CƯ SĨ
TỪ HOA NHẤT TUỆ TÂM

TÁC PHẨM

THI VĂN & BÀI VIẾT NGẮN

SÁCH NÓI

THI NGÂM

KINH TỤNG

THI CA PHỔ NHẠC

THỰC HIỆN CÚNG DƯỜNG PHÁP

 

VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ

Nữ cư sĩ Từ-Hoa-Nhất-Tuệ-Tâm, tên thật là Hoàng thị Ngọc Hương, sinh tháng 12, năm Nhâm Thìn (1952) tại Nha Trang. Theo học Triết học Đông Phương tại Đại học Văn Khoa, Saigon 1971-1975.

Định cư tại tiểu bang Pensylvania, Hoa Kỳ từ 1975-2015, theo học Triết học Tây Phương tại Đại học Florida 1975-1979.

Hiện đang định cư tại tiểu bang California, Hoa Kỳ.

Học Phật pháp và cung kính chư Phật từ thuở còn rất nhỏ tuổi, bắt đầu trường chay vào năm 40 tuổi.

Bắt đầu dịch các tiểu luận về Thiên Thai Tông như Luận về Pháp Hoa Huyền Nghĩa, Maha Chỉ Quán, Nền tảng Phật học Thiên Thai Tông, Luận về Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa, Tứ Giáo Nghi, Thiền và Chỉ Quán, Ma ha Chỉ Quán (nguyên tác Anh ngữ, do các Giáo Sư và Khoa Trưởng các Đại học tại Hoa Kỳ biên soạn).

Cư sĩ dịch toàn bộ Phật Tổ Đạo Ảnh gồm 379 bài kệ của Hòa Thượng Tuyên Hóa luận về từng vị Tổ; và đổi tên tập này là Đường Phật Đi; dịch 554 bài kệ của Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng giải về 554 câu Chú Lăng Nghiêm, 84 bài kệ giảng giải về Chú Đại Bi, và 42 bài kệ về Tứ Thập Nhị Thủ Nhãn cũng đã được phiên dịch từ năm 2003 trở về sau.

Tất cả các tác phẩm và dịch phẩm nói trên đều đã được xuất bản tại Saigon. Riêng tác phẩm “Quyền Thực: Thánh Đạo và Phật Giáo” do cư sĩ biên soạn thì nhà xuất bản Liên Phật Hội ấn hành năm 2018 tại Hoa Kỳ.

Cư sĩ đã thi hóa toàn bộ kinh Pháp Hoa dưới tựa đề “Muôn Pháp Hội Trổ Một Hoa Vô Tướng” vào năm 2008 (dưới thể thơ 8 chữ, 3340 câu); thi hóa “Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục” (dưới thể thơ 8 chữ, 4,001 câu), và những thi phẩm khác như Nhập Pháp Giới, Bát Nhã Ca, Hòa Thượng Hư  Vân Truyện, Mở Cửa Mặt Trời, kinh Địa Tạng, kinh Dược Vương Lưu Ly Quang Phật v.v… kể từ năm 2007 trở về sau.

Những thi phẩm này đã được các nghệ sĩ nổi tiếng như Đoàn Yên Linh, Hồng Vân, Bích Ngọc, Thu Thủy, Ngô Đình Long, Bảo Cường, Thúy Vinh, diễn ngâm năm 2008 tại Saigon. Hầu hết bài vỡ của cư sĩ có thể tìm đọc trong Tạng thư Phật Học, Thư Viện Hoa Sen, Liên Phật Hội, Thư Viện Quảng Đức; hoặc liên lạc: tuhoanhattuetam@gmail.com