chướng ngại làm cho không tiến vào được hiện quán Thánh đế. Vì vậy pháp này là quyết định không lui sụt. Vặn hỏi về “Lại nữa” trong này thì giải thích như trước đây, nghĩa là văn trước đây chỉ là phương tiện luận về đạo khai thông, từ trước đến sau, nay đã nói chính là căn bản luận về đạo ngăn chặn làm cho mất đi, cho nên thuận theo nói “Lại nữa” và “Như văn này nói”. Ý trong này nói: Thế đệ nhất pháp cùng với Khổ pháp trí nhẫn làm đẳng vô gián duyên, pháp này ở phần vị đang diệt mà dẫn đến quả-mang lại quả (Thủ quả và dữ quả), Khổ pháp trí nhẫn kia tiếp theo chắc chắn hiện tiền. Nếu pháp này cùng với pháp kia làm đẳng vô gián duyên, trong phần vị đang diệt mà dẫn đến quả-mang lại quả, thì hoặc là pháp-hoặc hữu tình-hoặc chú thuật, hoặc là các vị thuốc-hoặc Phật-hoặc Độc giác, hoặc các Thanh văn đến bờ bên kia…, mà có thể làm chướng ngại, khiến cho niệm thứ hai không thể nào hiện tiền, thì điều này là vô lý. Trong này đã nói: không có nên pháp nào nhanh chóng xoay chuyển vượt quá tâm, thì nên biết chính là tâm tương ưng với Khổ pháp trí nhẫn, tâm này chắc chắn nhanh chóng hiện tiền bởi vì không có pháp nào nhanh chóng xoay chuyển vượt quá tâm này. Như Đức Thế tôn nói: “Tỳ kheo nên biết! Ta không thấy nên pháp nào nhanh chóng xoay chuyển giống như tâm, cho đến nói rộng.” Văn kinh 8 ấy, như trong chương Định uẩn sau này sẽ phân biệt rộng ra. Bởi vì Đức Phật nói tân nhanh chóng xoay chuyển vượt qua pháp khác, cho nên Thế đệ nhất pháp không gián đoạn trong sát-na, Khổ pháp trí nhẫn chắc chắn hiện ở trước mắt, do đó pháp này quyết định không lui sụt.
Ở trong nghĩa này lại có phân biệt.
Hỏi: Vì sao Thế đệ nhất pháp pháp chắc chắn không lui sụt?
Đáp: Bởi vì gia hạnh rộng lớn, an trú đầy đủ vững chắc. Gia hạnh rộng lớn, nghĩa là pháp ấy đả quen với Thí-Giới, Văn-Tư-Tu đã thành tựu tốt đẹp, tất cả đem hồi hướng cho giải thoát Niết-bàn mà tâm không có gí đắm trước. Thí chính là bố thí với tâm trang nghiêm. Giới tức là giới biệt giải thoát. Văn đã thành tựu, nghĩa là quyết định chọn văn nghĩa đối với Thánh giáo. Tư đã thành tựu, nghĩa là quán bất tịnh-giữ ý niệm bằng hơi thở, niệm trú-quán ba nghĩa và bảy xứ thiện. Tu đã thành tựu, nghĩa là Noãn-Đảnh và Nhẫn bậc Hạ-bậc Trung. An trú đầy đủ và vững chắc, nghĩa là Nhẫn tăng thượng. Bởi vì Thế đệ nhất pháp có gia hạnh rộng lớn và an trú đầy đủ vững chắc, cho nên chắc chắn không lui sụt. Lại nữa, bởi vì pháp này về sau chứng toàn bộ do kiến mà đoạn đoạn của ba cõi, chứ không phải là đối với ba cõi do kiến mà đoạn đoạn có trở lại lui sụt, vì vậy cho nên không lui sụt. Lại nữa, bởi vì pháp này về sau chứng toàn bộ do kiến mà đoạn đoạn ở cõi Phi tưởng phi phi tưởng, chứ không phải là đối với cõi Phi tưởng phi phi tưởng do kiến mà đoạn đoạn có trở lại lui sụt, vì vậy cho nên không lui sụt. Lại nữa, bởi vì pháp này về sau chắc chắn phát khởi Nhẫn trí, không phải là đối với Nhẫn trí có trở lại lui sụt, vì vậy cho nên không lui sụt. Lại nữa, bởi vì pháp này về sau chắc chắn phát khởi kiến đạo, lấy kiến đạo làm nơi trấn giữ quan trọng, quyết định không có lui sụt đối với kiến đạo, vì vậy cho nên không lui sụt.
Hỏi: Dựa vào luận mà sinh ra luận, vì sao kiến đạo chắc chắn không lui sụt? Đáp: Bởi vì lúc ấy kiến đạo là đạo nhanh chóng chứ không có đạo làm khó dễ, không phải là đạo phát khởi nửa chừng, vì vậy cho nên không lui sụt. Lại nữa, bởi vì hành giả lúc ấy rơi vào kiến đạo, Đại pháp chảy nhanh làm cho trôi giạt theo dòng chảy xiết, không cho phép có thể lùi lại, tâm ấy chậm chạp thì mới có thể lùi lại. Như người rơi vào dòng chảy cuồn cuộn giữa khe núi, bị dòng chảy cuốn trôi không có thể tạm thời dừng lại, hành giả cũng như vậy cho nên không lui sụt. Lại nữa, lui sụt thì khởi lên nhiều phiền não hiện tiền, lúc trú trong kiến đạo vô phú vô ký, thì tâm thiện hữu lậu hãy còn không khởi lên được, huống hồ có thể khởi tâm phiền não, vì vậy cho nên không lui sụt. Lại nữa, bởi vì trú trong kiến đạo, cuối cùng chứng được do kiến mà đoạn đoạn ba cõi, không phải là đối với kiến đã đoạn ba cõi mà có trở lại lui sụt, vì vậy cho nên không lui sụt. Lại nữa, bởi vì trú trong kiến đạo, cuối cùng chứng được do kiến mà đoạn đoạn cõi Phi tưởng phi phi tưởng, không phải là đối với kiến đã đoạn đoạn cõi Phi tưởng phi phi tưởng mà có trở lại lui sụt, vì vậy cho nên không lui sụt. Lại nữa, nếu từ kiến đạo mà có trở lại lui sụt, thì thuận theo kiến đế rồi trở lại không kiến đế, thuận theo đạt được quả rồi trở lại không đạt được quả, thuận theo hiện quán rồi trở lại không hiện quán, thuận theo tiến vào Chánh tánh ly sinh rồi trở lại không tiến vào Chánh tánh ly sinh, thuận theo thành Thánh giả rồi trở lại làm dị sinh, thuận theo trú trong Định rồi trở lại trú trong Bất định tụ, chớ có nhiều sai lầm như vậy! Vì vậy cho nên kiến đạo quyết định không lui sụt.
Có người nói như vậy: Bởi vì thiện căn này chỉ có nên sát-na thì không còn có thể lui sụt nên nửa sát-na được, vì vậy cho nên không lui sụt. Hoặc có người nói: Bởi vì thiện căn này tựa như đạo vô gián chứ không phải là trú trong đạo vô gián có thể có lui sụt, vì vậy cho nên không lui sụt. Lại có người nói: Bởi vì thiện căn này là phần thuận theo thù thắng, chứ không phải là trú trong phần thuận theo thù thắng có thể có lui sụt, vì vậy cho nên không lui sụt. Nhưng mà có ba loại thuận theo phần quyết trạch:
- Phần thuận theo lui sụt.
- Phần thuận theo an trú.
- Phần thuận theo thù thắng.
Nghĩa là thuận theo lui sụt thì gọi là phần thuận theo lui sụt. Nếu thuận theo an trú thì gọi là phần thuận theo an trú. Nếu thuận theo thù thắng thì gọi là phần thuận theo thù thắng. Noãn có đủ ba loại, Đảnh cũng có đủ ba loại. Có người nói: Chỉ có hai, trừ ra phần thuận theo an trú, bởi vì phần vị của Đảnh là ở giữa tiến lên và lui sụt. Nhẫn cũng có hai, trừ ra phần thuận theo lui sụt. Thế đệ nhất pháp chỉ thuận theo phần thù thắng, cho nên phần vị này chắc chắn không có lý nào lui sụt.
Hỏi: ba phần trong này, tất cả đều là thuộc về thiện căn thuận theo phần quyết trạch, cùng với bốn phần đã nói trong chương Định uẩn sau này, có gì sai biệt?
Đáp: Nơi dựa vào đều khác nhau. Nghĩa là pháp này chỉ dựa vào tùy thuận với kiến đạo, toàn bộ lập thành nên loại thuận theo phần quyết trạch. Ở trong nghĩa riêng biệt lại tách ra làm ba loại. Trong chương Định uẩn sau này, toàn bộ dựa vào hữu lậu do tu mà thành thiện, kiến lập bốn phần: Nếu thuận theo lui sụt thì gọi là phần thuận theo lui sụt, nếu thuận theo an trú thì gọi là phần thuận theo an trú, nếu thuận theo thắng tiến thì gọi là phần thuận theo thắng tiến, nếu thuận theo Thánh đạo thì gọi là là phần thuận theo quyết trạch. Vì vậy nơi dựa dựa vào của hai bên đều khác nhau.
Hỏi: Có thể có Thế đệ nhất pháp, duyên với pháp có sở duyên, duyên với pháp không có sở duyên, duyên với pháp có sở duyên và cũng duyên với pháp không có sở duyên, không duyên với pháp có sở duyên cũng không duyên với pháp không có sở duyên chăng?
Đáp: Có. Duyên với pháp có sở duyên, nghĩa là nếu Thế đệ nhất pháp duyên với tâm-tâm sở pháp. Duyên với pháp không có sở duyên, nghĩa là nếu Thế đệ nhất pháp duyên với sắc-tâm bất tương ưng hành. Duyên với pháp có sở duyên cũng duyên với pháp không có sở duyên, nghĩa là nếu Thế đệ nhất pháp duyên với tâm-tâm sở pháp và duyên với sắc-tâm bất tương ưng hành. Không duyên với pháp có sở duyên cũng không duyên với pháp không có sở duyên, nghĩa là Thế đệ nhất pháp tùy tâm chuyển sắc và tùy tâm chuyển tâm bất tương ưng hành.
Hỏi: Có thể có pháp trú trong khoảng nên sát-na, đang được duyên với pháp có sở duyên, là Thế đệ nhất pháp pháp chăng? Duyên với pháp không có sở duyên, là Thế đệ nhất pháp chăng? Duyên với pháp có sở duyên cũng duyên với pháp không có sở duyên, là Thế đệ nhất pháp chăng? Không duyên với pháp có sở duyên cũng không duyên với pháp không có sở duyên, là Thế đệ nhất pháp chăng?
Đáp: Có, đó là lúc trú trong Nhẫn tăng thượng, đang được bốn câu như đã nói ở trên, là Thế đệ nhất pháp.
Hỏi: Có thể có pháp trú trong khoảng nên sát-na, đang được Thế đệ nhất pháp mà không phải là sở duyên của nó chăng? Đang được sở duyên của nó mà không phải là Thế đệ nhất pháp chăng? Đang được Thế đệ nhất pháp và sở duyên của nó chăng? Không phải đang được Thế đệ nhất pháp và sở duyên của nó chăng?
Đáp: Có, lúc trú trong Nhẫn tăng thượng. Nên làm thành bốn câu phân biệt về điều này tạm thời dựa vào vị trí định, tiến vào Chánh tánh ly sinh, lúc trú trong Nhẫn tăng thượng:
1. Đang được Thế đệ nhất pháp mà không phải là sở duyên của nó, nghĩa là Vị chí định đã thâu nhiếp, trong Thế đệ nhất pháp trừ ra duyên đang hiện tại trước mắt đã dựa vào Thế đệ nhất pháp, các duyên của cảnh còn lại Thế đệ nhất pháp.
2. Đang được sở duyên của nó mà không phải là Thế đệ nhất pháp, nghĩa là năm địa phía trên đã thâu nhiếp, trong Thế đệ nhất pháp có duyên đang hiện tại trước mắt đã dựa vào Thế đệ nhất pháp.
3. Đang được Thế đệ nhất pháp và sở duyên của nó, nghĩa là Vị chí định đã thâu nhiếp, trong Thế đệ nhất pháp có duyên đang hiện tại trước mắt đã dựa vào Thế đệ nhất pháp.
4. Không phải đang được Thế đệ nhất pháp và sở duyên của nó, nghĩa là năm địa phía trên đã thâu nhiếp, trong Thế đệ nhất pháp trừ ra duyên đang hiện tại trước mắt đã dựa vào Thế đệ nhất pháp, các duyên của cảnh còn lại là Thế đệ nhất pháp. Như dựa vào Vị chí định, tiến vào Chánh tánh ly sinh, lúc trú trong Nhẫn tăng thượng, làm thành bốn câu phân biệt này; dựa vào năm địa phía trên, tiến vào Chánh tánh ly sinh, lúc trú trong Nhẫn tăng thượng, nên biết cũng như vậy.
Hỏi: Có thể có thành tựu Thế đệ nhất pháp, mà không thành tựu pháp ly hệ (lìa khỏi sự ràng buộc) ấy được chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:
1. Thành tựu Thế đệ nhất pháp mà không thành tựu pháp ly hệ ấy được, nghĩa là nếu dựa vào địa này, tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì lúc ấy chưa lìa nhiễm của địa này.
2. Thành tựu pháp ly hệ ấy được mà không thành tựu Thế đệ nhất pháp, nghĩa là nếu dựa vào địa này, tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì lúc ấy mạng chung sinh lên địa phía trên.
3. Thành tựu Thế đệ nhất pháp cũng thành tựu pháp ly hệ ấy được, nghĩa là nếu dựa vào địa này tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì lúc ấy đã lìa nhiễm của cõi này mà không mạng chung sinh lên địa phía trên.
4. Không thành tựu Thế đệ nhất pháp cũng không thành tựu pháp ly hệ ấy được, nghĩa là nếu chưa có năng lực tiến vào phần vị Chánh tánh ly sinh, có nơi khác dựa vào thì lúc ấy đạt được pháp ly hệ hữu lậu. Phân biệt mà nói như vậy.
Hỏi: Có thể Thánh giả thành tựu Thế đệ nhất pháp, mà không thành tựu pháp ly hệ ấy được chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:
1. Thành tựu Thế đệ nhất pháp mà không thành tựu pháp ly hệ ấy được, nghĩa là nếu dựa vào địa này tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì lúc ấy chưa lìa nhiễm của địa này.
2. Thành tựu pháp ly hệ ấy được mà không thành tựu Thế đệ nhất pháp, nghĩa là nếu dựa vào địa này tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì lúc ấy mạng chung sinh lên địa phía trên theo thứ tự.
3. Thành tựu Thế đệ nhất pháp cũng thành tựu pháp ly hệ ấy được, nghĩa là nếu dựa vào địa này tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì lúc ấy đã lìa nhiễm của địa này, không mạng chung sinh lên địa phía trên.
4. Không thành tựu Thế đệ nhất pháp cũng không thành tựu pháp ly hệ ấy được, nghĩa là nếu dựa vào địa này tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì lúc ấy mạng chung vượt qua thứ tự lên địa phía trên, sinh lên các địa phía trên còn lại, có nơi khác dựa vào tất cả Thế đệ nhất pháp, và lúc ấy đạt được tất cả các pháp ly hệ. Phân biệt mà nói như vậy.
Hỏi: Có thể có thành tựu Thế đệ nhất pháp mà không thành tựu pháp ly hệ ấy được chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt. Câu thứ nhất, nghĩa là nếu dựa vào Vị chí định, hoặc tĩnh lự thứ nhất và tĩnh lự trung gian, tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì lúc ấy chưa lìa nhiễm của tĩnh lự thứ nhất. Câu thứ hai, nghĩa là nếu dựa vào địa này tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì lúc ấy mạng chung sinh lên địa phía trên, nếu chưa đạt được Thế đệ nhất pháp, thì sinh vào cõi Dục-Sắc rồi, lìa nhiễm của tĩnh lự thứ nhất, và sinh lên Không vô biên xứ. Câu thứ ba, nghĩa là nếu dựa vào địa này tiến vào Chánh tánh ly sinh rồi, thì lìa nhiễm của tĩnh lự thứ nhất, không mạng chung sinh lên địa phía trên. Câu thứ tư, nghĩa là trừ ra các tướng trước.
Trong này, Tôn giả phân biệt bảy phần về Thế đệ nhất pháp, nghĩa là phần thứ nhất thế nào là Thế đệ nhất pháp, cho đến phần thứ bảy là Thế đệ nhất pháp nên nói có lui sụt hay không lui sụt. Trong đó, ba phần trước là luận về căn bản, bốn phần sau là dựa vào luận mà sinh ra luận. Thế đệ nhất pháp dựa vào bảy phần này, phân biệt biểu hiện rõ ràng, thật là sáng tỏ.
Thế nào là Đảnh, cho đến nói rộng.
Hỏi: Trước hết cần phải nói về Noãn, sau mới nói về Đảnh, ở đây trước hết nói đến Đảnh là như thế nào?
Đáp: Như trước đã nói, trong này nói ngược lại với thứ tự các pháp tịnh nhiễm trong thân dị sinh, cho nên trước nói về Đảnh, sau mới nói đến Noãn.
Hỏi: Nếu vậy thì trong này nên trước tiên nói về Nhẫn, tại sao ở đây lại vượt qua mà nói về Đảnh vậy?
Đáp: Trước đã nói về Nhẫn mà không hiển bày rõ ràng, nghĩa là trước đã nói nếu đảm nhận được, thì trước tiên thuận theo không phải là Thế đệ nhất pháp, sau đó mới là Thế đệ nhất pháp. Trước ấy là gì? Đó là Nhẫn tăng thượng. Đã nói Nhẫn rồi, cho nên bây giờ nói về Đảnh.
Hỏi: Tại sao Tôn giả lại che kín tướng nói về Nhẫn, mà không
hiển bày rõ ràng nói rộng về Nhẫn vậy?
Đáp: Cũng thuận theo hiển bày rõ ràng nói rộng về tướng của Nhẫn, đó là thế nào là Nhẫn, tại sao gọi là Nhẫn, Nhẫn nên nói hệ thuộc cõi nào, và dựa vào luận mà sinh ra luận, đều cần phải nói rộng ra.
Hỏi: Nhưng mà không nói đến, là có ý gì chăng?
Đáp: Là người luận có ý muốn như vậy, nghĩa là người soạn luận tùy theo ý muốn của mình, hoặc là biểu hiện-hoặc ẩn kín, hoặc mở rộng-hoặc tóm lược mà soạn ra luận này, không cần phải đưa ra vặn hỏi. Trong này, Tôn giả hiển bày rõ ràng nói rộng về Thế đệ nhất pháp, ẩn kín mà nói lược về Nhẫn, đối với Đảnh và Noãn biểu hiện tóm lược mà nói. Có Sư khác nói: Nếu trong kinh biểu hiện rõ ràng mà nói, thì ở đây Tôn giả làm sáng tỏ rõ ràng mà nói, Nhẫn ở trong kinh không nói rõ ràng, cho nên ở đây che kín tướng mà nói.
Hỏi: Há không phải trong kinh nói rõ ràng về Nhẫn hay sao? Như Đức Thế Tôn nói: “Nếu có nên loại chúng sinh có sẳn sáu pháp, thì ở trong pháp hiện tại, chắc chắn không có thể lìa xa phiền não được, ở trong các pháp không có thể phát sinh pháp nhãn thanh tịnh. Sao nói là sáu pháp?
Đáp: Đó là:
- Không thích nghe pháp.
- Tuy nghe thuyết pháp mà không lắng tai để nghe.
- Tuy lắng tai nghe mà tâm không an trú thực hành theo giáo pháp.
- Đối với thiện pháp chưa chứng không chịu khó cầu chứng.
- Đối với thiện pháp đã chứng không chịu khó giữ gìn.
- Không thành tựu thuận với Nhẫn. Nên biết phẩm loại thanh tịnh trái ngược nhau với điều này.”
Hỏi: Nhẫn ở kinh này đã nói rõ ràng dễ thấy, tại sao Tôn giả che kín tướng mà nói vậy?
Đáp: Điều ấy nói như vậy, trong kinh tuy nói thuận với Nhẫn, mà không nói thuận với Nhẫn của Đế, cho nên không phải là nói rõ ràng. Hỏi: Thuận với Nhẫn và thuận với Nhẫn của Đế, có gì sai biệt?
Đáp: Nghĩa không có gì khác nhau, nên biết rằng cách nói trước là hợp lý.
Hỏi: Dựa vào luận mà sinh ra luận, tại sao chỉ có Nhẫn này gọi là thuận với Đế, chứ không phải là Noãn-Đảnh?
Đáp: Cũng cần phải nói đến thuận với Noãn của Đế-thuận với Đảnh của Đế, nhưng mà không nói đến, thì nên biết rằng đây là có cách nói khác, bởi vì nghĩa đều có. Lại nữa, nói thuận với Đế, nghĩa là hết sức tùy thuận với Thánh đế hiện quán, Nhẫn hết sức tùy thuận với Thánh đế hiện quán, Noãn và Đảnh thì không như vậy, cho nên chỉ nói đến Nhẫn. Lại nữa, Nhẫn sát bên cạnh Kiến đạo, Noãn và Đảnh thì không như vậy. Lại nữa, Nhẫn và Kiến đạo tương tự nhau, Noãn-đảnh thì không như vậy, nghĩa là phần vị Kiến đạo chỉ có pháp niệm trú luôn luôn hiện tại trước mắt, phần vị Nhẫn cũng như vậy; Noãn và Đảnh thì không như vậy, nghĩa là hai pháp kia ở phần vị ban đầu tuy chỉ khởi lên pháp niệm trú, mà phần vị tiến lên thêm cũng có thể khởi lên ba niệm trú còn lại. Lại nữa, phần vị Nhẫn chắc chắn có ý thích không rời khỏi mà hướng về tiến vào Thánh đạo, Noãn và Đảnh thì không như vậy. Lại nữa, hành giả tu quán, ở trong phần vị Nhẫn thích quán riêng biệt về Đế, ở trong phần vị Đảnh thích quán riêng biệt về Đảo, ở trong phần vị Noãn thích quán riêng biệt về uẩn. Lại nữa, Noãn ngăn lại ngu si bậc Hạ duyên với Đế, Đảnh ngăn lại ngu si bậc Trung duyên với Đế, Nhẫn ngăn lại ngu si bậc Thượng duyên với Đế. Lại nữa, Noãn ngăn chặn ngu si thô thiển duyên với Đế, Đảnh ngăn chặn ngu si trung bình duyên với Đế, Nhẫn ngăn chặn ngu si vi tế duyên với Đế. Lại nữa, Noãn khởi lên sáng suốt bậc hạ duyên với Đế, Đảnh khởi lên sáng suốt bậc Trung duyên với Đế, Nhẫn khởi lên sáng suốt bậc Thượng duyên với Đế. Lại nữa, Noãn khởi lên sáng suốt thô thiển duyên với Đế, Đảnh khởi lên sáng suốt trung bình duyên với Đế, Nhẫn khởi lên sáng suốt vi tế duyên với Đế. Lại nữa, Noãn có được niềm tin bậc hạ duyên với Đế, Đảnh có được niềm tin bậc Trung duyên với Đế, Nhẫn có được niềm tin bậc Thượng duyên với Đế. Lại nữa, Noãn có được niềm tin thô thiển duyên với Đế, Đảnh có được niềm tin trung bình duyên với Đế, Nhẫn có được niềm tin vi tế duyên với Đế. Lại nữa, Noãn khởi lên sáng suốt bậc Hạ duyên với Đế, Đảnh khởi lên sáng suốt bậc Trung duyên với Đế, Nhẫn khởi lên sáng suốt bậc Thượng duyên với Đế. Lại nữa, Noãn khởi lên sáng suốt thô thiển duyên với Đế, Đảnh khởi lên sáng suốt trung bình duyên với Đế, Nhẫn khởi lên sáng suốt vi tế duyên với Đế. Lại nữa, Noãn có được niềm tin bậc Hạ duyên với Đế, Đảnh có được niềm tin bậc Trung duyên với Đế, Nhẫn có được niềm tin bậc Thượng duyên với Đế. Lại nữa, Noãn có được niềm tin thô thiển duyên với Đế, Đảnh có được niềm tin trung bình duyên với Đế, Nhẫn có được niềm tin vi tế duyên với Đế.
Lại nữa, bởi vì trong phần vị Nhẫn, có lúc dùng mười sáu hành tướng mà quán sát Thánh đế, có lúc dùng mười hai hành tướng mà quán sát Thánh đế, có lúc dùng tám hành tướng mà quán sát Thánh đế, có lúc dùng bốn hành tướng mà quán sát Thánh đế; trong phần vị Noãn- Đảnh, chỉ dùng mười sáu hành tướng mà quán sát Thánh đế. Lại nữa, bởi vì trong phần vị Nhẫn không có tác ý xen tạp, nhưng trong phần vị NoãnĐảnh thì có tác ý xen tạp. Nghĩa là trong phần vị Noãn-Đảnh, liên tục nhiều lần khởi lên thiện tâm cõi Dục quán về khổ của cõi Dục, làm cho xen tạp rồi, lại có thể dẫn dắt thiện căn này hiện tiền, phần vị Nhẫn thì không như vậy. Lại nữa, bởi vì trong phần vị Nhẫn chỉ tác ý riêng biệtquán các Đế riêng biệt, trong phần vị Noãn-Đảnh thì không như vậy, nghĩa là phần vị Noãn-Đảnh tuy tác ý riêng biệt mà quán các Đế riêng biệt; nhưng ở trung gian lại tu toàn bộ các hành tướng-quán toàn bộ các Đế, nghĩa là quán toàn bộ các pháp hữu lậu đều là khổ, quán tất cả các hành đều là vô thường, quán tất cả các pháp đều là Không-Vô ngã, chỉ có quán Niết-bàn là tịch tĩnh chân thật. Lại nữa, bởi vì trong phần vị Nhẫn có thời gian nối tiếp nhau mà có nên sát-na quán về Thánh đế; trong phần vị Noãn-Đảnh chỉ có nối tiếp nhau quán về Thánh đế. Lại nữa, bởi vì trong phần vị Nhẫn dần dần lượt qua quán về Đế, cuối cùng có thể tùy thuận hướng đến với Niết-bàn, như đi đến phương khác lấy nhiều để đổi ít; trong phần vị Noãn-Đảnh thì không như vậy.
Bởi vì các loại nhân duyên như vậy, cho nên Nhẫn gọi là thuận với Đế, Noãn và Đảnh thì không như vậy.
Hỏi: Thế đệ nhất pháp tại sao không thành lập tên gọi thuận với Đế?
Đáp: Tuy rằng phần vị này tất cả đều là thù thắng, nhưng không quán sát tất cả đối với bốn Đế, cho nên không thành lập tên gọi thuận với Đế.
Hỏi: Nhẫn là bao nhiêu niệm trú?
Đáp: Hiện tại chỉ có nên, xen lẫn duyên với pháp niệm trú; vị lai có đủ bốn giống như Kiến đạo.
Hỏi: Nhẫn làm bao nhiêu duyên?
Đáp: Làm bốn duyên, đó là nhân duyên-đẳng vô gián duyên-sở duyên duyên và tăng thượng duyên. Làm nhân duyên, nghĩa là cùng với nó tương ưng đều có các pháp đồng loại làm nhân duyên. Làm đẳng vô gián duyên, nghĩa là cùng với Thế đệ nhất pháp làm đẳng vô gián duyên. Làm sở duyên duyên. Làm tăng thượng duyên, nghĩa là trừ ra tự tánh, cùng với tất cả các pháp hữu vi khác làm tăng thượng duyên.
Hỏi: Nhẫn có mấy duyên?
Đáp: Có bốn duyên. Có nhân duyên, nghĩa là pháp này tương ưng đều có pháp đồng loại. Có đẳng vô gián duyên, nghĩa là đã phát sinh Đảnh pháp. Có sở duyên duyên, nghĩa là bốn Thánh đế. Có Tăng thượng duyên nghĩa là trừ ra tự tánh, còn lại tất cả pháp.
Hỏi: Nhẫn nên nói là hệ thuộc cõi nào?
Đáp: Nên nói là chỉ hệ thuộc cõi Sắc.
Hỏi: Nhẫn nên nói là có tầm-có tứ, không có tầm-chỉ có tứ hay là không có tầm-không có tứ?
Đáp: Nên nói cả ba loại.
Hỏi: Nhẫn nên nói là tương ưng với Lạc căn, tương ưng với Hỷ căn hay là tương ưng với Xã căn?
Đáp: Nên nói là tương ưng với ba căn.
