CẨM NANG KHOA HỌC BI MẪN
Nguyên tác: The Oxford Handbook of Compassion Science
Hiệu đính: Emma M. Seppälä, Emiliana Simon-Thomas, Stephanie L. Brown,
Monica C. Worline, James R. Doty
Chuyển ngữ: Quảng Cơ / Tuệ Uyển nhuận sắc

LỜI NÓI ĐẦU

James R. Doty

Nhiều người đã hiểu sai quan điểm của Charles Darwin, về chọn lọc tự nhiên trong Nguồn Gốc Các Loài như việc biện minh cho sự cần thiết của các hành vi hung hăng hoặc tàn nhẫn để tồn tại. Quan điểm chọn lọc tự nhiên như là sự sống còn của kẻ mạnh nhất dựa trên sự giải thích của nhà xã hội học Herbert Spencer, về các lý thuyết của Darwin, để biện minh cho sự vượt trội về giai cấp và chủng tộc. Alfred Lord Tennyson ủng hộ mô tả này về “màu đỏ tự nhiên của răng và móng vuốt” trong bài thơ kinh điển của ông ấy “Hồi ức”, năm 1850. Nó được phổ biến thêm bởi Thomas Aldous Huxley, thường được gọi là “con chó bun của Darwin[1],” người đã viết một số bài tiểu luận bảo vệ quan điểm đấu trường này của chọn lọc tự nhiên. Tuy nhiên, thật thú vị khi lưu ý rằng nhà vô chính phủ người Nga Petr Kropotkin đã xuất bản một phản bác cả Spencer và Huxley trong cuốn sách của mình,   Sự Hỗ Trợ Lẫn Nhau: Một Nhân Tố của Sự Tiến Hóa[2], nói rõ, “Nếu chúng ta hỏi Thiên nhiên: ‘ai là kẻ mạnh nhất: những người liên tục gây chiến với nhau, hay những người hỗ trợ lẫn nhau?’ chúng ta ngay lập tức thấy rằng những con vật nào có được thói quen tương trợ chắc chắn là mạnh nhất.” Trong cuốn Hậu Duệ Của Loài Người[3] được xuất bản sau này, vào năm 1871, Darwin đã viết, những cộng đồng nào, bao gồm số lượng lớn nhất các thành viên có thiện cảm nhất sẽ phát triển tốt nhất, và nuôi dưỡng số lượng con cháu đông nhất. Darwin tiếp tục tuyên bố, chúng ta buộc phải giảm bớt nỗi khổ của người khác, để những cảm giác đau đớn của chúng ta có thể đồng thời được giải tỏa. Ngay cả trước đó, Immanuel Kant đã tuyên bố, “Đây là nhiệm vụ không phải … để tránh nỗi đau của lòng bi mẫn, điều mà người ta không thể cưỡng lại. Đối với cảm giác này, mặc dù đau đớn, tuy nhiên là một trong những xung lực được đặt vào chúng ta bởi bản chất ảnh hưởng đến những gì mà việc thể hiện nghĩa vụ có thể không thể tự hoàn thành được.”

Trong ba thập niên qua, mối quan tâm ngày càng tăng đối với khoa học não bộ đã xen kẽ với mối quan tâm ngày càng tăng tương tự trong các động lực cho phép một loài sinh tồn. Điều đã trở nên rõ ràng, và điều mà Kant, Darwin và Kropotin ám chỉ, đó là lòng bi mẫn, đặc trưng bởi hành vi nuôi dưỡng và ân cần chăm sóc, rất quan trọng đối với sự tồn tại lâu dài của nhiều loài và quan trọng nhất có lẽ là đối với loài người. Trong khi các nhà nghiên cứu thấu cảm như Daniel Batson (xem Chương 3) và Mark Davis (Chương 23) dẫn đầu nghiên cứu trong lĩnh vực phổ quát này, một mối quan tâm rõ ràng hơn về lòng bi mẫn dường như bắt đầu từ cuộc trò chuyện năm 1992 giữa nhà khoa học thần kinh Richard Davidson và Đức Đạt Lai Lạt Ma trong đó Đức Thánh Thiện đã bày tỏ niềm tin rằng thiền tập cho phép gia tăng khả năng bi mẫn của một người. Các nghiên cứu đầu tiên bắt đầu chỉ đơn giản là một nỗ lực để thấu hiểu thiền tập ảnh hưởng đến não bộ như thế nào. Theo thời gian, rõ ràng là những thực hành như vậy có khả năng thúc đẩy những gì là trung tâm của triết học Phật giáo và của hầu hết các tôn giáo trên thế giới: việc trau dồi lòng bi mẫn. Khoa học đã chứng minh thêm rằng việc trau dồi như vậy có thể có tác động tích cực sâu sắc đến sinh lý học của một người. Những khám phá ban đầu này đã dẫn đến một sự tăng trưởng theo cấp số nhân trong nghiên cứu thực nghiệm về cả thiền tập và bi mẫn. Một lĩnh vực nghiên cứu mới đã xuất hiện từ những nghiên cứu này: khoa học thần kinh quán chiếu.

Cuốn Cẩm Nang Khoa Học Bi Mẫn đầu tiên này tập hợp lại, lần đầu tiên dưới dạng một cuốn cẩm nang học thuật, các nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực khoa học bi mẫn. Các nhà khoa học và các học giả khác tìm hiểu động cơ của lòng bi mẫn là gì, hành vi bi mẫn ảnh hưởng đến sinh lý học của một người như thế nào và làm thế nào để bi mẫn có thể được trau dồi.