Hỏi: Nhẫn nên nói là nên tâm hay nhiều tâm?
Đáp: Nên nói là hoặc nhiều tâm-hoặc nên tâm, bởi vì Nhẫn tăng thượng trong nên sát-na.
Hỏi: Nhẫn nên nói là lui sụt hay là không lui sụt?
Đáp: Nên nói là không lui sụt. Những nghĩa như vậy, dựa theo trước đã nói về Thế đệ nhất pháp, như lý cần phải biết!
Hỏi: Duyên vào Nhẫn của Đế nào sau đó mới tiến vào Chánh tánh ly sinh?
Đáp: Có người nói như vậy: Duyên vào Nhẫn của Đạo đế sau đó mới tiến vào Chánh tánh ly sinh.
Hỏi: Nếu như vậy sao nói là hành tướng sở duyên, không trở thành trái ngược? Nếu như trái ngược, thì tại sao không cùng tiến vào Chánh tánh ly sinh mà lại gây ra khó dễ?
Đáp: Đây là đối với hành tướng sở duyên, tuy có trái ngược, nhưng mà đối với tiến vào Chánh tánh ly sinh thì không gây ra khó dễ. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì đã luyện tập thành thói quen, nghĩa là hành giả tu tập đối với sự luyện tập thành thói quen này đã trở thành con đường tự tại hiện tiền. Như trong Kiến đạo, duyên vào Nhẫn trí của cõi Dục, sau đó duyên vào Nhẫn trí của Hữu Đảnh hiện tại trước mắt; duyên vào Nhẫn trí của Hữu Đảnh, sau đó duyên vào Nhẫn trí của cõi Dục hiện tại trước mắt; duyên vào hành tướng của khổ đế, sau đó duyên vào hành tướng của Tập đế hiện tại trước mắt; duyên vào hành tướng của Tập đế, sau đó duyên vào hành tướng của Diệt đế hiện tại trước mắt. Những hành tướng sở duyên này tuy có trái ngược, nhưng không gây ra khó dễ đối với hiện quán, bởi vì đã luyện tập thành thói quen cho nên Nhẫn này cũng như vậy. Nếu nói như vậy thì duyên vào Nhẫn của Đạo đế, sau đó tiến vào Chánh tánh ly sinh, sẽ có ba tâm. Cùng nên sở duyên và cùng nên hành tướng, đó là Thế đệ nhất pháp và Khổ pháp trí nhẫn, khổ pháp trí tương ưng với hai tâm. Cùng nên hành tướng nhưng không cùng nên sở duyên, đó là khổ loại trí nhẫn, Khổ loại trí tương ưng với hai tâm. Cùng nên sở duyên nhưng không cùng nên hành tướng, đó là Tập pháp trí nhẫn, Tập pháp trí tương ưng với tâm còn lại, không cùng sở duyên và không cùng nên hành tướng.
Nói như vậy là duyên vào Nhẫn của khổ đế, sau đó tiến vào Chánh tánh ly sinh. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì đạo là thiện căn vô lậu, có thế mạnh to lớn, tuy sở duyên và hành tướng có trái ngược, nhưng không gây ra khó dễ đối với hiện quán. Nhẫn là thiện căn hữu lậu, không có thế mạnh to lớn, nếu sở duyên và hành tướng có trái ngược, thì đối với lúc tiến vào Chánh tánh ly sinh sẽ gây ra khó dễ. Vì vậy hành giả tu tập trú trong phần vị Nhẫn, với sở duyên và hành tướng trước mở rộngsau lược bớt, từ đó có thể tiến vào Chánh tánh ly sinh. Nghĩa là trước kia dùng bốn hành tướng quán về khổ cõi Dục, sau đó dùng bốn hành tướng quán về khổ cõi Sắc-Vô sắc; tiếp đó dùng bốn hành tướng quán về nhân của các hành cõi Dục, tiếp đó dùng bốn hành tướng quán về nhân của các hành cõi Sắc-Vô sắc; tiếp theo dùng bốn hành tướng quán về diệt của các hành cõi Dục, tiếp theo dùng bốn hành tướng quán về diệt của các hành cõi Sắc-Vô sắc; tiếp đến dùng bốn hành tướng quán về đạo của các hành cõi Dục, sau đó dùng bốn hành tướng quán về đạo của các hành cõi Sắc-Vô sắc. đầy đủ như vậy gọi là Nhẫn bậc Hạ. Từ đây về sau dần dần lược bớt, nghĩa là lại dùng bốn hành tướng, trước tiên quán về khổ của cõi Dục, sau đó quán về khổ của cõi Sắc-Vô sắc, cho đến cuối cùng quán về đạo của các hành cõi Dục, lần lần giảm bỏ quán về đạo của các hành cõi Sắc-Vô sắc. lại dùng bốn hành tướng, trước tiên quán về khổ của cõi Dục, sau đó quán về khổ của cõi SắcVô sắc, cho đến cuối cùng quán về diệt của các hành cõi Sắc-Vô sắc, từng bước lược bỏ quán về đạo của tất cả các hành. Lại dùng bốn hành tướng, trước tiên quán về khổ của cõi Dục, sau đó quán về khổ của cõi Sắc-Vô sắc, cho đến cuối cùng quán về diệt của các hành cõi Dục, từng bước lược bỏ quán về diệt của các hành cõi Sắc-Vô sắc. Lại dùng bốn hành tướng, trước tiên quán về khổ của cõi Dục, sau đó quán về khổ của cõi Sắc-Vô sắc, cho đến cuối cùng quán về nhân của các hành cõi Sắc-Vô sắc, từng bước lược bỏ quán về diệt của tất cả các hành. Lại nữa, dùng bốn hành tướng, trước tiên quán về khổ của cõi Dục, sau đó quán về khổ của các cõi Sắc-Vô sắc, cuối cùng quán về nhân của các hành cõi Dục, từng bước lược bỏ quán về nhân của các hành cõi Sắc-Vô sắc. lại dùng bốn hành tướng, trước tiên quán về khổ của cõi Dục, sau cuối quán về khổ của cõi Sắc-Vô sắc, từng bước lược bỏ quán về nhân của tất cả các hành. Lại dùng bốn hành tướng, quán về khổ của cõi Dục, từng bước lược bỏ quán về khổ của cõi Sắc-Vô sắc. Lúc ấy đối với khổ của cõi Dục, dùng bốn hành tướng quán sát nối tiếp nhau, lại từng bước lược bỏ, cho đến quán sát nên hành tướng với hai sát-na, như Khổ pháp trí nhẫn và Khổ pháp trí. Đến phần vị này gọi là Nhẫn bậc Trung. Lúc ấy lại đối với Khổ của cõi Dục, quán sát trong nên sát-na như Khổ pháp trí nhẫn, đây gọi là Nhẫn bậc Thượng. Từ đây không gián đoạn, lại trong nên sát-na quán về khổ của cõi Dục, gọi là Thế đệ nhất pháp. Từ đây không gián đoạn, sinh ra Khổ pháp trí nhẫn, lần lượt cho đến sinh ra Đạo loại trí.
Ví như có người, muốn từ nước mình đến nước khác, có nhiều tài sản không thể nào mang đi được, liền lấy đổi thành tiền mà vẫn còn chê là tiền nhiều quá. Lại lấy tiền đổi thành vàng mà vẫn còn chê là vàng nặng quá. Lại lấy vàng trao đổi ngọc quý báu có giá trị to lớn, mang ngọc quý báu này tùy ý mà đi khắp nơi. Hành giả cũng như vậy, trước tiên quán sát rộng về các Đế trên-dưới, sau đó từng bước lược bỏ, cho đến chỉ dùng nên sát-na tâm, quán về khổ của cõi Dục, tiếp đến sinh ra Thế đệ nhất pháp, tiếp tục sinh ra Khổ pháp trí nhẫn, lần lược cho đến sinh ra Đạo loại trí.
Nếu nói như vậy thì duyên vào Nhẫn của khổ đế, sau đó tiến vào Chánh tánh ly sinh, sẽ có bốn tâm. Cùng nên sở duyên và cùng nên hành tướng, đó là Nhẫn tăng thượng-Thế đệ nhất pháp và Khổ pháp trí nhẫn, Khổ pháp trí tương ưng với hai tâm. Cùng nên hành tướng mà không cùng nên sở duyên, đó là Khổ loại trí nhẫn, Khổ loại trí tương ưng với hai tâm. Cùng nên sở duyên mà không cùng nên hành tướng, đó là Tập pháp trí nhẫn, Tạp pháp trí tương ưng với tâm còn lại, không cùng nên sở duyên và không cùng nên hành tướng.
Hỏi: Thế đệ nhất pháp cũng có ba phẩm như Nhẫn chăng?
Đáp: Trong nên tâm nối tiếp nhau thì không có, trong nhiều tâm nối tiếp nhau thì có. Nghĩa là chủng tánh Phật là phẩm Thượng, chủng tánh Độc giác là phẩm Trung, chủng tánh Thanh văn là phẩm Hạ. Dựa vào sáu chủng tánh, ba căn cũng nói như vậy.
*****
Hỏi: Thế nào là Đảnh?
Đáp: Bởi vì như đỉnh núi, nghĩa là giống như đỉnh núi thì người không ở lại lâu được; nếu không có các nạn thì vượt qua núi này, tiếp tục đi đến núi khác; nếu có những tai nạn thì quay lại đi xuống phía dưới. Như vậy, hành giả tiến vào trong phần vị Đảnh chắc chắn không an trú lâu dài, nếu không có các nạn thì tiến lên đến Nhẫn, nếu có những hoạn nạn thì trở lại lùi vào an trú trong Noãn. Có người nói: Pháp này nên gọi là Hạ, bởi vì Đảnh là thấp nhất, thuận theo phần quyết trạch thì Noãn là pháp bậc Thượng. Có người nói: Đảnh này nên gọi là Trung, bởi vì ở giữa Noãn phía dưới và Nhẫn phía trên.
Tôn giả Diệu Âm đưa ra cách nói như vậy: “Thuận theo phần quyết trạch tổng quát có hai loại:
- Hệ thuộc cõi Dục.
- Hệ thuộc cõi Sắc.
Trong hệ thuộc cõi Dục, hạ thì gọi là Noãn, thượng thì gọi là Đảnh. Trong hệ thuộc cõi Sắc, hạ thì gọi là Nhẫn, Thượng thì gọi là Thế đệ nhất pháp. Pháp này thù thắng ở trong phần thuận quyết trạch của cõi Dục, cho nên gọi là Đảnh. Pháp kia không nên nói như vậy. Bốn pháp này đều là phạm vi của định-phạm vi của tu, tướng thực hành Thánh hạnh, là pháp của cõi Sắc. Cần phải nói như vậy: Thuận theo phần quyết trạch tổng quát có hai loại, nên là có thể lui sụt, hai là không thể lui sụt. Trong phần có thể lui sụt, Hạ thì gọi là Noãn, Thượng thì gọi là Đảnh. Trong phần không thể lui sụt, hạ thì gọi là Nhẫn, Thượng thì gọi là Thế đệ nhất pháp. Pháp này thù thắng ở trong phần thuận quyết trạch có thể lui sụt, cho nên gọi là Đảnh.”
Hỏi: Vì sao Tín này lại gọi là nhỏ bé?
Đáp: Tôn giả Diệu Âm đưa ra cách nói như vậy: “Cõi Dục gọi là nhỏ bé, bởi vì thấp kém. Pháp này thuộc về cõi Dục cho nên gọi là nhỏ bé.” Có người nói Tí này nên gọi là dị lượng (tùy theo sai khác). Lượng có nghĩa là quyết định tín thuận ấn khả, cho nên gọi là lượng. Noãn là thứ nhất-Đảnh là thứ hai; pháp này khác với trước, cho nên gọi là dị lượng. Có người nói Tín này nên gọi là thiểu lượng (chút ít), bởi vì không an trú lâu dài trong phần vị đảnh, như hạt sương treo trên cành cây không tồn tại được lâu. Cần phải nói như vậy: Pháp Đảnh này chỉ nên gọi là niềm tin nhỏ bé, bởi vì thuộc về phần vị có thể lui sụt thích quán về Tam bảo. Trong này, đối với Phật-Tăng phát sinh niềm tin nhỏ bé, là nói đến Tín duyên với Đạo đế; đối với Pháp phát sinh niềm tin nhỏ bé, là nói về Tín duyên với Diệt đế.
Hỏi: Thiện căn Đảnh này dùng đầy đủ mười sáu hành tướng, duyên với bốn Thánh đế, tại sao trong này chỉ nói duyên với Diệt-Đạo đế chứ không có khổ-Tập vậy?
Đáp: Bởi vì dựa vào thù thắng mà nói, nghĩa là trong bốn Đế thì Diệt-Đạo là thù thắng vượt khỏi sanh tử. Lại nữa, Diệt-Đạo là hai Đế thanh tịnh vô cấu, xa lìa lỗi lầm, là pháp vi diệu, là điều đáng tin tưởng, là nơi phát sinh niềm tin, là nơi quay về nương tựa, cho nên chỉ nói đến hai Đế này. Lại nữa, hai đế Diệt-Đạo, không chỉ là đáng tin cậy mà cũng là đáng mong cầu, bởi vì khó có thể chứng được và rất vui mừng; Khổ-Tập thì không như vậy cho nên không nói đến. Lại nữa, bởi vì làm cho người được hóa độ sinh tâm tin tưởng vui thích. Nếu Đức Phật vì họ mà nói về Khổ-Tập đế, thì họ dấy lên nghĩ rằng: Mình từ vô thỉ đến nay, vì phiền não ác hạnh kém cỏi này, mà dẫn đến nhẫn chịu quả báo bức bách nhiễu loạn. Lẽ nào có thể tin tưởng vui thích? Nếu nói về Diệt-Đạo, thì hết sức tin tưởng vui thích, không muốn rời bỏ. Vì vậy, ở trong này chỉ nói về Diệt-Đạo.
Có người nói đối với Phật-Tăng phải phát sinh niềm tin nhỏ bé, là nói đến Tín duyên với Đạo đế; đối với Pháp phát sinh niềm tin nhỏ bé, là nói đến Tín duyên với ba đế, bởi vì Đảnh duyên đầy đủ với bốn Thánh đế.
Hỏi: Duyên với Diệt-Đạo đế có thể như vậy, là điều đáng tin tưởng, là nơi phát sinh niềm tin, là nơi quay về nương tựa, cho nên cần phải tin tưởng vui thích; duyên với Khổ-Tập đế tại sao có thể như vậy, phiền não ác hạnh mà dẫn đến nhận chịu quả báo, giống như phân dơ rất đáng lo sợ chán ngán, không nên ở trong đó sinh tâm tin tưởng vui thích mới phải?
Đáp: Tín có hai loại:
- Tin tưởng thích hợp.
- Tin tưởng vui thích.
Đối với Diệt-đế có đủ hai loại Tín, đối với Khổ-Tập đế tuy không có sự tin tưởng vui thích mà có sự tin tưởng thích hợp, cho nên duyên với Khổ-Tập cũng phát sinh niềm tin. Như người đào đất cầu mong có nước hoặc có báu vật, có đủ hai loại tin tưởng: 1-Tin tưởng thích hợp, nghĩa là tin tưởng trong lòng đất có nước và vật báu; 2-Tin tưởng vui thích, nghĩa là tin tưởng nước và vật báu đều là những thứ thật đáng vui thích.
Hiếp Tôn giả nói: “Bởi vì lo sợ chán ngán Khổ-tập cho nên ca ngợi Diệt-Đạo. Nghĩa là Diệt-Đạo này vắng lặng tuyệt vời, ngăn chặn và đối trị các pháp thấp kém hèn mọn dơ bẩn của Khổ-Tập. Như người bị gió mưa bức bách khổ não cho nên ca ngợi và tán thán nhà cửa. Vì vậy đối với bốn đế đều có thể phát sinh niềm tin. Nhưng đối với Đạo đế, cũng không phải là tất cả có hai loại Tín. Đó là tùy tín hành, đối với đạo của tùy pháp hành, có đủ hai loại Tín, nghĩa là tin tưởng thích hợp với pháp ấy, tin tưởng vui thích với pháp ấy. Tùy pháp hành đối với đạo của tùy tín hành, chỉ có nên Tín, nghĩa là tin tưởng thích hợp với pháp ấy, nhưng không tin tưởng vui thích với pháp ấy. Tín thắng giải, đối với đạo của Kiến chí, có đủ hai loại Tín. Kiến chí đối với đạo của Tín thắng giải, chỉ có nên Tín. Thời giải thoát, đối với đạo của Bất thời giải thoát, có đủ hai loại Tín. Bất thời giải thoát , đối với đạo của Thời giải thoát, chỉ có nên Tín. Phật đối với đạo của Phật có đủ hai loại Tín, đối với đạo của Nhị thừa chỉ có nên Tín. Độc giác đối với hai đạo có đủ hai loại Tín, đối với đạo của Thanh văn chỉ có nên Tín. Thanh văn đối với ba đạo đều có đủ hai loại Tín.” Trong này, Tôn giả muốn làm cho nghĩa trước được thành lập, vì vậy lại dẫn chứng trong kinh: “Như Đức Thế Tôn nói kệ cho Ba-la-diễn-noa Ma-nạp-bà rằng:
Nếu đối với Phật-Pháp-Tăng, sinh khởi niềm tin rất bé nhỏ,
Này Nho Đồng nên biết người ấy, gọi là đã đạt được Đảnh pháp.”
Hỏi: Thiện căn Đảnh này có mười sáu hành tướng quán sát bốn Thánh đế, tại sao Đức Thế tôn nói cho Nho Đồng (Ma-nạp-bà) là tin theo Tam bảo?
Đáp: Bởi vì Nho Đồng đối với Tam bảo, vì ngu si mê hoặc mà không tin, nhưng Tam bảo thì hiếm có, khó có thể gặp được, muốn làm cho tin hiểu rõ ràng, cho nên nói kệ cho biết. Có người nói Nho Đồng kia bị khổ làm cho bức bách, mong cầu thoát ra mà phải đi đến Đức Phật , nói bài tụng này:
“Các chúng sinh bị khổ đau luôn bức bách, không biết thoát ra mà phải đi đến Phật,
Chỉ nguyện dạy cho cách trừ diệt lo sợ, như bị nóng giày bước vào hồ mát.”
Cần phải thoát khỏi đau khổ thì không gì hơn được Tam bảo, cho nên Đức Phật dạy cho biết tin tưởng đối với Tam Bảo. Có người nói muốn làm cho chúng sinh được hóa độ ở trong Phật pháp hết sức sinh tâm tin tưởng sâu nặng, cho nên Đức Phật dạy cho biết phát sinh niềm tin nhỏ bé đối với Phật-Pháp-Tăng. Nếu Đức Phật dạy cho biết về bốn Thánh đế, thì chúng sinh đã được hóa độ sẽ dấy lên nghĩa rằng: Chúng con đâu sử dụng niềm tin sâu nặng làm gì, phiền não ác hạnh và kiến chấp điên đảo như vậy, vì Khổ-Tập đế mà dẫn đến nhận chịu quả báo? Nếu Đức Phật dạy cho biết về Phật-Pháp-Tăng bảo, thì họ sẽ vô cùng vui mừng, phát sinh niềm tin hết sức sâu nặng. Có người nói tùy theo hành giả tu tập vui với sự quán sát tách biệt, nghĩa là hành giả tu tập ở trong phần vị Noãn vui với sự quán sát tách biệt về Uẩn, ở trong phần vị Đảnh vui với sự quán sát tách biệt về Tam Bảo, ở trong phần vị Nhẫn vui với sự quán sát tách biệt về Đế. Vì vậy đối với phần vị Đảnh mà nói đến niềm tin Tam Bảo.
Như Đức Thế Tôn bảo với A-nan-đà rằng: “Nay Ta vì các ông, nói về Đảnh và Đảnh đọa (lui sụt phần vị Đảnh). Nghĩa là đệ tử bậc Thánh, đối với năm thủ uẩn, dấy khởi thực hiện quán sát suy nghĩ trong pháp hữu vi duyên sinh, pháp này là Vô thường-Khổ-Không-Vô ngã. Người ấy ngay vào lúc quán sát suy nghĩ như vậy, đã có Nhẫn-có Kiến, có mong muốn vui thích-có hiểu biết thực hành, có Nhẫn suy xét kỹ lưỡng về cách nhìn, như vậy gọi là Đảnh.”
Hỏi: Tại sao Đức Thế tôn, vì Bà-la-diễn-noa thì nói Tín là Đảnh, vì các Tỳ kheo mới học lại nói Tuệ là Đảnh?
Đáp: Đức Phật biết thông suốt về pháp tướng, và biết thông suốt về căn khí, người cần phải nói cho biết thì nói cho họ biết, người khác không có năng lực này cho nên không cần phải hỏi. Lại nữa, Ba-ladiễn-noa trú trong phạm vi ban đầu của nghiệp, chưa luyện tập xuyên suốt những việc làm, chưa đạt được Xa-ma-tha, chưa tiến vào Thánh giáo, chưa tu tập theo thứ tự, có những việc đã làm đều nhờ vào duyên khác, nghe Thiên thần khác ca ngợi công đức của Phật, đối với Phật sinh khởi niềm tin mà đi đến nơi Đức Phật. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn, dựa vào Đảnh đẳng lưu mà nói Tín là Đảnh. Tỳ kheo mới học cùng với người kia trái ngược với nhau, cho nên nói cho biết về tự tánh của Đảnh. Lại nữa, Đức Phật tùy theo những thiếu sót mà nói cho biết, nghĩa là Ba-la-diễn-noa có Tuệ mà thiếu Tín, cho nên vì người ấy mà nói Tín là Đảnh; Tỳ kheo mới học có Tín mà thiếu Tuệ, cho nên vì họ mà nói Tuệ là Đảnh. Lại nữa, vì ngăn chặn nịnh hót quanh co và ngu si, nghĩa là Ba-la-diễn-noa là dòng dõi Bà-la-môn, tuy có trí tuệ mà thiếu niềm tin thanh tịnh, tuệ mà không có tín thì tăng thêm nịnh hót quanh có, vì ngăn chặn sự nịnh hót quanh co ấy cho nên nói Tín là Đảnh; Tỳ kheo mới học là dòng dõi Thích-ca, tuy có niềm tin thanh tịnh mà thiếu trí tuệ, tín mà không có tuệ thì tăng thêm ngu si, vì ngăn chặn sự ngu si ấy cho nên nói Tuệ là Đảnh. Lại nữa, Đức Thế tôn đã hóa độ thì có người lợi căn, có người độn căn, vì người lợi căn mà nói Tín là Đảnh, vì người độn căn mà nói tuệ là Đảnh. Như lợi căn và độn căn; lực của nhân-lực của duyên, lực của phần bên trong-lực của phần bên ngoài, lực tác ý như lý bên trong-lực nghe pháp từ người khác ở bên ngoài, lực tương tục tăng thêm do vô si-lực tương tục tăng thêm do vô tham, nên biết cũng như vậy.
Thế nào là Đảnh đọa, cho đến nói rộng.
Hỏi: Vì sao trong này chỉ nói đến Đảnh đọa, mà không nói đến Noãn?
Đáp: Cần phải nói mà không nói đến, thì nên biết nghĩa này có thừa. Lại nữa, nói đến hơn hẳn có sụt giảm (đọa), thì đã biểu hiện rõ ràng về yếu kém. Nghĩa là thiện căn đảnh là hơn hẳn mà hãy còn sụt giảm, huống gì thiện căn Noãn yếu kém mà không có lui sụt ư?
Có người nói không cần phải vặn hỏi, Tôn giả không nói đến duyên lui sụt của Noãn. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì trong kinh nói, nghĩa là trong kinh chỉ nói Đảnh đọa chứ không nói Noãn đọa, Tôn giả dựa vào kinh nào mà soạn ra luận này, cho nên không cần phải vặn hỏi. Có người nói lúc từ đảnh lui sụt, sinh ra nhiều buồn rầu khổ não, Noãn lui sụt thì không như vậy, cho nên không nói đến. Nghĩa là như có người trông thấy kho báu giấu kín, trong đó đầy ắp châu báu, trông thấy rồi dấy lên suy nghĩ như vậy: Nay mình mãi mãi chấm dứt gốc rễ bần cùng. Vừa lúc sắp lấy thì bỗng nhiên trở lại mất hết, người ấy lúc bấy giờ sinh ra ưu sầu khổ não vô cùng. Như vậy hành giả trú trong phần vị Đảnh, tự nghĩ rằng không bao lâu mình tiến vào phần vị Nhẫn và vĩnh viễn rời bỏ nẽo ác, sinh niềm hoan hỷ vô cùng, sau đó lui sụt phần vị Đảnh này, lúc trở lại trú trong phần vị Noãn thì sinh ra buồn rầu khổ não vô cùng, bởi vì mất đi lợi ích tốt đẹp. Giả sử lúc từ phần vị Noãn tiến lên đạt được phần vị Đảnh, lúc ấy hãy còn chưa có thể vĩnh viễn rời bỏ nẽo ác, cho nên từ đó lui sụt không sinh ra nhiều buồn lo khổ não. Có người nói lúc trú trong phần vị Đảnh có nhiều điều làm trở ngại, trú trong phần vị Noãn thì không như vậy, cho nên chỉ nói đến Đảnh đọa. Do đó nói như vậy: Ở trong ba thời gian, các nghiệp phiền não gây trở ngại cho hành giả rất nhiều: 1- Lúc từ phần vị đảnh tiến vào phần vị Nhẫn có thể cảm đến các nghiệp phiền não của nẽo ác làm cho trở ngại hết sức; Nghĩa là nói hành giả nếu như tiến vào phần vị Nhẫn thì chắc chắn không còn thọ sinh trong các nẽo ác, Ngã đối với thân nào mà nhận lấy quả dị thục? 2- Lúc Thánh giả lìa khỏi dục nhiễm, có thể cảm đến các nghiệp phiền não của cõi Dục làm cho trở ngại hết sức; nghĩa là nói nếu như hành giả lìa khỏi dục nhiễm, thì chắc chắn không trở lại thọ sinh ở cõi Dục, Ngã đối với thân nào mà nhận lấy quả dị thục? 3- Lúc đạt được quả A-la-hán, có thể cảm đến các nghiệp phiền não của thân đời sau làm cho trở ngại hết sức; nghĩa là nói nếu như hành giả đạt được quả A-la-hán, thì chắc chắn không còn nhận chịu tất cả sinh tử, Ngã đối với thân nào mà nhận lấy quả dị thục?
Có người nói phần vị Đảnh không tồn tại lâu dài, bởi vì đây là ranh giới của tiến lên hoặc lùi lại, phần vị Noãn thì không như vậy, cho nên không nói đến Noãn đọa. Có người nói lúc trú trong phần vị Đảnh sắp đạt được lợi ích to lớn, giống như Thánh giả đạt được pháp không sụt giảm-đạt được Nhẫn, dị sinh cũng lại như vậy. Như Thất-lộ-noa trong hai mươi Câu-chi chín mươi mốt kiếp không rơi vào nẽo ác, từ lúc lui sụt phần vị Đảnh thì mất đi lợi to lớn này, cho nên nói là Đảnh đọa.
Lui sụt phần vị Noãn thì không như vậy, cho nên không nói đến.
Hỏi: Thế nào là Đảnh đọa?
Đáp: Như có nên chúng sinh, gần gũi bậc thiện sĩ lắng nghe Chánh pháp, tác ý đúng như lý, tin tưởng pháp Bồ-đề của Phật, chúng sinh này thông thạo nói về tăng tiến tu tập diệu hạnh, sắc là vô thường, thọtưởng-hành-thức đều vô thường, khéo thi thiết về Khổ đế, khéo thi thiết về Tập-Diệt-Đạo đế. Chúng sinh ấy vào lúc khác, không gần gũi bậc thiện sĩ, không lắng nghe Chánh pháp, không tác ý đúng như lý, đối với niềm tin thế tục đã đạt được, giảm sút chìm sâu-phá hoại tan tác-di chuyển làm cho mất đi, cho nên gọi là Đảnh đọa.
Hỏi: tại sao soạn ra luận này?
Đáp: Trước tuy nói về tự tánh của Đảnh, nhưng chưa nói đến Đảnh làm sao đạt được-làm sao rời bỏ, nay cần phải nói điều đó cho nên soạn ra luận này. Gần gũi bậc thiện sĩ, nghĩa là gần gũi bạn tốt. Lắng nghe Chánh pháp, nghĩa là lắng tai nghe kỹ, như lý đã dẫn chứng, chê trách lưu chuyển, ca ngợi quay về vắng lặng, thuận theo pháp Du-già. Tác ý đúng như lý, nghĩa là tự nội tâm đích thực hiểu rõ và tin tưởng pháp Bồ-đề của Phật. Chúng sinh này thông thạo nói về tăng tiến tu tập diệu hạnh, nghĩa là biểu hiện tin tưởng đối với Tam Bảo. Sắc là vô thường, thọ-tưởng-hành-thức đều vô thường, là biểu hiện tin tưởng xác thực về năm uẩn. Khéo thi thiết về Khổ đế, khéo thi thiết về Tập-Diệt-Đạo đế, là biểu tin tưởng xác thực về bốn Đế. Trong này, tin tưởng pháp Bồ-đề của Phật, cho đến tin tưởng khéo thi thiết về Đạo đế, đều cùng biểu hiện rõ ràng về pháp tùy pháp hành; điều này và ba điều trước, chính là biểu hiện rõ ràng về bốn chi của Dự lưu, đó gọi là đạt được Đảnh.
Hỏi: Đức Phật vì những chúng sinh đã được hóa độ như thế nào, mà ở trong phần vị đảnh biểu hiện rõ ràng về Tam Bảo? Lại vì những chúng sinh nào mà biểu hiện rõ ràng về năm uẩn? Lại vì những chúng sinh nào mà biểu hiện rõ ràng về bốn Đế?
Đáp: Vì hạng ngu si đối với Tam Bảo thì biểu hiện rõ ràng về Tam Bảo; vì hạng ngu si đối với năm uẩn thì biểu hiện rõ ràng về năm uẩn; vì hạng ngu si đối với bốn Đế thì biểu hiện rõ ràng về bốn Đế. Lại nữa, vì người mới bắt đầu học mà biểu hiện rõ ràng về Tam Bảo, vì người đã luyện tập thông suốt mà biểu hiện rõ ràng về năm uẩn, vì người đã vượt lên trên tác ý mà biểu hiện rõ ràng về bốn Đế. Lại nữa, vì người độn căn mà biểu hiện rõ ràng về Tam Bảo, vì người trung căn mà biểu hiện rõ ràng về năm uẩn, vì người lợi căn mà biểu hiện rõ ràng về bốn Đế. Lại nữa, vì người thực hành nghi ngờ mà biểu hiện rõ ràng về Tam Bảo, vì người thực hành nhiều ngã mạn mà biểu hiện rõ ràng về năm uẩn, vì người giác tuệ bị các tà kiến làm tổn hại mà biệu hiện rõ ràng về bốn Đế. Có người nói như vậy: Vì người thích mở rộng mà biểu hiện rõ ràng về Tam Bảo, vì người thích tóm lược mà biểu hiện rõ ràng về bốn Đế, vì người thích mở rộng và tóm lược mà biểu hiện rõ ràng về năm uẩn. Đây gọi là ba loại việc làm sai biệt. Đã nói về đạt được Đảnh. Thế nào là rời bỏ Đảnh? Chúng sinh ấy vào lúc khác, nghĩa là lúc người ấy tán loạn. Không gần gũi bậc thiện sĩ, nghĩa là gần gũi bạn ác. Không lắng nghe Chánh pháp, nghĩa là tác ý lắng nghe trái với lý đã dẫn chứng, ca ngợi lưu chuyển mà chê trách quay về vắng lặng, trái ngược với pháp Du-già. Không tác ý đúng như lý, nghĩa là tự nội tâm mình nhận thức sai lạc. Đối với niềm tin thế tục đã đạt được, giảm sút chìm sâu-phá hoại tan tác-di chuyển làm cho mất đi, nghĩa là đối với niềm tin thế tục của Đảnh đẳng lưu đạt được ngay trong phần vị Đảnh, giảm sút chìm sâu9 phá hoại tan tác-di chuyển mất đi.
Trong này, Tôn giả muốn làm cho nghĩa Đảnh đọa được thành lập, cho nên lại dẫn trong kinh để làm chứng, như Đức Phật liền vì Nho Đồng Ba-la-diễn-noa mà nói kệ:
“Nếu người nào đối với ba pháp,
Mà lui sụt mất đi như vậy,
Thì Ta nói những hạng người ấy,
Nên biết rằng gọi là Đảnh đọa.”
Hỏi: Như thế nào gọi là tự tánh Đảnh đọa?
Đáp: Tự tánh của Đảnh đọa là không thành tựu, thuộc về uẩn vô phú vô ký và tâm bất tương ưng hành. Có người nói lúc tin tưởng thì gọi là đạt được Đảnh, lúc không tin tưởng thì gọi là Đảnh đọa. Như vậy thì nói rằng không tin tưởng từ tự tánh của Đảnh đọa. Có người nói các phiền não ràng buộc, có thể làm cho Đảnh đọa. Như vậy thì nói rằng các pháp nhiễm ô là tự tánh của Đảnh đọa. Có người nói nếu như pháp tùy thuận với lui sụt thì pháp ấy gọi là Đảnh đọa. Như vậy thì nói rằng tất cả các pháp là tự tánh của Đảnh đọa, bởi vì lúc Đảnh lui sụt thì tất cả các pháp đều là duyên tăng thượng của Đảnh lui sụt. Ví dụ mà nói: Pháp này chỉ là giả thuyết chứ không có tự tánh thật sự, nghĩa là trong tương tục, trước kia thành tựu Đảnh, nay thì lui sụt mất đi, nói đó là Đảnh đọa. Tìm kiếm tự tánh của Đảnh đọa như thế nào? Như người có tài sản thì gọi là người giàu có, nếu giặc cướp đi thì gọi là người nghèo khó. Người khác hỏi ông khó lấy gì làm tánh, trả lời người ấy rằng xưa tôi có nhiều tiền bạc châu báu, nay bị cướp lấy hết thì chỉ có tên gọi nghèo khó, là có tánh gì? Lại như có người trước đây mặc áo quần, sau bị giặc cướp lấy mất thì thân hình lõa lồ. Người khác hỏi ông nay thân hình lõa lồ lấy gì làm tánh, trả lời người ấy rằng trước đây tôi có áo quần, nay bị giặc lấy mất chỉ còn lại thân hình loãi lồ, là có tánh gì? Lại như có người áo quần rách bươm, người khác hỏi ông áo quần rách bươm lấy gì làm tánh, trả lời người ấy rằng áo quần tôi trước đây lành lặn, nay rách bươm thì chỉ gọi là áo rách, sẽ có tánh gì? Như vậy hành giả trước kia thành tựu pháp Đảnh, nay thì lui sụt mất đi, nói đó gọi là Đảnh đọa, không có tự tánh nào khác. Bình xét rằng cách nói thứ nhất là hợp lý, đây chính là thuộc về thâu nhiếp. Còn có những pháp tương tự như vậy, trong bất tương ưng thì bất tương ưng hành vốn có nhiều loại.
Thế nào là Noãn, cho đến nói rộng.
Hỏi: Vì sao gọi là Noãn?
Đáp: Trí chuyển từ cảnh, cho nên có Noãn trí thù thắng phát sinh có thể đốt cháy củi của các phiền não, vì vậy gọi là Noãn. Giống như kéo cây lấy lửa trên dưới dựa vào nhau mà có lửa, hơi nóng phát sinh có thể đốt cháy củi khô. Có người nói các Hữu dựa vào nhau, có sụt giảm thì có Noãn phát sinh, có thể làm cho các Hữu thảy đều tàn úa, cho nên gọi là Noãn. Giống như mùa Hạ gom tụ các loại hoa làm thành cụm, hoa sinh ra hơi nóng trở lại tự làm cho khô héo. Lại như mùa Hạ gom tụ phân đất, trong phân đất sinh ra hơi nóng trở lại tự làm cho thối rửa nát vụn. Có người nói các Uẩn dựa vào nhau, có sụt giảm thì có Noãn trí uẩn phát sinh, có thể đốt cháy rừng rậm của Uẩn làm cho nó vĩnh viễn diệt mất, cho nên gọi là Noãn. Như các loại tre lau cọ vào nhau phát sinh hơi nóng, có thể đốt cháy khu rừng kia khiến cho trở thành tro bụi. Tôn giả Diệu Âm đưa ra giải thích như vậy: “Dựa vào sự mong cầu giải thoát mà có thiện căn phát sinh, là tướng trước-hành trước của mặt trời Thánh đạo, cho nên gọi là Noãn. Như mặt trời sắp mọc lên thì tướng sáng hiện bày ra trước. Lại nữa, dựa vào sự mong cầu giải thoát mà có thiện căn phát sinh, là tướng trước-hành trước của ngọn lửa Thánh đạo, cho nên gọi là Noãn. Như ngọn lửa sắp bùng cháy thì khói là tướng đầu tiên.”
Hỏi: Thế nào là Noãn?
Đáp: Nếu ở trong Chánh pháp và Tỳ-nại-da, có chút ít tín ái, thì Tín gọi là Ái, cho nên gọi là Tín Ái. Ở trong Chánh pháp có Tín Ái, là nói về Tín duyên với Đạo đế. Ở trong Tỳ-nại-da có Tín Ái, là nói về Tín duyên với Diệt đế.
Hỏi: Thiện căn Noãn này sử dụng đầy đủ mười sáu hành tướng duyên với bốn Thánh đế, tại sao trong này chỉ nói duyên với Diệt-Đạo đế chứ không có Khổ-tập vậy?
Đáp: Bởi vì dựa vào thù thắng mà nói, nghĩa là trong bốn Đế thì Diệt-Đạo là pháp thù thắng vượt ra khỏi sinh tử; còn lại như trong phần vị Đảnh đã nói rộng. Có người ở trong Chánh pháp có Tín Ái, là nói về Tín duyên với ba Đế; ở trong Tỳ-nại-da có Tín Ái, là nói về Tín duyên với Diệt đế, bởi vì Noãn duyên đầy đủ với bốn Thánh đế.
Hỏi: Duyên với Diệt-Đạo đế thì có thể như vậy, là điều đáng tin tưởng, là nơi phát sinh niềm tin, là nơi quay về nương tựa, cho nên thuận theo mà tin tưởng yêu thích; duyên với Khổ-Tập đế thì làm sao có thể như vậy, bởi vì phiền não ác hạnh mà dẫn đến nhận chịu quả báo, giống như phân dơ rất đáng lo sợ chán ngán, không nên ở trong đó sinh tâm tin tưởng yêu thích mới phải?
Đáp: Tín có hai loại:
- Tin tưởng thích hợp.
- Tin tưởng yêu thích.
Đối với Diệt-Đạo đế có đủ hai loại Tín, đối với Khổ-Tập đế tuy không có sự tin tưởng yêu thích, mà có sự tin tưởng thích hợp, cho nên duyên với Khổ-tập cũng phát sinh niềm tin. Còn lại như phần vị Đảnh đã nói rộng ra.
Hỏi: Những người ở trong Chánh pháp và Tỳ-nại-da, có chút ít Tín Ái, thì họ đều đạt được pháp Noãn chăng?
Đáp: Không phải như vậy. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì Noãn là phạm vi của Định-phạm vi của tu thuộc cõi Sắc, là thiện căn do mười sáu hành tướng thâu nhiếp. Trong này nói có Tín Ái như vậy, chứ không phải là Tín Ái nào khác mà nói không phải như vậy.
Trong này, Tôn giả dẫn kinh để chứng minh: “Như Đức Thế Tôn vì hai Tỳ kheo là Mã Sư và Tĩnh Túc nói rằng: Hai người ngu dốt này, rời bỏ Chánh pháp và Tỳ-nại-da của Ta, ví như mặt đất cách xa bầu hư không; hai người ngu dốt này, ở trong Chánh pháp và Tỳ-nại-da của Ta, không có nên phần nhỏ của pháp Noãn.” Văn cú kinh này, tuy đã che kín nhưng mà người soạn luận dùng sức mạnh của nguyện trí dẫn ra để làm chứng.
Hỏi: Thiện căn Noãn này thù thắng vi diệu trú trong phần vị tịch tĩnh, vì sao Đức Thế Tôn gọi là nên phần nhỏ?
Đáp: Đây là đối với những phần thuận quyết trạch còn lại, nhỏ bé nhất cho nên phải gọi là nên phần nhỏ. Có người nói thiện căn bé nhỏ này ở trong Chánh pháp và Tỳ-nại-da, quán sát sự việc không giống nhau, sinh ra ở phía sau cho nên gọi là nên phần nhỏ.
Hỏi: Những chúng sinh chưa được thiện căn Noãn, đều bị chê trách gạt bỏ như hai Tỳ kheo này ư?
Đáp: Không phải như vậy. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì Đức Thế Tôn đã hóa độ, tổng quát có ba loại:
- Đối với Phật pháp có ý vui thích.
- Đối với Phật pháp ngừng lại ý vui thích.
- Đối với Phật pháp không có ý vui thích.
Hai Tỳ kheo này đối với Chánh pháp của Phật, hoàn toàn không có ý vui thích, cho nên Đức Phật chê trách gạt bỏ. Các loại như vậy cũng bị chê trách gạt bỏ, chứ không phải là những người còn lại chưa đạt được thiện căn như Noãn.
Có người nói hai Tỳ kheo này rời bỏ những người thân yêu theo Phật xuất gia, nhưng ở trong Chánh pháp và Tỳ-nại-da, hoàn toàn không có tin tưởng yêu thích để có thể nhiếp thọ, cho nên Đức Phật chê trách gạt bỏ, chứ không phải là những người chưa đạt được thiện căn như Noãn, ngay trong kinh ấy nói: “Đức Thế Tôn trước đó bảo với hai Tỳ kheo là Mã Sư và Tĩnh Túc rằng: Ta sẽ nói cho các ông về bốn câu pháp, các ông cần phải biết rằng không nên buông thả ý mình. Hai Tỳ kheo thưa: Chúng con nay đâu cần phải biết về pháp cao quý làm gì?.”
Hỏi: Trong này thế nào là bốn câu pháp?
Đáp: Có người nói chính là bốn Thánh đế. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì họ không thấy chân lý mà tạo ra ác hạnh. Có người nói chính là bốn Niệm trú. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì họ điên đảo mà tạo ra ác hạnh. Có người nói chính là bốn Chánh đoạn. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì họ lười nhác mà tạo ra ác hạnh. Có người nói chính là bốn Thần túc. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì họ thiếu công đức thù thắng mà tạo ra ác hạnh. Có người nói chính là bốn Thánh chủng. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì họ tham đắm lợi dưỡng mà tạo ra ác hạnh. Có người nói chính là bốn quả Sa-môn. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì họ thật sự chưa đạt được bốn quả Sa-môn, mà nói là mình đã đạt được, cho nên tạo ra ác hạnh. Có người nói chính là bốn Vô lượng. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì họ tăng thêm tham-sân và tật đố mà tạo ra ác hạnh. Có người nói chính là bốn Tĩnh lự. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì họ tăng thêm phiền não của cõi Dục mà tạo ra ác hạnh. Có người nói chính là bốn Thiện xảo, nghĩa là Giới thiện xảo, Xứ thiện xảo, Duyên khởi thiện xảo, Xứ phi xứ thiện xảo. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì họ ngu dốt đối với nhân quả mà tạo ra ác hạnh. Có người nói đó chính là bốn loại thiện căn thuận theo phần quyết trạch. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì Đức Phật nói hai người kia không có nên phần nhỏ của pháp Noãn. Có người nói đó chính là bốn Pháp tích trong Tăng Nhất A Kiệp Ma (Tăng Nhất A Hàm):
- Pháp tích vô tham.
- Pháp tích vô sân.
- Pháp tích Chánh niệm.
- Pháp tích Chánh định.
Có người nói đó chính là bốn câu pháp trong Tạp A Kiệp Ma ( Tạp A Hàm). Như tụng ấy nói:
“Thứ nhất là thiện căn trong pháp Hiền Thánh, thừ hai là thường Ái-xa lìa không Ái,
Thứ ba là thường thật-xa lìa hư vọng, thứ tư là thường pháp-xa lìa phi pháp.”
Nói như vậy thì chính là bốn Thánh đế, bởi vì họ ngu dốt đối với chân lý mà rời bỏ Thánh giáo.
Hỏi: Đức Phật biết rất rõ họ không có thể tiếp nhận giáo pháp, tại sao dùng pháp mà tùy tiện trao cho họ?
Đáp: Đức Phật muốn tự mình biểu hiện không có gì sai lạc, chớ có cho rằng họ không có ai giáo hóa, cho nên tạo ra ác hạnh àm tự hủy hoại mình. Vì vậy Như lai đưa tay bảo cho biết rằng: “Những việc giáo hóa Ta đều có năng lực thực hiện,mà các ông không tiếp nhận nhưng tực mình thực hành tà hạnh, vì tự mình làm tổn hại cho mình chứ không phải là lỗi của Ta.” Có người nói vì ngăn chặn tâm không tin tưởng của dòng họ Thích, nếu không dùng pháp mà tùy ý trao cho họ, thì vô lượng người dòng họ Thích sinh tâm không tin tưởng, nghĩa làm sao thành tựu? Đối với thân tộc của mình mà tâm tư còn bỏn xẻn ganh tỵ không muốn giáo hóa, chắc là sợ rằng người kia cùng với mình cũng giống nhau? Vì vậy Đức Phật dùng pháp mà tùy theo ý của họ, là ngăn chặn tâm không tin tưởng của những người dòng họ Thích. Có người nói vì ngăn chặn nghiệp phỉ báng của ngoại đạo, nếu không dùng pháp mà tùy ý trao cho họ, thì vô lượng ngoại đạo sẽ phỉ báng rằng: Làm sao gọi là người có được Đại Bi, nếu các đệ tử tùy thuận cung kính thì thuyết pháp cho họ, nếu các đệ tử chống đối không cung kính thì không giáo hóa cho họ? Vì vậy Đức Phật dùng pháp mà tùy theo ý của họ, là ngăn chặn sự phỉ báng của các ngoại đạo.
Có người nói vì làm cho người kia chứng thực biết rõ lỗi lầm do mình tạo ra, cho nên Đức Phật dùng lời nói mềm mỏng mà trách người kia rằng: “Ông xưa và nay luôn luôn tạo ra ác hạnh, Ta thường giáo hóa cũng không tin nhận, nay lại muốn nói về pháp quan trọng cho ông, nhưng ông nói đâu cần pháp cao quý để làm gì, sai lầm của ông thì ộng tự mình để chứng thực.” Có người nói vì khiến cho người kia gieo trồng thiện căn vào thời gian sau: Đức Phật biết hai người kia, nay tuy không có thể tiếp nhận chánh pháp của mình, nhưng mạng chung rồi sinh trong loài rồng, liền tự mình nhớ lại bậc Đại bi xưa kia, tùy ý trao Chánh pháp cho mình mà mình không tiếp nhận, nay sinh vào loài rồng nhận chịu những khổ não, vì vậy liền khởi tâm sám hối cùng phát sinh thiện căn, nhờ nhân duyên này có thể nhanh chóng thoát khỏi nẽo ác. Có người nói vì bảo vệ Phật pháp khiến cho không suy hoại: Đức Phật biết hai người kia, từ nơi này mạng chung sẽ sinh vào loài rồng, bị đau khổ nặng nề bức bách mà dấy lên nghĩ rằng: Mình từ đâu chết đi mà sinh đến nơi này? Lập tức tự mình nhớ lại từ trong loài người mà sinh đến. Lại tự nghĩ rằng: Xưa gây ra nghiệp gì? Liền tự mình quán xét thấy xưa kia đã từng xuất gia nhưng không thể thực hành Chánh hạnh mà rơi và nơi này. Tiếp đó dấy lên nghĩ rằng Đức Phật không hóa độ mình cho nên khiến mình bây giờ sinh vào nơi xấu ác này. Liền dấy khởi sân hận muốn đến trong loài người, phá hoại chùa tháp, giết hại các Tỳ kheo-Tỳ kheo ni… khiến cho giáo pháp của Như lai diệt hết không sót lại gì. Đang lúc bấy giờ nhờ có thần lực của Phật, có hình tượng Như lai đứng ở trước mặt họ mà bảo cho biết rằng: Này Mã Sư-Tĩnh Túc! Ta sẽ nói bốn câu pháp cho các ông, các ông cần phải biết là không nên buông thả tâm ý của mình. Lúc ấy hai con rồng hung ác lập tức tự mình nhớ lại, xưa kia Đức Phật cũng bảo cho mình biết như vậy, lúc ấy mình không tiếp nhận là mình tự sai lầm chứ không phải là lỗi của Như lai. Bởi nhân duyên này mà sân hận ràng buộc tức thì chấm dứt, sinh lòng hổ thẹn vô cùng và phát tâm hộ trì Phật pháp. Vì các loại nhân duyên như vậy, mà Đức Phật dùng Chánh pháp tùy theo ý của họ.
Hỏi: Tại sao hai người ấy phát ra lời nói như vậy: Chúng con nay đâu cần phải biết về pháp cao quý làm gì?
Đáp: Hai người ấy tự biết mình tạo ra những ác hạnh, không phải là bậc tài năng trong Chánh pháp , cho nên nói lời như vậy. Họ tự tư duy mình đối với luận thuyết sinh lên cõi Trời, mình hãy không còn đức hạnh gì, huống là đối với luận thuyết giải thoát vô cùng vi tế ư?
Có người nói hai người kia tự biết mình phạm nhiều giới cấm, phiền não ác hạnh nối tiếp nhau làm cho tổn hoại, gạch ngói cháy khô có thể làm cho nảy mầm, chúng ta nghe pháp có thể sinh ra mầm giải thoát, thì điều này thật vô lý. Vì vậy phát ra lời nói như vậy: Chúng con nay đâu cần phải biết về pháp cao quý làm gì?
Có người nói hai người kia tự biết mình tạo tác làm tăng thêm định nghiệp của nẽo cá, cho nên phát ra lời nói như vậy. Có người nói hai người kia hiện rõ tướng ác trong thân, nghĩa là họ tự thấy ở mười đầu ngón tay có mười dòng nước sắp chảy ra, liền dấy lên nghĩ rằng: Chúng ta quyết định sẽ sinh trong loài rồng, vào lúc như vậy, cần gì phải biết thêm về Chánh pháp của Như lai. Vì vậy phát ra lời nói này: Đâu cần phải biết làm gì?
Có người nói Đức Phật ghi nhận hai người ấy đã gieo trồng thiện căn Bồ-đề của Độc giác, vào đời đương lai nhất định thành bậc Độc giác. Họ dấy lên nghĩ rằng: Chúng ta ở đời hiện tại, cuối cùng không thể tiến vào Chánh tánh ly sinh đạt được quả lậu tận. Vì vậy phát sinh ra lời nói này: Chúng con đâu cần phải biết về pháp tôn quý làm gì?
Vì vậy Đức Thế Tôn đưa ra nói như vậy: “Hai người ngu dốt này, rời bỏ Chánh pháp và Tỳ-nại-da của Ta, ví như mặt đất cách xa bầu hư không; hai người ngu dốt này ở trong Chánh pháp và Tỳ-nại-da của ta, không có nên phần nhỏ của pháp Noãn.” Nếu các đệ tử có thể vì tiền bạc lương thực cung cấp cho Thầy của họ, mà cùng cư trú thì hãy còn không nên dùng lời thô thiển để chống cự tuyệt đối, huống hồ người kia không có thể làm điều này mà cùng trú, nhưng lại phát ra lời nói trái ngược và tàn ác như vậy hay sao?
Hỏi: Có nhiều loại Tỳ-nại-da (giới luật), đó là Tỳ-nại-da về thời gian, Tỳ-nại-da về phương hướng, Tỳ-nại-da về chủng tánh, Tỳ-nại-da về gia đình, Tỳ-nại-da về hiểu biết, Tỳ-nại-da về phạt tội, Tỳ-nại-da về phạm lỗi, Tỳ-nại-da về Thánh, Tỳ-nại-da về tham, Tỳ-nại-da về sân, Tỳ-nại-da về si, trong này có ý nói đến Tỳ-nại-da nào?
Đáp: Có người nói như vậy: Trong này nói Tỳ-nại-da về phạt tội. Hoặc có người nói: Trong này nói đến Tỳ-nại-da về phạm lỗi. Lại có người nói: Trong này nói đến Tỳ-nại-da về Thánh. Như vậy thì nói rằng trong này nói đến Tỳ-nại-da về tham sân si.
Hỏi: Tại sao Tôn giả đối với Thế đệ nhất pháp thì phân biệt có bảy phần, Đảnh chỉ có hai phần, Nhẫn và Noãn chỉ nói đến tự tánh?
Đáp: Đều là ý của người soạn luận muốn như vậy, tùy theo ý muốn ấy mà soạn ra luận này, hoặc tóm lược-hoặc mở rộng không cần phải đưa ra vặn hỏi. Lại nữa, nếu bởi vì Thế đệ nhất pháp phân biệt thành bảy phần, thì cũng cần dùng bảy phần để phân biệt ba pháp còn lại; như Tôn giả Tây Phương dùng mười bảy phần phân biệt chung cho bốn loại Thuận quyết trạch phần, ở đây cũng thuận theo như vậy, tổng quát dùng bảy phần phân biệt đối với cả bốn loại, nhưng mà không như vậy, thì nên biết rằng đây là có cách nói khác. Lại nữa, Thế đệ nhất pháp vi tế khó thấy-khó có thể hiểu biết được, bởi vì không rõ ràngkhông thấy hiện rõ, cho nên dùng bảy phần phân biệt rộng ra, ba pháp còn lại thì không như vậy cho nên chỉ nói tóm lược. Lại nữa, Thế đệ nhất pháp gặp nhiều điều phỉ báng, cho nên dùng bảy phần phân biệt để ngăn chặn, ba pháp còn lại thì không như vậy cho nên chỉ phân biệt tóm lược. Lại nữa, Thế đệ nhất pháp chỉ có nên sát-na, tướng của nó khó hiểu rõ mà cần phải phân biệt rộng ra, ba pháp còn lại nối tiếp nhau cho nên chỉ nói tóm lược. Lại nữa, Thế đệ nhất pháp chỉ có nên sát-na, tướng của nó khó hiểu rõ mà cần phải phân biệt rộng ra, ba pháp còn lại nối tiếp nhau cho nên chỉ nói tóm lược.
Như vậy bốn loại thuận quyết trạch phần, đó là Noãn-Đãnh-Nhẫn và Thế đệ nhất pháp.
Hỏi: Bốn loại như vậy có tự tánh thế nào?
Đáp: Đều dùng năm uẩn làm tự tánh của mình. Tôn giả Diệu Âm
giải thích như vậy: “Thuận quyết trạch phần có hệ thuộc cõi Dục có hệ thuộc cõi Sắc. Trong hệ thuộc cõi Dục, Hạ thì gọi là Noãn, Thượng thì gọi là Đảnh; tự tánh của hai pháp này chỉ có bốn uẩn, bởi vì trong cõi Dục không có tùy chuyển sắc. Trong hệ thuộc cõi Sắc, Hạ thì gọi là Nhẫn, Thượng thì gọi là Thế đệ nhất pháp; tự tánh của hai pháp này đều có đủ năm uẩn, bởi vì trong cõi Sắc có tùy chuyển sắc.” Nói như vậy thì bốn thiện căn này đều là pháp thực hành Thánh hạnh thuộc phạm vi của Định-phạm vi của Tu ở cõi Sắc, cho nên bốn tự tánh đều có đủ năm uẩn.
Hỏi: Nếu bốn loại này đều hệ thuộc cõi Sắc, thì tại sao kiến lập bốn loại riêng biệt?
Đáp: Bốn thiện căn này tuy cùng là cõi Sắc, mà có loại có thể động-có loại không thể lay động, có loại gây trở ngại-có loại không gây trở ngại, có loại có thể đoạn-có loại không thể đoạn trừ, có loại có thể suy nghĩ-có loại không thể suy nghĩ, có loại có thể lui sụt-có loại không thể lui sụt. Trong các loại có thể lay động-có gây trở ngại, có thể đoạn trừ-có thể suy nghĩ-có thể lui sụt, Hạ thì gọi là Noãn, Thượng thì gọi là Đảnh. Trong các loại không thể lay động-không gây trở ngại, không đoạn trừ-không suy nghĩ-không thể lui sụt, Hạ thì gọi là Nhẫn, Thượng thì gọi là Thế đệ nhất pháp. Vì vậy bốn thiện căn này tuy cùng hệ thuộc cõi Sắc, lấy năm uẩn làm tự tánh nhưng mà có sai biệt. Như nói về tự tánh; tánh vốn có của tướng phần-tự thể của ngã và vật, cũng như vậy.
Đã nói về tự tánh, tiếp đến nói về nguyên cớ.
Hỏi: Pháp này vì sao gọi là Thuận quyết trạch phần?