Lớn lên trong nghèo khó với cuộc sống gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi nghiện ngập, bỏ bê và bệnh tâm thần, đối với tác giả này, câu đố về lòng bi mẫn đặc biệt cá nhân. Lộ trình cho phép sự phát triển và thành công của riêng tôi về cơ bản là kết quả từ lòng bi mẫn của người khác, người cố vấn, bạn bè và đồng nghiệp. Ngoài ra, là một thầy thuốc, cá nhân tôi đã trải nghiệm tác động sâu sắc mà sự chăm sóc bi mẫn có thể có đối với quá trình chữa bệnh. Vậy thì, làm thế nào mà xu hướng bi mẫn của chúng ta vượt qua bản năng tự bảo tồn?

Tôi càng suy ngẫm về câu đố này, dường như càng ít nghịch lý, bởi vì, như sinh học nói với chúng ta, lòng bi mẫn và các hệ thống liên quan đến sự nuôi dưỡng và hành vi của bà mẹ hoàn toàn phù hợp đến việc quan tâm tự bảo tồn của sinh vật. Khi sinh học của chúng ta mở rộng để bao gồm các tương tác xã hội phức tạp hơn, nó đã phát triển để tưởng thưởng cho chúng thông qua việc tiết ra kích thích tố (hormone) và chất dẫn truyền thần kinh và các hệ thống thần kinh và sinh lý tích cực khác (xem các chương của Brown và Brown, Klimecki và Singer, Porges, Carter và Coleues). Có lẽ, những tình huống khen thưởng này đã phát triển chính xác bởi vì các tương tác xã hội tích cực có lợi cho chúng ta tiến hóa.

Bao gồm nhiều cấp độ của cuộc sống và khái niệm bản thân của chúng ta, từ cá nhân, nhóm, đến tổ chức và văn hóa, tập sách này tập hợp các bằng chứng và mô hình bi mẫn tương ứng với chủ đề khoa học bi mẫn với sự xem xét và quan tâm khoa học cẩn thận. Theo nghĩa này, tập sách này bao gồm một trong những cách tiếp cận đa ngành và có hệ thống đầu tiên để kiểm tra lòng bi mẫn từ nhiều quan điểm và khung tham chiếu.

Một nỗ lực như thế này không chỉ đơn thuần là quan trọng đối với một lãnh vực học thuật, nó dường như ngày càng gây lo ngại trong thế giới hiện đại. Với sự xung đột của văn hóa trong thế giới hiện đại, liệu có thể hiểu được các đòn bẩy văn hóa của lòng bi mẫn, như Koopman-Holm và Tsai (Chương 21) hay Chiao (Chương 12) thảo luận, đưa ra lời đề nghị tiềm năng? Có thể các trường học của chúng ta như Lavell và các đồng sự (chương 13) thảo thuận, sự ân cần chăm sóc như Figley và Figley (chương 28) của Shea và Lionis (chương 32) diễn tả và thấu hiểu việc phát triển như Spinrad và Eisenerg đề nghị (chương 5) giúp để thiết lập nhiều viện xã hội bi mẫn hơn nữa và những sự thực hành ân cần chăm sóc không? Chúng ta có thể xây dựng về mặt vật lý hoặc nhận thức hàng ngày, bối cảnh hàng ngày để giúp chúng ta mở rộng mối quan tâm của mình cho những người khác như Cameron (Chương 20), Condon và DeSteno (Chương 22), hoặc Weisz và Zaki (Chương 16) mô tả không? Cuối cùng, như Skwara, King và Saron (Chương 17) và Goldin và Jazaieri (Chương 18) thảo luận, chúng ta có thể tìm cách để trực tiếp tu tập bi mẫn thông qua thiền tập trực tiếp hoặc các bài tập rèn luyện như một thành phần ổn định trong cuộc sống của chúng ta không?

Những khía cạnh nào của lòng bi mẫn đều có điểm chung là chúng có thể chứa đựng những câu trả lời cho vấn đề khó giải quyết về sự xung đột giữa lòng bi mẫn và tự bảo tồn mà ai cũng biết. Trong thế giới được đặc trưng bởi chiến tranh đang xảy ra, thì sự thấu hiểu này là quan trọng hơn bao giờ hết. Như Đức Đạt Lai Lạt Ma nói, “Lòng bi mẫn không là xa xỉ phẩm nữa, nhưng là một nhu cầu cần thiết cho sự tồn tại của chủng loại chúng ta.”

James R. Doty

James R. Doty là nhà sáng lập và giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục lòng Từ bi và Vị tha của Đại Học Y Khoa Stanford. Thêm nữa, ông là một giáo sư trong Khoa Giải Phẩu Thần Kinh tại Đại Học Y Khoa Stanford. Qua trung tâm, ông đã hổ trợ việc phát triển nghiên cứu lòng bi mẫn; thúc đẩy tầm quan trọng của lòng bi mẫn trong thương mại, y học và kỷ thuật; và phát triển một chương trình can thiệp bi mẫn (Rèn Luyện Trau Dồi Từ Bi). Nghiên cứu của ông tập trung vào căn bản thần kinh của lòng bi mẫn và tác động của những can thiệp bi mẫn cho hạnh phúc thân thể và tâm lý. Tiến sĩ Doty là tác giả quyển sách bán chạy nhất của New York Times, Đi Vào Cửa Hàng Thần Diệu: Một Thẩm Tra của Giải Phẩu Thần Kinh Để Khám Phá Những Bí Ẩn của Não Bộ Và Các Bí Mật của Trái Tim (Into the Magic Shop: A Neurosurgeon’s Quest to Discover the Mysteries of the Brain and the Secrets of the Heart)

  1. Darwin’s bulldog
  2. Mutual Aid: A Factor of Evolution
  3. Descent of Man