Đáp: Quyết trạch, nghĩa là Thánh đạo. Bốn loại như vậy là thuận theo phần ấy. Trong thuận theo phần ấy thì bốn loại này thù thắng nhất, cho nên gọi là thuận quyết trạch phần. Ngay bốn loại này cũng gọi là Hành đế, cũng gọi là Tu trị, cũng gọi là Thiện căn. Hành đế, nghĩa là mười sáu hành tướng như vô thường … trải qua tất cả bốn Đế. Tu trị, nghĩa là bởi vì mong cầu Thánh đạo để tu tập sửa trị thân tâm, trừ khử ác hạnh dơ bẩn mà dẫn dắt phát khởi Thánh đạo; giống như nông phu vì mong cầu trái hạt mà tu bổ sửa sang ruộng đất, trừ bỏ cỏ cây gai góc, ở đây cũng như vậy. Thiện căn nghĩa là Thánh đạo Niết-bàn, là tốt lành chân thật; bốn pháp này cùng với pháp kia làm nền tảng ban đầu, làm nơi đặt chân yên ổn, cho nên gọi là Căn.
Hỏi: Bốn thiện căn này là có mấy phẩm?
Đáp: Tổng quát có ba phẩm, đó là Hạ-Trung và Thượng, Noãn là phẩm Hạ, đảnh là phẩm Trung, Nhẫn và Thế đệ nhất pháp là phẩm Thượng. Có người nói Noãn có hai phẩm, đó là Hạ phẩm hạ-hạ phẩm trung; Đảnh có ba phẩm, đó là Hạ phẩm thượng-Trung phẩm hạ và Trung phẩm trung; Nhẫn có ba phẩm, đó là Trung phẩm thượng-Thượng phẩm hạ và Thượng phẩm trung; Thế đệ nhất pháp chỉ có nên phẩm gọi là Thượng phẩm thượng. Nếu dùng ba phẩm mà thâu nhiếp, thì Noãn chỉ có phẩm Hạ, Đảnh là hạ phẩm trung, Nhẫn là Trung phẩm thượng, Thế đệ nhất pháp chỉ là phẩm Thượng.
Tôn giả Diệu Âm nói rằng: “Noãn có ba phẩm, Đảnh có sáu phẩm, Nhẫn có tám phẩm Thế đệ nhất pháp chỉ có phẩm Thượng thượng. Nếu dùng ba phẩm mà thâu nhiếp, thì Noãn chỉ có phẩm hạ, Đảnh là hạ phẩm trung, Nhẫn thông cả ba phẩm, Thế đệ nhất pháp chỉ là phẩm Thượng.” Tôn giả Giác Thiên nói rằng: “Noãn có ba phẩm, đó là Hạ phẩm hạ-hạ phẩm trung và Hạ phẩm thượng; Đảnh có ba phẩm, đó là Trung phẩm hạ-Trung phẩm trung và Trung phẩm thượng; Nhẫn có hai phẩm, đó là Thượng phẩm hạ và Thượng phẩm trung; Thế đệ nhất pháp chỉ có nên phẩm, đó là Thượng phẩm thượng.” Nếu dùng ba phẩm mà thâu nhiếp thì như ban đầu đã nói. Tôn giả thế Hữu nói rằng: “Noãn có ba phẩm, đó là Hạ phẩm hạ-Hạ phẩm trung và hạ phẩm thượng; Đảnh có hai phẩm, đó là Trung phẩm hạ và Trung phẩm trung; Nhẫn có ba phẩm, đó là Trung phẩm thượng-Thượng phẩm hạ và Thượng phẩm trung; Thế đệ nhất pháp chỉ có nên phẩm, đó là Thưởng phẩm thượng. Nếu dùng ba phẩm mà thâu nhiếp, thì Noãn chỉ có phẩm hạ, Đảnh chí có phẩm Trung, Nhẫn là Trung phẩm thượng, Thế đệ nhất pháp chỉ là phẩm Thượng.
Hỏi: Bốn thiện căn này có gì sai biệt?
Đáp: Đã nói về phẩm khác nhau, chính là sai biệt. Lại nữa, tên gọi cũng sai biệt, nghĩa là pháp này gọi là Noãn, cho đến pháp này gọi là Thế đệ nhất pháp. Lại nữa, Niệm trú làm đẳng vô gián gọi là Noãn, Noãn làm đẳng vô gián gọi là Đảnh, Đảnh làm đẳng vô gián gọi là Nhẫn, Nhẫn làm đẳng vô gián gọi là Thế đệ nhất pháp. Như đẳng vô gián; vô gián hướng đến tiến vào (thú nhập) và gia hạnh, cũng như vậy. Lại nữa, vui với quán riêng biệt về Uẩn gọi là Noãn, vui với quán riêng biệt về Tam Bảo gọi là Đảnh, vui với quán riêng biệt về Đế gọi là Nhẫn, từ đây phát sinh Thế đệ nhất pháp. Lại nữa, Noãn ngăn chặn ngu si bậc Hạ duyên với Đế, Đảnh ngăn chặn ngu si bậc Trung duyên với Đế, Nhẫn ngăn chặn ngu si bậc Thượng duyên với Đế, từ đây phát sinh Thế đệ nhất pháp. Lại nữa, Noãn ngăn chặn ngu si thổ thiển duyên với Đế, Đảnh ngăn chặn ngu si trung bình duyên với Đế, Nhẫn ngăn chặn ngu si vi tế duyên với Đế, từ đây phát sinh Thế đệ nhất pháp. Lại nữa, Noãn sinh ra sáng suốt bậc Hạ duyên với Đế, Đảnh sinh ra sáng suốt bậc Trung duyên với Đế, Nhẫn sinh ra sáng suốt bậc Thượng duyên với Đế, từ đây phát sinh Thế đệ nhất pháp. Lại nữa, Noãn sinh ra sáng suốt thô thiển duyên với Đế, Đảnh sinh ra sáng suốt trung bình duyên với Đế, Nhẫn sinh ra sáng suốt vi tế duyên với Đế, từ đây phát sinh ra Thế đệ nhất pháp. Như sinh ra sáng suốt, sinh ra niềm tin cũng như vậy, đây gọi là sai biệt.
Trong thiện căn thuận quyết trạch phần, Noãn cũng đạt được-cũng rời bỏ. Đạt được là bởi vì gia hạnh. Rời bỏ thì hoặc là vì lui sụt, hoặc là vì vượt qua phạm vi giới hạn, hoặc là vì rời bỏ Chúng đồng phần (người chết). Rời bỏ Noãn này rồi, cũng gây ra nghiệp vô gián, cũng đoạn mất thiện căn, cũng rơi vào nẽo ác, có lợi ích tốt đẹp gì? Bởi vì có thể làm nhân quyết định cho Niết-bàn, nghĩa là đạt được Noãn, giống như cá nuốt lưỡi câu, đã có được pháp quyết định của Niết-bàn. Đảnh cũng đạt được-cũng rời bỏ. Đạt được là bởi vì gia hạnh. Rời bỏ thì hoặc là vì lui sụt, hoặc là vì vượt qua phạm vi giới hạn, hoặc là vì rời bỏ Chúng đồng phần. Rời bỏ Đảnh này rồi, cũng gây ra nghiệp vô gián, cũng rơi vào nẽo ác, lại có lợi ích tốt đẹp gì? Đó gọi là có thể cuối cùng không đoạn mất thiện căn. Hỏi: Nếu như vậy thì Thiên Thụ phải là chưa đạt được Đảnh, vì người ấy khởi lên tà kiến đoạn mất thiện căn, trong Già-đà (kệ) đã nói, nên thông suốt thế nào? Như nói:
Những người ngu dốt đều nhận biết, đó gọi là mất đi lợi ích,
Bạch pháp đều hoại diệt không còn, cần phải biết là từ Đảnh đọa.
Tụng này Đức Thế Tôn nói cho Thiên Thụ, vậy thì Thiên Thụ từ Đảnh lui sụt rồi, mà đoạn mất thiện căn, tại sao lại nói rời bỏ Đảnh này rồi, chắc chắn không đoạn mất thiện căn? Đáp: Dựa vào người chưa đạt được mà lui sụt để nói về Đảnh đọa, Đề-bà-đạt-đa đã tu tập đạt được Noãn, không bao lâu đạt được Đảnh, đắm theo danh lợi cho nên trở lại lui sụt mất đi pháp Noãn, lại đoạn mất thiện căn, đối với Đảnh cần phải đạt được mà không đạt được, cho nên gọi là Đảnh đọa, chứ không phải là đã đạt được mà lui sụt. Có người nói như vậy: Thế Tôn giống như đỉnh cao, gây ra ác hạnh đối với Phật mà rơi vào nẽo ác, cho nên gọi là Đảnh đọa. Có Sư khác nói: Phật pháp như đỉnh cao, người ấy phá hoại Phật pháp thì tự mình lui sụt rơi rụng, cho nên gọi là Đảnh đọa.
Nhẫn cũng đạt được-cũng rời bỏ. Đạt được là nhờ vào gia hạnh. Rời bỏ thì hoặc là vì vượt qua phạm vi giới hạn, hoặc là vì rời bỏ Chúng đồng phần, chứ không vì lui sụt. Lại có lợi ích tốt đẹp gì? Nghĩa là cuối cùng không lui sụt, không gây ra nghiệp vô gián, không rơi vào nẽo ác. Thế đệ nhất pháp cũng đạt được-cũng rời bỏ. Đạt được là nhờ vào gia hạnh. Rời bỏ là vì vượt qua phạm vi giới hạn, chứ không vì lui sụt, cũng không vì rời bỏ Chúng đồng phần. Lại có lợi ích tốt đẹp gì? Bởi vì có thể làm đẳng vô gián duyên, tiến vào Chánh tánh ly sinh. Có Sư khác nói: Noãn cũng đạt được-cũng rời bỏ, như trước đã nói. Rời bỏ Noãn này rồi, cũng gây ra nghiệp vô gián, cũng rơi vì nẽo ác, có lợi ích tốt đẹp gì? Bởi vì có thể làm nhân quyết định cho Niết-bàn, và cuối cùng có thể không đoạn mất thiện căn. Nếu như vậy thì Thiên Thụ phải là chưa đạt được Noãn, vì người ấy khởi lên tà kiến đoạn mất thiện căn. Đảnh cũng đạt được-cũng rời bỏ, như trước đã nói. Rời bỏ Đảnh này rồi cũng rơi vào nẽo ác, lại có lợi ích tốt đẹp gì? Bởi vì không gây ra nghiệp vô gian. Nhẫn cũng đạt được-cũng rời bỏ, như trước đã nói. Lại có lợi ích tốt đẹp gì? Đó là cuối cùng không lui sụt, không rơi vào nẽo ác, không chấp trước theo ngã.
Hỏi: Nếu như vậy thì Ô-ba-ly-thất-lợi-cúc-đa, Chỉ-man đế ngữ (Ương-quật-ma-la)…, phải là chưa đạt được Nhẫn, vì họ chấp có Ngã, chống cự với Đức Phật?
Đáp: Họ muốn luận bàn mà giả lập có Ngã, chứ thật sự không chấp trước. Thế đệ nhất pháp thì những vấn đề về đạt được và rời bỏ, đều như trước đã nói.
*****
Tôn giả Tây Phương dùng mười bảy phần phân biệt bốn pháp này, như tụng ấy nói: “Ý thú dựa vào nhân mà duyên với quả, đẳng lưu-dị thục và lợi ích thù thắng, Hành tướng-hai duyên cùng với Tuệ-Giới-
Định, tầm-tứ cùng căn-tâm-lui sụt là cuối.” Hỏi: Noãn có ý thức (ham thích) gì?
Đáp: Trước đó đã tu tập tất cả thiện căn, nghĩa là từ bố thí cho đến bảy xứ thiện, đều đem hồi hướng cho giải thoát, là ý thú của Noãn.
Hỏi: Noãn dựa vào đâu mà khởi?
Đáp: Dựa vào định của địa mình.
Hỏi: Noãn lấy gì làm nhân?
Đáp: Thiện căn cùng loại của địa mình từ kiếp trước.
Hỏi: Noãn lấy gì làm sở duyên?
Đáp: Bốn Thánh đế.
Hỏi: Noãn lấy gì làm quả?
Đáp: Lấy Đảnh làm quả Sĩ dụng (nên trong năm quả) gần nhất.
Hỏi: Noãn làm đẳng lưu cho pháp nào?
Đáp: Thiện căn cùng loại của địa mình ở đời sau.
Hỏi: Noãn làm dị thục cho pháp nào?
Đáp: Năm uẩn của cõi Sắc.
Hỏi: Thuận quyết trạch phần, cũng có thể lối kéo Chúng đồng phần hay không?
Đáp: Có người nói là không có thể. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì chán ngán rời xa quả báo, nghĩa là thiện căn này chán ngán rời xa các quả báo đối với Chúng đồng phần, chỉ có thể tròn vẹn chứ không có thể lôi kéo. Có người nói cũng có thể, nghĩa là thiện căn này tuy chán ngán tời bỏ quả báo, mà có thể lôi kéo, tùy thuận với Thánh đạo. Quả của Chúng đồng phần, nghĩa là pháp này đã dẫn đến quả của Chúng đồng phần, tăng thêm mạnh mẽ, vi diệu thù thắng, không có tai họa bất ngờ, thuận với thiện phẩm thù thắng.
Hỏi: Noãn có lợi ích thù thắng gì?
Đáp: Có thể làm nhân quyết định cho Niết-bàn. Có người nói đạt được Noãn thì chắc chắn không đoạn mất thiện căn.
Hỏi: Noãn có mấy hành tướng?
Đáp: Mười sáu hành tướng.
Hỏi: Noãn là tên gọi của duyên hay là nghĩa của duyên?
Đáp: Tên gọi và nghĩa đều là duyên.
Hỏi: Noãn là do Văn mà thành hay do Tư mà thành, hay là do Tu mà thành?
Đáp: Chỉ do Tu mà thành.
Hỏi: Noãn là hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc hay là hệ thuộc cõi Vô sắc?
Đáp: Chỉ hệ thuộc cõi Sắc.
Hỏi: Noãn là thuộc về Định, hay là không thuộc về Định?
Đáp: Chỉ thuộc về Định.
Hỏi: Noãn là có tầm-có tứ, là không có tầm-chỉ có tứ, hay là không có tầm-không có tứ?
Đáp: Có đủ cả ba loại.
Hỏi: Noãn là tương ưng với Lạc căn, là tương ưng với Hỷ căn, hay là tương ưng với Xả căn?
Đáp: Tương ưng với ba căn.
Hỏi: Noãn là nên tâm hay là nhiều tâm?
Đáp: Nhiều tâm.
Hỏi: Noãn là có thể lui sụt, hay là không thể lui sụt?
Đáp: Có thể lui sụt.
Ý thú của Đảnh, nghĩa là từ bố thí cho đến quả của Noãn, lấy Nhẫn làm quả Sĩ dụng gần nhất. Lợi ích thù thắng là không đoạn mất thiện căn. Có người nói cũng không gây ra nghiệp vô gián, còn lại như Noãn đã nói.
Ý thú của Nhẫn, nghĩa là từ bố thí cho đến quả của Đảnh, lấy Thế đệ nhất pháp làm quả Sĩ dụng gần nhất. Lợi ích thù thắng là không lui sụt, không gây ra nghiệp vô gián, không rơi vào nẽo ác. Có người nói cũng không chấp Ngã, còn lại như Đảnh đã nói.
Ý thú của Thế đệ nhất pháp, nghĩa là từ bố thí cho đến sở duyên của Nhẫn chỉ là quả của khổ đế, lấy Khổ pháp trí nhẫn làm quả Sĩ dụng gần nhất. Lợi ích thù thắng là làm đẳng vô gián tiến vào Chánh tánh ly sinh. Hành tướng là bốn hành tướng của Khổ đế. Nên tâm hay nhiều tâm, nên nói là nên tâm. Còn lại như Nhẫn đã nói.
Ban đầu Noãn duyên với ba Đế, Pháp niệm trú hiện tại tu vị lai; tu bốn niệm trú, nên hành tướng hiện tại tu vị lai, tu bốn hành tướng đều là tu đồng loại, không phải là tu không đồng loại. Duyên với Diệt đế, Pháp niệm trú hiện tại tu vị lai, cũng chỉ tu Pháp niệm trú, nên hành tướng hiện tại tu vị lai, tu bốn hành tướng cũng là tu đồng loại, không phải là tu không đồng loại. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì không phải ban đầu quán về Uẩn diệt nhưng có thể tư duyên với uẩn đạo, cho nên Noãn được tăng trưởng. Duyên với ba Đế thuận theo nên trong bốn niệm trú, hiện tại tu vị lai, tu bốn niệm trú. Đây là tu đồng loại, cũng là tu không đồng loại, nên hành tướng hiện tại tu vị lai, tu tất cả mười sáu hành tướng. Duyên với Diệt đế, Pháp niệm trú hiện tại tu vị lai; tu bốn niệm trú, nên hành tướng hiện tại tu vị lai, tu tất cả mười sáu hành tướng.
Hỏi: Tại sao ban đầu Noãn chỉ là tu đồng loại chứ không phải là tu không đồng loại, Noãn tăng trưởng thì có thể tu đồng loại và không đồng loại?
Đáp: Bởi vì ban đầu Noãn chưa hề đạt được chủng tánh, mới học quán về Đế cho nên chỉ có tu đồng loại; sau đó Noãn tăng trưởng đã từng đạt được chủng tánh, luyenệ tập xuyên suốt quán về Đế, cho nên tu đồng loại cũng là không đồng loại.
Ban đầu Đảnh duyên với bốn đế, Pháp niệm trú hiện tại tu vị lai; tu bốn niệm trú, nên hành tướng hiện tại tu vị lai, tu tất cả mười sáu hành tướng. Noãn tăng trưởng duyên với ba Đế thuận theo nên trong bốn niệm trú, hiện tại tu vị lai; tu bốn niệm trú, nên hành tướng hiện tại tu vị lai, tu tất cả mười sáu hành tướng. Duyên với Diệt đế, Pháp niệm trú hiện tại tu vị lai; tu bốn niệm trú, nên hành tướng hiện tại tu vị lai, tu tất cả mười sáu hành tướng. Nhẫn ban đầu và tăng trưởng duyên với bốn Đế, Pháp niệm trú hiện tại tu vị lai; tu bốn niệm trú, nên hành tướng hiện tại tu vị lai, tu tất cả mười sáu hành tướng.
Hỏi: Tại sao Nhẫn ban đầu và tăng trưởng, đều chỉ có Pháp niệm trú hiện tại tu vị lai, Noãn và Đảnh thì không như vậy?
Đáp: Nhẫn gần với hiến đạo, tương tự với kiến đạo. Như trong kiến đạo, chỉ phát khởi Pháp niệm trú, Nhẫn cũng như vậy.
Tôn giả Diệu Âm giải thích như vậy: “Nhẫn ban đầu và Nhẫn tăng trưởng, giải thích như Noãn ban đầu và Noãn tăng trưởng, đối với thiện căn của cõi Sắc chưa hề đạt của chủng tánh, và đã từng đạt được chủng tánh. Điều ấy không nên đưa ra cách nói này: Bốn thiện căn này, đều là do tu mà thành tựu thuộc cõi Sắc, bởi vì Nhẫn gần với kiến đạo, như kiến đạo phát khởi Pháp niệm trú.”
Hỏi: Nhẫn tăng trưởng thì tất cả mọi lúc đều tu mười sáu hành tướng chăng?
Đáp: Không phải như vậy, có lúc là mười sáu, có lúc là mười hai, có lúc mười tám, có lúc là bốn. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì Như Như dần dần lược bỏ Đế đã duyên vào, như vậy và như vậy lược bỏ hành tướng của tu, từ đây dần dần có thể gần với kiến đạo, giống như kiến đạo.
Thế đệ nhất pháp, Pháp niệm trú hiện tại tu vị lai; tu bốn niệm trú, nên hành tướng hiện tại ru vị lai, tu bốn hành tướng chỉ có tu đồng loại, không phải là không đồng loại.
Hỏi: Thế đệ nhất pháp đã từng đạt được chủng tánh, luyện tập xuyên suốt về quán Đế, vì sao chỉ có tu đồng loại chứ không phải là khác loại?
Đáp: Thế đệ nhất pháp chỉ có những hành tướng như vậy mới có thể tu, chứ không có hành tướng nào khác. Như người chỉ có nên chiếc áo, bị cướp mất rồi lại không có gì có thể cướp được nữa, điều này cũng như vậy cho nên không cần phải hỏi. Lại nữa, Thế đệ nhất pháp gần cạnh kiến đạo, giống như kiến đạo. Lại nữa, Thế đệ nhất pháp mở bày cửa ngõ kiến đạo, dẫn dắt phát sinh kiến đạo, giống như kiến đạo.
Hỏi: Ban đầu Noãn-Đảnh-Nhãn đối với bốn Thánh đế, là quán nối tiếp nhau hay là không nối tiếp nhau?
Đáp: Có người nói là nối tiếp nhau, như mười lăm tâm trước sau trong kiến đạo, hiện quán nối tiếp nhau đối với bốn Thánh đế, pháp này cũng như vậy. Có người nói là không nối tiếp nhau. Nghĩa là quán về Khổ thánh đế thuộc cõi Dục rồi, lập tức dừng lại, sau đó phát khởi gia hạnh, quán về Khổ thánh đế thuộc cõi Sắc-Vô sắc rồi, lại lập tức ngưng nghỉ, các Đế còn lại cũng như vậy. Nói như vậy thì điều này không quyết định hoặc là quán nối tiếp nhau, hoặc là không nối tiếp nhau, tùy theo gia hạnh của pháp ấy có thế mạnh mà chuyển biến.
Hỏi: Như thế nào là tác ý vô gián, dẫn dắt phát khởi pháp Noãn?
Đáp: Định thuộc chúng sinh, thâu nhiếp hành tướng do Tu mà thành, có chán ngán lìa xa-có khao khát mong mỏi, có xấu xa hèn mọncó suy nghĩ ưa thích, tác ý không gián đoạn dẫn dắt phát khởi Noãn, Noãn không ngừng dẫn dắt phát khởi Đảnh, Đảnh không ngừng dẫn dắt phát khởi Nhẫn, Nhẫn không ngừng dẫn dắt phát khởi Thế đệ nhất pháp.
Hỏi: Đã lìa dục nhiễm thì có thể như vậy, chưa lìa dục nhiễm thì như thế nào?
Đáp: Cõi Dục cũng có tựa như tác ý kia, thâu nhiếp hành tướng do Tư mà thành, có chán ngán lìa xa-có khao khát mong mỏi, có xấu xa hèn mọn-có suy nghĩ ưa thích, chưa lìa dục nhiễm mà tác ý này không ngừng dẫn dắt phát khởi Noãn; còn lại như trước đã nói.
Hỏi: Tu pháp Noãn đầy đủ rồi sắp sửa đến lúc phát khởi Đảnh, thì lập tức mạng chung, lúc ấy sinh trong đời khác, là lập tức phát khởi Đảnh hay là từ ban đầu mà phát khởi?
Đáp: Nếu gặp bậc thầy sáng suốt thì tùy theo bậc thầy mà phát khởi. Nói theo phạm vi giới hạn thì có thể phát khởi Đảnh, nếu không như vậy thì trở lại từ ban đầu mà phát khởi, nhưng có thể nhanh chóng phát khởi chứ không như lúc mới tu.
Hỏi: Nếu sinh trong đời khác lập tức phát khởi Đảnh, thì từ tác ý nào không gián đoạn mà phát khởi?
Đáp: Như lúc phát khởi Noãn vốn có tác ý. Như nói từ Noãn mà phát khởi Đảnh; từ Đảnh mà phát khởi Nhẫn cũng như vậy.
Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao nói Noãn không ngừng phát khởi Đảnh, Đảnh không ngừng phát khởi Nhẫn?
Đáp: Dựa vào trong nên thân nối tiếp nhau phát khởi mà đưa ra cách nói như vậy, nhưng không phải là tất cả.
Hỏi: Nếu lúc lui sụt Noãn rồi trở lại sinh ra Noãn, thì đó là đạt được Noãn lúc trước đã từng đạt được hay sao?
Đáp: Nên nói là không có thể tùy theo như vậy mà đi qua, lui sụt rồi trở lại sinh ra, tức là như vậy đã đi qua, thay đổi mới lạ mà đạt được. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì rất khó đạt được, vì chưa luyện tập, vì dụng công mới thành tựu. Như giới biệt giải thoát, tùy theo như vậy mà đi qua, bỏ rồi lại thọ nhận, ngay nơi ấy mà đi qua, thay đổi mới lạ mà đạt được; ở đây cũng như vậy. Như nói về Noãn; Đảnh cũng như vậy. Dựa vào tĩnh lự căn bản mà phát khởi Noãn-Đảnh, cũng chắc chắn không lui sụt, bởi vì đã dựa vào Định tự tại kiên cố. Dựa vào Vị chí định và tĩnh lự trung gian mà phát khởi Noãn-đảnh thì không quyết định, bởi vì có thể lui sụt.
Hỏi: Phần vị của Noãn-Đảnh-Nhẫn, dựa vào Hạ phát sinh Trung, dựa vào Trung phát sinh Thượng, sau phẩm Trung Thượng có phát khởi Hạ Trung hay không?
Đáp: Quyết định không phát khởi. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì ở phần vị thắng tiến đối với pháp trước kia đã đạt được không còn vui mừng tôn sùng nữa.
Hỏi: Phát khởi Noãn về sau là lìa nhiễm hay không?
Đáp: Có người nói như vậy: Không thích lìa nhiễm. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì lúc ấy thà rằng phát khởi Đảnh, chứ không thích phát khởi về tư duy có bậc nhất, huống là Định của địa phía dưới. Nói như vậy thì điều này là không nhất định, nếu hành giả ấy tự biết mình có năng lực có thể sinh ra Đảnh, thì lập tức phát khởi Đảnh; nếu biết là không có năng lực có thể sinh ra Đảnh, thì cầu mong lìa nhiễm. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu được lìa nhiễm thì sẽ sinh vào chốn tốt đẹp, lìa bỏ cõi phía dưới.
Noãn-Đảnh-Nhẫn…, chủng loại nhiều sai biệt, có bảy mươi ba phẩm, sự việc ấy thế nào? Nghĩa là đối với nhiễm của cõi Dục vốn có lìa xa, có mười phiền não (phược) vốn có là nên, lìa xa nên phẩm nhiễm, cho đến lìa xa chín phẩm, gộp với trước làm thành mười. Đối với nhiễm của tĩnh lự thứ nhất, lìa xa nên phẩm cho đến chín phẩm là chín; không có phiền não vốn có nào khác, chính là thuộc về phẩm thứ mười của cõi Dục; phần vị sau cũng như vậy. Như vậy cho đến đối với nhiễm của Vô sở hữu xứ, lìa xa nên phẩm cho đến chín phẩm là chín; đối với các phần vị này, đã phát khỡi Noãn-Đảnh…, có bảy mươi ba chủng loại sai biệt.
Hỏi: Tùy theo nên đã phát khởi, cùng với các loại đã phát khởi khác, là nên hay là khác?
Đáp: Có người nói là nên.
Hỏi: Nếu như vậy thì sao lại nói là bảy mươi ba chủng loại sai biệt?
Đáp: Thể tuy là nên nhưng phần vị có khác nhau. Dựa vào phần vị sai biệt, cho nên nói như vậy. Có người nói là tất cả khác nhau, nghĩa là phiền não vốn đã phát khởi khác nhau, lìa xa nên phẩm phát khởi khác nhau. Nói rộng cho đến, lìa xa nhiễm thuộc phẩm thứ chín của Vô sở hữu xứ đã phát khởi khác nhau. Nhưng phiền não vốn có, đối với phiền não vốn có đã phát khởi Noãn-Đảnh… cũng đạt được-cũng thuộc về thân, cũng thành tựu-cũng hiện tại trước mắt; đối với lìa xa phiền não đã phát khởi Noãn-Đảnh…, không đạt được-không thuộc về thân, không thành tựu-không hiện tại trước mắt. Lìa xa nên phẩm nhiễm của cõi Dục, đối với lìa xa nên phẩm nhiễm của cõi Dục, đã phát khởi NoãnĐảnh…, cũng đạt được-cũng thuộc về thân, cũng thành tựu-cũng hiện tại trước mắt; đối với phiền não vốn có, đã phát khởi Noãn-Đảnh…, đạt được mà không thuộc về thân, không thành tựu-không hiện tại trước mắt; đối với những phát khởi khác, không đạt được-không thuộc về thân, không thành tựu-không hiện tại trước mắt. Nói rộng cho đến, lìa xa nhiễm thuộc phẩm thứ chín của Vô sở hữu xứ, đối với Noãn-Đảnh…, tự mình đã phát khởi, cũng đạt được-cũng thuộc về thân, cũng thành tựu-cũng hiện tại trước mắt; đối với Noãn-Đảnh… nơi khác đã phát khởi, đạt được mà không thuộc về thân, không thành tựu-không hiện tại trước mắt.
Dựa vào tĩnh lự căn bản, phát khởi Noãn-Đảnh thì thân hiện tại chắc chắn tiến vào Chánh tánh ly sinh. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì lúc ấy dựa vào Thánh đạo mà dẫn dắt Noãn-Đảnh… dựa vào Vị chí định và tĩnh lự trung gian, phát khởi Noãn-Đảnh…, điều này thì không nhất định. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì lúc ấy dựa vào Noãn-Đảnh mà dẫn dắt Thánh đạo.
Hỏi: Nếu dựa vào địa này, phát khởi Thuận quyết trạch phần, thì dựa vào địa này mà tiến vào Chánh tánh ly sinh chăng?
Đáp: Có đưa ra cách nói như vậy: Nếu dựa vào địa này mà phát khởi Thuận phần quyết trạch, thì dựa vào địa này mà tiến vào Chánh tánh ly sinh. Nói như vậy thì điều này là không nhất định, có lúc thì dựa vào địa này, có lúc lại dựa vào địa khác. Có lúc thì dựa vào địa này, nghĩa là chủng tánh Thanh văn, hoặc dựa vào Vị chí định phát khởi Noãn, thì dựa vào địa này phát khởi Đảnh-Nhẫn-Thế đệ nhất pháp mà tiến vào Chánh tánh ly sinh, cho đến nếu dựa vào tĩnh lự thứ tư phát khởi Noãn, thì dựa vào địa này phát khởi Đảnh-Nhẫn-Thế đệ nhất pháp mà tiến vào Chánh tánh ly sinh. Có lúc lại dựa vào địa khác, nghĩa là chủng tánh Thanh văn, nếu dựa vào Vị chí định phát khởi Noãn, thì lúc ấy dựa vào tĩnh lự thứ nhất phát khởi Noãn-Đảnh-Nhẫn và Thế đệ nhất pháp, tiến vào Chánh tánh ly sinh; cho đến tĩnh lự thứ tư cũng như vậy. Nếu dựa vào Vị chí định phát khởi Noãn-Đảnh, thì lúc ấy dựa vào tĩnh lự thứ nhất phát khởi Đảnh-Nhẫn và Thế đệ nhất pháp, tiến vào Chánh tánh ly sinh; cho đến tĩnh lự thứ tu cũng như vậy. Nếu dựa vào Vị chí định phát khởi Noãn-Đảnh-Nhẫn, thì lúc ấy dựa vào tĩnh lự thứ nhất phát khởi Nhẫn và Thế đệ nhất pháp, tiến vào Chánh tánh ly sinh; cho đến tĩnh lự thứ tư cũng như vậy.
Có người nói nếu dựa vào Vị chí định phát khởi Noãn, thì lúc ấy dựa vào tĩnh lự thứ nhất phát khởi Đảnh-Nhẫn và Thế đệ nhất pháp, tiến vào Chánh tánh ly sinh; cho đến tĩnh lự thứ tư cũng như vậy. Nếu dựa vào Vị chí định phát khởi Noãn-Đảnh, thì lúc ấy dựa vào tĩnh lự thứ nhất phát khởi Nhẫn và Thế đệ nhất pháp, tiến vào Chánh tánh ly sinh; cho đến tĩnh lự thứ tư cũng như vậy. Nếu dựa vào Vị chí định phát khởi Noãn-Đảnh-Nhẫn, thì lúc ấy dựa vào tĩnh lự thứ nhất phát khởi Nhẫn và Thế đệ nhất pháp, tiến vào Chánh tánh ly sinh; cho đến tĩnh lự thứ tư cũng như vậy.
Có người nói nếu dựa vào Vị chí định phát khởi Noãn, thì lúc ấy dựa vào tĩnh lự thứ nhất phát khởi Noãn-Đảnh-Nhẫn và Thế đệ nhất pháp, tiến vào Chánh tánh ly sinh; cho đến tĩnh lự thứ tư cũng như vậy. Nếu dựa vào Vị chí định phát khởi Noãn-Đảnh, thì lúc ấy dựa vào tĩnh lự thứ nhất phát khởi Noãn-Đảnh-Nhẫn và Thế đệ nhất pháp, tiến vào Chánh tánh ly sinh; cho đến tĩnh lự thứ tư cũng như vậy. Nếu dựa vào Vị chí định phát khởi Noãn-Đảnh-Nhẫn, thì lúc ấy dựa vào tĩnh lự thứ nhất phát khởi Noãn-Đảnh-Nhẫn và Thế đệ nhất pháp, tiến vào Chánh tánh ly sinh; cho đến tĩnh lự thứ tư cũng như vậy.
Hỏi: Thuận quyết trạch phần, sau phẩm Trung Thượng không phát khởi Hạ Trung, tại sao bấy giờ đưa ra cách nói như vậy?
Đáp: Bởi vì cùng địa thì không phát khởi, khác địa thì có thể phát khởi, như vậy đều nói về chủng tánh Thanh văn.
Hỏi: Bồ-tát như thế nào?
Đáp: Có người giải thích như vậy: Nếu Bồ-tát dựa vào Vị chí định phát khởi Noãn. Thì dựa vào tĩnh lự thứ nhất cho đến tĩnh lự thứ ba phát khởi Noãn-Đảnh-Nhẫn, dựa vào tĩnh lự thứ tư phát khởi Noãn-ĐảnhNhẫn và Thế đệ nhất pháp, tiến vào Chánh tánh ly sinh. Nếu dựa vào Vị chí định phát khởi Noãn-Đảnh, thì dựa vào tĩnh lự thứ nhất cho đến tĩnh lự thứ ba phát khởi Noãn-Đảnh-Nhẫn, dựa vào tĩnh lự thứ tu phát khởi Noãn-Đảnh-Nhẫn và Thế đệ nhất pháp, tiến vào Chánh tánh ly sinh. Nếu dựa vào Vị chí định phát khởi Noãn-Đảnh-Nhẫn, thì dựa vào tĩnh lự thứ nhất cho đến tĩnh lự thứ ba cũng phát khởi Noãn-Đảnh-Nhẫn, dựa vào tĩnh lự thứ tư phát khởi Noãn-Đảnh-Nhẫn và Thế đệ nhất pháp, tiến vào Chánh tánh ly sinh.
Hỏi: Thuận quyết trạch phần, sau phẩm Trung Thượng không phát khởi Hạ Trung, tại sao bấy giờ đưa ra cách nói như vậy?
Đáp: Bởi vì cùng địa thì không phát khởi, khác địa thì có thể phát khởi. Có người nói Thanh văn không phát khởi; Bồ-tát có thể phát khởi. Có người khác vì lìa xa sai lầm như vậy, đưa ra cách nói như vậy: Bồ-tát hoặc dựa vào Vị chí định phát khởi Noãn, cho đến tĩnh lự thứ tư cũng như vậy; Bồ-tát hoặc dựa vào Vị chí định phát khởi Noãn, cho đến tĩnh lự thứ tư cũng như vậy; hoặc dựa vào Vị chí định phát khởi Đảnh, cho đến tĩnh lự thứ tư cũng như vậy; hoặc dựa vào Vị chí định phát khởi Nhẫn, cho đến tĩnh lự thứ tư cũng như vậy; tức là dựa vào tĩnh lự thứ tư phát khởi Nhẫn và Thế đệ nhất pháp, tiến vào Chánh tánh ly sinh.
Nói như vậy thì Bồ-tát chỉ dựa vào tĩnh lự thứ tư, phát khởi Noãn-ĐảnhNhẫn và Thế đệ nhất pháp tiến vào Chánh tánh ly sinh. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì tất cả công đức thù thắng của Bồ-tát, chỉ dựa vào tĩnh lự thứ tư dẫn dắt mà phát khởi, nghĩa là từ quán bất tịnh cho đến Vô sinh trí.
Hỏi: Độc giác như thế nào?
Đáp: Lân giác dụ cho Độc giác, như nói về Bồ-tát; Bộ hành Độc giác không nhất định, như nói về Thanh văn.
Hỏi: Bồ-tát xưa trong đời khác, đã từng phát khởi thiện căn Thuận quyết trạch phần phải không? Giả sử như vậy thì có gì sai trái? Nếu đã từng phát khởi thì tại sao nói rằng: Tất cả thiện căn thù thắng của Bồtát, đó là từ quán bất tịnh cho đến Vô sinh trí, đều cùng đạt được. Nếu không phát khởi, trong chín mươi mốt kiếp Bồ-tát không rơi vào nẽo ác, thì nhờ uy lực của ai vậy?
Đáp: Có người nói như vậy: Bồ-tát xưa trong đời khác, đã từng phát khởi Thuận quyết trạch phần, nhờ vào sức mạnh của Nhẫn, trong chín mươi mốt kiếp không rơi vào nẽo ác.
Hỏi: tại sao nói rằng: Thiện căn của Bồ-tát đều đạt được cùng nên lúc?
Đáp: Xưa đã phát khởi, là chủng tánh khác chứ không phải chủng tánh của mình. Đạt được củng nên lúc, là nói đến chủng tánh của mình, cho nên không trái ngược nhau. Có người nói là không phát khởi. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì thiện căn của Bồ-tát không trải qua đời kiếp mà dưới cội Bồ-đề đạt được cùng nên lúc.
Hỏi: Nếu như vậy thì Bồ-tát trong chín mươi mốt kiếp không rơi vào nẽo ác, là sức mạnh của ai vậy?
Đáp: Có năng lực ngăn chặn nẽo ác, không cần phải nhờ và Thuận quyết trạch phần. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì hoặc là Thíhoặc là Giới, hoặc là Văn-hoặc là Tư, hoặc là Noãn-hoặc là Đảnh, có năng lực ngăn chặn nẽo ác. Nếu người độn căn thì đạt được Nhẫn mới có năng lực. Nhưng các Bồ-tát lúc thực hành nên hạnh Thí, cũng thâu nhiếp cả Giới-Tuệ; lúc thực hành nên hạnh Giới, cũng thâu nhiếp cả Thí-Tuệ; lúc thực hành nên hạnh Tuệ, cũng thâu nhiếp cả Thí và Giới. Nhờ vậy có năng lực ngăn chặn nẽo ác của Na-dữu-đa, huống là ba nẽo ác mà không có thể ngăn chặn được ư? Nói như vậy thì tất cả thiện căn thù thắng của Bồ-tát, đó là từ quán bất tịnh cho đến Vô sinh trí, đều là trong đời này dựa vào tĩnh lự thứ tư cùng lúc dẫn dắt phát khởi, hãy còn không phải là phần vị nào khác của đời này, huống là đời trước ư? Lân giác dụ cho Độc giác cũng như vậy. Thiện căn của Bộ hành Độc giác không nhất định, như nói về Thanh văn.
Noãn-Đảnh-Nhẫn và Thế đệ nhất pháp, đều có sáu loại chủng tánh sai biệt, đó là chủng tánh lui sụt-tư duy pháp-hộ trì pháp-chủng tánh trú trong pháp-có thể hiểu rõ pháp và bất động đối với pháp. Trong này chuyển biến Noãn của chủng tánh lui sụt pháp phát khởi Noãn của chủng tánh tư duy pháp, cho đến chuyển biến Noãn của chủng tánh có thể hiễu rõ pháp, phát khởi Noãn của chủng tánh bất động đối với pháp; chuyển biến Noãn của chủng tánh Thanh văn, phát khởi Noãn của chủng tánh Độc giác hoặc là chủng tánh Phật, chuyển biến Noãn của chủng tánh Độc giác, phát khởi Noãn của chủng tánh Phật hoặc là chủng tánh Thanh văn, nhưng Noãn của chủng tánh Phật thì chắc chắn không thể nào chuyển biến. Như nói về Noãn; nói về Đảnh cũng như vậy.
Chuyển biến Nhẫn của chủng tánh Thanh văn, phát khởi Nhẫn của chủng tánh Độc giác nhưng không phải là chuyển biến Nhẫn của chủng tánh Thanh văn và Độc giác, mà có thể phát khởi Nhẫn của chủng tánh Phật. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì Nhẫn xa cách nẽo ác, Bồtát phát nguyện sinh vào nẽo ác. Cũng không phải là chuyển biến Nhẫn của chủng tánh Độc giác, mà có thể phát khởi Nhẫn của chủng tánh Thanh văn. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì Nhẫn không lui sụt. Có người nói chuyển biến Noãn-Đảnh-Nhẫn của chủng tánh Thanh văn, có thể phát khởi Noãn-Đảnh-Nhẫn của chủng tánh Độc giác. Nếu phát khởi Noãn-Đảnh của chủng tánh Độc giác, thì cũng không thể nào phát khởi Noãn-Đảnh của các Thừa khác. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì thiện căn của Độc giác, bắt đầu từ quán bất tịnh cho đến Vô sinh trí, đều cùng lúc đạt được. Lời bình xét: Người ấy không nên nói như vậy. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì thiện căn của Chủng tánh Lân giác dụ cho Độc giác tuy cùng lúc đạt được, nhưng chủng tánh của Bộ hành Độc giác thì không nhất định, như nói về chủng tánh Thanh văn. Vì vậy Thế đệ nhất pháp đối với sáu loại chủng tánh, và chủng tánh của Ba thừa, đều không có thể chuyển biến, vì chỉ có nên sát-na.
Hỏi: Thuận quyết trạch phần, nơi nào phát khởi vậy?
Đáp: Cõi Dục có thể phát khởi, chứ không phải là cõi Sắc-Vô sắc. Ở trong cõi Dục thì người và trời có thể phát khởi, chứ không phải là ba nẽo ác, bởi vì có thiện căn tốt đẹp. Trong loài người thì ba châu có thể phát khởi chứ không phải là Bắc-câu-lô. Trong loài người tuy có thể phát khởi, nhưng về sau mới phát khởi chứ không phải là lúc đầu, nghĩa là trước đây trong loài người phát khởi rồi, sau lui sụt sinh trong trời Dục, nhờ vào năng lực luyện tập trước đây mà tiếp tục có thể phát khởi.
Hỏi: Tại sao trong loài trời không có thể phát khởi từ lúc đầu?
Đáp: Bởi vì nơi ấy không có những tác ý thù thắng như chán ngán lìa xa…
Hỏi: Trong nẽo ác có những thù thắng như chán ngán lìa xa… tại sao không phát khởi thiện căn này vậy?
Đáp: Bởi vì trong nẽo cá không có thân nương tựa thù thắng. Nếu có những tác ý thù thắng như chán ngán lìa xa… cũng có thân nương tựa thù thắng, thì có thể bắt đầu phát khởi thiện căn loại này. Trong trời Dục tuy có thân nương tựa thù thắng, nhưng không có những tác ý thù thắng như chán ngán lìa xa… Trong nẽo ác tuy có những tác ý thù thắng như chán ngán lìa xa… nhưng không có thân nương tựa thù thắng. Trong loài người có đủ cả hai, cho nên có thể phát khởi từ ban đầu.
Hỏi: Cõi Sắc-Vô sắc, tại sao không phát khởi thiện căn này vậy?
Đáp: Nếu nơi nào có thể tiến vào Chánh tánh ly sinh thì nơi ấy có thể phát khởi. Cõi Sắc-Vô sắc đã không có thể tiến vào Chánh tánh ly sinh, cho nên không có thể phát khởi.
Hỏi: Dựa vào luận mà sinh ra luận, tại sao cõi Sắc-Vô sắc không có thể tiến vào Chánh tánh ly sinh vậy?
Đáp: Bởi vì không phải là ruộng đất-không phải là khí chất, cho đến nói rộng. Lại nữa, nếu nơi nào có thể phát khởi Nhẫn trí thì nơi ấy có thể tiến vào Chánh tánh ly sinh. Cõi Sắc-Vô sắc tuy có thể phát khởi trí, nhưng không phát khởi Nhẫn, cho nên không có thể tiến vào Chánh tánh ly sinh. Lại nữa, nếu nơi nào có thể phát khởi Pháp trí và Loại trí, thì nơi ấy có thể tiến vào Chánh tánh ly sinh. Cõi Sắc-Vô sắc tuy phát khởi Loại trí, nhưng không phát khởi Pháp trí, cho nên không có thể tiến vào Chánh tánh ly sinh. Lại nữa, nếu nơi nào có thân nương tựa thù thắng và có cảm thọ đau khổ, thì nơi ấy có thể tiến vào Chánh tánh ly sinh. Cõi Sắc-Vô sắc tuy có thân nương tựa thù thắng, nhưng không có cảm thọ đau khổ, cho nên không có thể tiến vào Chánh tánh ly sinh.
Hỏi: Noãn-Đảnh-Nhẫn và Thế đệ nhất pháp này, dựa vào thân nào mà phát khởi?
Đáp: Dựa vào thân nam-thân nữ.
Hỏi: Dựa vào thân nữ đạt được thân nữ mà phát khởi Noãn, hay là cũng đạt được thân nam mà phát khởi Noãn?
Đáp: Đạt được, như đạt được Noãn; đạt được Đảnh-Nhẫn cũng như vậy.
Hỏi: Dựa vào thân nam đạt được thân nam mà phát khởi Noãn, là cũng đạt được thân nữ mà phát khởi Noãn chăng?
Đáp: Đạt được. Như đạt được Noãn; đạt được Đảnh-Nhẫn cũng như vậy. Thân nữ đối với thân nữ mà phát khởi Noãn, cũng đạt được, cũng thuộc về thân, cũng thành tựu-cũng hiện tại trước mắt; đối với thân nam mà phát khởi Noãn, đat được nhưng không thuộc về thân, thành tựu mà không hiện tại trước mắt. Như nói về Noãn; nói về ĐảnhNhẫn cũng như vậy. Thân nam đối với thân nam mà phát khởi Noãn, cũng đạt được-cũng thuộc về thân, cũng thành tựu-cũng hiện tại trước mắt; đối với thân nữ mà phát khởi Noãn, đạt được không thuộc về thân, thành tựu mà không hiện tại trước mắt. Như nói về Noãn; nói về ĐảnhNhẫn cũng như vậy. Thân nữ đã phát khởi Noãn, làm nhân cho thân nữ đã phát khởi Noãn, cũng làm nhân cho thân nam đã phát khởi Noãn. Như nói về Noãn; nói về Đảnh-Nhẫn cũng như vậy. Thân nam đã phát khởi Noãn, không làm nhân cho thân nữ đã phát khởi Noãn. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì thù thắng không phải là nhân của yếu kém, mà thân nữ thì yếu kém. Như nói về Noãn; nói về Đảnh-Nhẫn cũng như vậy.
Hỏi: Dựa vào thân nam, phát khởi thiện căn Thuận quyết trạch phần rồi, lại có thể tiếp nhận thân nữ hay không?
Đáp: Cũng có thể tiếp nhận, chỉ có ba pháp trước chứ không phải là Thế đệ nhất pháp. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì chỉ có nên sát-na.
Hỏi: Phát khởi thiện căn Thuận quyết trạch phần rồi, lại có thể tiếp nhận Phiến-trĩ-bán-trạch-ca (hoàng môn), vô hình và hai hình hay không?
Đáp: Cũng còn có thể tiếp nhận, chỉ có Noãn-Đảnh chứ không phải là những pháp khác. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu đạt được Nhẫn rồi, thì xa cách nẽo ác, những thân hình như Phiến-trĩ…, kia thấp hèn, đều là nẽo ác trong loài người; nếu đạt được những thiện căn thù thắng như Nhẫn… thì chắc chắn không còn tiếp nhận thân hình của chủng loại ấy.
Hỏi: Dị sinhd đạt được Nhẫn, ở phần vị mạng chung, đã rời bỏ Chúng đồng phần thì cũng rời bỏ Nhẫn hay không? Giả sử như vậy thì có gì sai trái? Nếu như rời bỏ thì phải rơi vào nẽo ác, tại sao nói nếu đạt được Nhẫn thì không rơi vào nẽo ác? Vả lại, nếu rời bỏ thì tại sao lúc dị sinh mạng chung liền rời bỏ, mà Thánh giả thì không như vậy? Nếu như không rời bỏ thì tại sao trong phần Nghiệp uẩn và Đại chủng uẩn, đều không nói đến vậy? Như nói về dị sinh trú trong thai tạng…, chỉ thành tựu thân mà không thành tựu nghiệp của thân là thế nào?
Đáp: Ở đây nên nói là rời bỏ. Có người nói là không rời bỏ. Có người nói là không nhất định, hoặc là rời bỏ-hoặc không rời bỏ. Từng điều nên trong này, giải thích rộng về nguyên cớ, như trong phẩm hại sinh thuộc chương Nghiệp uẩn sau này nói rõ. Nói như vậy thì dị sinh mạng chung chắc chắn rời bỏ đối với Nhẫn, bởi vì thiện căn yếu kém. Dị sinh dựa vào địa này, phát khởi thiện căn loại này, nếu có mạng chung rồi sinh trở lại địa này, bởi vì rời bỏ Đồng phần, thì hãy còn quyết định rời bỏ, huống hồ thiện căn này là pháp của cõi Sắc, trải qua đời sống của cõi Dục mà sẽ không rời bỏ hay sao?
Hỏi: Gia hạnh tu pháp Noãn thì tướng ấy thế nào?
Đáp: Lấy điều quan trọng mà nói thì ba Tuệ là tướng, nghĩa là do Văn mà thành tuệ, do Tư mà thành tuệ, do Tu mà thành tuệ.
Hỏi: Thế nào là do tu tập về Văn mà thành tuệ?
Đáp: Hành giả tu quán, hoặc gặp được bậc thầy sáng suốt, nói vắn tắt cho hành giả về điển quan trong của các pháp, chỉ có mười tám Giới-mười hai Xứ-năm Uẩn; hoặc tự mình đọc tụng các tạng Tố-đátlãm, tạng Tỳ-nại-da, tạng A-tỳ-đạt-ma, khiến cho thuần thục tốt đẹp rồi dấy lên suy nghĩ như vậy: Văn nghĩa trong ba Tạng thật là rộng lớn, nếu luôn luôn ghi nhớ giữ gìn thì khiến cho tâm chán ngán mệt mỏi, điều quan trọng đã nói trong ba Tạng, chỉ có mười tám Giới-mười hai Xứ và năm uẩn. Dấy lên suy nghĩ này rồi, trước hết quán sát mười tám Giới. Lúc quán sát về Giới thiết lập làm ba phần, đó là Danh-Tự tướng và Cọng tướng. Danh thì có nghĩa đây gọi là Nhãn giới, cho đến đây gọi là Ý thức giới. Tự tướng thì có nghĩa đây là tự tướnt của Nhãn giới, cho đến đây là tự tướng của Ý thức giới. Cọng tướng thì có nghĩa là mười sáu hành tướng. Đã quán sát mười tám Giới và mười sáu loại Cọng tướng, lúc ấy duyên vào Giới này mà tu trí và tu Chỉ. Đối với mười tám Giới đã tu trí kết thúc rồi, lại sinh ra chán ngán mệt mỏi dấy lên ý niệm như vậy: Mười tám Giới này chính là mười hai xứ, cho nên cần phải lược bỏ mà tiến vào mười hai xứ, nghĩa là mười sắc Giới chính là mười sắc Xứ, bảy tâm Giới chính là ly xứ, pháp Giới chính là pháp Xứ. Lúc ấy quán sát mười hai Xứ này, thiết lập làm ba phần, đó là Danh-Tự tướng và Cọng tướng. Danh thì có nghĩa đây gọi là Nhân xứ, cho đến đây gọi là Pháp xứ. Cọng tướng thì có nghĩa là mười sáu hành tướng. Đã quán sát mười hai xứ đã tu trí kết thúc rồi, lại sinh ra chán ngán mệt mỏi dấy lên ý niệm như vậy: Mười hai Xứ này, trừ ra Vô vi thì chính là năm uẩn, cho nên cần phải lược bỏ mà tiến vào năm Uẩn, nghĩa là mười sắc Xứ và pháp Xứ thuộc về sắc tức là Sắc uẩn, ý Xứ tức là Thức uẩn, trong pháp Xứ thì cảm thọ tức là Thọ uẩn, tưởng nghỉ tức là Tưởng uẩn, còn lại tâm sở pháp-bất tương ưng hành chính là Hành uẩn. Lúc ấy quán sát về năm Uẩn này, thiết lập làm ba phần, đó là Danh-Tự tướng và Cọng tướng. Danh thì có nghĩa đây gọi là Sắc uẩn. Cho đến đây gọi là Thức uẩn. Tự tướng thì có nghĩa đây là tự tướng của Sắc uẩn, cho đến đây là tự tướng của Thức uẩn. Cọng tướng thì có nghĩa là mười hai hành tướng. Đã quán sát-năm uẩn và mười hai loại cộng tướng, lúc ấy duyên vào Uẩn này mà tu trí và tu Chỉ. Đối với năm Uẩn đã tu trí kết thúc rồi, lại sinh ra chán ngán mệt mỏi dấy lên ý niệm như vậy: Năm uẩn này cùng với Vô vi, chính là bốn Niệm trú, cho nên cần phải lược bỏ mà tiến vào bốn Niệm trú, nghĩa là Sắc uẩn tức là Thân niệm trú, Thọ uẩn tức là Thọ niệm trú, Thức uẩn tức là Tâm niệm trú, Tưởng uẩn-Hành uẩn cùng với Vô vi chính là Pháp niệm trú. Lúc ấy quán sát về bốn Niệm trú này, thiết lập làm ba phần, đó là Danh-Tự tướng và Cọng tướng. Danh thì có nghĩa đây gọi là Thân niệm trú, cho đến đây gọi là Pháp niệm trú. Tự tướng thì có nghĩa đây là tự tướng của Thân niệm trú, cho đến đây là tự tướng của Pháp niệm trú. Cọng tướng thì có nghĩa là mười sáu hành tướng. Đã quán sát bốn Niệm trú này mà tu trí và tu Chỉ. Đối với bốn Niệm trú đã tu trí kết thúc rồi, lại sinh ra chán ngán mệt mỏi dấy lên ý niệm như vậy: Bốn Niệm trú này, trừ ra Hư không phi trạch diệt, thì chính là bốn Thánh đế, cho nên cần phải lược bỏ mà tiến vào bốn Thánh đế, nghĩa là phần quả của pháp hữu lậu tức là Khổ đế, phần nhân tức là Tập đế, trạch diệt tức là Diệt đế, đối trị tức là Đạo đế. Lúc ấy quán sát về bốn Thánh đế này, thiết lập làm ba phần, đó là Danh-Tự tướng và Cọng tướng. Danh thì có nghĩa đây gọi là Khổ đế, cho đến đây gọi là Đạo đế. Tự tướng thì có nghĩa đây là tự tướng của Khổ đế. Cho đến đây là tự tướng của Đạo đế. Cọng tướng thì có nghĩa là bốn hành tướng đã quán sát về bốn loại cọng tướng của Khổ đế:
- Khổ.
- Vô thường.
- Không.
- Vô ngã.
Bốn hành tướng đã quán sát về bốn loại Cọng tướng của Tập đế:
- Nhân.
- Tập.
- Sinh.
- Duyên.
Bốn hành tướng đã quán sát về bốn loại Cọng tướng của Diệt đế:
- Diệt.
- Tĩnh.
- Diệu.
- Ly.
Bốn hành tướng đã quán sát về bốn loại cọng tướng của Đạo đế:
- Đạo.
- Như.
- Hành.
- Xuất.
Lúc ấy duyên vào Đế này mà tu trí và tu Chỉ. Vào lúc đối với bốn Thánh đế tu trí kết thúc, như trong kiến đạo dần dần quán về Đế, nghĩa là trước tiến quán tách biệt về Khổ của cõi Dục, sau kết hợp quán về Khổ của cõi Sắc-Vô sắc; trước tiên quán tách biệt về Tập của cõi Dục, sau kết hợp quán về Tập của cõi Sắc-Vô sắc; trước tiên quán tách biệt về Diệt của cõi Dục, sau kết hợp quán về Diệt của cõi Sắc-Vô sắc; trước tiên quán tách biệt về Đạo của cõi Dục, sau đó kết hợp quán về Đạo của cõi Sắc-Vô sắc. Lúc quán sát về bốn Thánh đế như vậy, giống như nhìn các cảnh sắc hình tượng qua nên tấm lụa, đến lúc này do tu tập về Văn mà thành tuệ mới được tròn vẹn. Dựa vào đây phát sinh do Tư mà thành tuệ, tu đã trọn vẹn rồi, lại tiếp tục phát sinh do Tu mà thành tuệ, thì gọi là Noãn. Noãn tiếp theo phát sinh Đảnh, Đảnh tiếp theo phát sinh Nhẫn, Nhẫn tiếp theo phát sinh Thế đệ nhất pháp, Thế đệ nhất pháp tiếp theo phát sinh kiến đạo, Kiến đạo tiếp theo phát sinh Tu đạo, Tu đạo tiếp theo phát sinh Vô lậu đạo. Như vậy theo thứ tự mà thiện căn được đầy đủ.
Thiện căn có ba loại:
- Phần thuận với phước.
- Phần thuận với giải thoát.
- Phần thuận với quyết trạch.
Thiện căn của phần thuận với phước, nghĩa là gieo chủng tử sinh vào loài người-sinh vào loài trời. Chủng tử sinh vào loài người, nghĩa là chủng tử này có năng lực sinh trong loài người với dòng họ cao quý vô cùng, tài sản châu báu dồi dào-quyến thuộc tốt đẹp đầy đủ, dung nhan tướng mạo đoan nghiêm-thân thể mịn màng mềm mại, thậm chí có kiếp làm Chuyển luân Thánh vương. Chủng tử sinh vào loài trời, nghĩa là chủng tử này có năng lực sinh trong cõi trời Dục-Sắc và Vô sắc, thọ nhận quả báo thù thắng tuyệt với, hoặc làm Đế thích-Ma vương và Phạm vương, có uy thế to lớn thống lãnh nhiều nơi Thiện căn của phần thuận với giải thoát, nghĩa là gieo chủng tử quyết định giải thoát, nhờ vào đây quyết định đạt được cảnh giới Niết-bàn tịch diệt. Thiện căn của phần thuận với quyết trạch, nghĩa là Noãn-Đảnh-Nhẫn và Thế đệ nhất pháp. Trong này cần phải phân biệt rộng về thiện căn của phần thuận với giải thoát.
Hỏi: Thiện căn này lấy gì làm tự tánh?
Đáp: Lấy nghiệp thân-ngữ-ý làm tự tánh, nhưng mà nghiệp ý là tăng thượng.
Hỏi: hiện căn này là thuộc về phạm vi của ý, hay là năm thức của thân?
Đáp: Thuộc về phạm vi của ý, chứ không phải là năm thức của thân.
Hỏi: Thiện căn này là gia hạnh đạt được, là ly nhiễm đạt được, hay là sinh đạt được?
Đáp: Chỉ có gia hạnh đạt được. Có người nói: Cũng là sinh đạt được.
Lời bình: cách nói trước là hay nhất, bởi vì gia hạnh mà phát khởi.
Hỏi: Thiận căn là do Văn mà thành, là do Tư mà thành, hay là do Tu mà thành?
Đáp: Do Văn-Tư mà thành chứ không phải là do Tu mà thành. Có người nói cũng là do Tu mà thành.
Lời bình: Cách nói trước là hay nhất, bởi vì chỉ hệ thuộc cõi Dục.
Hỏi: Thiện căn này phát khởi ở nơi nào?
Đáp: Phát khởi từ cõi Dục chứ không phải là cõi Sắc-Vô sắc. Trong cõi Dục thì phát khởi ở loài người chứ không phải là loài khác. Trong loài người thì phát khởi ở ba châu chứ không phải là Bắc-câulô.
Hỏi: Thiện căn này gieo trồng vào lúc nào?
Đáp: Lúc Đức Phật xuất thế, cần phải có Phật pháp mới có thể gieo trồng. Có Sư khác nói: Tuy không có Phật pháp, nhưng nếu gặp bậc Độc giác, thì cũng có thể gieo trồng thiện căn này.
Hỏi: Thiện căn này dựa vào thân nào phát khởi?
Đáp: Cũng dựa vào thân nam, cũng dựa vào thân nữ.
Hỏi: làm nhân của việc gì mà gieo trồng thiện căn này?
Đáp: Hoặc là nhân của bố thí, hoặc là nhân của trì giới, hoặc là nhân của nghe pháp, nhưng mà không quyết định. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì ý thích khác nhau, nghĩa là hoặc có người nhờ vào bố thí nên bửa ăn, hoặc thậm chí nên chiếc tăm xỉa răng sạch sẽ, thì có thể gieo trồng chủng tử giải thoát; như Chiến-đạt-la…, họ tùy theo những vật bố thí đều phát ra lời nói này: Nguyện cho tôi nhờ vào đây chắc chắn được giải thoát. Hoặc có người tuy tổ chức Đại hội Vô giá (chẩn tế cô hồn) mà không thể gieo trồng chủng tử giải thoát; như Vô bạo ác …, họ tùy theo những sự bố thí đều mong cầu giàu sang danh tiếng của thế gian, chứ không mong cầu giải thoát. Hoặc có người thọ trì tám phần trai giới nên ngày nên đêm, thì có thể gieo trồng chủng tử giải thoát. Hoặc có người thọ trì giới biệt giải thoát suốt đời, mà không có thể gieo trồng chủng tử giải thoát. Hoặc có người đọc tụng bốn câu kệ (già đà), thì có thể gieo trồng chủng tử giải thoát. Hoặc có người thông thạo tất cả văn nghĩa trong ba Tạng, nhưng không có thể gieo trồng chủng tử giải thoát.
Hỏi: Ai quyết định có thể gieo trồng thiện căn của phần thuận với giải thoát này?
Đáp: Nếu người có ý thích tăng thượng, vui mừng cầu mong Niếtbàn, chán ngán rời bỏ sinh tử, hễ phát khởi nên phần nhỏ thiện tâm bố thí-trì giới và nghe pháp, thì quyết định gieo trồng thiện căn này. Nếu người không có ý thích tăng thượng, không vui mừng cầu mong Niếtbàn, không chán ngán rời bỏ sinh tử, thì tuy phát khởi nhiều phần thiện hạnh bố thí-trì giới-nghe pháp, mà cũng không có thể gieo trồng thiện căn này.
Hỏi: Nếu có người gieo trồng thiện căn này rồi, vì trải qua thời gian dài thì như vậy có thể được giải thoát chăng?
Đáp: Nếu hết sức nhanh chóng thì có lẽ là trải qua ba đời kiếp, nghĩa là trong đời kiếp thứ nhất gieo trồng chủng tử này, trong đời kiếp thứ hai làm cho nó thành thục, trong đời kiếp thứ ba thì có thể giải thoát. Còn lại thì không nhất định, nghĩa là hoặc có người gieo trồng thiện căn của phần thuận với giải thoát rồi, hoặc trải qua nên kiếp, hoặc trải qua trăm kiếp, hoặc trải qua ngàn kiếp lưu chuyển trong sinh tử, mà không có thể phát khởi Thuận quyết trạch phần. Hoặc lại có người phát khởi thiện căn Thuận quyết trạch phần rồi, hoặc trải qua nên đời, hoặc trải qua ngàn đời lưu chuyển trong sinh tử, mà không có thể tiến vào Chánh tánh ly sinh. Phần thuận với giải thoát cũng có sáu loại, đó là chủng tánh lui sụt pháp, cho đến chủng tánh bất động đối với pháp.
Chuyển biến phần thuận với chủng tánh tư duy pháp, cho đến chuyển biến phần thuận với giải thoát của chủng tánh có thể hiểu rõ pháp, phát khởi phần thuận với giải thoát của chủng tánh bất động với pháp. Chuyển biến phần thuận với giải thoát của chủng tánh Thanh văn, phát khởi phần thuận với giải thoát của chủng tánh Độc giác và chủng tánh Phật; Chuyển biến phần thuận với giải thoát của chủng tánh Độc giác, phát khởi phần thuận với giải thoát của chủng tánh Thanh văn và chủng tánh Phật. Nếu phát khởi phần thuận với giải thoát của chủn tánh Phật rồi, thì không thể chuyển biến nữa bởi vì hết sức mạnh mẽ sắc bén.
Hỏi: Trong gia hạnh của Noãn có quán về sinh diệt, gia hạnh của quán sinh diệt này thế nào?
Đáp: Các Sư Du-già sắp quán về sinh diệt, trước tiên chọn lấy tướng hưng suy nội ngoại rồi, ngay từ trú xứ của mình, điều hòa thân tâm thích hợp, quán sát về thân trong nên thời kỳ trước sinh-sau diệt, tiếp theo quán sát về phần vị, tiếp theo là năm-tiếp theo là mùa-tiếp là tháng, tiếp là nửa tháng-tiếp là nên ngày đêm, tiếp là Mâu-hô-lật-đa, tiếp là Lạp phược, tiếp là đát-sát-na, tiếp theo lại giảm dần, cho đến đối với tất cả pháp hữu vi, quán về hai sát-na sinh-hai sát-na diệt, đến đây gọi là gia hạnh thành tựu đầy đủ. Tiếp theo lại đối với pháp hựu vi, quán về nên sát-na sinh-nên sát-na diệt, đây thì gọi là thành tựu pháp quán về sinh diệt.
Hỏi: Quán về sinh diệt này, lúc quán sát sinh diệt là nên tâm quán, hay là hai tâm quán? Nếu như nên tâm quán, thì làm thành nên cách hiểu, hay làm thành hai cách hiểu? Nếu làm thành nên cách hiểu, thì như quán về sinh là sinh, cũng cần phải quán về diệt là sinh, quán về sinh là sinh thì có thể gọi là chánh quán, quán về diệt là sinh thì phải là tà quán; nếu như quán về diệt là diệt thì cũng phải quán về sinh là diệt, quán về diệt là diệt thì có thể gọi là chánh quán, quán về sinh là diệt thì phải là tà quán. Làm thế nào cùng nên cách hiểu mà cũng là chánh-cũng là tà? Nếu làm thành hai cách hiểu, thì cần phải có hai Thể, nên tâm mà có hai Thể, thì điều này là vô lý. Nếu hai tâm quán, thì nên tâm quán về sinh, nên tâm quán về diệt, thuận theo sẽ không có quán về sinh diệt, tại sao gọi là quán sinh diệt vậy?
Đáp: hai sát-na trước sau, nên tâm quán về sinh, nên tâm quán về diệt, dựa vào sự nối tiếp nhau mà nói là quán sinh diệt, vì không dựa vào sát-na, cho nên không có gì sai trái. Có người nói: Nên tâm cùng quán về sinh diệt, nhưng mà không có sai lầm đã nói như trước, bởi vì lúc thấy sinh mà so sánh biết là có diệt, bởi vì pháp có sinh thì nhất định phải có diệt; nếu lúc thấy diệt mà so sánh biết là có sinh, bởi vì pháp có diệt thì nhất định phải có sinh.
Lời bình: cách nói ấy phi lý, làm sao nên tâm mà có thể có hai cách hiểu, bởi vì Thể của hiện lượng và tỉ lượng không giống nhau, cách nói là hợp lý.
Hỏi: Quán về sinh diệt này, là tác ý thuộc về thắng giải, hay là tác ý thuộc về chân thật?
Đáp: Có người nói tác ý thuộc về chân thật.
Hỏi: Nếu như vậy thì các hành thật sự không có đến-đi, thấy có đến-đi sao nói là chân thật?
Đáp: Quán này chưa thành tựu thì thấy có đến-đi, lúc thành tự thì chỉ thấy sinh diệt, chứ không thấy có tướng đến-đi; như vui thú nhảy múa nên mình, chạm thì thấy có qua lại, nhanh thì không thấy gì nữa. Dụ về vòng lửa quay tròn, dụ về vòng quay của thợ gốm, nên biết cũng như vậy. Có người nói là tác ý thuộc về thắng giải.
Hỏi: Nếu như vậy thì trong kệ đã nói, nên hiểu như thế nào? Như nói: Nếu có thấy biết thì có thể hết lậu, nếu không thấy biết thì làm sao hết lậu. Nếu có thể quán về Uẩn là sinh diệt, vậy thì ý giải thoát hết sạch phiền não. Không phải là tác ý thuộc về thắng giải có thể đoạn trừ phiền não chăng?
Đáp: Dựa vào nhân truyền dẫn mà nói, như cách thức con cháu, nghĩa là tác ý thuộc về thắng giải dẫn dắt phát sinh tác ý thuộc về chân thật, dựa vào tác ý thuộc về chân thật mà đoạn trừ các phiền não, cho nên không trái ngược nhau.
******
Hai mươi câu này, Tát-ca-da kiến (thân kiến) có mấy Ngã kiến, có mấy Ngã sở kiến? Cho đến nói rộng ra.
Hỏi: Vì sao soạn ra luận này?
Đáp: Vì cần phải phân biệt rõ ràng nghĩa lý trong kinh, nghĩa là trong các kinh, Đức Phật nói có hai mươi câu về Tát-ca-da kiến. Tôn giả Xá-lợi-tử ở trong kinh Trì Dụ, hay tóm tắt phân biệt về hai mươi câu Tát-ca-da kiến này, nhưng cũng chưa nói mấy là Ngã kiến, mấy là Ngã sở kiến. Kinh ấy là nơi nương tựa căn bản của luận này, trong kinh ấy chưa nói, thì nay cần phải nói về điều đó, cho nên soạn ra luận này. Lại nữa, vì ngăn chặn các tông chỉ khác mà hiển bày về nghĩa chính xác, nghĩa là đưa ra thí dụ giải thích như vậy: Tát-ca-da kiến không thật có sở duyên. Điều ấy nói như vậy: Tát-ca-da kiến phân biệt chấp vào Ngã và Ngã sở, ở trong nghĩa thù thắng thì không có Ngã và Ngã sở. Như người thấy sợi dây cho là con rắn, thấy cây cột cho là người đứng…, ở đây cũng như vậy vốn là không có sở duyên. Vì ngăn chặn cái chấp ấy, biểu hiện rõ ràng kiến này thật sự có sở duyên, cho nên soạn ra luận này.
Hỏi: Ở trong nghĩa thù thắng không có Ngã và Ngã sở, tại sao kiến này thật sự có sở duyên?
Đáp: Tát-ca-da kiến duyên với năm Thủ uẩn mà chấp là Ngã và Ngã sở, như duyên với sợi dây-cây cột mà nói là con rắn-người đứng, hành tướng điên đảo chẳng phải là không có sở duyên, bởi vì năm Thủ uẩn là thật có.
Hỏi: Hai mươi câu về Tát-ca-da kiến này, mấy là Ngã kiến, mấy là Ngã sở kiến?
Đáp: Năm Ngã kiến, đó là Đẳng tùy quán Sắc là Ngã, Thọ-Tưởng-Hành-Thức là Ngã. Mười lăm Ngã sở kiến, đó là Đẳng tùy quán Ngã có Sắc, Sắc là Ngã sở, Ngã ở trong Sắc; Ngã có Thọ-Tưởng-Hành-Thức, Thọ-Tưởng-Hành-Thức là Ngã sở, Ngã ở trong Thọ-Tưởng-HànhThức.
Hỏi: Như hành tướng của Ngã kiến, duyên với năm Thủ uẩn, có hành tướng của năm Ngã sở kiến, duyên với năm Thủ uẩn cũng phải có năm, tại sao nói là mười lăm?
Đáp: Hành tướng của Ngã kiến, duyên với năm Thủ uẩn không có sai biệt, mà chỉ có năm loại; hành tướng của Ngã sở kiến, duyên với năm Thủ uẩn có sai biệt, cho nên có mười lăm loại, nghĩa là Ngã và chúng sinh có đủ ở mỗi nên uẩn, đều có ba loại tướng sai biệt. Nhưng Tát-ca-da kiến này, hoặc nên nói là nên, đó là Tát-ca-da kiến trong năm kiến. Hoặc nên nói là hai, đó là hành tướng sai biệt của Ngã và Ngã sở, nói là Ngã kiến và Ngã sở kiến. Hoặc nên nói là ba, đó là sự khác biệt của ba cõi Dục-Sắc và Vô sắc. Hoặc nên nói là năm, đó là duyên với năm uẩn mà có sai biệt. Hoặc nên nói là sáu, đó là ở ba cõi đều có Ngã kiến và Ngã sở kiến. Hoặc nên nói là chín, đó là từ cõi Dục cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, vốn là chín địa khác biệt. Hoặc nên nói là mười, đó là duyên với năm uẩn đều có Ngã kiến và Ngã sở kiến. Hoặc nên nói là mười hai, đó là duyên với mười hai xứ mà có sai biệt. Hoặc nên nói là mười tám, đó là ở chín địa đều có Ngã kiến và Ngã sở kiến, lại duyên với mười tám giới mà có sai biệt. Hoặc nên nói là hai mươi, đó là phân biệt duyên với uẩn, Ngã vốn có hành tướng sai biệt, không phân biệt xứ đã khởi lên, như Đẳng tùy quán, Sắc là Ngã-Ngã có Sắc, Sắc là Ngã sở, Ngã ở trong Sắc, Thọ-Tưởng-Hành-thức cũng như vậy; năm uẩn đều có bốn cho nên có hai mươi loại. Hoặc nên nói là hai mươi bốn, đó là duyên với mười hai xứ, đều có Ngã kiến và Ngã sở kiến. Hoặc nên nói là ba mươi sáu, đó là duyên với mười tám giới, đều có Ngã kiến và Ngã sở kiến. Hoặc nên nói là bốn mươi tám, đó là phân biệt duyên với xứ, Ngã vốn có hành tướng sai biệt, không phân biệt xứ đã khởi lên, như Đẳng tùy quán, Nhãn xứ là Ngã-Ngã có Nhãn xứ, Nhãn xứ là Ngã sở, Ngã ở trong Nhãn xứ, mười nên xứ còn lại cũng như vậy; mười hai xứ đều là bốn cho nên có bốn mươi tám loại. Hoặc nên nói là sáu mươi lăm, đó là phân biệt duyên với uẩn, Ngã vốn có hành tướng sai biệt, cũng phân biệt xứ đã khởi lên, như Đẳng tùy quán, Sắc là Ngã-Thọ là Ngã, anh lạc là Ngã, đồng bộc là đồ dùng của Ngã; như Thọ có ba loại, Tưởng-Hành-Thức cũng như vậy, bốn lần ba là mười hai gộp với quán Sắc là Ngã, tất cả có mười ba như quán Sắc là Ngã có mười ba loại, Thọ-Tưởng-Hành-Thức cũng như vậy, năm loại mười ba thành ra sáu mươi lăm. Hoặc nên nói là bảy mươi hai, đó là phân biệt duyên với Giới, Ngã vốn có hành tướng sai biệt, không phân biệt xứ đã khởi lên, như Đẳng tùy quán, Nhãn giới là Ngã- Ngã có Nhãn giới, Nhãn giới là Ngã sở, Ngã ở trong Nhãn giới, mười bảy Giới còn lại cũng như vậy; mười tám Giới đều là bốn cho nên bảy mươi hai loại. Hoặc nên nói là bốn trăm lẻ tám, đó là phân biệt duyên với xứ, Ngã vốn có hành tướng sai biệt, cũng phân biệt xứ đã khởi, như Đẳng tùy quán, Nhãn xứ là Ngã, Sắc xứ là Ngã, anh lạc là Ngã, đồng bộc là đồ dùng của Ngã; như Sắc xứ có ba loại, mười Xứ còn lại cũng như vậy. Mười nên loại đều là ba, tất cả có ba mươi ba, gộp với quán Nhãn xứ là Ngã, toàn bộ có ba mươi bốn loại. Như quán Nhãn xứ là Ngã có ba mươi bốn loại, mười nên xứ còn lại cũng như vậy, mười hai loại đều là ba mươi bốn, thành ra bốn trăm lẻ tám. Hoặc nên nói là chín trăm ba mươi sáu, đó là phân biệt duyên với Giới, Ngã vốn có hành tướng sai biệt, cũng phân biệt xứ đã khởi, như Đẳng tùy quán, Nhãn giới là Ngã, Sắc giới là Ngã, anh lạc là Ngã, đồng bộc là đồ dùng của Ngã; như Sắc giới có ba loại, mười sáu Giới còn lại cũng như vậy. Mười bảy loại đều là ba, tất cả có năm mươi mốt, gộp với quán Nhãn giới là Ngã, toàn bộ có năm mươi hai loại, mười tám loại đều là năm mươi hai, thành ra chín trăm ba mươi sáu. Như vậy hành tướng duyên với uẩn có phạm vi giới hạn (giới địa) phân biệt, hành tướng duyên với xứ có phạm vi giới hạn, hành tướng duyên với giới có phạm vi giới hạn phân biệt, nếu dùng đời kiếp-hoặc dùng sát-na phân biệt thì có vô lượng Tát-ca-da kiến. Trong này tạm thời nói về sự sai biệt của Ngã vốn có hành tướng phân biệt duyên với uẩn, không phân biệt về xứ đã khởi lên, cho nên chỉ có hai mươi câu về Tát-ca-da kiến.
Hỏi: Tại sao trong này chỉ dựa vào duyên với uẩn, nói về hai mươi câu Tát-ca-da kiến, chứ không phải là Giới-Xứ vậy?
Đáp: Bởi vì người soạn ra luận ấy có ý muốn như vậy, cho nên nói rộng. Lại nữa, cũng cần phải dựa vào Giới-Xứ mà nói, nhưng không nói đến thì nên biết rằng nghĩa này có khác. Lại nữa, uẩn ở đầu tiên cho nên tạm thời dựa vào uẩn mà nói, Giới-Xứ thì không như vậy. Lại nữa, trong này không nên hỏi về người soạn luận, bởi vì người soạn luận dựa vào kinh mà soạn luận, ở trong kinh Đức Phật hỉ dựa vào uẩn mà nói về Tát-ca-da kiến có hai mươi câu, cho nên người soạn luận dựa vào kinh mà nói soạn ra luận.
Hỏi: Nếu như vậy thì gác về vấn đề người soạn luận, nhưng cần phải hỏi tại sao Đức Thế Tôn chỉ dựa vào Uẩn mà nói về Tát-ca-da kiến có hai mươi câu, chứ không phải là Giới-Xứ?
Đáp: Bởi vì quán xét chúng sinh đã hóa độ, nghĩa là Đức Phật quán sát hữu tình mà hóa độ, nếu dựa vào Uẩn nói về Tát-ca-da kiến có hai mươi câu, thì được hiểu rõ ràng có thể làm được những việc đáng làm, chứ không phải là dựa vào Giới-Xứ. Giả sử dựa vào Giới-Xứ, hữu tình có thể hiểu rõ ràng, có thể làm được những việc đáng làm, thì Đức Phật cũng nói ra, nhưng mà không như vậy, cho nên không nói làm gì. Lại nữa, Tát-ca-da kiến phần nhiều duyên với uẩn, chú không phải là Giới-Xứ, cho nên chỉ nói về Uẩn.
Hỏi: Tại sao trong này chỉ nói về Tát-ca-da kiến có hai mươi câu, mà không nói về kiến khác?
Đáp: Bởi vì người soạn luận ấy có ý muốn như vậy, cho đến nói rộng. Lại nữa, nên biết trong này thì có những cách nói khác, nghĩa là cũng nên nói Biên chấp kiến có hai mươi, tà kiến có tám mươi, Kiến thủ cũng như vậy, Giới cấm thủ có bốn mươi, nhưng không nói đến thì nên biết là có khác. Lại nữa, Tát-ca-da kiến đứng đầu ở trong năm kiến, vì vậy chỉ nói đến nó. Lại nữa, Tát-ca-da kiến là do tiếp cận mười hai loại Không mà đối trị, cho nên chỉ nói về nó. Mười loại không, đó là Nội không-Ngoại không-Nội ngoại Không-Hữu vi Không-Vô vi KhôngTán hoại Không-Bổn tánh Không-Vô tế Không-Thắng nghĩa Không và Không Không.
Hỏi: Hai mươi câu thì câu là nghĩa gì?
Đáp: Là nghĩa của tự tánh, nghĩa là kiến này có hai mươi tự tánh.
Hỏi: Đẳng tùy quán Sắc là Ngã, Thọ-Tưởng-Hành-Thức là Ngã, thì thế nào là Đẳng tùy quán Sắc là Ngã, Thọ-Tưởng-Hành-Thức là Ngã?
Đáp: Các sắc vốn có, hoặc là bốn đại chủng, hoặc là do bốn đại chủng mà tạo ra, tất cả sắc ấy đều thuận theo quán là Ngã, cho đến Thức tùy theo sự thích hợp mà nói.
Hỏi: Tát-ca-da kiến chỉ có duyên với hữu lậu chứ không phải là vô lậu, duyên với giới địa (phạm vi giới hạn) của mình chứ không phải là giới địa khác, trong giới địa của mình cũng không phải là tất cả cùng nên lúc mà duyên vào, tại sao nói tất cả sắc ấy đều thuận theo quán là Ngã?
Đáp: Nói tất cả ở đây là nên phần ít của tất cả, chứ không phải là tất cả của tất cả, cho nên không có gì sai trái. Lại nữa, nói tất cả ở đây, là dựa vào cảnh giới sở hành của mình mà nói, vì vậy không có lỗi lầm.
Hỏi: Có thể có chấp Ngã và Ngã sở đối với nên uẩn chăng?
Đáp: Có, đó là trong Sắc uẩn và Hành uẩn, đều có nhiều pháp, chấp nên pháp làm Ngã, còn lại là Ngã sở; Thọ-Tưởng và Thức uẩn tuy không có nhiều loại, nhưng có các loại tự tánh sai biệt, cho nên cũng có thể chấp nên loại làm Ngã, còn lại là Ngã sở.
Hỏi: Đẳng tùy quán Ngã có Sắc, cho đến nói rộng ra, thì thế nào là Đẳng tùy quán Ngã có Sắc?
Đáp: Đối với bốn uẩn còn lại, lần lượt theo chấp nên loại là Ngã rồi, sau đó đối với Sắc chấp là Ngã có, như người có tài sản-có chuỗi ngọc…
Hỏi: Thế nào là Đẳng tùy quán Sắc là Ngã sở?
Đáp: Đối với bốn uẩn còn lại, lần lượt thuận theo chấp nên loại là Ngã rồi, sau đó đối với Sắc chấp là Ngã sở, như người có thị nữ-có đồng bộc…
Hỏi: Thế nào là Đẳng tùy quán Ngã ở trong Sắc?
Đáp: Đối với bốn uẩn còn lại, lần lượt thuận theo chấp nên loại là Ngã rồi, sau đó đối với Sắc chấp là đồ dùng của Ngã-nơi chốn của Ngã, trong đó giống như dầu ở trong hạt vừng, bụi bẩn ở trong nắm tay, con rắn ở trong hòm nhỏ, cây dao ở trong vỏ dao, bơ ở trong sữa đặc, máu ở trong thân thể… Như Đẳng tùy quán Sắc có ba loại này, cho đến Đẳng tùy quán Thức nên biết cũng như vậy.
Hỏi: Chấp Thọ… đều là Ngã ở trong Sắc, điều này có thể như vậy, bởi vì Sắc là thô thiển mà Thọ… là vi tế; chấp Sắc là Ngã ở trong Thọ…, thì làm sao có thể như vậy, bởi vì pháp thô không thích hợp ở trong pháp tế?
Đáp: Hiếp Tôn giả nói: “Lý ra không nên trách mắng người vô minh- người ngu dốt đui mù rơi vào hố sâu”. Có sư khác nói: Nếu chấp Sắc là Ngã ở trong Thọ…, thì người ấy chấp Sắc vi tế mà Thọ… là thô thiên. Vì vậy Tôn giả Thế hữu nói rằng: “Tất cả bốn đại chủng tạo Sắc trong thân, tùy theo cùng với Xúc hòa hợp đều có thể sinh ra Thọ.” Cách nói này có nghĩa gì? Đây là nói khắp nơi trong thân có thể khởi lên Xúc, cũng sinh ra Thọ ở khắp nơi. Người kia dấy lên nghĩ rằng: Từ chân đến đỉnh đầu đã có Thọ ở khắp nơi, cho nên biết Sắc là ngã ở trong Thọ. Đại đức nói rằng: Tất cả khắp nơi thân thể đều có thể sinh ra Thọ. Người kia dấy lên nghĩ rằng: Thọ ở khắp nơi thân, có nên phần của thân là Ngã chứ không phải là nơi khác, vì vậy trong Thọ có thể dung chứa Sắc của Ngã. Như Thọ cho đến Thức cũng như vậy.
Hỏi: Là có duyên với nên cực vi mà khởi lên Tát-ca-da kiến hay không? Giả sử như vậy thì có gì sai trái? Nếu có điều ấy thì ở đây phải là chánh kiến chứ không phải là Tát-ca-da kiến. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì cần phải là trí hạnh chân thật, mới thấy được cực vi. Nếu không có thì luận Lục pháp giải thích sẽ thông suốt làm sao được? Như luận ấy nói: “Cực vi là thường bởi vì tồn tại khác nhau, sự tồn tại khác nhau này không phải là nhân của vô thường, vì vậy cực vi quyết định thường tồn tại.” Luận ấy nói thế nào? Chứng minh kiến này duyên với cực vi. Luận ấy nói Biên chấp kiến duyên với cực vi làm cảnh, chứng minh Hữu thân kiến cũng duyên với cực vi, bởi vì Thân kiến và Biên kiến củng nên sở duyên.
Đáp: Không có duyên với nên cực vi mà khởi lên Tát-ca-da kiến.
Hỏi: Nếu như vậy thì luận Lục Pháp giải thích sẽ thông suốt thế nào được?
Đáp: Luận ấy đã nói không thuận với Chánh lý, không có thể dẫn chứng đây là duyên với cực vi, nghĩa là trong luận ấy lại nói nhiều loại nhân không thuận với lý, không đáng để làm chứng. Có sư khác nói: Có duyên với nên cực vi mà khởi lên Tát-ca-da kiến.
Hỏi: Nếu như vậy thì đây phải là chánh kiến chứ không phải là Tát-ca-da kiến?
Đáp: Đây là dựa theo sở duyên cho nên nói là có, chứ không phải là dựa theo hiện đang khởi lên mà nói có.
Lời bình: Luận ấy nói là phi lý. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì làm sao kiến này có thể trú trong sở duyên mà không có thể dấy khởi? Vì vậy cách nói trước đối với lý là thích hợp nhất.
Hỏi: Là có cùng lúc duyên với toàn bộ năm uẩn chấp làm Ngã hay không? Giả sử như vậy thì đâu có sai trái? Nếu có thì luận Lục Pháp sẽ giải thích thông suốt thế nào? Như Luận ấy nói: “Thể của Ngã chỉ có nên chứ không có năm loại.” Nếu như có cùng lúc duyên với toàn bộ năm uẩn chấp làm Ngã, thì Ngã phải có năm loại, nhưng tự tướng của uẩn có năm loại khác nhau. Luận ấy đã chấp Ngã tướng không có sai biệt. Bởi vì đã chấp Ngã không có phần vi tế, không có tướng sai biệt, thường trú không thay đổi, cho nên sinh lão bệnh tử không có thể hủy hoại. Nếu không có thì kinh Đế Ngữ nói nên thông hiểu thế nào? như kinh ấy nói: “Ngoại đạo Đế Ngữ thưa với Đức Phật rằng: Thưa Đức Kiều Đáp Ma! Con nói Sắc Ngã, Thọ-Tưởng-Hành-Thức là Ngã.
Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Không có cùng lúc duyên với toàn bộ năm uẩn chấp làm Ngã.
Hỏi: Nếu như vậy thì luận Lục Pháp giải thích, sẽ làm cho dễ dàng thông hiểu, kinh Đế Ngữ nói nên thông hiểu thế nào?
Đáp: Người kia kiêu mạn cho nên đưa ra cách nói phi lý, thật sự không có cái chấp này. Lại nữa, người kia muốn thử Đức Phật cho nên đưa ra cách nói không thuận với lý như vậy. Nghĩa là nghe Đức Phật có trí hiểu biết thù thắng, tâm không chắc chắn tin tưởng, dấy lên ý niệm như vậy: Nay mình nên thử xem có điều này không? Vì vậy đưa ra cách nói này. Lại nữa, tâm người kia kinh sợ, cho nên đưa ra cách nói không thuận với lý như vậy. Nghĩa là người kia trước đã thiết lập nhiều loại phương tiện, đi đến nơi Đức Phật muốn dấy khởi luận bàn thắng thua. Đã là Thế Tôn thì thân có tướng của Đại luận Sư thù thắng, đó là cằm tròn như sư tử, lông mịn như trâu chúa, răng nhỏ và sắc có đủ bốn mươi cái, phạm âm hết sức tuyệt vời khiến người ta thích nghe. Người kia thấy vậy rồi sợ rằng rơi vào chỗ thất bại mà sinh lòng rất sợ hãi, cho nên đưa ra cách nói này. Lại nữa, uy thần mãnh lực của Đức Phật tỏa ra che lấp tâm người kia, vì vậy đưa ra cách nói không thuận với lý vô ngã. Nghĩa là ngoại đạo kia vì tranh luận mà đi đến nơi Đức Phật, đã thấy uy đức mãnh liệt của Đức Thế Tôn, Phạm-Thích hộ trì thế gian hãy còn không có năng lực nhìn thấy, trông thấy rồi kinh hoàng cho nên đưa ra cách nói này. Lại nữa, bởi vì uy thân sức mạnh của trời rồng Dược-xoa, khiến cho đưa ra cách nói không thuận với lý như vậy. Nghĩa là có trời rồng dược-xoa tin theo Đức Phật, dấy lên ý niệm như vậy: Ngoại đạo xấu xa này kết cấu từ ngữ muốn làm não loạn Đức Phật, nên dùng thế lực quấy nhiễu tâm kẻ ấy, làm cho lời nói trái với lý mà nhanh chóng rơi vào chỗ thất bại. Như Ô-ba-lê muốn đến mắng chưởi Đức Phật, Thiên thần này dùng uy lực quấy nhiễu tâm kẻ ấy trở lại thành ca ngợi. Ở đây cũng như vậy. Lại có người nói: Có ở trong nên lúc duyên với toàn bộ năm uẩn mà dấy lên chấp Ngã.
Hỏi: Nếu như vậy thì kinh Đế Ngữ nói sẽ làm cho dễ dàng thông hiểu, luận Lục Pháp thì nên thông hiểu thế nào?
Đáp: Luận ấy đối với năm uẩn dấy lên ý tưởng cùng hợp nhất, chấp làm nên Ngã cho nên không có gì sai trái.
Hỏi: Nếu như vậy thì luận ấy chấp cái gì làm Ngã sở?
Đáp: Nếu chấp nội uẩn làm Ngã, thì lúc ấy chấp ngoại uẩn làm Ngã sở; nếu chấp ngoại uẩn làm Ngã, thì lúc ấy chấp nội uẩn làm Ngã sở, vì vậy cũng không sai.
Hỏi: Có ở ngoài năm uẩn chấp có Ngã hay không? Giả sử như vậy thì có gì sai? Nếu như có, thì trong kinh đã nói nên thông hiểu thế nào? Như trong kinh nói: “Có những Sa-môn hoặc Bà-la-môn, thiết lập có Ngã, tất cả đều duyên với năm tụ uẩn mà dấy khởi.” Nếu không có, thì tại sao nói là có Ngã kiến thứ sáu?
Đáp: Không có chấp có Ngã ở ngoài năm uẩn.
Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao nói là có Ngã kiến thứ sáu?
Đáp: Đối với Hành uẩn về tư duy mà dấy khởi Ngã kiến, đối với những Hành uẩn khác mà dấy khởi Ngã kiến, kiến lập khác nhau cho nên có sáu loại.
Hỏi: Kinh Phạm Võng nói: “Sáu mươi hai kiến chấp, tất cả đều lấy Hữu thân kiến làm gốc.” Kinh Sư Tử Hống nói: “Có những Sa-môn hoặc Bà-la-môn, dấy khởi nhiều loại kiến sai khác đều dựa vào hai kiến, đó là dựa vào Hữu kiến và Vô hữu kiến.” Hai kinh này nói có gì sai biệt?
Đáp: Dựa vào cùng dấy khởi cho nên nói các kiến chấp lấy Hữu thân kiến làm gốc, bởi vì dựa vào sự suy xét tìm tòi; nói các kiến chấp sai khác, bởi vì dựa vào Hữu kiến và Vô hữu kiến. Lại nữa, Tát-ca-da kiến có thể dẫn dắt phát sinh các kiến chấp, Hữu kiến và Vô hữu kiến có thể giữ gìn các kiến chấp sai khác. Đây gọi là sự sai biệt của hai kinh đã nói.
Nếu không phải thường mà chấp là Thường, đối với năm kiến thì do kiến nào thâu nhiếp, do kiến nào mà đoạn trừ? Cho đến nói rộng.
Hỏi: Tại sao soạn ra luận này?
Đáp: Các kiến chấp này ở trong sinh tử, làm thành sự ràng buộc to lớn, gây ra nhiều suy sụp lo buồn, gây ra nhiều tổn hại chèn ép cho các hữu tình. Bởi vì cò những điều này, khiến cho các hữu tình liên tục nhận chịu nhiều khổ não luân chuyển trong sinh tử ở cõi Dục-Sắc và Vô sắc. Xa rời trí tuệ sáng suốt tiến vào thai tạng của mẹ, trú ở khoảng giữa của Sinh tạng và Thục tạng nhận chịu nhiều sự bức bách ngặt nghèo, như người mang tội nặng bị giam vào lao ngục. Muốn làm cho hữu tình hiểu biết sai lầm của kiến chấp như vậy mà chịu khó mong cầu giải thoát, cho nên soạn ra luận này. Giống như chốn ràng buộc suy sụp lo buồn tổn hại chèn ép của thế gian, nếu người nào không biết thì không thể nào tránh xa được, nếu người nào biết thì có thể rời xa được. Ở đây cũng như vậy, Tạp uẩn-Trí uẩn và Kiến uẩn trong luận này, đều bởi vì hai sự mà suy xét tìm kiến chấp, nên là bởi vì tự tánh, hai là bởi vì đối trị. Bởi vì tự tánh, nghĩa là kiến như vậy đối với năm kiến thì kiến nào thâu nhiếp? Bởi vì đối trị, nghĩa là kiến như vậy thì do kiến nào mà đoạn? Trong luận Sinh Trí, cũng bởi vì hai sự việc này mà suy xét tìm kiếm kiến chấp. Như luận ấy nói: “Ngoại đạo chê bai Đức Phật rằng: Samôn Kiều Đáp ma là người rất huyễn ảo, lừa dối làm mê hoặc thế gian. Nhưng đạo của Thế Tôn đã vượt lên trên huyễn hoặc. Ngoại đạo nói là người huyễn ảo, là tà kiến bài báng đạo, do kiến đạo mà đoạn. Tà kiến bài báng đạo là biểu hiện tự tánh của nó. Ngoại đạo bài báng đạo vượt lên trên huyễn hoặc của Thế Tôn, do kiến đạo mà đoạn, là biểu hiện về đạo đối trị ấy. Nhẫn trí phát sinh thì vĩnh viễn đoạn trừ điều ấy.” Vả lại, luận ấy nói: “Có người nói như vậy: Tại sao Thế Tôn bủn xỉn đối với A-la-hán? Nhưng đạo của Thế Tôn đã vượt lên trên sự bủn xỉn. Người kia nói là người bủn xỉn, là tà kiến bài báng đạo, do kiến đạo mà đoạn.” Hai sự việc trong này như trước đã nói, nên biết. Nhưng đối với câu hỏi bàn luận trong kinh Phạm Võng, lại bởi vì nên sự việc mà suy xét tìm kiếm kiến chấp, nghĩa là kiến như vậy thì do đâu mà dấy khởi? Như vậy nói chung thì bởi vì ba sự việc mà suy xét tìm kiếm kiến chấp, nên là bởi vì tự tánh, hai là bởi vì đối trị, ba là bởi vì cùng dấy khởi. Hiếp Tôn giả nói: “Không nên suy xét tìm kiếm kiến chấp như vậy, cũng không nên chỉ trích người vô minh-người ngu dốt đui mù rơi vào hố sâu.” Lời bình: Cần phải vì ba sự việc mà suy xét tìm kiếm kiến chấp. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu dùng ba sự việc mà suy xét tìm kiếm kiến chấp, thì dị sinh vốn có ràng buộc, cũng hoàn toàn không dấy khởi, như dùng Thánh đạo mà vĩnh viễn đoạn trừ nhận biết tất cả.
Trong này nên nói rộng về nhân duyên của Thật Pháp Sư. Nghĩa là xưa ở trong nước Ca-thấp-di-la này, có nên chốn A-luyện-nhã, các Sư Du-Già cùng hội tụ nên nơi, luận bàn về các kiến, đưa ra nói như vậy: Thánh giả đối với vô lượng sai lầm này, vĩnh viễn không còn hiện hành các kiến chấp xấu ác, thật là hiếm có. Lúc ấy trong chúng kia, có nên Pháp sư tên gọi Đạt-lạp-bà, nói với mọi người rằng: Thánh giả đối với các kiến chấp xấu ác này, đã đoạn trừ nhận biết tất cả, vĩnh viễn không còn hiện tiền, có gì là hiếm có? Như tôi bây giờ, vốn có sự ràng buộc của dị sinh, bởi vì ba sự việc này mà suy xét tìm kiếm kiến chấp, giả sử đời sau tôi lưu chuyển trong sinh tử, như đời trước đến nay, đã trải qua kiếp số, đối với kiến chấp này không còn hiện hành nữa, mới là hiếm có. Lúc bấy giờ trong chúng có vị A-la-hán, dấy lên ý nghĩ như vậy: Dị sinh vốn có ràng buộc, mới có thể ở trong chúng Hiền Thánh này, làm bực Sư tử hống, thật là hiếm có, mình về sau này phải kiểm nghiệm lời nói của người ấy, thật hay không thật. Nhưng mà tài sản đã tích lũy chắc chắn trở về với số không, tất cả mọi sự cao quý chắc chắn phải rơi rụng, tất cả mọi sự tụ hội chắc chắn phải chia ly, tất cả thọ mạng chắc chắn trở về với cái chết. Thật pháp sư này sau khi mạng chung rồi, sanh trở lại trong nhà bà-la-môn ở nước này, vị A-la-hán ấy dùng thiên Nhãn trông thấy, nhiều lần đến nhà đó mà hỏi yên lành hay không? Như vậy thời gian dần trôi đến tuổi trưởng thành, lúc ấy vị A-la-hán vì sự thử nghiệm, lấy đồ vật trang nghiêm của người ấy mà hỏi rằng: Vật này là ai cho? Người ấy lặng im không đáp. Người mẹ nói rằng: Nay con vì sao không trả lời Sư hỏi? Người ấy thưa với mẹ rằng: Điều Sư đã hỏi thì thế gian không có, phải trả lời thế nào? Người mẹ nói: Thế gian không có vật như thế nào? Người ấy nói: Không có Ngã, nguyên cớ thế nào? Bởi vì tất cả các hành đều không có Ngã, không có hữu tình, không có thọ mạng, không có Bổ-đặc-già-la, không có sinh ra, không có nuôi dưỡng, có tạo tác, không có thọ nhận, chỉ có các hành trống rỗng cho nên là đáng trả lời. Lúc ấy vị A-la-hán nghe rồi khen ngợi rằng: Thật hiếm có, tuy trải qua sinh tử mà những kiến chấp vẫn không hiện hành, ông làm bậc sư tử hống trong chúng Hiền Thánh ở đời trước, vốn có ràng buộc của dị sinh, nếu bởi vì ba sự việc mà suy xét tìm kiếm kiến chấp, giả sử trải qua nhiều kiếp cũng không hiện tiền, thì lời này có thật. Vì vậy thuận theo ba sự việc đã nói mà suy xét tìm kiếm kiến chấp, có lợi ích to lớn vô cùng.
Hỏi: Nếu không phải thường mà chấp là Thường, thì đối với năm kiến do kiến nào thâu nhiếp, do kiến nào thâu nhiếp, do kiến nào mà đoạn?
Đáp: Biên chấp kiến và thường kiến thâu nhiếp, do kiến khổ mà đoạn.
Hỏi: Soa nói là không phải thường?
Đáp: các pháp hữu vi.
Hỏi: Vì sao ngoại đạo chấp đó là thường?
Đáp: Bởi vì hai nguyên nhân, nên là bởi vì thấy các sắc pháp giống như nối tiếp nhau, hai là bởi vì thấy tâm-tâm sở pháp nhớ lại sự việc trước đây. Bởi vì thấy các sắc pháp giống như nối tiếp nhau, nghĩa là ngoại đạo kia thấy sắc lúc già giống như sắc lúc trẻ, thấy sắc hôm nay giống như hôm qua, liền dấy lên nghĩ rằng: Chính là sắc lúc trẻ chuyển đến lúc già, chính là sắc hôm qua chuyển đến hôm nay. Bởi vì thấy tâm và tâm sở pháp nhớ lại sự việc trước đây, nghĩa là ngoại đạo kia thấy những việc làm-những thói quen-những cảm thọ của lúc trẻ. Lúc già có thể nhớ lại; thấy những việc làm-những thói quen-những cảm thọ của hôm qua, hôm nay có thể nhớ lại, liền dấy lên nghĩ rằng: Tâm và tâm sở pháp của lúc già, chính là tâm và tâm sở pháp của lúc trẻ; tâm và tâm sở pháp của hôm nay, chính là tâm và tâm sở pháp của hôm qua. Từ hai nguyên nhân này mà ngoại đạo kia đối với năm Thủ uẩn vọng chấp là Thường. Tôn giả Thế Hữu nói như vậy: “Các ngoại đạo kia đối với năm Thủ uẩn giống như nối tiếp nhau mà bị che lấp, cho nên không biết oai nghi chẳng phải là thường; thâu nhiếp lẫn nhau mà bị che lấp, cho nên không biết là khổ; da mỏng trang sức mà bị che lấp, cho nên không biết là tác dụng của bất tịnh; vì chấp Ngã mà bị che lấp, cho nên không biết là không có Ngã. Vì vậy ngoại đạo dấy khởi kiến chấp là Thường…” Trong này Biên chấp kiến và Thường kiến thâu nhiếp, là hiển bày tự tánh của nó, đây là thuộc về thường biên ở trong hai biên chấp Thường và Đoạn. Do kiến khổ mà đoạn, là hiển bày pháp đối trị của nó. Lúc thấy khổ đế thì vĩnh viễn đoạn trừ cái chấp ấy. Nghĩa là đối với Nhẫn trí của khổ đế, nếu sinh ra chủng loại như vậy, không suy xét chính đáng-không phân biệt chính đáng, thấy trái ngược không bình đẳng mà dẫn đến vĩnh viễn đoạn trừ dừng lại. Như hạt sương đầu ngọn cỏ, mặt trời chiếu sáng thì tiêu mất; kiến chấp ấy cũng như vậy, bởi vì mê mờ khổ mà sinh ra, thấy khổ liền đoạn trừ.
Hỏi: Người khéo thuyết pháp, cũng nói các pháp thường có thật thể-tánh tướng và những quan hệ về Ngã, vì sao cái thấy của họ không nói là ác, ngoại đạo cũng như vậy mà chỉ nói là ác kiến?
Đáp: Người khéo thuyết pháp, tuy nói các pháp thường có thật thể… nhưng mà không có tác dụng; ngoại đạo đã nói thì gồm có tác dụng. Có người nói: Người khéo thuyết pháp chỉ nói các pháp tạm thời khởi lên tác dụng, ngoại đạo nói các pháp liên tục khởi lên tác dụng. Có người nói: Người khéo thuyết pháp nói rõ các pháp vì sinh mà sinh, vì lão mà lão, vì diệt mà diệt; ngoại đạo nói các pháp chẳng sinh mà sinh, chẳng lão mà lão, chẳng diệt. Có người nói: Người khéo thuyết pháp nói rõ ràng các pháp lưu chuyển trong ba đời, ngoại đạo nói các pháp không trải qua đời kiếp. Có người nói: Người khéo thuyết pháp nói rõ ràng các pháp dựa vào nhân-nhờ vào duyên hòa hợp mà sinh, ngoại đạo nói các pháp không phải là nhân duyên sinh. Có người nói: Người khéo thuyết pháp nói rõ ràng các pháp sinh diệt thuận theo nhau, có nhân có duyên-có hành động hợp với nhau; ngoại đạo nói thì không như vậy. Vì các loại nhân duyên như vậy, cho nên người khéo thuyết pháp thì cái thấy của họ không phải là xấu ác, ngoại đạo đã dấy khởi kiến chấp cho nên chỉ nói là ác kiến.
Hỏi: Nếu đối với pháp chẳng phải thường mà dấy khởi kiến chấp là Thường, thì quyết định phỉ báng nhân duyên vô thường, kiến chấp ấy tại sao không gọi là tà kiến?
Đáp: Không có hành tướng chuyển biến mà lập thành thì gọi là tà kiến, kiến chấp kia không phải như vậy cho nên không phải là tà kiến. Có người nói: Phá haọi sự thật mà thiết lập giả dối thì gọi là tà kiến, kiến chấp ấy chính là tăng thêm cho nên không phải tà kiến.
Hỏi: Vì sao kiến này gọi là Biên chấp kiến?
Đáp: chấp Thường biên, mà bởi vì Đoạn và Thường đều trái với khoảng giữa, đều gọi là Biên. Chấp hai Biên kiến gọi là Biên chấp kiến. Như Đức Thế Tôn bảo với Ca-đa-diễn-na: “Nếu dùng chánh trí quán sát thế gian là tập, nói không vốn có thì lại không được, không vốn có ấy tức là Đoạn kiến. Nếu dùng chánh trí quán sát thế gian là diệt, nói có cái vốn có thì lại không được, có cái vốn có ấy tức là Thường kiến.” Nghĩa là quán hữu tình phát khởi uẩn vị lai cho nên không phải là Đoạn, diệt mất uẩn hiện tại cho nên không phải là Thường. Lại nữa, dấy khởi Ngã kiến, hãy còn là giới hạn thô lậu mà thế gian chỉ trích, huống hồ đối với chấp Ngã có Đoạn và Thường ư? Chấp vào giới hạn thô lậu này rất đáng chỉ trích, cho nên gọi là Biên chấp kiến.
Hỏi: Nếu như Thường mà thấy là chẳng phải Thường, thì đối với năm kiến do kiến nào thâu nhiếp, do kiến nào mà đoạn?
Đáp: Thuộc về tà kiến, do kiến diệt mà đoạn.
Hỏi: Cái gì gọi là Thường?
Đáp: Niết-bàn tịch diệt.
Hỏi: Vì sao ngoại đạo chấp điều ấy chẳng phải là Thường?
Đáp: Ngoại đạo chấp có bốn loại giải thoát:
- Gọi là Vô thân.
- Gọi là Vô biên ý.
- Gọi là tịnh tu.
- Gọi là thế gian Suất-đổ-ba.
Vô thân, nghĩa là Không vô biên xứ. Vô biên ý, nghĩa là Thức vô biên xứ. Tịnh tụ, nghĩa là Vô sở hữu xứ. Thế gian Suất-đổ-ba, nghĩa là Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Nhưng bốn Vô sắc tuy lâu dài àm vẫn lui sụt, họ dấy lên nghĩ rằng: Chúng ta giải thoát đã có lui sụt, nên biết Niết-bàn mà họ Thích đã nói cũng có lui sụt. Vì vậy đối với Niết-bàn dấy khởi kiến chấp không phải là Thường. Trong này, thuộc về tà kiến là hiển bày tự tánh của nó, bởi vì ngoại đạo bác bỏ Niết-bàn là không thường hằng. Do kiến diệt mà đoạn, là hiển bày pháp đối trị với nó. Bởi vì lúc thấy rõ Diệt đế thì vĩnh viễn đoạn trừ kiến chấp, còn lại như trước đã nói.
Hỏi: Vì có tà kiến có thể đối với Niết-bàn tịch diệt mà dấy khởi hành tướng chẳng phải thông hiểu Thường hay không? Giả sử như vậy thì có gì sai? Nếu có thì trong Phẩm Loại Túc nói phải thông hiểu thế nào? Như luận ấy nói: “Thế nào là tà kiến? Đó là bài báng nhân quả, bài báng tác dụng, phá hoại sự thật, các Kiến chấp về Nhẫn-Lạc-TuệQuán.” Nếu không có thì trong luận này đã nói phải thông hiểu thế nào? Như nói: Thường mà chấp là không phải Thường thì thuộc về tà kiến, do kiến diệt mà đoạn?
Đáp: Nên nói như vậy, có tà kiến này.
Hỏi: Phẩm Loại Túc phải nói thhông hiểu thế nào?
Đáp: Luận ấy nói hành tướng của tà kiến không cùng tận, nghĩa là có những hành tướng của phiền não khác, mà luận ấy không nói đến. Có người nói: Thâu nhiếp ở trong luận ấy đã nói, nghĩa là bài báng nhân thì bài báng Tập đế, bài báng quả là bài báng Khổ đế, bài báng tác dụng là bài báng Đạo đế, phá hoại sự thật là bài báng Diệt đế. Có người nói: Bài báng nhân-bài báng quả-bài báng tác dụng, là cùng bài báng cả ba Đế; phá hoại sự thật thì chỉ bài báng Diệt đế. Có Sư khác nói: Không có tà kiến này.
Hỏi: Trong này đã nói phải thông hiểu thế nào?
Đáp: Trong Niết-bàn có tướng Thường, nếu bài báng không có Niết-bàn, thì cũng bài báng tướng Thường này. Như trong ngón tay có bốn chỗ, nếu bác bỏ không có ngón tay, thì cũng không có bốn chỗ. Có người nói: Nghĩa chính xác mà đưa ra nói rằng: Nghĩa là các ngoại đạo chỉ chấp có uẩn là pháp thường tồn tại, Niết-bàn không có uẩn cho nên nghĩa chính xác, thì ngoại đạo nhất định bác bỏ không có. Vì vậy nói có Thường mà chấp là không phải Thường. Nhưng mà không có tà kiến có thể đối với Niết-bàn tịch diệt, thật sự dấy khởi hành tướng không có Thường.
Hỏi: Nếu khổ mà chấp là vui, thì đối với năm kiến do kiến nào thâu nhiếp, do kiến nào mà đoạn?
Đáp: Chọn lấy pháp thua kém làm hơn hẳn, thuộc về kiến thủ, do kiến khổ mà đoạn.
Hỏi: Cái gì gọi là Khổ?
Đáp: Các pháp hữu lậu.
Hỏi: Vì sao ngoại đạo chấp pháp ấy làm vui?
Đáp: Bởi vì ngu dốt đối với sự việc vừa ý trong chốc lát, như mệt mỏi nghỉ ngơi trong chốc lát, lạnh lẽo tạm thời được ấm áp, nóng bức tạm thời được mát mẻ, đói lòng tạm thời được ăn cơm, khát cổ tạm thời được nước uống, liền dấy lên nghĩ rằng: Nay mình cảm thọ vui sướng. Nhưng trong các uẩn, có vui sướng phần nhỏ như mức độ mà nhận lấy cũng không phải là điên đảo, ngoại đạo ở trong đó tăng thêm nhiều mà giữ lấy giống như niềm vui sướng tuyệt đối, cho nên trở thành điên đảo. Trong này, chọn lấy pháp thua kém làm hơn hẳn, thuộc về kiến thủ là hiển bày tự tánh của nó, vốn là chọn lấy khổ khổ… làm về niềm vui tuyệt vời. Do kiến khổ mà đoạn, là hiển bày pháp đối trị với nó, bởi vì lúc thấy rõ khổ đế thì vĩnh viễn đoạn trừ kiến chấp; còn lại như trước đã nói.
Hỏi: Tại sao chọn lấy khổ làm vui thì gọi là Kiến thủ, chọn lấy vô thường làm Thường mà không phải là Kiến thủ?
Đáp: Chọn lấy khổ làm vui, là luôn luôn chọn lấy pháp thua kém làm hơn hẳn, cho nên gọi là Kiến thủ; chọn lấy vô thường làm Thường, thì không phải là luôn luôn chọn lấy pháp thua kém làm hơn hẳn, cho nên không phải là Kiến thủ. Bởi vì trong pháp thường thì pháp hơn hẳn và không hơn hẳn cùng làm thành nên tập hợp, như Hư không phi trạch diệt, là vô ký cho nên không gọi là pháp hơn hẳn. Lại có người nói: Ở trong các uẩn có nên phần nhỏ vui sướng, bởi vì quán xét pháp ấy cho nên chọn lấy khổ làm vui, gọi là Kiến thủ; không phải là trong các uẩn có nên phần nhỏ Thường nào có thể quán xét pháp ấy, vì vậy chọn lấy vô thường làm Thường cũng gọi là Kiến thủ. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì năm uẩn như sắc… chỉ là tánh sát-na, thể là hư huyễn, tồn tại trong chốc lát, sắp sửa hoại diệt. Như nói: Thế nào là pháp vào lúc hoại diệt? Nghĩa là pháp hiện tại. Bởi vì chọn lấy vô thường làm thường tồn tại, cho nên gọi là Biên chấp kiến chứ không gọi là Kiến thủ.
Hỏi: nếu vui mà chấp là Khổ, thì đối với năm kiến do kiến nào thâu nhiếp, do kiến nào mà đoạn?
Đáp: Thuộc về tà kiến, do kiến diệt mà đoạn.
Hỏi: Cái gì gọi là vui?
Đáp: Vui với nghĩa thù thắng chỉ có Niết-bàn.
Hỏi: Vì sao ngoại đạo cho rằng Niết-bàn là khổ?
Đáp: Ngoại đạo dấy lên nói rằng: Lúc nên căn hư hoại, hãy còn sinh ra khổ, huống hồ trong Niết-bàn thì các căn đều hoại diệt, vì vậy Niết-bàn chắc chắn là rất khổ. Đối trị với điều ấy, Tổn giả Thế Hữu nói rằng: “Căn là nhân của khổ, nếu nên căn tồn tại thì hãy còn có thể sinh ra khổ, huống hồ có nhiều căn? Chỉ riêng trong Niết-bàn thì các căn đều diệt mất, không có nhân của khổ cho nên chính là vô cùng vui sướng.” Trong này, thuộc về tà kiến là hiển bày tự tánh của nó, bởi vì bài báng Niết-bàn. Do kiến diệt mà đoạn, là hiển bày pháp đối trị với nó. Bởi vì lúc thấy rõ diệt đế thì vĩnh viễn đoạn trừ kiến chấp, còn lại như trước đã nói.
Hỏi: Đạo đế cũng vui sướng, như trong kinh nói: “Đạo dựa vào tư lương, Niết-bàn dựa vào đạo, nhờ niềm vui của đạo, cho nên đạt được niềm vui Niết-bàn.” Vì sao chỉ nói là do kiến diệt mà đoạn?
Đáp: Nên biết rằng trong này là có cách nói khác. Nghĩa là nên nói rằng: Nếu vui mà chấp là khổ thì thuộc về tà kiến. Điều này có hai loại, nếu cho rằng diệt là khổ thì do kiến diệt mà đoạn, nếu cho rằng đạo là khổ thì do kiến đạo mà đoạn. Nhưng mà không nói đến là có ý thú khác, nghĩa là đạo vô lậu tuy cũng là vui thú mà thuộc về hai phần. Thuộc về phần vui thú là bởi vì đạt được Niết-bàn, thuộc về phần khổ đau là bởi vì vô thường. Như trong kinh nói: “Vô thường cho nên khổ.” Lại có người nói: Đạo đế chẳng phải là vui thú, bởi vì đạt được Niếtbàn cho nên tạm thời nói là vui thú. Như nói: Từ vui thú đến vui thú với Niết-bàn. Vì vậy ở đây chỉ nói đến do kiến diệt mà đoạn.
Hỏi: Vì có tà kiến mà có thể đối với Niết-bàn dấy khởi hành tướng của khổ phải không? Giả sử như vậy thì có gì sai?
Đáp: Tất cả vấn nạn trong này, rộng ra như giải thích về chẳng phải Thường ở trước.
Hỏi: Nếu bất tịnh mà chấp là tịnh, thì đối với năm kiến do kiến nào thâu nhiếp, do kiến nào mà đoạn?
Đáp: Chọn lấy pháp thua kém làm hơn hẳn, thuộc về Kiến thủ, do kiến khổ mà đoạn.
Hỏi: Cái gì gọi là bất tịnh?
Đáp: các pháp hữu lậu.
Hỏi: Vì sao ngoại đạo chấp pháp ấy là tịnh?
Đáp: bởi vì ngu dốt đối với sự việc có chút thanh tịnh trong chốc lát, như chăm sóc sửa sang mái tóc-móng tay-răng miệng-da thịt… làm cho biểu hiện hình hài sắc diện tươi sáng sạch sẽ trong chốc lát, liền dấy lên nghĩ rằng: Thân của mình thanh tịnh. Nhưng trong các uẩn có nên phần nhỏ thanh tịnh, như mức độ mà chọn lấy thì cũng không phải là điên đảo; ngoại đạo từ trong đó tăng thêm nhiều mà chọn lấy, giống như thanh tịnh tuyệt đối cho nên trở thành điên đảo. Trong này, chọn lấy pháp thua kém làm hơn hẳn, thuộc về Kiến thủ là hiển bày tự tánh của nó, bởi vì chọn lấy các loại rác rưỡi dơ bẩn làm thanh tịnh thật sự.
Do Kiến khổ mà đoạn, là hiển bày pháp đối trị với nó. Bởi vì lúc thấy rõ Khổ đế thì vĩnh viễn đoạn trừ kiến chấp, còn lại như trước đã nói.
Hỏi: Hiện đang thấy chín lổ thường chảy ra vật bất tịnh, làm sao ngoại đạo chấp thân này là thanh tịnh?
Đáp: Họ dấy lên nghĩ rằng: Vật đã chảy ra tuy là bất tịnh, nhưng chưa chảy ra thì chắc chắn là thanh tịnh. Như cây Kiên-thúc-ca hoa màu đỏ tươi giống như thịt, Dã-can ngồi ở dưới đất nhìn hoa mà dấy lên nghĩ như vậy: Mình vào hôm nay chắc chắn được ăn thịt. Trong chốc lát hoa ấy có đóa rụng xuống đất, Dã-can liền chạy đến ngửi mới biết không phải là thịt, lại dấy lên nghĩ rằng: đã rụng xuống đất tuy không phải là thịt, nhưng những đóa hoa còn lại chưa rụng xuống thì chắc chắn phải là thịt. Ngoại đạo cũng như vậy, vô minh làm cho mê muội mà dấy lên cái chấp này. Các pháp hữu lậu do hai nghĩa mà nói là bất tịnh:
- Do phiền não.
- Do cảnh giới.
Các pháp nhiễm ô đều do hai nghĩa, pháp không nhiễm ô chỉ do cảnh giới.
Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao pháp thiện hữu lậu cũng gọi là thanh tịnh?
Đáp: Bởi vì nên phần ít thanh tịnh, nghĩa là pháp ấy tuy có dơ bẩncó lỗi lầm-có hiểm độc-có hỗn loạn, nhưng trái với phiền não-không lẫn tạp phiền não mà làm hủy hoại phiền não. Lại có người nói: Các pháp vô lậu là thắng nghĩa thanh tịnh, pháp thiện hữu lậu dẫn dắt thuận theo pháp ấy cho nên cũng gọi là thanh tịnh.
Hỏi: Người khéo thuyết pháp, đối với pháp hữu lậu cũng nói là có thanh tịnh, như ba nghiệp thanh tịnh mà không gọi là ác, tại sao ngoại đạo gọi pháp ấy là thanh tịnh thì gọi là ác kiến?
Đáp: Người khéo thuyết pháp chỉ nói diệu hạnh là thanh tịnh, ngoại đạo nói chung cả diệu hạnh và ác hạnh là thanh tịnh. Lại nữa, người khéo thuyết pháp chỉ nói thiện căn là thanh tịnh, ngoại đạo nói chung cả căn thiện và bất thiện là thanh tịnh. Lại nữa, người khéo thuyết pháp chỉ nói các pháp đối trị với Kiết-phược-tùy miên-tùy phiền nãotriền là thanh tịnh, ngoại đạo cũng nói Kiết-phược … đều là thanh tịnh. Lại nữa, người khéo thuyết pháp nói pháp hữu lậu có nên phần ít thanh tịnh, ngoại đạo nói pháp ấy là hoàn toàn thanh tịnh. Vì vậy ngoại đạo đã nói đều là ác, người khéo thuyết pháp thì không gọi là ác kiến.
Hỏi: Nếu thanh tịnh mà chấp là bất tịnh, thì đối với năm kiến do kiến nào thâu nhiếp, do kiến nào mà đoạn?
Đáp: Thuộc về tà kiến. Điều này có hai loại, nếu cho rằng diệt là bất tịnh thì do kiến diệt mà đoạn, nếu cho rằng đạo là bất tịnh thì do kiến đạo mà đoạn.
Hỏi: Cái gì gọi là thanh tịnh?
Đáp: Hai đế diệt đạo.
Hỏi: Vì sao ngoại đạo chấp diệt đạo đế là bất tịnh vậy?
Đáp: Họ nói phiền não là thật sự bất tịnh, Thánh đạo đoạn trừ phiền não thì trở thành bất tịnh, do đạo mà đạt được diệt cũng trở thành bất tịnh; như dùng dao và nước mà cắt rửa đồ dơ bẩn, thì trở thành bất tịnh, dùng dao và nước này cắt rửa đồ vật khác cũng trở thành bất tịnh. Diệt đạo cũng như vậy, cho nên phải là bất tịnh. Trong này, thuộc về tà kiến là hiển bày tự tánh của nó, bởi vì phỉ báng diệt-đạo là bất tịnh. Do kiến diệt và đạo mà đoạn, là hiển bày pháp đối trị với nó. Bởi vì lúc thấy rõ diệt và đạo thì vĩnh viễn đoạn trừ kiến chấp, còn lại như trước đã nói.
Hỏi: Vì sao có kiến chấp mà có thể đối với hai đế Diệt-Đạo dấy khởi hành tướng bất tịnh hay không? Giả sử như vậy thì có gì sai?
Đáp: Tất cả vấn nạn trong này nói rộng ra như trước.
*****
Hỏi: Nếu không phải là Ngã mà chấp là Ngã, thì đối với năm kiến do kiến nào thâu nhiếp, do kiến nào mà đoạn?
Đáp: Thuộc về Hữu thân kiến, do kiến Khổ mà đoạn.
Hỏi: Cái gì gọi là chẳng phải Ngã?
Đáp: Tất cả các pháp.
Hỏi: Vì sao ngoại đạo đối với pháp ấy chấp là Ngã?
Đáp: Bởi vì ngu muội đối với sự tác dụng của các pháp đến đi, họ dấy lên nghĩ rằng: Nếu không có Ngã thì ai đến-ai đi, ai đứng-ai ngồi, ai co-ai duỗi, ai dậy-ai nằm, ai thấy-nghe-ngửi-nếm-xúc chạm-nhớ nghĩnhận biết? Bởi vì có Ngã cho nên có những sự việc này, đo đó các ngoại đạo đối với các pháp ấy chấp là Ngã. Trong này, thuộc về Hữu thân kiến là hiển bày tự tánh của nó, bởi vì đối với năm thủ uẩn chấp là có Ngã. Do kiến khổ mà đoạn, là hiển bày pháp đối trị với nó. Lúc thấy rõ khổ đế thì vịnh viễn đoạn trừ kiến chấp, còn lại như trước đã nói.
Hỏi: Tát-ca-da kiến có hai hành tướng, đó là hành tướng của Ngã và hành tướng của Ngã sở, tức là thuộc về Ngã kiến và Ngã sở kiến, vì sao trong này chỉ nói đến Ngã kiến mà không nói đến Ngã sở kiến?
Đáp: Là người soạn luận có ý muốn như vậy, cho đến nói rộng ra. Có người nói rằng: Cũng cần phải nói đến điều ấy mà không nói đến, thì nên biết trong này là có cách nói khác. Lại có người nói: Trong này đã nói Ngã kiến cho nên thuận theo biết là cũng nói về Ngã sở kiến. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì có Ngã cho nên phải có Ngã sở, bởi vì có Ngã kiến cho nên phải có Ngã sở kiến, bởi vì có thầy mình cho nên phải có thấy cái của mình, bởi vì có năm Ngã kiến cho nên phải có mười lăm Ngã sở kiến, bởi vì có Ngã ái cho nên phải có Ngã sở ái, bởi vì có Ngã ngu cho nên phải có Ngã sở ngu. Có Sư khác nói: Ngã kiến là căn bản-là tánh điên đảo, cho nên trong này chỉ nói về Ngã kiến; Ngã sở kiến không phải là căn bản, không phải là tánh điên đảo, cho nên trong này không nói.
Hỏi: Người khéo thuyết pháp, cũng nói về các pháp thường có thật thể-tánh tướng và quan hệ của Ngã mà không phải là ác kiến, tại sao ngoại đạo nói có thật Ngã thì cho là ác kiến?
Đáp: Ngã có hai loại, nên là Ngã của pháp, hai là Ngã của Bổđặc-già-la. Người khéo thuyết pháp chỉ nói thật có Ngã của pháp, thật có pháp tánh, thấy đúng như thật cho nên không gọi là ác kiến; ngoại đạo cũng nói thật có Ngã của Bổ-đặc-già-la, Bổ-đặc-già-la không phải là tánh có thật, vì thấy hư vọng cho nên gọi là ác kiến.
Hỏi: Vì sao không nói Ngã chẳng phải là Ngã kiến?
Đáp: Ngã thật sự chẳng phải là có, nếu thấy chẳng có Ngã thì đó là chánh kiến. Trong này nói đến các kiến chấp xấu ác, vì vậy không nói Ngã chẳng phải là Ngã kiến.
Hỏi: Nếu không phải nhân mà chấp là nhân, thì đối với năm kiến do kiến nào thâu nhiếp, do kiến nào mà đoạn?
Đáp: Không phải là nhân mà nói là nhân, thuộc về Giới cấm thủ, do kiến khổ mà đoạn.
Hỏi: Cái gì gọi là không phải nhân?
Đáp: Nhân không bình đẳng như Tự Tại Thiên…
Hỏi: Vì sao ngoại đạo chấp không phải là nhân àm nói là nhân?
Đáp: Bởi vì gần gũi bạn ác, nghe nói đến tự tại-tự tánh-sĩ phu-thời gian-phương hướng trống rỗng… sinh ra các pháp. Như những nông phu trong nên năm thu hoạch nhiều trái quả, liền dấy lên nói rằng: Sông Tư-đa chưa vượt qua mà các trời đã mang đến. Nếu sinh ra nam nữ, lại dấy lên nói rằng: Là Thiên thần đã ban cho những Nan-đà. Tin theo Tự tại, nếu ban cho nam nữ, thì dấy lên nói rằng: Thiên thần đã ban cho như trời Tỳ-sắt-noa, Cử-bệ-la… các loại chẳng phải là nhân mà chấp là nhân đều như vậy. Nhưng hữu tình có nhiều nghiệp khác nhau sinh ra, chứ không phải nhiều hữu tình do cùng nghiệp mà sinh ra, không phải là nhân tà vạy như tự tại… mà sinh ra. Trong này, không phải là nhân mà nói là nhân, thuộc về Giới cấm thủ là hiển bày tự tánh của nó, bởi vì chấp không phải là tự chánh nhân làm tự chánh nhân. Nhưng Giới cấm thủ sơ lược có hai loại:
- Không phải là nhân mà chấp là nhân.
- Không phải là đạo mà chấp là đạo.
Trong này chỉ nói đến không phải là nhân mà chấp là nhân. Do kiến khổ mà đoạn, là hiển bày pháp đối trị với nó. Bởi vì lúc thây rõ khổ đế thì vĩnh viễn đoạn trừ kiến chấp, còn lại như trước đã nói.
Hỏi: Vì sao kiến này không phải là do kiến tập đoạn trừ?
Đáp: Bởi vì chuyển biến thuộc về quả.
Hỏi: Không phải là nhân mà nói là nhân, cũng là bài bác nhân của các pháp, tại sao kiến này không phải là tà kiến thâu nhiếp?
Đáp: Không có hành tướng chuyển biến thì gọi là tà kiến, kiến chấp này có hành tướng chuyển biến cho nên không gọi là tà kiến. Lại có người nói: Phá hoại sự thật mà chuyển biến thì gọi là tà kiến, kiến chấp này chính là tăng thêm mà chuyển cho nên không gọi là tà kiến. Tôn giả Thế-Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Nếu bác bỏ không có nhân thì gọi là tà kiến, kiến chấp này không phải là nhân mà chấp là nhân, cho nên không gọi là tà kiến, bởi vì không phải là chánh nhân mà nói là chánh nhân.”
Hỏi: Nếu là nhân mà chấp là chẳng phải nhân, thì đối với năm kiến do kiến nào thâu nhiếp, do kiến nào mà đoạn? Đáp: Thuộc về tà kiến, do kiến Tập mà đoạn.
Hỏi: Cái gì gọi là nhân?
Đáp: Những nghiệp phiền não…
Hỏi: Vì sao ngoại đạo chấp sự việc trong và ngoài không có nhân mà sinh?
Đáp: Bởi vì không hiểu rõ về pháp duyên khởi trong ngoài, ngoại đạo dấy lên nghĩ rằng: Ai đào sâu sông biển, ai chất thành núi cao, ai khen dày gai góc, ai tạo ra cầm thú? Nếu định tất cả mọi điều này không có nhân mà sinh ra, vì vậy họ nói bài tụng rằng:
Ai đào sâu sông biển – chất thành núi cao, ai khen dày gai góc-tạo ra cầm thú,
Thế gian không có-tự tại có thể làm, cho nên biết tất cả đều không có nhân.
Trong này, thuộc về tà kiến là hiển bày tự tánh của nó, bởi vì phỉ báng các pháp vốn thuận theo nhân. Do kiến tập mà đoạn, là hiển bày pháp đối trị với nó, bởi vì lúc thấy rõ Tập đế thì vĩnh viễn đoạn trừ kiến chấp, còn lại như trước đã nói.
Hỏi: Tại sao trong này nói bài bác nhân là tà kiến, do kiến Tập mà đoạn, nhưng trong chương kiến uẩn nói bài bác nhân là tà kiến, do kiến Tập và Đạo mà đoạn?
Đáp: Là người soạn luận có ý muốn như vậy, cho đến nói rộng ra. Lại nữa, ở đây không nói đến liễu nghĩa, ở chương ấy thì nói đến liễu nghĩa; ở đây có ý nghĩa khác, ở chương ấy không có ý nghĩa nào khác; ở đây nói có duyên khác, ở chương ấy nói không có duyên nào khác; ở đây nói dựa vào thế tục, ở chương ấy nmói dựa vào thắng nghĩa. Lại nữa, ở đây nói về nên phần nhân, ở chương ấy nói về tất cả nhân, ở đây chỉ nói đến nhân của khổ, ở chương ấy nói đến nhân của khổ và chẳng phải là nhân của khổ; ở đây chỉ nói đến nhân điên đảo, ở chương ấy nói đến nhân điên đảo và nhân chẳng phải điên đảo; ở đây chỉ nói đến nhân sinh ra quả, ở chương ấy nói đến nhân sinh ra quả và nhân không sinh ra quả. Lại nữa, tà kiến bài bác Tập-bác bỏ Thể không có nhân, cũng bác bỏ nghĩa của nhân, tà kiến bài báng Đạo chỉ bác bỏ Thể của nhân chứ không bác bỏ nghĩa của nhân, bởi vì nói Niết-bàn không có nhân là chánh chứ không phải tà. Trong này chỉ nói đến tà kiến bài báng nhân, vốn là do kiến Tập mà đoạn chứ không phải là do kiến Đạo mà đoạn.
Hỏi: Nếu có mà chấp là không có, thì đối với năm kiến do kiến nào thâu nhiếp, do kiến nào mà đoạn?
Đáp: Thuộc về tà kiến. Cái chấp này có bốn loại, nếu cho rằng không có khổ thì do kiến Khổ mà đoạn, nếu cho rằng không có tập thì do kiến Tập mà đoạn, nếu cho rằng không có diệt thì do kiến diệt mà đoạn, nếu cho rằng không có đạo thì do kiến Đạo mà đoạn.
Hỏi: Cái gì gọi là có?
Đáp: Bốn Thánh đế.
Hỏi: Vì sao ngoại đạo bác bỏ không có bốn đế?
Đáp: Bởi vì họ chấp có Ngã cho nên liền bác bỏ không có bốn Đế; họ dấy lên nói rằng năm uẩn như Sắc … là Ngã chứ không phải là khổ, liền bác bỏ Khổ đế; Ngã không có nhân thì bác bỏ Tập đế; Ngã thường còn không diệt thì bác bỏ Diệt đế; Ngã không có đối trị thì bác bỏ Đạo đế. Như người khéo thuyết pháp, biết rõ năm uẩn như Sắc là khổ không phải là Ngã thì tin chắc khổ đế, khổ này có nhân thì tin chắc tập đế, khổ này có thể diệt trừ thì tin chắc Diệt đế, khổ có pháp đối trị thì tin chắc Đạo đế. Trong này, thuộc về tà kiến là hiển bày tự tánh của nó, bởi vì bác bỏ là không thật sự có bốn Thánh đế. Kiến chấp này có bốn loại, nói rộng cho đến, nếu chẳng rằng không có đạo thì do kiến đạo mà đoạn, là hiển bày pháp đối trị với nó. Bởi vì lúc thấy rõ bốn đế thì vĩnh viễn đoạn trừ kiến chấp, còn lại như trước đã nói, nên biết!
Trong này, bài báng khổ đế thì có hai loại bài báng:
- Bài báng thể của vật.
- Bài báng nghĩa của quả.
Bài báng Tập đế thì có hai loại bài báng:
- Bài báng Thể của vật.
- Bài báng nghĩa của nhân.
Bài báng diệt đế thì chỉ bài báng thể của vật chứ không bài báng nghĩa của quả. Có người nói rằng: Cũng bài báng nghĩa của quả. Bài báng Đạo đế thì chỉ bài báng thể của vật chứ không bài báng nghĩa của nhân. Có người nói rằng: Cũng bài báng nghĩa của nhân. Có người nói rằng: Cũng bài báng nhân quả. Có người nói rằng: Bài báng đạo đế thì chỉ bài báng tác dụng.
Hỏi: Tại sao tà kiến không duyên với hư không và phi trạch diệt?
Đáp: Nếu pháp là uẩn-là nhân của uẩn, là diệt uẩn-là đối trị với uẩn, thì tà kiến duyên theo; hư không phi trạch diệt chẳng phải uẩnchẳng phải nhân của uẩn, chẳng phải diệt uẩn-chẳng phải đối trị với uẩn, cho nên tà kiến không duyên theo. Lại nữa, nếu pháp là khổ-là nhân của khồ, là diệt khổ-là đối trị với khổ, thì tà kiến duyên theo; hư không phi trạch diệt chẳng phải khổ-chẳng phải nhân của khổ, chẳng phải diệt khổ-chẳng phải đối trị với khổ, cho nên tà kiến không duyên theo. Như khổ và nhân của khổ… nên biết bệnh-ung nhọt-tên độc-não loạn-gánh nặng và các nhân của chúng cũng như vậy.
Lại nữa, nếu pháp là sự việc tạp nhiễm và thanh tịnh, thì tà kiến duyên theo; hư không phi trạch diệt chẳng phải sự việc tạp nhiễm và thanh tịnh, cho nên tà kiến không duyên theo. Lại nữa, nếu pháp là sở duyên của chánh kiến vô lậu, thì tà kiến duyên theo; hư không phi trạch diệt chẳng phải sở duyên của chánh kiến vô lậu, cho nên tà kiến không theo. Như chánh kiến vô lậu đối trị với tà kiến, nên biết trí minh vô lậuquyết định tín… đối với chẳng phải trí minh … cũng như vậy.
Lại nữa, nếu pháp giống như thuyền bè trôi giữa bờ này và bờ kia, thì tà kiến duyên theo; hư không phi trạch diệt chẳng giống như thuyền bè trôi giữa bờ này và bờ kia, cho nên tà kiến không duyên theo. Lại nữa, nếu pháp có nghĩa của nhân quả, thì tà kiến duyên theo; hư không phi trạch diệt không có nghĩa của nhân quả, cho nên tà kiến không duyên theo. Lại nữa, nếu pháp là sự việc vui mừng và chán ngán thì tà kiến duyên theo; hư không phi trạch diệt chẳng phải sự việc vui mừng và chán ngán, cho nên tà kiến không duyên theo. Lại nữa, nếu pháp có thể làm thêm-bớt, thì tà kiến duyên theo; hư không phi trạch diệt không có thể làm cho thêm-bớt, vì vậy tà kiến không duyên theo.
Hỏi: Bác bỏ không có hư không phi trạch diệt là bởi vì duyên với pháp nào?
Đáp: Bởi vì bác bỏ không có pháp ấy là không có tâm sâu nặng,
18 như bài báng sự việc tạp nhiễm và thanh tịnh.
Hỏi: Đây là trí gì?
Đáp: Đây là trí của hành tướng tà thuộc vô phú vô ký trong cõi Dục do tu mà đoạn. Nhưng mà những kiến chấp về có ấy, có người nói là hai loại:
- Vật thật sự có, đó là uẩn-giới….
- Thi thiết mà có.
Đó là nam-nữ… Có người nói là ba loại:
1. Đối đãi nhau mà có, đó là sự việc như vậy, đối đãi với cái này mà có, đối đãi với cái kia mà có.
2. Hòa hợp mà có, đó là sự vệic như vậy, ở nơi này thì có, ở nơi kia thì không có.
3. Có theo thời gian, đó là sự việc như vậy, thời gian này thì có, thời gian kia thì không có.
Có người nói là năm loại:
1. Có trên tên gọi, đó là lông rùa-sừng thỏ-hoa đẹp giữa hư không…
2. Thật sự có, đó là tất cả các pháp đều ở trong tự tánh.
3. Giả hợp mà có, đó là bình-áo-xe cộ-quân lính-rừng cây-nhà cửa…
4. Hòa hợp mà có, đó là đối với các uẩn hòa hợp thi thiết tạo thành Bổ-đặc-già-la.
5. Đối đãi nhau mà có, đó là những sự việc của bờ này-bờ kia và ngắn dài-tốt xấu…
Hỏi: Nếu không có mà chấp là có, thì đối với năm kiến do kiến nào thâu nhiếp, do kiến nào mà đoạn?
Đáp: Đây không phải là kiến mà là tà trí.
Hỏi: Điều này nếu không phải là kiến thì tại sao lại nói rằng nếu không có mà chấp là có? Có người đưa ra nói như vậy: Trong này cần phải nói là nếu không có mà chấp là có thì đối với năm kiến do kiến nào thâu nhiếp, do kiến nào mà đoạn?
Đáp: Thuộc về Hữu thân kiến, do kiến Khổ mà đoạn.
Hỏi: Lại có người nói: Trong này cần phải nói là nếu không có tuệ, thì đối với năm kiến do kiến nào thâu nhiếp, do kiến nào mà đoạn?
Đáp: Đây không phải là kiến mà là tà trí. Hoặc có người nói: Trong này cần phải nói, nếu không có mà chấp là có thì đây không phải là kiến, bởi vì trong năm kiến không nói đến. Nói như vậy là tùy theo như văn mà nói.
Hỏi: Nguyên cớ thế nào? Bởi vì hỏi đáp mà làm thành hỏi đáp, tuy không có lý lẽ này, nhưng mà đưa ra nói như vậy. Như trong phẩm Thập Môn đưa ra hỏi rằng: ba căn vô lậu và các pháp vô vi, là do mấy tùy miên mà tùy tăng?
Đáp rằng: Không có tùy miên tùy tăng. Ở đây cũng như vậy.
Hỏi: Tà trí này là gì?
Đáp: Đây là trí của hành tướng tà thuộc vô phú vô ký trong cõi Dục do tu mà đoạn. Như đối với cây cột dấy lên tưởng là người, và đối với người mà dấy lên tưởng là cây cột; đối với chẳng phải đạo mà dấy lên tưởng là đạo, đối với đạo mà lại dấy lên tưởng là chẳng phải đạo… Có Sư khác nói: Như vậy tà trí, cũng có nhiễm ô có thể dấy lên chủng loại mạn, như Phạm Vương ở tại đây dấy lên nói như vậy: Mình là đại Phạm tôn quý trong các đại Phạm, mình có thể tạo tác biến hóa, có thể sinh ra thế gian, là cha của thế gian. Cách nói này không hợp lý, nguyên cớ thế nào? Bởi vì kiến đã đoạn thì tâm không có thể phát khởi các nghiệp thân-ngữ. Vì vậy cách nói trước đây đối với lý là thích hợp, nghĩa là trí của hành tướng tà thuộc vô phú vô ký trong cọi Dục do tu mà đoạn.
Hỏi: Nếu như vậy thì trong chương Trí Uẩn đã nói, phải thông hiểu thế nào? Như nói: “Thế nào là tà trí? Đó là tuệ nhiễm ô”.
Đáp: Tà trí có hai loại, nên là nhiễm ô, hai là không nhiễm ô. Nhiễm ô là tương ưng với vô minh, không nhiễm ô là không tương ưng với vô minh; như đối với cây cột mà dấy lên tưởng là người… Nhiễm ô thì Thanh-văn Độc giác tuy có thể đoạn trừ hết nhưng vẫn còn hiện hành. Chỉ có Như-lai thì tuyệt đối không dấy khởi, bởi vì tập khí phiền não đều vĩnh viễn đọa trừ, do đó chỉ riêng Ngài được tôn xưng là bậc Chánh Đẳng Giác. Tà trí nhiễm ô, dựa vào nghĩa thù thắng cho nên gọi là tà trí. Không nhiễm ô, là do thế tục cho nên mang tên gọi của tà trí, chứ không phải là do nghĩa thù thắng, bởi vì không tương ưng với tà pháp phiền não. Trong chương Trí Uẩn ở sau đã nói tà trí là nghĩa thù thắng, ở đây thế tục mà không trái ngược nhau.